1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Spyder

    Spyder Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Bài viết:
    1.374
    Đã được thích:
    12
    GDP tăng gấp đôi ngay [:D]
  2. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam lên án Trung Quốc xâm phạm tại Liên Hợp Quốc
    20/06/2011 09:18:00 AM (GMT+7)

    Ngày 17/6, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ), Đại sứ Việt Nam Lê Lương Minh đã lên tiếng phản đối Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
    Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 UNCLOS diễn ra từ ngày 13-17/6, tại New York, Hoa Kỳ, Thứ trưởng Lê Lương Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự.

    Trong bài phát biểu, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước Luật Biển 1982, cơ sở pháp lý quốc tế toàn diện và bao quát nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, nhấn mạnh mọi hoạt động trên biển phải được tiến hành phù hợp với Công ước, tôn trọng đầy đủ quyền quốc gia ven biển được hưởng trên các vùng biển được xác định theo Công ước.

    Tàu Viking 2 bị Trung Quốc cắt cáp.

    Đại sứ Lê Lương Minh cũng tố cáo Trung Quốc cho phép các tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc cắt và gây rối dây cáp của hai tàu thăm dò địa chấn thuộc Công ty PetroVietnam đang hoạt động trong khu vực chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông.
    Đây là "những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước", vị Thứ trưởng Ngoại giao này khẳng định.
    Đồng thời Đại sứ lên án và bác bỏ cái gọi là bản đồ "đường lưỡi bò" 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông khẳng định đường yêu sách này "hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển".
    Đại sứ Lê Lương Minh yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam và thực hiên nghiêm chỉnh Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
    Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định lại quyết tâm và lập trường của Việt Nam thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển UNCLOS 1982 cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.
    Việt  Nam kiên trì giải quyết bất đồng Biển Đông bằng giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại giữa các bên liên quan trên cơ sở UNCLOS 1982, DOC và các công ước quốc tế khác liên quan.
    Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN đã phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC.
    Hội nghị năm nay tập trung đánh giá hoạt động của các cơ quan được thành lập theo Công ước gồm Tòa án quốc tế về Luật Biển, Ủy ban ranh giới thềm lục địa, Cơ quan quyền lực quốc tế đáy đại dương, thảo luận các biện pháp cải tiến hoạt động của Ủy ban ranh giới thềm lục địa nhằm đẩy nhanh tiến trình xem xét báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa kéo dài, tiến hành bầu 07 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển và kiểm điểm việc triển khai Công ước.
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Báo Hong Kong dẫn nguồn truyền thông đại lục nói trong những ngày gần đây quân đội Trung Quốc đã tổ chức tập trận không phải một mà là ba lần.

    Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP) dẫn các tờ báo tiếng Hoa là Nhật báo Giải phóng quân Nhân dân, tờ Tấm gương trụ sở ở Bắc Kinh và tờ Nhật báo Thanh niên, cho hay đã có ít nhất ba cuộc tập trận, trong đó có một cuộc dò phá mìn ngoài biển và một vụ bắn thử tên lửa.

    Tình hình Biển Đông đang ngày càng căng thẳng sau các động thái kiên quyết của nhiều nước tham gia tranh chấp lãnh thổ tại nơi đây.

    Việt Nam tổ chức bắn đạn thật hai hôm 12-13/06 trong khi Philippines loan báo sẽ điều tàu chiến lớn nhất tới khu vực Biển Đông, mà nước này gọi là Biển Tây Philippine.

    Thứ Sáu tuần trước 17/06, quân đội Trung Quốc cho biết là đã tập trận hỗn hợp ba ngày ở Biển Đông. Cuộc tập trận có sự tham gia của cảnh sát biển và lực lượng hải giám đã diễn ra gần đảo Hải Nam.

    Tuy không nói rõ thời điểm của cuộc tập trận, nhưng thông tin được công bố trên Nhân dân Nhật báo hôm thứ Sáu nói tổng cộng 14 tàu tuần tra, chiến hạm săn tàu ngầm và hai chiến đấu cơ đã có mặt.

    Mục tiêu của hoạt động này là luyện tập chống tàu ngầm, hậu cần và phòng thủ đảo nhằm ứng phó với các khủng hoảng nảy sinh.

