1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oldorama79

    oldorama79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Thế này thì đúng là Tàu Khựa không muốn cho mình con đường sống nữa rồi.
  2. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.593
    Đã được thích:
    841
    Cái đỏ đỏ là bác Lông Xồm đồn chứ ai http://ttvnol.com/ThaoLuan/1339290/page-143#post19221366
  3. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    6hô ngày 9/6, tàu "cá" Trung Quốc đã cắt cáp của tàu thăm dò Viking2 tại Đông Nam Tư chính 42 hl. Rất nhiều taù cá TRUNG QUỐC đã bao vây, quấy nhiễu tàu ta tác nghiệp.
    Mới bít có thế!!!!
  4. MichaelGhost

    MichaelGhost Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2011
    Bài viết:
    1.434
    Đã được thích:
    142
    Ôi ức chế vụ này thiệt. quấy rối toàn tập đang được tụi trung cẩu triển khai đây mà...
  5. sunny03k2

    sunny03k2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    110
    thông tin chính thức ,cụ thể ở tất cả các báo lớn rồi mà bác.bộ ngoại giao họp báo rồi
  6. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.593
    Đã được thích:
    841
    (Toquoc)-Giữa Mỹ và Trung Quốc bộc lộ một số dấu hiệu thỏa hiệp và nhượng bộ liên quan đến Biển Đông. Một thỏa hiệp như vậy, Trung Quốc được nhiều và Mỹ mất nhiều.

    Đối thoại Shangrila 2011 tuy không bị hâm nóng như năm 2010, nhưng nó bộc lộ rõ hơn quan điểm của các bên liên quan tại một thời điểm xảy ra nhiều sự cố xung đột và mầm mống bất trắc, trước hết tại Biển Đông. Nhìn kỹ vào tình hình và quan điểm các nước liên quan vùng biển này, năm 2011 rõ ràng đã có sự khác biệt so với năm 2010. Sự khác biệt này thể hiện trong chính sách, cũng như giọng điệu các phát ngôn.

    Điều nổi bật là Mỹ-Trung dường như khởi đầu một quá trình hòa hoãn. Và sự hòa hoãn này liên quan chủ yếu đến Biển Đông.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt có cuộc gặp song phương bên lề hội nghị Thượng định An ninh châu Á thường niên tại Singapore, 5/6/2011

    Trung Quốc chủ động nhân nhượng để thúc đẩy hòa hoãn


    Tháng 7/2010, tại Diễn đàn ARF ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nêu bật mối quan tâm chiến lược của Mỹ ở Biển Đông và ngỏ ý Mỹ sẽ đứng ra làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên bất đồng. Ngoại trưởng Mỹ còn bày tỏ mối quan tâm của Mỹ đến Biển Đông khi nêu “lợi ích quốc gia” để đối chọi “lơi ích cốt lõi” mà Trung Quốc nêu lên trước đó.


    Bà Susan Shirk, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Xung đột và Hợp tác Toàn cầu của trường Đại học Tổng hợp California ở San Diego, cho rằng sự can dự của Washington (năm 2010) đã buộc Bắc Kinh phải điều chỉnh quan điểm của họ. Là một cường quốc quân sự đang lên, Trung Quốc muốn tránh xu hướng thân Mỹ trong khu vực. Theo Susan Shirk, “Sự điều chỉnh này của Trung Quốc là nhằm tìm cách quay lại cách tiếp cận thực dụng và hợp tác mà Bắc Kinh chủ yếu áp dụng trong chính sách đối ngoại từ thập niên 1990”.


    Từ đầu 2011, Trung Quốc triển khai cách tiếp cận mới trong quan hệ với Mỹ, bắt đầu từ cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Trung-Mỹ ở Washington tháng 1/2011. Tới Đối thoại Chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung lần thứ hai tại Washington và chuyến thăm Mỹ của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Trung Quốc có thể đã đạt được một số đồng thuận với Mỹ về vấn đề Biển Đông. Đó là Trung Quốc tạm thời không thách thức sự hiện diện hải quân của Mỹ ở vùng biển này, nhưng Mỹ cũng không can dự vào các quá trình tranh chấp ở Biển Đông.


