1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Biển Đông: Vùng nước dữ cho việc xây dựng liên minh

    Mỹ đang phải đối mặt với những trở ngại tại Biển Đông. Washington cần tiến hành các hoạt động hợp tác biển song phương và với các nhóm nước đặc biệt nhằm xây dựng những mạng lưới liên minh khu vực đủ mạnh để giải quyết các vấn đề an ninh và đảm bảo lợi ích của Mỹ.

    Chi tiết: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/2531-vung-nuoc-du-cho-viec-xay-dung-lien-minh
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    TQ 'không quốc tế hóa tranh chấp'

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/04/120419_china_scs_rejection.shtml
    Trung Quốc bác bỏ đề nghị đưa tranh chấp lãnh hải với Philippines ra tòa quốc tế, đồng thời đưa tàu ngư chính hiện đại nhất đi ‘tuần tra hành pháp’ trên Biển Đông.Bắc Kinh và Manila vẫn đang căng thẳng sau vụ đối đầu gần đây tại Bãi Scarborough, mà hai nước đều đòi chủ quyền.Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 17/4 nói nước này muốn ‘mời các người bạn Trung Quốc cùng chúng tôi ra Toà án quốc tế về Luật Biển’.Nhưng một ngày sau, hôm 18/4, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh đã ‘triệu gặp Đại biện lâm thời Sứ quán Philippines’, theo Tân Hoa Xã.Thứ trưởng Trung Quốc nói Manila ‘đừng có thêm biện pháp gì làm xấu thêm tình hình’.Philippines hiện không có đại sứ ở Bắc Kinh vì nhân vật được tổng thống nước này đề cử lại chưa được một ủy ban quốc hội thông qua.Tân Hoa Xã cho hay trước đó vào ngày 15/4, Thứ trưởng Phó Doanh cũng ‘triệu gặp khẩn cấp’ đại diện của Philippines để ‘đưa ra phản ứng nghiêm khắc’.Tại buổi họp báo ngày 18/4, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nhắc lại Trung Quốc có bằng chứng chủ quyền tại Bãi Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham.Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nói: ‘Trung Quốc trước sau như một chủ trương giải quyết tranh chấp Nam Hải thông qua đàm phán trực tiếp giữa nước đương sự căn cứ theo luật pháp quốc tế.’----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    +++++++++++++++++++++

    Tính toán của Nga ở Biển Đông?

