1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    DẠO NÀY KHÔNG CÓ TIN GÌ HAY TOÀN GẶP PHÁ HOẠI KHÔNG À, CÁC BÁC ĐỌC CÁI NÀY CHƠI, CŨNG KHÁ HAY:
    Đối đầu Trung-Mỹ: Nỗi sợ hãi của Bắc Kinh

    Người Mỹ đôi khi xem nhà nước Trung Quốc là khó hiểu. Nhưngvì cách mà quyền lực được phân chia trong hệ thống chính trị của Mỹ vàsự đổi ngôi quyền lực giữa hai đảng chính tại Mỹ, người Trung Quốc cũngrất khó xác định được các ý định của Mỹ.


    Tuần Việt Nam giới thiệu bài phân tích về quan hệ Trung - Mỹ, dưới góc nhìn khác, từ lăng kính của Trung Quốc, để bạn đọc tham khảo.
    "Nước lớn" là một cụm từ rất chung chung, nhưng Trung Quốc xứng đáng với từ này xét theo bất cứ góc độ nào: sự rộng lớn và vị trí chiến lược của lãnh thổ, quy mô và sự năng động của dân số, giá trị và tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, thị phần lớn của nước này trong thương mại toàn cầu, và sức mạnh quân sự. Trung Quốc đã trở thành một trong số rất ít nước có lợi ích quốc gia rất lớn ở mọi nơi trên thế giới, và gây sự chú ý dù là tự nguyện hay bất đắc dĩ của tất cả các quốc gia khác và mọi tổ chức quốc tế. Và có thể quan trọng nhất, Trung Quốc là nước duy nhất được mọi người xem là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với vai trò bá chủ của Mỹ. Thực vậy, sự nổi lên của Trung Quốc dẫn tới những lo ngại rằng nước này sẽ sớm lấn át các nước láng giềng và một ngày nào đó chiếm ngôi của Mỹ trở thành một lãnh đạo toàn cầu.
    Nhưng việc nhiều nước nhìn Trung Quốc như một cường quốc hiếu chiến và bành trướng là sai lầm. Dù sức mạnh tương đối của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây, các nhiệm vụ chính của chính sách ngoại giao Trung Quốc là phòng thủ và không thay đổi nhiều kể từ thời Chiến tranh Lạnh: phá mọi thế lực gây bất ổn từ bên ngoài, tránh mất lãnh thổ, giảm mối nghi ngại của các nước láng giềng, và duy trì tăng trưởng kinh tế. Điều đã thay đổi trong hai thập kỷ qua là Trung Quốc hiện đã hội nhập sâu vào hệ thống kinh tế thế giới, trong đó các ưu tiên đối nội và khu vực của họ đã trở thành một phần của một cuộc tìm kiếm lớn hơn: đó là xác định một vai trò toàn cầu phục vụ cho các lợi ích của Trung Quốc, đồng thời giành được sự công nhận của các nước khác.
    Đứng đầu các nước khác đó, tất nhiên là Mỹ, và việc quản lý quan hệ Mỹ - Trung là thách thức ngoại giao lớn nhất đối với Bắc Kinh. Và đúng như người Mỹ tự hỏi liệu sự nổi lên của Trung Quốc có tốt cho các lợi ích của Mỹ hay lại là một mối đe dọa tiềm tàng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng đặt câu hỏi về việc Mỹ có ý định sử dụng sức mạnh của mình để giúp đỡ hay làm đau Trung Quốc.
    Người Mỹ đôi khi xem nhà nước Trung Quốc là khó hiểu. Nhưng vì cách mà quyền lực được phân chia trong hệ thống chính trị của Mỹ và sự đổi ngôi quyền lực giữa hai đảng chính tại Mỹ, người Trung Quốc cũng rất khó xác định được các ý định của Mỹ. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, một chiến lược dài hạn của Mỹ dường như đã nổi lên trong một loạt các hành động của Mỹ đối với Trung Quốc. Vì vậy, việc Trung Quốc cố gắng phân tích Mỹ không còn là một công việc vô vọng - mà thực tế là cần thiết.