    Dò gỡ mìn trên biển

    Trong khi đó, tờ nhật báo của quân đội Trung Quốc hôm Chủ nhật 19/06 đăng trên trang nhất bản tin về một cuộc tập trận dò mìn tại "một vùng biển" không xác định hồi đầu tháng.

    Báo này tường trình rằng một chiến hạm của Trung Quốc đã chở một đội công binh 12 người ra dò gỡ hai quả ngư lôi gài dưới nước.

    Tờ Tấm gương thì tường thuật rằng một đội thủy quân lục chiến đã bắn hỏa tiễn chống tăng vào các mục tiêu trong một cuộc tập trận vùng núi duyên hải ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.


    Một số cuộc ************ phản đối Trung Quốc đã diễn ra ở Việt Nam

    Bên cạnh các cuộc tập trận nói trên, còn có tin đăng trên tờ Ta Kung Pao cũng của Hong Kong về ít nhất sáu cuộc tập trận khác trong tháng Sáu này, trong có các cuộc đổ bộ trên đảo Hải Nam.

    Tàu tuần dương lớn nhất của Trung Quốc mang tên Hải Tuần 31 vừa cập cảng Singapore sau khi đi qua các vùng Biển Đông đang còn tranh chấp.

    Giới quan sát nói chuyến hải hành của Hải Tuần 31, cũng như các cuộc tập trận, là thông điệp khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời cũng là tín hiệu cảnh báo các nước trong khu vực về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

    Phân tích gia Vương Đông, Chủ tịch Hiệp hội Quân sự Quốc tế tại Macau, bình luận: "Tuy rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc đều được giải thích là hoạt động thường kỳ và quy mô nhỏ, việc Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc một cách công khai trong thời gian ngắn ngủi như thế cho thấy họ muốn gửi thông điệp rằng họ đang chuẩn bị sẵn sàng để đối phó sau các động thái của Philippines và Việt Nam đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền".

    Cảnh báo Việt Nam

    Các căng thẳng tại Biển Đông dĩ nhiên đang thu hút sự chú ý của dư luận tất cả các nước liên quan.

    Tại Trung Quốc, cũng đang có lời kêu gọi nước này phải cứng rắn hơn trước hành động của Việt Nam, mà một số nhà bình luận Trung Quốc nói là "gây căng thẳng".

    Cây bút Lý Hồng Mai, người chủ trì một chuyên mục thường kỳ trên tờ báo chính thống Nhân dân Nhật báo của ******* Cộng sản Trung Quốc, vừa có phân tích nói Hà Nội cần "thức tỉnh trước nguy cơ".

    Bà Lý nói các hành động như diễn tập bắn đạn thật hay chỉ thị về điều kiện nhập ngũ... của Việt Nam cho thấy Việt Nam đang muốn "huy động ủng hộ của quốc tế" trong tranh chấp với Trung Quốc.

    "Một trong các lý do là Việt Nam, cũng giống như các nước quanh Nam Hải (Biển Đông), vẫn còn mang ảo tưởng về bàn tay giúp đỡ của Mỹ trong trường hợp xung đột leo thang thành chiến tranh".

    Phân tích gia này nói rằng từ thời ông Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã duy trì lập trường "gác tranh chấp, cùng phát triển" đối với các vấn đề ở Biển Đông.

    Một trong các lý do là Việt Nam, cũng giống như các nước quanh Nam Hải (Biển Đông), vẫn còn mang ảo tưởng về bàn tay giúp đỡ của Mỹ trong trường hợp xung đột leo thang thành chiến tranh.
    Bình luận viên Lý Hồng Mai, Nhân dân Nhật báo

    Tuy nhiên bà nói lập trường này có bốn khía cạnh: 1. Chủ quyền lãnh thổ (ở Nam Hải) là thuộc Trung Quốc.

    2. Khi chưa đủ điều kiện để có giải pháp kỹ lưỡng cho tranh chấp lãnh thổ, tranh cãi chủ quyền có thể được gác lại. Điều đó không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền, mà chỉ là tạm thời hoãn nói tới.

    3. Khu vực tranh chấp có thể được cùng phát triển.

    4. Cùng phát triển có mục tiêu là tăng cường hiểu biết thông qua hợp tác và tạo điều kiện cho một giải pháp lâu dài cuối cùng về chủ quyền lãnh thổ.

