1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Nhân dịp này lien kết lại dìm đầu khựa xuống cho nó mãi mãi không ngốc len được nữa, đó là “tiên hạ thủ vi cường”:)>-
  2. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Bác Misen Hùng, bác là người đi nhiều biết rộng, em nhờ bác 1 việc được không ạ :

    Bác tạm hóa thân thành Hồ Đẩm Cào, với trách nhiệm :

    1/ lãnh đạo 1 nước TQ có thực trạng địa chính trị xã hội như hiện nay : Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc ..... với nhu cầu mở đường ra biển, với mục tiêu lớn là đảm bảo nguồn tài nguyên phát triển, là lãnh đạo tầm quốc tế! Vị thế và tiềm lực hiện tại, có tưong xứng hay không ......

    2/ Gánh nặng phục dựng đế quốc Thiên triều sau hơn 200 bị phương Tây sỉ nhục, tư tưởng Bình Thiên Hạ chảy trong huyết quản kẻ sĩ từ hàng ngàn năm nay .....

    Bấc viết cho bọn em một bài phân tích : TQ - tại sao gầm thét ? Và có chỉ là gầm thét ?

    Xin cảm ơn bác
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    [r23)] Chỉ có bác là gọi đúng tên phiên âm của Hùng (Michel chứ ko phải Michael). “Có nhiều cách để đạt được điều HCD muốn ngoài cách đi ăn cướp” bài phân tích của hoc3 giả MMichelHung chỉ có vậy thôi.:))
  4. eddiengn