    Hầu hết người Mỹ sẽ ngạc nhiên khi biết bao nhiêu phần trăm người Trung Quốc tin rằng Mỹ là một nước theo chủ nghĩa xét lại đang tìm cách ngăn cản tầm ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc và gây tổn hại tới các lợi ích của nước này. Quan điểm này được hình thành không chỉ từ cách hiểu của Bắc Kinh về Washington mà còn bởi cái nhìn rộng hơn của người Trung Quốc về hệ thống quốc tế và vị thế của nước họ trong đó, một cái nhìn xuất phát chủ yếu từ cảm giác rõ rệt của họ về tính dễ bị tổn thương của chính mình.
    [​IMG]
    Việc quản lý quan hệ Mỹ - Trung là thách thức ngoại giao lớn nhất đối với Bắc Kinh. Ảnh minh họa
    Bốn vòng cungThế giới trong con mắt Bắc Kinh là một mảnh đất của những rủi ro, nguy hiểm, bắt đầu với những đường phố bên ngoài cửa sổ của nhà hoạch định chính sách, tới những đường biên giới trên bộ và các hải trình xa hàng nghìn dặm, tới những mỏ khoáng sản và giếng dầu ở các lục địa xa xôi. Các mối đe dọa này có thể được mô tả trong bốn vòng cung đồng tâm.
    Vòng đầu tiên, toàn bộ lãnh thổ mà Trung Quốc đang quản lý hoặc đòi hỏi, Bắc Kinh cho rằng sự ổn định chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc đang bị đe dọa bởi các tác nhân và thế lực bên ngoài. So với các nước rộng lớn khác, Trung Quốc phải đối phó với một số lượng nhiều hơn gồm những tác nhân bên ngoài đang cố tình tác động tới sự tiến triển của họ, thường theo cách mà chính quyền Trung Quốc coi là có hại cho sự sống còn của mình. Các nhà đầu tư nước ngoài, các cố vấn phát triển, khách du lịch, và sinh viên đổ tới nước này ùn ùn cùng với những ý tưởng của mình về việc Trung Quốc nên thay đổi thế nào. Các quỹ và chính phủ nước ngoài cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nhóm Trung Quốc nhằm thúc đẩy xã hội dân sự. Những phần từ ly khai ở Tây Tạng và Tân Cương nhận sự hỗ trợ về tinh thần và ngoại giao và đôi khi cả về vật chất từ các cộng đồng người dân tộc và các chính phủ đồng cảm từ bên ngoài. Dọc đường bờ biển, các nước láng giềng tranh chấp lãnh hải mà Bắc Kinh đòi là của mình. Đài Loan thì có chính phủ riêng, được 23 quốc gia công nhận về ngoại giao và được hưởng sự đảm bảo an ninh của Mỹ.
    Tại các đường biên giới của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với vòng cung thứ hai, liên quan tới các quan hệ của Trung Quốc với 14 nước liền kề. Không nước nào, ngoại trừ Nga, có nhiều láng giềng sát vách như vậy. Đó là 5 nước mà Trung Quốc đã giao chiến trong 70 năm qua (Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Việt Nam), và một số nước nằm dưới sự cai trị của những chính quyền bất ổn. Không ai trong số các láng giềng này thấy các lợi ích quốc gia cốt lõi của mình tương đồng với của Bắc Kinh.
    Nhưng Trung Quốc hiếm khi đối xử một cách xa xỉ với bất cứ láng giềng nào của mình trong bối cảnh thuần túy song phương. Vòng cung thứ ba của những lo ngại an ninh của Trung Quốc gồm các nền chính trị của 6 khu vực địa chính trị khác nhau bao quanh Trung Quốc: Đông Bắc Á, Đại Tây Dương, Đông Nam Á lục địa, Đông Nam Á biển, Nam Á và Trung Á. Mỗi khu vực này đều có các vấn đề về ngoại giao và an ninh khu vực phức tạp riêng.
    Cuối cùng, đây là vòng cung thứ tư: thế giới bên ngoài các láng giềng gần của Trung Quốc. Nước này thực sự bước vào vòng cung xa nhất này từ cuối những năm 1990 và vì những mục đích hạn chế: nhằm đảm bảo các nguồn hàng hóa, như dầu lửa; để tiếp cận các thị trường và đầu tư; để có sự ủng hộ về ngoại giao cho việc cô lập Đài Loan và Đạtlai Lạtma của Tây Tạng; và để tuyển đồng minh cho các quan điểm của Trung Quốc về chuẩn mực quốc tế và các cơ chế pháp lý.