    Bà Lý Hồng Mai nhận xét rằng các bên liên quan đều có vẻ mệt mỏi sau nhiều năm không đạt được tiến bộ gì về giải pháp Biển Đông.

    Tuy nhiên, cây bút này đanh thép tuyên bố rằng điều này không phải là cơ hội cho các nước với "tham vọng vô đáy" như Việt Nam "tính sổ với Trung Quốc".

    "Trung Quốc đề xuất giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình nhưng không bao giờ sợ hãi trước thách thức từ bên ngoài."

    Bà Lý cũng nói Việt Nam nên từ bỏ hy vọng nhờ cậy Mỹ, vì "một khi Hoa Kỳ cảm thấy quyền lợi bị ảnh hưởng thì nước này sẽ sẵn sàng hy sinh lợi ích của các nước châu Á khác ở Biển Đông".

    Trong ngày 20/6, báo chí Việt Nam đáp trả quan điểm của phía Trung Quốc bằng việc trích lời Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, ông Bấm Lê Lương Minh phản đối Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

    Phát biểu ở New York hôm 17/6, ông Lê Lương Minh nói về các vụ TQ gây rối, cắt cáp tàu Bình Minh 02 và Viking của Việt Nam là "những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp..."
    -----------------


    Hacker tấn công CIA: 'Sẽ tiếp tục hành động đến khi bị bắt'

    Nhóm tin tặc mới nổi Lulz Security thách thức "Hãy bắt chúng tôi nếu có thể" và khẳng định còn đánh sập nhiều website như đã làm với Sony, Thượng viện Mỹ, CIA... cho đến khi bị sa lưới.
    http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/hac...ong-cia-se-tiep-tuc-hanh-dong-den-khi-bi-bat/
    đỏ: đây là 1 dạng câu nói thách thức mà người khựa thường dùng, mới đây trên kênh truyền hình Ifèng họ cũng nói tương tự như vậy trước phản ứng của VN về vụ cắt cáp.:)>-
  4. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
  5. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Thằng nào chả thích giàu sổi. tham thì ai mà chả có. nếu nói về kinh tế thì nhà mình làm kt hơi dở mà ko bao h chịu nhận mình dở. Cái này phải nhìn lại. ít ra mình cần ng giỏi để điều hành kia. đề thị mời ông thạc sỉn của thái về càm cố vấn kt cho bác dũng=))
  6. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
            E-mail     Bản In
    Trung Quốc được yêu cầu minh bạch trong tranh chấp Biển Đông

    Hôm nay Singapore đề nghị Trung Quốc làm rõ hơn các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, và nói rằng sự mập mờ hiện nay gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.

    Bộ Ngoại giao Singapore nói rằng nước này không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Singapore là một quốc gia thương mại quan trọng và lợi ích của nước này có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến tự do hàng hải trong khu vực.

    Căng thẳng giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á gia tăng thời gian gần đây liên quan đến Biển Đông. Việt Nam tố cáo tàu của Trung Quốc vi phạm khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Philippines cũng cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền. Trước sự lo ngại của các bên, Trung Quốc nói nước này sẽ không dùng đến vũ lực trong giải quyết tranh chấp Biển Đông.


    Tàu Hải tuần 32 của Trung Quốc tại Singapore. Ảnh: Xinhua
    Tuyên bố của Singapore đưa ra hôm nay, sau khi tàu Haixun 31, con tàu hải tuần lớn nhất Trung Quốc, cập cảng quốc đảo sau khi đi qua Biển Đông.

    ""Chúng tôi cho rằng Trung Quốc có lợi ích trong việc làm rõ các tuyên bố chủ quyền của mình" trên Biển Đông, "với sự chính xác hơn nữa bởi tình trạng không rõ ràng hiện nay đã gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng hàng hải quốc tế", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Singapore có đoạn.

    "Singapore không phải là một bên tuyên bố chủ quyền và không ủng hộ hay phản đối bên nào", AFP dẫn nội dung văn bản. "Nhưng là một quốc gia có nhiều hoạt động thương mại, Singapore quan tâm đến tự do hàng hải trên tất cả các tuyến đường biển", trong đó có các tuyến trên Biển Đông.