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120419_russia_scs_interests.shtml
    Trung Quốc gần đây phản đối việc tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
    Một vài nhà quan sát Trung Quốc xem đây là nỗ lực của Việt Nam muốn nước ngoài dính líu vào cuộc tranh chấp, trong khi Nga cũng muốn khôi phục ảnh hưởng ở Đông Á.
    Bên cạnh đó, Nga từ lâu có quan hệ quốc phòng gần gũi với Việt Nam, cả trong việc đào tạo và bán vũ khí.
    Thực sự Nga có quan tâm như thế nào đối với tranh chấp Biển Đông?
    Lê Quỳnh đặt câu hỏi này cho một chuyên gia về an ninh hàng hải, Bấm Tiến sĩ Ian Storey, từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và một nhà nghiên cứu về ngoại giao Nga, Bấm Giáo sư Leszek Buszynski, Đại học Quốc tế Nhật Bản, Niigata, Nhật.
    Giáo sư Leszek Buszynski: Không, tranh chấp Biển Đông không hề quan trọng với người Nga.
    Tiến sĩ Ian Storey: Nga có hai lợi ích lớn ở khu vực Đông Nam Á - các dự án năng lượng và bán vũ khí. Trong cả hai lĩnh vực này, Nga đều dính líu nhiều đến Việt Nam. Các công ty năng lượng Nga đã chủ động tham gia vào các dự án khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam nhiều thập niên qua.
    Nga là nhà cung cấp chủ chốt của Việt Nam trong khi Hà Nội này thúc đẩy hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là năng lực hải quân và không quân trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
    Mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Nga bắt đầu từ những năm 1960. Hầu hết những loại vũ khí mà Việt Nam sử dụng đều là của Nga.
    Tranh chấp Biển Đông không phải là một vấn đề quan trọng đối với Nga. Dù vậy, do có những lợi ích năng lượng ở Việt Nam, Nga muốn thấy sự bình ổn trong khu vực và tranh chấp được giải quyết hòa bình.
    BBC: Ông có nghĩ sẽ xảy ra một cuộc đụng độ lớn giữa Nga và Trung Quốc, một khi công ty Gazprom bắt đầu thực hiện dự án?
    Giáo sư Leszek Buszynski: Tôi không thấy có khả năng xảy ra đụng độ giữa Nga và Trung Quốc.
    Dự án này sẽ gây khó chịu cho quan hệ. Nhưng Gazprom hoạt động trong một vùng mà PetroVietnam đã khai thác rồi. Nó sẽ gây căng thẳng nếu dự án nằm gần Hoàng Sa.
    Tiến sĩ Ian Storey: Mặc dù Trung Quốc có lẽ khó chịu về dự án của Gazprom, họ không làm gì được nhiều.
    Trong quá khứ, Trung Quốc đã gây áp lực lên các công ty dầu khí nước ngoài để không được tham gia hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông. Nhưng tôi đoán rằng Trung Quốc không còn hành xử như thế nữa bởi có các phản ứng tiêu cực từ các quốc gia khác, đặc biệt Hoa Kỳ.
    Nhìn chung, mối quan hệ Nga - Trung vẫn thân thiết và có nhiều lợi ích. Không nước nào muốn dự án Gazprom gây tác động xấu đến quan hệ song phương.
    BBC: Nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Việt Nam có thể dựa vào sự bảo trợ của Nga, như Liên Xô từng làm trong cuộc chiến chống Mỹ ngày trước hay không?
    Giáo sư Leszek Buszynski: Không, Nga sẽ không ủng hộ Việt Nam nếu có xung đột ở Biển Đông. Nước này không thể biến Trung Quốc thành kẻ thù và cần có hòa bình với Trung Quốc ở biên giới Nga – Trung.
    Tuy vậy, Nga sẽ bán vũ khí cho Việt Nam để củng cố sức mạnh của nước này chống Trung Quốc.
    Tiến sĩ Ian Storey: Việt Nam và Nga không còn là đồng minh có hiệp ước nữa. Hiệp định 1978 của họ đã chấm dứt hiệu lực vào đầu thập niên 2000 mà không được tái ký, mặc dù hai bên vẫn thắt chặt mối quan hệ quốc phòng.
    Nếu xảy ra đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khu vực Biển Đông, Nga sẽ đứng ngoài cuộc chiến này vì Moscow quý trọng mối quan hệ với cả Hà Nội và Bắc Kinh.
    Ít nhà phân tích nào tiên đoán về khả năng xung đột lớn ở Biển Đông, cho dù một vụ va chạm ngẫu nhiên cũng có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng về ngoại giao và khủng hoảng quân sự có thể có.
    Không ai có lợi khi xảy ra xung đột lớn ở Biển Đông bởi vì khu vực này vô cùng quan trọng đối với thương mại toàn cầu.
  3. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
  4. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Cân nhắc giữa VN với TQ, quan hệ với nước nào có lợi hơn thì riêng đếch gì Nga.
    Trừ những thằng có những ràng buộc theo nhiều hình thức khác nhau, chứ được tự do lựa chọn nếu để kiềm chế và nếu phải ủng hộ trong trường hợp có chiến tranh thì trong vế sau, giai đoạn đầu bọn nó nghiêng về bên nào chắc không cần đoán nhể.
    Cho nên mới bảo, chiến tranh không loại trừ để cảnh giác chứ suốt ngày chiến tranh thì là bị điên.
    Có cái gì phải nghĩ qua cái bài của bọn ăn nước gạo thay cơm BBC?
  5. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Trung Quốc sẽ cắm 6.000 bia, lắp camera trên các hòn đảo