    Nước Mỹ khó hiểu
    Trong từng vòng cung an ninh nói trên, Mỹ có mặt ở khắp nơi. Đây là tác nhân bên ngoài tác động mạnh nhất tới các vấn đề nội bộ của Trung Quốc: là người bảo đảm cho sự nguyên trạng của Đài Loan, là nước có sự hiện diện hải quân lớn nhất tại các biển Hoa Đông và biển Đông, là đồng minh quân sự chính thức hoặc không chính thức của nhiều nước láng giềng Trung Quốc, và là nước có vị thế lớn nhất và người bảo trợ cho sự tồn tại của các cơ chế pháp lý quốc tế.
    Sự hiện diện ở mọi nơi này đồng nghĩa với việc Trung Quốc hiểu các động cơ của Mỹ xác định cách xử lý của Trung Quốc với hầu hết các vấn đề an ninh của mình.
    Bắt đầu từ Tổng thống Richard Nixon, người đã thăm Trung Quốc năm 1972, một loạt các lãnh đạo Mỹ từng đảm bảo thiện chí của mình đối với Trung Quốc. Mọi chính quyền tổng thống Mỹ đều nói rằng sự thịnh vượng và ổn định của Trung Quốc có lợi cho Mỹ. Và trên thực tế, Mỹ đã làm nhiều hơn bất kỳ nước nào khác để góp phần hiện đại hóa Trung Quốc. Họ đã kéo Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu; tạo cho Trung Quốc khả năng tiếp cận vào các thị trường, vốn, và công nghệ; đào tạo các chuyên gia Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và luật pháp quốc tế; ngăn chặn sự tái quân sự hóa hoàn toàn của Nhật Bản; duy trì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên; và giúp tránh một cuộc chiến tranh liên quan đến Đài Loan.
    Nhưng các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc quan tâm hơn tới các chính sách và cách hành xử mà họ xem là ít thiện chí. Quân đội Mỹ được huy động khắp xung quanh vùng ngoại biên của Trung Quốc, và Mỹ duy trì một mạng lưới rộng rãi gồm các quan hệ quốc phòng với các nước láng giềng của Trung Quốc. Washington tiếp tục phá hỏng mọi nỗ lực của Bắc Kinh giành quyền kiểm soát Đài Loan. Mỹ liên tiếp gây sức ép với Trung Quốc về các chính sách kinh tế và duy trì một loạt các chương trình chính phủ và tư nhân nhằm tìm cách ảnh hưởng tới xã hội dân sự và chính trị tại Trung Quốc.
    Bắc Kinh nhìn sự mâu thuẫn trong các hành động này của Mỹ theo ba góc độ. Đầu tiên, các chuyên gia phân tích người Trung Quốc cho rằng nước họ được kế thừa từ một truyền thống chiến lược phương Đông, ruộng đất, mang tính hòa bình, phòng thủ, không bành trướng, và có đạo đức. Ngược lại họ thấy nền văn hóa chiến lược phương Tây - đặt biệt là của Mỹ - mang tính quân phiệt, hiếu chiến, bành trướng và ích kỷ.
    Thứ hai, dù Trung Quốc gắn với chủ nghĩa tư bản nhà nước chặt chẽ, nhưng cách nước này nhìn Mỹ vẫn được định hình bởi các tư tưởng chính trị Mác, theo đó các nước tư bản tìm cách khai thác phần còn lại của thế giới. Trung Quốc cho rằng các nước phương Tây phản đối cuộc cạnh tranh của Trung Quốc giành tài nguyên và các thị trường giá trị gia tăng cao. Và dù Trung Quốc đạt thặng dư thương mại với Mỹ đồng thời đang nắm một khoản lớn nợ của Mỹ, nhưng các chuyên gia phân tích chính trị hàng đầu của Trung Quốc vẫn tin rằng người Mỹ nhận được phần hơn bằng việc sử dụng nhân công giá rẻ của Trung Quốc và sống thoải mái ngoài khả năng của họ.