    Tại Shangrila, ngày 5/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nêu 4 nguyên tắc hợp tác an ninh quốc tế. Nó bao gồm quan hệ với các quốc gia khác, kể các Mỹ: Thứ nhất, tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, chú ý lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm quan trọng của nhau. Thứ hai, hiểu biết lẫn nhau, tăng cường lòng tin, nắm bắt một cách toàn diện và chính xác ý đồ chiến lược của nhau. Thứ ba, cùng có lợi và cùng chiến thắng, không kết liên minh mang tính đối kháng nhằm vào bên thứ ba. Thứ tư, rộng mở bao dung, đoàn kết hợp tác, hoan nghênh các nước trên thế giới có cống hiến đối với hợp tác an ninh châu Á-Thái Bình Dương.

    Các nguyên tắc này không liên quan gì đến Biển Đông. Biển Đông chủ yếu là vấn đề “song phương” giữa Trung Quốc với các nước liên quan. Như vậy, Trung Quốc đã mặc nhiên gạt Mỹ ra khỏi vai trò “trung gian giải quyết xung đột”. Đó là một kết quả quan trọng, tuy mang tính chiến thuật.


    Trung Quốc đang theo đuổi ngoại giao tiền bạc. Với Mỹ cũng không là ngoại lệ. Những nhượng bộ kinh tế, thương mại từ phía Trung Quốc tại các cuộc tiếp xúc cấp cao tháng 5 vừa qua là điều Washington cần có để phục vụ công cuộc phục hồi kinh tế, tài chính, tập trung giải quyết cuộc xung đột Afghanistan. Trung Quốc cần ổn định cục diện an ninh với Mỹ để tập trung ổn định trong nước, giải quyết những bất cập nội chính và hàng núi vấn đề trước thềm Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc. Vụ Nội Mông vừa rồi là một đốm lửa nhỏ thể hiện những bất cập đó.


    Điều Trung Quốc thu được quan trọng không kém là một sự “tự do” hơn để hành xử trong vấn đề Biển Đông. Các hành động gây hấn đối với Phillipines và Việt Nam cho thấy Bắc Kinh bắt đầu triển khai mạnh mẽ áp đặt quan điểm đối với đòi hỏi chủ quyền liên quan 80% Biển Đông. Trung Quốc cũng tiến hành các mũi giáp công khác tại Đông Nam Á, ra sức tập hợp lực lượng ở đây để phá lập trường thống nhất của ASEAN về Biển Đông. Bắc Kinh tìm cách bẻ bó đũa ASEAN và nhiều chiếc đã bị bẻ gãy.


    Mỹ theo đuổi chính sách hai mặt


    Tại Đối thoạiShangrila, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã có bài phát biểu trình bày quan điểm “chuẩn” của chính quyền Obama về lập trường an ninh quân sự của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương. Tuy Mỹ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhưng vẫn ưu tiên duy trì sự hiện diện quân sự tại các khu vực liên quan ở Đông Á và Ấn Độ Dương. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tái khẳng định “lợi ích quốc gia” đối với tự do hàng hải; bày tỏ mong muốn các bên giải quyết các tranh chấp phù hợp với Công ước luật biển LHQ và không sử dụng vũ lực.


    Sự lên tiếng của Bộ trưởng Gates là một dấu hiệu tích cực, tuy nhiên cũng cần phải xem xét tính hai mặt của vấn đề. Một mặt, ông Gates khẳng định Mỹ theo đuổi quan hệ mới với Trung Quốc, trong khi tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác anh ninh quân sự với các nước khác trong khu vực, bao gồm Việt Nam. Ông Gates tiếp tục nhấn mạnh Mỹ cùng Việt Nam xây dựng các quan hệ đối tác song phương mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực thương mại, đầu tư, giáo dục và an ninh-quân sự.


    Trên thực tế, việc chia sẻ các căn cứ quân sự với hải quân Úc, đưa thêm chiến hạm cao tốc tới Singapore, đưa ra kế hoạch chế tạo máy bay tàng hình, máy bay trinh sát không người lái, chiến hạm và các phương tiện chiến tranh không gian và tin học cho thấy Mỹ tiếp tục xem trọng sự hiện diện của mình tại châu Á-Thái Bình Dương. Tại Đối thoại Shangrila, ông Gates, người sắp từ giã chính trường để nghỉ hưu sau khi phục vụ dưới 8 đời tổng thống Mỹ, đã đánh cuộc 100 USD với những người tham dự Đối thoại rằng 5 năm nữa sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực sẽ mạnh hơn bây giờ.