    eddiengn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2011
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Sorry tiếng anh em thì hơi bị ngu nhưng tên Michel của bác đọc theo Tiếng Việt là Mì Seo thì phải. Và hình như tên này là tên con gái thì phải . Michel hoặc Michelle :)
  5. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Trung Quốc phải thượng tôn luật pháp quốc tế, phải suy nghĩ và hành động đúng lẽ phải và tạo lập hòa bình tại Biển đông!
    Thông thường trước một vụ xử án tranh chấp quyền lợi, các bên phải tạo dư luận rộng rãi để giành lấy lợi thế chính đáng tranh thủ sự đồng tình của xã hội, kể cả công lý. Vì vậy chúng ta không nên mềm mỏng quá vụ việc xâm phạm chủ quyền, gây rối quá đáng và luận điệu tham lam của Trung Quốc. Chúng ta muốn hòa bình và luật pháp quốc tế được tôn trọng, nhưng xem ra "người láng giềng trọc phú" không hề quan tâm và ra sức đòi hỏi, thực hiện lấn chiếm biển đảo, quyết chiếm hữu toàn bộ Biển đông. Hãy phát huy bài học đoàn kết quốc tế đã giúp Việt Nam thế nào trong chiến tranh chống xâm lược. Phong trào phản chiến rộng khắp đã làm nhà cầm quyền Mỹ lung lay ý chí và góp phần lập lại hòa bình tại chiến tranh Việt Nam. Bài học này luôn đúng trong mọi thời đại. Chúng ta hãy phất cao ngọn cờ chính nghĩa sát cánh cùng các nước Asean đấu tranh trên bàn đàm phán, phát động phong trào phản đối TQ toàn diện trên phạm vi toàn cầu. Tiếng nói của lương tri, của hòa bình thế giới sẽ làm yếu đi sức mạnh ý chí kẻ cường quyền. Trung Quốc sẽ làm gì khi lý lẽ và sự ủng hộ của thế giới không thuộc về mình? Liệu họ có cố đấm ăn xôi? Chắc chắn sẽ không dễ cho sự lựa chọn bạo lực cho vấn đề Biển đông, bỡi lẽ họ sẽ mất đi hình ảnh mà chính họ cố công tạo ra: một Trung Quốc thịnh vượng, hòa bình và hữu nghị. Thêm nữa một khi thế giới đã đứng về lẽ phải thì công lý sẽ được thực thi. Thế giới tiến bộ không thể nhắm mắt trước hành động chèn ép gây sự, thậm chí phát động chiến tranh của TQ. Đó là thế mạnh chính nghĩa của chúng ta. Nhiệm vụ bây giờ và trước mắt sẽ dồn lên ngành ngoại giao nước nhà. Truyền thống và kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sẽ tiếp nối hành trình của cha anh trong hai cuộc chiến tranh trước đây: chống Pháp và Mỹ. Hiệp định Giơ Ne Vơ và hiệp định Paris là minh chứng cho sức mạnh ngoại giao Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh ngoại giao thì bên cạnh đó toàn thể nhân dân Việt Nam kể cả kiều bào Việt Nam tại các nước trên thế giới sẽ ra sức hành động góp công sức tiền bạc vì lòng tự hào dân tộc. Những ngày qua, một số thế lực ngạo mạn Trung Quốc thẳng thừng sẽ cân nhắc hành động quân sự đối với chúng ta nếu không đạt mục đích chiếm đoạt Biển đông bằng đàm phán hòa bình, vì vậy đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế sẽ góp phần củng cố sức mạnh bảo vệ tổ quốc. Chúng ta phải hành động dứt khoát quyết không nhân nhượng, cảnh giác cao độ trước các tuyên bố "thực hiện hòa bình, gác tranh chấp" của lãnh đạo Trung Quốc. Trước các hành động gây hấn và tuyên truyền cổ vũ vũ lực của Trung Quốc xem ra dã tâm bành trướng lãnh thổ của họ không hề mất sau hàng ngàn năm, vì vậy chúng ta sẵn sàng lập lại chiến công của cha anh! Muốn có hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh, một vĩ nhân thế giới đã nói liệu có đúng?
  6. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Người TQ có thể học cách của người Mỹ, người Anh trong việc gây dựng ảnh hưởng... Củ cà rốt phải luôn được treo trước cây gậy, chứ không phải treo ở cán gậy.
    Như tớ đã từng tranh cãi với bọn TQ bên network54 và china-defence ngày trước: Chính sự tham lam về lãnh thổ, chính tư tưởng thiên triều Đại Hán đã làm hạn chế sự phát triển của TQ và biến TQ trở thành kẻ không có người bạn nào thực sự và những kẻ có ý định - đáng nhẽ là bạn TQ cũng phải quay lưng lại với TQ...
    Tớ không phải là đối tượng được Lừa hỏi, nhưng nếu là HCD, để giải quyết các câu hỏi của Lừa tớ sẽ làm như thế này:
    1. Tiếp tục duy trì một "vùng đệm ảnh hưởng", tốt nữa là "vùng đệm đồng minh", đó là Bắc TT, Mông Cổ, Pak, Uzbeck, Tajikistan, Miến Điện, Nepal, Lào, VN. Việc duy trì vùng đệm được thực hiện bằng ba củ cà rốt:
    - Giao lưu thương mại, đưa hàng hóa xâm nhập thị trường (cái này TQ là nhất TG)
    - Giao lưu văn hóa, tuyên truyền về văn hóa TQ (cái này đã làm tốt ở VN)
    - Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, gây ảnh hưởng đối với cơ cấu đầu tư ở các nước (cái này đã làm tốt ở VN, Miến, Lào, Căm)
    2. Về tranh chấp lãnh thổ: tạm thời không gây căng thẳng với các nước có tranh chấp, tóm lại là "tạm thời không nhắc đến". Tăng cường quan hệ với các nước có tranh chấp, tranh thủ gây ảnh hưởng bằng các biện pháp kinh tế: hỗ trợ ODA, đầu tư, hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo.... tóm lại là dùng "quyền lực mềm" để gây ảnh hưởng lớn đến các nước , vừa làm cho họ mất cảnh giác, vừa gài ảnh hưởng cho họ, như kiểu muốn phá bức tường đất thì hãy bơm nước vào chân tường thật nhiều, thật nhẹ, từ từ...
    3. Về giải quyết khó khăn về tài nguyên: đối với các nước đang tranh chấp, đàm phán song phương với từng đối tượng về việc hợp tác phát triển nghề cá, hợp tác khai thác dầu khí, thậm chí có thể đưa một bên thứ 3 như BP, Shell vào cho "công bằng", đưa ra gợi ý về cổ phần góp vốn và chia chác trên cơ sở vốn góp nhưng có những ưu đãi đối với quốc gia kia về tỷ lệ, chỉ cần một chút thôi nhưng có thể thuyết phục được họ.
    Mặt khác, tăng cường việc nhập khẩu các tài nguyên không phục hồi ở các nước khác với số lượng lớn, giá rẻ đi liền với sự ổn định => tạo sự hấp dẫn đối với các quốc gia xuất khẩu
    4. Về giải quyết mâu thuẫn sắc tộc: Chấm dứt việc phân biệt đối xử, sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa người Hán và dân tộc khác. Dùng chính sách "da beo" về nơi định cư để vừa tạo sự gần gũi giữa các sắc tộc vừa tranh thủ nắm tình hình. Về kinh tế: tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, có thể phân công lao động như : người Hán giỏi về kinh doanh => chuyên kinh doanh, người thiểu số tạo điều kiện trong lĩnh vực du lịch, thủ công.... Tạo điều kiện tối đa, thậm chí có thể dựng lên một vài công ty tương đối lớn trong khu vực của người thiểu số (giống như cách TQ cho tiền để Geely mua Volvo, tạo thanh thế cho người TQ trong lĩnh vực SX ô tô dù ở TQ chả mấy ai biết Geely là hãng gì)=> tạo sự tin tưởng vào chính quyền của dân tộc thiểu số. Đồng thời, cho một số người thiểu số thân CP TQ vào các vị trí lãnh đạo để tạo sự "dân chủ" ở khu vực này, mà thực sự đối với mô hình tổ chức Nhà nước của TQ (kể cả VN) có rất nhiều vị trí nghe rất kêu nhưng thực quyền thì không có, đâu có quan trọng, dân nghe thấy oai là được (cái này cần học VN)...
    Ờ, còn một số chiêu nữa nhưng mải gõ phần trên chưa liên hệ được... (Tớ mà xâu chuỗi được hết hóa ra còn giỏi hơn Hào Cầm Đồ à)
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    nhằm đáp ứng nhu cầu mở mang tên goi của vài anh e, Hùng cung cấp vài thông tin ngoài lề:
    1.[​IMG]
    Michel Francois Platini (sinh ngày 21 tháng 6 năm 1955 tại Jœuf, Pháp) là một cựu cầu thủ bóng đá, cựu huấn luyện viên bóng đá và hiện là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Platini là thành viên đội tuyển Pháp vô địch châu Âu năm 1984 và 3 lần được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu.
    11. Không phải là một nhiếp ảnh gia, nhưng mê chơi ảnh và thích xem ảnh nghệ thuật, chính vì vậy mà tôi cũng có dịp gặp gở nhiều nhà nhiếp ảnh Bảo lộc và Huế! Riêng MPK thì chưa lần nào có dịp diện kiến, nhưng những bức ảnh của anh thật sự gây ấn tượng cho tôi.