    Thứ ba, các học thuyết của Mỹ về quan hệ quốc tế đã trở nên nổi tiếng trong giới phân tích chính trị trẻ ở Trung Quốc, nhiều người trong số này đã được đào tạo tới các cấp độ cao ở Mỹ. Hầu hết bộ máy có ảnh hưởng trong học thuyết quan hệ quốc tế tại Trung Quốc hiện giờ theo cái được gọi là chủ nghĩa thực dụng hiếu chiến, cho rằng một quốc gia sẽ cố gắng kiểm soát môi trường an ninh của mình tới hết mức mà các năng lực của mình cho phép. Theo học thuyết này, Mỹ có thể không hài lòng với bài học về một Trung Quốc hùng mạnh và từ đó tìm cách làm cho chính quyền ở đây yếu đi và thân Mỹ hơn. Các chuyên gia Trung Quốc thấy có bằng chứng về ý định này trong những lời kêu gọi dân chủ của Washington và việc Mỹ ủng hộ cái mà Trung Quốc cho là các phong trào ly khai tại Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương.
    Dù họ nhìn Mỹ ban đầu thông qua một thấu kính văn hóa, Mác, hay thực dụng, hầu hết các chiến lược gia Trung Quốc thấy rằng một quốc gia mạnh như Mỹ sẽ sử dụng vũ lực để bảo vệ và tăng cường các lợi thế của mình và sẽ coi các nỗ lực của các nước khác nhằm bảo vệ lợi ích của họ là các mối đe dọa cho an ninh quốc gia mình. Quan niệm này dẫn tới một kết luận tiêu cực: khi Trung Quốc nổi lên, Mỹ sẽ chống lại. Mỹ sử dụng các từ ngữ mềm mỏng; che giấu các hành động của mình dưới chiêu bài tìm kiếm hòa bình, nhân quyền, và một sân chơi; và đôi khi tặng cho Trung Quốc những hỗ trợ thực sự. Nhưng Mỹ hai mặt. Họ có ý định duy trì bá chủ toàn cầu và không để Trung Quốc mạnh hơn tới mức có thể thách thức vị trí này của họ.
    Trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí Liaowang của nhà nước Trung Quốc năm 2011, Phó Tổng giám đốc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc chuyên nghiên cứu về Mỹ, ông Ni Feng đã nói tóm gọn về quan điểm này. Ông nói: "Một mặt, Mỹ nhận ra rằng họ cần sự giúp đỡ của Trung Quốc trong nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu. Mặt khác, Mỹ lo ngại rằng một Trung Quốc hùng mạnh hơn và sử dụng nhiều cách thức khác nhau để ngăn cản sự phát triển của Mỹ và tái tạo Trung Quốc với các giá trị Mỹ".
    Một nhóm nhỏ các chuyên gia phân tích trẻ Trung Quốc từng nghiên cứu sâu về Mỹ cho rằng các lợi ích của Mỹ và Trung Quốc không hoàn toàn xung khắc. Theo họ, hai nước này xa nhau đủ để các lợi ích an ninh cốt lõi của họ không xung đột. Họ có thể cùng có lợi từ thương mại và các lợi ích chung khác.
    Nhưng những người có quan điểm như vậy không nhiều trong số các chiến lược gia ở phía bên kia, hầu hết là nhân sự trong các cơ quan an ninh và quân đội, những người có quan điểm không rõ ràng về chính sách của Mỹ và có những ý tưởng đối đầu hơn về việc Trung Quốc nên đáp trả thế nào. Họ cho rằng Trung Quốc phải dũng cảm đương đầu với Mỹ về quân sự và họ sẽ chiến thắng trong một cuộc xung đột nếu xảy ra, bằng cách vượt trội Mỹ về công nghệ quân sự và giành lợi thế của cái mà họ tin là nhuệ khí cao hơn trong lòng các lực lượng vũ trang. Cách nhìn của họ thường được giấu kín để tránh khiến các đối thủ và cả bạn hữu của Trung Quốc khiếp sợ.
    Châu Giang theo Viet-Studies.info
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/89810/doi-dau-trung-my-noi-so-hai-cua-bac-kinh.html
  2. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422
    Hai đồng minh của Mỹ (Nhật, Đài) gây sự với nhau mà không thấy Mỹ có phản ứng gì các bác nhỉ?
  3. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Giờ mới thấy bạn khựa bẩn mần trò mèo buồn cười đến mức nào... ôi chao :)) cười vỡ bụng :)) :))