    Nhưng việc ông Gates không nêu một chữ “Biển Đông” nào trong bài phát biểu lần này thể hiện sự thỏa hiệp Mỹ-Trung. Nó có thể hàm ý rằng, duy trì quan hệ an ninh của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương là một chuyện, tiếp tục phát triển quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam là một chuyện. Còn Biển Đông lại là một chuyện khác.


    Một chỉ dấu khá rõ về điều chỉnh chính sách Mỹ trong vấn đề Biển Đông là phát biểu của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell. Kurt Campbell là quan chức quan trọng hàng đầu của chính quyền Mỹ hiện nay trong việc hoạch định chính sách và triển khai nó tại Đông Á-Thái Bình Dương. Tại một cuộc thảo luận ở Mỹ ngày 31/5, ông đã khẳng định mối quan tâm của Mỹ về an ninh và ổn định tại khu vực này: “Chính sách của Mỹ vẫn duy trì là tránh mọi đụng độ để giải quyết các tranh chấp hay những mối đe dọa và Mỹ muốn thấy những tiến bộ đạt được trong các cuộc đối thoại giữa các bên”. Ông Kurt Campbell cho biết Mỹ sẽ nỗ lực tiến hành hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề khu vực Đông Nanm Á trong khuôn khổ cơ chế Diễn đàn ARF và cấp cao Đông Á (EAS), sẽ tiến hành hợp tác trên một lĩnh vực cụ thể như cứu trợ nhân đạo, thương mại và an ninh trên biển. Nhưng Mỹ không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp thường xuyên xẩy ra tại Biển Đông.

    [​IMG]
    Đồng điệu, phát biểu với báo chí ngày 1/6 tại Kuala Lumpur, Đô đốc Robert Willard, tư lệnh lực lượng Mỹ ở TBD, đã bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, nhưng ông nhắc lại Mỹ không đứng về phe nào và rất muốn thấy các bên tranh chấp giải quyết một cách hoà bình thông qua đối thoại, không để xảy ra xung đột trên không hoặc trên biển.

    Điệu kèn của Mỹ xem ra đã có nhiều nốt khác trước. Đó cũng là điều có thể hiểu và tiên liệu được. Cứ coi như giữa Trung Quốc và Mỹ đang có một đợt giải lao. Nhưng trong một cuộc chơi phức tạp và nhiều bên, giữa những biến động nhanh và bất thường trong tương quan lực lượng giữa các nước và nội chính của từng nước, khó mà thấy hết cái nào bất biến và cái nào biến đổi.


    Nếu diễn ra một cuộc đổi chác nào đó (tuy nhiều nhà quan sát vẫn nghi ngờ khả năng này), Trung Quốc sẽ được lợi nhiều mặt, còn Mỹ sẽ mất nhiều hơn được, trước hết là lòng tin. Ngoại trưởng Hillary Clinton khi dự ARF đầu tiên tháng 7/2009, từng nói tại Bangkok rằng bà "ghét nhất là sự không nhất quán"./.



    Nguyễn Nguyên
  7. ducthang74

    ducthang74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    715
    Đã được thích:
    0
    bọn dog trung quốc ép việt nam quá chẳng nhẽ cứ phải nhịn mãi?
  8. ILTknight

    ILTknight Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    5
    tiên sư bố thằng Chệt, sao mình không gán cho nó cái mác "cướp biển", ủi nát cái tàu cá giả danh đó đi, thả vài khẩu AK-47 xuống tàu... trong vùng biển của mình mà, tàu cá nào được quyền vào... móa mày Khựa!

    p/s: em bị bộ lọc cái câu chửi, phải sửa lại... để *** ức chế [r37)]
  9. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.593
    Đã được thích:
    841
  10. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Các bác biết tại sao tướng Vịnh lại nói câu này không? Tôi chưa hiểu nên cho là thừa:
    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-07-neu-xung-dot-khong-ben-nao-thang

    "Vụ tàu Bình Minh 02 nghiêm trọng ở chỗ trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp rồi, nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp. "

    Ngoài vùng 200 hải lý hoặc tranh chấp thì hoặc chỉ là vùng biển quốc tế, hay vùng đặc quyền của Trung Quốc, Phi.v... Nếu là vùng của bọn kia là xâm phạm chủ quyền, nếu ở vùng biển quốc tế thì phải theo luật của ISA thì phải, nhưng TQ đơn phương đâm chắc là sai, tại sao ta không la to lên? Chẳng lẽ từng im lặng tức là mình có sai?

    Thế lôi cái sai cũ ra có ý gì?

Chia sẻ trang này