    Cuối tuần trước, Philippines điều soái hạm của mình tới Biển Đông, sau khi Trung Quốc đưa tàu Hải tuần 31 đến khu vực. Mới đây Trung Quốc cũng thông báo đã tiến hành tập trận ba ngày đêm, luyện chiến thuật đổ bộ và chống ngầm, trên Biển Đông.

    Tại Singapore hiện có các tàu của Mỹ đang tham gia cuộc tập trận chung thường niên với các nước ASEAN. Mỹ cũng sẽ có cuộc diễn tập hải quân với Philippines cuối tháng này ở vùng biển phía tây Philippines.
  7. Spyder

    Spyder Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Bài viết:
    1.374
    Đã được thích:
    12
  8. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Tạp chí quốc tế sẽ cải chính về bản đồ "đường lưỡi bò"
    21/06/2011 01:00:00 AM (GMT+7)

    Trước hàng loạt thư kiến nghị của các nhà khoa học Việt Nam về một bài báo tháng 4/2011 của nhóm tác giả Trung Quốc sử dụng bản đồ đường lưỡi bò, Ban Biên tập Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải cho biết sẽ cho đăng một đính chính trong số tạp chí tới, khẳng định bản đồ Trung Quốc sử dụng trong bài báo nói trên chứa đựng thông tin sai lệch.
    Trước đó, ngày 19/4/2011, Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management- Italy) đã đăng tải một bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc (Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng – công tác tại Phòng nghiên cứu trọng điểm Thượng Hải về đô thị hóa và khôi phục sinh thái, Đại học East China Normal và Viện nghiên cứu thiết kế kỹ thuật môi trường Thượng Hải, Trung Quốc) với tiêu đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis).

    Bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò trong bài báo trên Tạp chí Waste management
    Theo đó, trang số hai của bài báo, (trang 1674 Tập 31, số 8 (8/2011) của Tạp chí), các tác giả Trung Quốc đã sử dụng một ảnh minh họa thể hiện rõ đường đứt khúc hình chữ U vẫn được Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Sự nghiêm trọng ở chỗ, đây là lần đầu tiên đường chữ U (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) được vẽ một cách chính thống trên tạp chí khoa học. Bài báo thực chất chỉ để một số thành phố trong khu vực nghiên cứu thử nghiệm của Trung Quốc nhưng lại chèn đường lưỡi bò ở phía dưới. 
    Động thái này của các nhà khoa học Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm và phản ứng mạnh mẽ của các nhà khoa học Việt Nam. 
    Một bước đi có chủ ý
    Tiến sỹ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết: “Theo các đồng nghiệp ở nước ngoài thì từ trước đến nay, tạp chí này cũng đã đăng nhiều bài báo của các tác giả người Trung Quốc có bản đồ Trung Quốc nhưng chưa bao giờ có hình “lưỡi bò” như lần này”.
    “Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế”, TS Tô Văn Trường bình luận.
    Ông nói: “Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế”.
    TS. Trường đề nghị: “Đây là tạp chí quốc tế về chất thải rắn có tiếng trên thế giới có tác động rất lớn đến cộng đồng khoa học, cho nên phía Việt Nam cần phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc.
    Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã email về ban biên tập tạp chí yêu cầu cải chính thông tin sai lệch trên.
    Giáo sư Phạm Quang Tuấn (Autralia) là một trong nhiều trí thức đã chính thức gửi email cho giáo sư Raffaello Cossu, Đại học Padua, Italy, là Trưởng Ban biên tập của Tạp chí này để phản ánh các thông tin sai lệch trên.
    Email của GS Tuấn nói rõ: Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng nước bên trong đường đứt đoạn là đơn phương và không dựa trên bất kỳ luật pháp quốc tế nào. Vì thế, nó đang bị tất cả các quốc gia trong khu vực phản đối mạnh mẽ.
    "nếu Ban biên tập xem kĩ bản đồ của Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) hiển thị cả đất liền, sẽ rất dễ hiểu vì sao. Đường chữ U của Trung Quốc chồng lấn vào vùng bờ biển 100 hải lý của các quốc gia khác, trong khi Công ước Luật biển LHQ đã khẳng định rất rõ các quốc gia có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý tính từ bờ biển.
    Ngay cả khi tính tới việc Trung Quốc là một bên tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì đường đứt đoạn chữ U này cũng không có một cơ sở nào. Trên thực tế, theo UNCLOS, những hòn đảo nhỏ không người ở như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chỉ được tính là 12 hải lý, chứ không được phép có EEZ".
    Ông Tuấn chỉ rõ, trong những năm gần đây, TRung Quốc đã sử dụng đường đứng đoạn này để gây hấn nhằm chiếm đoạt hầu hết nguồn tài nguyên ở Biển Đông mà sự kiện gần đây nhất là nước này cho pháp hoại thiết bị thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Waste Management là tạp chí khoa học chính thống, có uy tín của Nhóm công tác về chất thải quốc tế (International Waste Working Group) có trụ sở tại Padova, Italy, một tổ chức phi lợi nhuận sáng lập năm 2002 bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý chất thải. Tuy nhiên thật đáng tiếc, thông tin của các tác giả người Trung Quốc đăng tải trên Tạp chí lại phản ánh một thông tin hoàn toàn sai sự thật về chủ quyền của Việt Nam. 
    Đây không phải lần đầu tiên chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam bị thông tin sai lệch. Vụ ghi chú sai về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Hội Địa lý Hoa Kỳ năm 2010 vẫn còn là bài học nóng hổi.
    Thảo Lam
  9. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77