    Tân Kinh đưa tin, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc cắm 6000 cột mốc trên các hải đảo và hệ thống camera quan trắc trên đảo thuộc các vùng biển (mà nước này tuyên bố có chủ quyền).
    Hôm qua, Chính phủ Trung Quốc chính thức phê duyệt "Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc" do Cục Hải dương nước này soạn thảo. Bản quy hoạch này có hiệu lực trong thời gian 5 năm.
    Lã Thái Hà, Vụ trưởng Vụ quản lý hải đảo thuộc Cục Hải dương Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc hiện có hơn 7.300 hòn đảo có diện tích từ 500 m2 trở lên".

    [​IMG]
    Vương Tiểu Ba, chuyên viên Viện nghiên cứu Hải dương số 2 Trung Quốc. Việc cắm bia trên các đảo được Cục Hải dương triển khai từ năm 2011 và hiện hoàn thành 1.600 bia. Bắc Kinh đang đẩy nhanh tiến độ cắm bia trên các đảo còn lại.

    Ngoài ra, theo bản quy hoạch này, Trung Quốc sẽ lắp đặt hệ thống thiết bị camera quan trắc trên các hải đảo. Đây là một giải pháp mới trong hệ thống quan trắc biển đảo của Trung Quốc triển khai, bao gồm quan trắc vệ tinh giao cảm, quan trắc hàng không giao cảm, quan trắc thực địa, quan trắc tàu biển và thống kê hải đảo, quan sát bằng máy bay không người lái.
    Sau khi lắp đặt xong hệ thống thiết bị quan trắc này, bất cứ "hoạt động xâm hại" nào đối với các hòn đảo này và vùng biển phụ cận đều lập tức được ghi lại và truyền tín hiệu về sở chỉ huy, "lực lượng chức năng" Trung Quốc sẽ lập tức có mặt tại hiện trường.




    Lại giở quẻ nữa [r23)]
  6. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Cái bọn khốn này nó bắt đầu kiếm chuyện nhiều hơn để lấy cớ có mặt trên các vùng nó tuyên bố
  7. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    có nhiều chuyện phải nghĩ:
    thứ 1: dầu mỏ khai thác thế nào khi 2 bên đều là nước có lợi ích với Nga, cta ngĩ rằng Gazprom sẽ chọn cái gì? nếu chọn VN thì hẳn là kèm thêm những điều khoản bất lợi cho VN khi khai thác --> ko đem lại sự hiệu quả khi khai thác của để dành.
    thứ 2: TQ sẽ dùng ảnh hưởng của mình sắp tới ntn để giành giật tài nguyên với ta?
    thứ 3: Lằng nhằng thế giành giật sẽ càng có lợi cho các nước lớn. những nước nhỏ như ta với nền kinh tế yếu kém thì khả năng chịu đựng tới đâu?
  8. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Nghĩ thế này á thì đi làm nô lệ cho TQ đi cho lành nhể. Khỏi phải tranh chấp cho mất thời gian, lại thiệt hại đến nền kinh tế.:-"
    Mà Gazprom nó khai thác ở VN lần này có phải lần đâu đâu.:-"
  9. DANGTIEUTHU

    DANGTIEUTHU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2012
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Cái gì thì cái việc gì thì việc cứ có lợi cho vn thì vẫn cứ làm, đối với kẻ thù nếu có lợi thì vẫn cứ chơi. suy nghĩ tính toán làm sao phần lợi nhiều về mình còn cho kẻ thù ăn trái đắng, đấy mới là đẳng cấp khôn ngoan. Mình ko dám chơi vs nó vì nó khôn hơn mình, đó là mình kém. Chơi vs nó mà móc túi ddc nó dùng nó kiếm tiền cho mình mới gọi là giỏi chứ
  10. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5

Chia sẻ trang này