    Họ tên : Nguyễn Văn Phước
    Nơi sinh : Đà Lạt
    Biệt danh : MPK :Michel - Phước – Khùng (tên Thánh, tên thật, và tên “giang hồ”).
    và đây bài hát Hùng yêu thích nhất, mời các bác nghe:
    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=XzVGF8enMm
    :))

    bác lừa cho rằng cướp đất của người khác để "thoả mãn" cái "mộng bá quyền" là hợp lý không???
    :-"
  8. HoaBatTu123

    HoaBatTu123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Những việc này mấy đời nay bọn TQ đã làm và làm rất tốt, xung quanh nó toàn thằng yếu xìu và bị nó lũng đoạn cài cắm hết rồi, Sau tất cả những chính sách ấy thành công giờ là Đại Hán hùng mạnh đứng thứ 2 thế giới về GDP, đứng đầu về rất nhiều mặt, công nghệ kỹ thuật khoa học đã vươn đến trình độ không thể tưởng tượng nổi kể cả sau khi thủ dâm cũng không tưởng tượng ra được sức mạnh kỳ vỹ của Đại Hán. Sự nghiệp vạn đại thiên thu bắt đầu.... Xin lỗi các bác em lại phải nói tục... Tổ.. m.ả...cha con.. b.à.. nhà chúng nó
  9. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Bạn nguoiquansat nói đúng rồi đó, chỉ có điều bạn không nhận thấy là TQ lâu nay làm rồi, giờ chỉ thu hoạch thôi. Lúa chín cho vào bồ, không thì chuột cắn hết.
  10. hotmanvt

    hotmanvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Chào các Bác, em chỉ là người ngoại đạo về lĩnh vực quân sự, do đó trong 4 năm nay em chỉ biết đọc và đọc những gì các bác post trên diễn đàn GDQP này....... và tiếp thu nhiều hiểu biết về quân sự cũng như kỹ năng chém gió , cãi cùn....... :)).
    Hôm nay em xin mạo muội post một bài viết (do em sưu tầm )về chiến tranh cục bộ trên biển giữa VN và Tung Cẩu. Mong các bác đánh giá xem nhận định như bài viết dưới đây là đúng hay sai hoặc có bao nhiêu % là đúng?





    Nhận định của chính Tàu Cộng
    Nếu khai chiến trên biển Đông, khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam



    Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.
    1- Rào cản chính trị:
    - Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa). Còn khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.
    - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.
    - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ - Xinhgapo - Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”.
    - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam - Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Trung Quốc.
    2- Rào cản về quân sự
    - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa - quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.
    - So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.
    - Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.
    - Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.
    3- Rào cản về địa lý
    - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung tâm của đối phương.
    - Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 - 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 - 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.
    - Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.
    - Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Trung Quốc, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.
    4- Rào cản về chiến thuật
    - Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của Trung Quốc và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.
    - Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam.
    Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 - 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết

Chia sẻ trang này