    McCain: Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông


    http://www.vietnamplus.vn/Home/McCain-Trung-Quoc-gay-cang-thang-o-Bien-Dong/20116/94516.vnplus
  10. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    TNS McCain chỉ trích Trung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông
    21/06/2011 11:08:00 AM (GMT+7)

    Vừa trở về từ Đông Nam Á, chiều 20/6 (giờ địa phương), Thượng nghị sĩ John McCain đã có bài phát biểu tại hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington, Mỹ, nhấn mạnh Mỹ cần giúp Đông Nam Á tăng cường sức mạnh hải quân trước một Trung Quốc hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam, thiếu căn cứ trên Biển Đông.
    Hội nghị do Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS tổ chức trong hai ngày 20 – 21/6 với sự tham gia của các học giả và giới làm chính sách nhiều nước, cả Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Ấn Độ…
    “Hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam”
    Trong bài phát biểu cuối ngày thảo luận đầu tiên 20/6, Thượng nghị sĩ John McCain nói với kinh nghiệm gần như cả cuộc đời làm việc về vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương, ông chia sẻ mối lo ngại về khả năng Biển Đông trở thành một điểm nóng.
    Vài năm trở lại đây, Biển Đông đã có sự leo thang căng thẳng. Tình hình đòi hỏi phải “nói chuyện thẳng thắn” giữa các bên.
    Vị thượng nghị sĩ Mỹ chỉ rõ: “Nguyên do chính làm căng thẳng gia tăng và khiến cho việc đạt được một giải pháp hòa bình ở Biển Đông bị bế tắc chính là “hành xử mang tính hiếu chiến” và “yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" của Trung Quốcở Biển Đông”.

    TNS McCain: Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển".

    Theo ông John McCain, tình hình Biển Đông sẽ mang tính quyết định trong việc định dạng sự phát triển khu vực CA-TBD trong thế kỉ này.  Và Mỹ cần can dự tích cực.
    Ông cũng nhắc lại thực tế, Trung Quốc có những hoạt động ở Biển Đông dựa trên các “quyền tự phong” ngay cả ở vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các quốc gia khác, như các sự kiện mới đây liên quan đến Việt Nam và Philippines.
    Cái mà Trung Quốc gọi là bản đồ đường yêu sách 9 đoạn hình chữ U bao gồm tất cả các đảo trên Biển Đông, và vùng nước bao quanh 200 hải lý với các đảo đều gọi là vùng lãnh hải cũng không dựa trên luật pháp quốc tế, TNS Mỹ nói.
    Cách giải thích luật quốc tế của Trung Quốc làm cản trở tự do hàng hải, tạo nên cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông.
    Mời đọc thêm:
    Biển Đông và sự thức tỉnh
    Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại LHQ
    7 nước ASEAN ra lời kêu gọi chung về Biển Đông
    Tranh cãi biển Đông: Đã đến lúc cần Bộ Quy tắc Ứng xử
    Việt Nam và Hoa Kỳ cùng kêu gọi hòa bình ở Biển Đông
    Ba phép thử cho xung đột Biển Đông
    Nghị sĩ Mỹ bị “quay” về Biển Đông
    Những bước đi tính toán, hệ thống của TQ trên Biển Đông
    Ngoại trưởng Mỹ, Philippines sẽ bàn về Biển Đông
    ‘Mỹ cần tích cực trong vấn đề Biển Đông'
    Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông
    Trung Quốc thử giàn khoan khủng để đưa ra Biển Đông
    Biển Đông: Không thể trông chờ lòng tốt của kẻ khác
    Nghị sĩ Mỹ: Washington cần có tín hiệu rõ ràng về Biển Đông
    TQ cảnh báo bên ngoài tránh xa tranh chấp Biển Đông