    Việt Nam cũng có loại vòi rồng, của mấy thằng cát tặc í. Cái đó mà nó táng một phát thì 1.000 tàu đi đứt.
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Hài ghê, vòi rồng cát bùn này phun được mấy mét àh, với lại hút từ đấy biển làm sao lên nổi!?
  5. hoanghieuvns

    hoanghieuvns Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    3
    *** ******, với loại cẩu như mày nói thế vẫn còn nhẹ, Tiên sư bố, thánh họ cả hang hốc nhà con cẩu[r23)]
  6. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Loạn quá rồi, Vn đang theo phong trào xét lại đây mà :-w

    Bằng Kiều được phép biểu diễn tại Việt Nam

    "Cục NTBD đã ký giấy phép đồng ý cho ca sĩ Khánh Ly và Bằng Kiều về Việt Nam biểu diễn từ giờ cho đến hết tháng 12", ông Nguyễn Thành Nhân - Trưởng phòng Quản lý biểu diễn và băng đĩa (Cục NTBD) cho biết.
    Theo ông Thành Nhân, các cơ quan quản lý đã phối hợp cùng nhau và cân nhắc rất kỹ để cấp phép số 691/NTBD-PQ cho hai ca sĩ Khánh Ly và Bằng Kiều về nước biểu diễn trong dịp này. Các bài hát họ thể hiện cũng sẽ kiểm duyệt kỹ càng, được thẩm định, quản lý chặt chẽ.

    "Giấy xin cấp phép của Khánh Ly và Bằng Kiều có thời hạn từ giờ đến hết tháng 12. Sau đó hai ca sĩ này muốn biểu diễn tiếp thì các đơn vị tổ chức biểu diễn lại phải xin giấy cấp phép tiếp và cơ quan có chức năng sẽ xem xét và đưa ra quyết định của mình" - ông Thành Nhân nói.

    [​IMG]
    Ca sĩ Khánh Ly​

    Tại sao chỉ cấp phép cho Khánh Ly và Bằng Kiều Không về Việt Nam biểu diễn trong một thời gian nhất định? Ông Thành Nhân lý giải rằng tuỳ vào các chương trình biểu diễn cấp phép, họ xin cấp phép đến đâu thấy thực thi đúng pháp luật thì Cục cho cấp phép đến đó.

    Cũng theo ông Thành Nhân, mọi thủ tục đều căn cứ vào công văn xin thời hạn cụ thể của đơn vị tổ chức chứ không phải có sự khắt khe đối với ca sĩ Khánh Ly và Bằng Kiều. "Chúng tôi đều tạo điều kiện và làm trên phương diện hợp lý, công bằng cho nghệ sĩ" - ông Nhân nói.

    [​IMG]
    Ca sĩ Bằng Kiều​

    Với việc được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam, đây là lần trở về gặp gỡ khán giả trong nước đầu tiên sau hơn 30 năm xa quê của ca sĩ Khánh Ly cũng là dịp kỷ niệm 50 năm ngày "người đàn bà hát nhạc Trịnh hay nhất" bước chân vào con đường ca hát (11/1962 -11/2012).

    Theo nhà tổ chức, chương trình đầu tiên với sự góp mặt của Khánh Ly sẽ diễn ra vào tháng 11, với sự tham gia của những khách mời: Elvis Phương, Tuấn Ngọc và Hà Anh Tuấn. Sẽ có khoảng 28 ca khúc được chọn thể hiện, hầu hết đều đã được phổ biến tại Việt Nam.

    Một nguồn tin riêng cho PV biết, nếu không có gì thay đổi thì Bằng Kiều sẽ hội ngộ các khán giả TP.HCM vào ngày 26/10 và 2 ngày sau đó (28/10) anh sẽ ra Hà Nội để đứng chung sân khấu với hai diva nhạc Việt là Mỹ Linh và Hồng Nhung.

    http://nhacvietplus.com.vn//Tin-nhac.../1124/1/180264

    Dành cho ai chưa biết "thành tích" của BK

    Tước quyền công dân và nghệ sĩ của Bằng Kiều - Thu Phương

    Sau khi rời tổ quốc sang Mỹ bằng con đường du lịch - biểu diễn - kết hôn, ca sĩ Thu Phương và Bằng Kiều đã có những phát biểu xuyên tạc, nói xấu chế độ nhân quyền Việt Nam để những thế lực phản động, thù địch lợi dụng vu cáo, chống phá công cuộc xây dựng chế độ CNXH trong nước. Điều này gây nhiều phản ứng bất bình cho giới văn nghệ sĩ và khán giả.





    Ngay từ tháng 2-2004, Cục Nghệ thuật - Biểu diễn có kiến nghị tạm dừng các chương trình của Thu Phương và Bằng Kiều. Và mới đây, ngày 22-11 Bộ VH-TT đã gửi công văn số 709/NTBD tới các Sở VH-TT, các đài phát thanh truyền hình trên toàn quốc, các NXB, các đơn vị nghệ thuật, tổ chức biểu diễn và các đơn vị sản xuất băng đĩa, ca múa nhạc, sân khấu không sử dụng dưới mọi hình thức các tiết mục biểu diễn của hai ca sĩ, cũng như không sử dụng những ca khúc do B.K sáng tác. Trên tinh thần đó, Thu Phương và Bằng Kiều chính thức bị tước bỏ quyền công dân và nghệ sĩ Việt Nam!

    Bằng Kiều tên thật là Nguyễn Bằng Kiều, SN 1973. Tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội và bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 1990. Ngày 25-9-2002, Bằng Kiều cưới nữ ca sĩ Việt kiều Trizzi Phương Trinh và đến định cư tại Nam California. Thế nhưng, giữa tháng 11-2003 một lần đi hát ủy lạo cho cộng đồng người Việt tị nạn ở Philippines ghé về nước thăm mẹ, B.K được một vài phóng viên gặp gỡ và đã tự mãn tuyên bố: “Cát-sê của tôi thuộc hàng cao nhất trong các ca sĩ VN ở hải ngoại, chừng 3.000USD/show, tương đương với Như Quỳnh”, rằng mình thuộc thế hệ ca sĩ “tích cực xua đuổi nhạc hải ngoại ra khỏi VN”. Vịn cớ này, một số chính trị gia salon trà trộn trong giới showbiz hải ngoại đã lợi dụng sự yếu kém trình độ nhận thức và thiếu bản lĩnh của Bằng Kiều để dựng lên những bài phát biểu sặc mùi phản phúc và bợ đỡ: “Trong lần về nước gần đây, tôi đã từ chối tham gia một số chương trình lớn để chứng minh cho sự hướng tới mảnh đất tự do của mình... Mong cộng đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại hãy chấp nhận tôi như một thành viên mới...”.