    Duy trì cân bằng chiến lược ở châu Á là lợi ích quốc gia của Mỹ
    Thương nghị sĩ John McCain cũng đặt thẳng vấn đề, sẽ không ít người Mỹ đặt câu hỏi, tại sao người Mỹ lại phải quan tâm đến chuyện này, trong khi bản thân Mỹ đã can dự vào 3 cuộc chiến và kinh tế trong điều kiện bất ổn?
    Ông lí giải, trước hết vì sự gắn kết kinh tế, khu vực  ĐNA là nguồn cung quan trọng về lao động và tài nguyên, mang lại lợi ích cho nhiều người Mỹ.
    Nhưng lớn hơn là vấn đề chiến lược. Cán cân chiến lược đang nghiêng về châu Á, với nhiều quốc gia đang nổi, trở nên mạnh và giàu có hơn.
    “Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì một cân bằng chiến lược phù hợp ở khu vực quan trọng này”, ông John McCain nói.
    Ông lưu ý, nếu một nước có thể “bắt nạt” nước khác, áp đặt các yêu sách chủ quyền của mình bằng việc sử dụng vũ lực, nó sẽ biến Biển Đông thành vùng biển không thể qua lại đối với các tàu thương mại và tàu quân sự, bao gồm cả của Mỹ…
    Việc này sẽ làm suy yếu luật pháp quốc tế. Các nước mới nổi có thể phô diễn sức mạnh bằng vũ lực và các biện pháp hòa bình không thể bảo vệ được ai. Sẽ đến một ngày hải quân Mỹ không thể qua lại và hoạt động an toàn ở Tây TBD.
    Giúp ASEAN tăng sức mạnh hải quân
    Thượng nghị sĩ John McCain cũng nhắc lại quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông: giải quyết bằng đàm phán đa phương. Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc đàm phán như vậy.
    Ông cũng nói rõ, vấn đề Biển Đông chủ yếu là quan hệ của Trung Quốc với láng giềng, không phải là chuyện quan hệ Mỹ - Trung, tuy nhiên, Mỹ cần tiếp tục làm rõ chỗ đứng của Mỹ về việc những tuyên bố nào Mỹ ủng hộ, tuyên bố và hành động nào thì không, kế hoạch hành động của Mỹ để ủng hộ các đồng minh nhất là trong quan hệ với Philippines.
    Theo ông John McCain, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết những khác biệt của chính mình, để tăng đoàn kết trong  nội bộ ASEAN trong xử lý với Trung Quốc. “
    “Trung Quốc muốn chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau. ASEAN cần tạo thành một mặt trận thống nhất”
    Hơn nữa, Mỹ cần hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo đó, Mỹ cần giúp ASEAN "xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải"
    Đồng thời, Mỹ và ASEAN cần “tăng các hoạt động tập trận chung, tạo nên bức tranh về hoạt động chung ở Biển Đông để  có thể đáp trả lại bất kì mối đe dọa nào”.
    Hơn nữa, vì lí do an ninh, đảm bảo cho hoạt động của hải quân Mỹ, đã đến lúc Quốc hội Mỹ phải quyết định có nên sớm thông qua Công ước luật Biển. Mỹ cũng cần đánh giá lại kế hoạch bố trí quân sự ở Guam và Nhật Bản, không phải để rút đi, mà để tăng cường cam kết của Mỹ về an ninh khu vực.
    Mỹ cũng cần tiếp tục đầu tư cần thiết cho năng lực quân sự của Mỹ, đặc biệt là hải quân đảm bảo duy trì vị thế dẫn đầu về sức mạnh quân sự.
    Hoàng Phương

Chia sẻ trang này