    Thu Phương tên thật là Nguyễn Thu Phương, SN 1972 tại Hải Phòng. Cô là một trong những ca sĩ được khán giả yêu quí nhất qua nhiều bản tình ca mượt mà Dòng sông lơ đãng, Có phải em mùa thu Hà Nội, Ngủ ngoan nhé, ngày xưa, Chào em, chào xinh tươi và đã từng được Nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng cao quí. Tháng 2-2003, T.P và chồng là ca sĩ Huy M.C đặt chân đến Mỹ. Bốn tháng sau, Thu Phương làm hôn thú với Việt kiều Hoàng Xuân Lữ hòng tìm cách qua mặt INS (Sở Di trú - Hoa Kỳ) để ở lại. Tuy nhiên, cách đây vài tháng khi T.P bắt đầu tiến hành thủ tục bảo lãnh cho hai con của mình còn ở Hà Nội sang Mỹ, Sở Di trú đã sao lục hồ sơ, đối chiếu thời điểm Thu Phương nộp đơn tại Tòa án quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (11-10-2002) xin ly hôn Huy MC và được chấp thuận chính thức ly hôn (15-1-2003). Đem so với lúc T.P và Huy MC phỏng vấn xin visa xuất cảnh du lịch tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong tư cách hai vợ chồng (2-2003) hoàn toàn không khớp nhau. Chuyện kết hôn giả với ông Hoàng Xuân Lữ bại lộ, bị trục xuất chỉ còn là việc đơn giản! Nhằm nhanh chóng giải quyết vấn đề cư trú, Thu Phương đã cùng người tình mới của mình - ông Clarence D. Taylor (giới showbiz trong và ngoài nước thường gọi là Dũng “đen”), chủ nhân của trung tâm ca nhạc D&D Entertainment - móc nối với nhân vật chống Cộng nổi tiếng Việt Dzũng tổ chức ra cuộc họp báo hòng nương nhờ các thế lực chính trị để xin ở lại hợp pháp. Ngày 22-7-2004, trước gần 30 đại diện của cơ sở truyền thông báo chí quận Cam tại tòa soạn báo Người Việt (California - Hoa Kỳ) Thu Phương đã công bố thái độ dứt khoát ở lại Mỹ của mình với lý do đưa ra là “cảm thấy không an toàn nếu trở về nước sau khi Bộ VH-TT lên án và cấm lưu hành album của vợ chồng cô”. Đồng thời bày tỏ sự “thích thú với không khí trình diễn tại Mỹ” và ví von mình như con chim được tháo cũi xổ ***g. Kết thúc họp báo, Thu Phương còn được “ban đại diện” chúc mừng, gắn vào áo huy hiệu nhỏ và tặng một lá cờ vàng lớn để cùng chụp hình với những người có mặt!

    Đây đều là những nhân tố trẻ được Nhà nước đào tạo và nâng đỡ, được công chúng nuôi dưỡng tên tuổi, kiếm thật nhiều tiền nhờ vào thị trường âm nhạc. Và trên thực tế đều là những ca sĩ thành danh từng nhiều lần thoải mái tham gia các hoạt động biểu diễn ngoài nước. “Pháp có quốc pháp, huy có gia huy...”, cách hành xử của Bộ VH-TT có lẽ đúng đắn và phù hợp với thực trạng rối rắm của đời sống ca nhạc trong nước thời gian gần đây; khi việc đổ xô ra nước ngoài biểu diễn - hát chui, trốn thuế, phát ngôn bừa bãi... bỗng trở thành hiện tượng bất thường với những mặt tích cực lẫn tiêu cực mà dư luận hết sức quan tâm!



    http://maivang.nld.com.vn/105551p0c1020/tuoc-quyen-cong-dan-va-nghe-si-cua-bang-kieu-thu-phuong.htm


    Sau khi trở về Mỹ, anh đã có một số phát biểu gây tranh cãi để đính chính vụ việc trên, như: "Trong lần về nước gần đây, tôi đã từ chối tham gia một số chương trình lớn để chứng minh cho sự hướng tới mảnh đất tự do của mình... Mong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại hãy chấp nhận tôi như một thành viên mới".

    Phát biểu này được báo Công an Nhân dân đánh giá là "đầy sự phản phúc và tinh thần bợ đỡ".


    Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng những phát biểu của Bằng Kiều tạo cơ hội "để những thế lực *********, thù địch lợi dụng vu cáo, chống phá công cuộc xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa trong nước"

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Bằng_Kiều

    Từ khi nào bọn ********* lại sắp trở thành ngôi sao sáng chói trên bầu trời âm nhạc VN vậy :-w
  7. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    HK khi trở về với mẫu quốc mới giàu và nổi tiếng đ.c à :) còn lúc trước khi còn nằm dưới sự đô hộ chiếm đóng của thực dân Anh thì chỉ được cái mã bên ngoài thôi :).

    Như đ.c quan niệm, vậy chứ tại sao Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông, ai lại cần miền bắc Giải Phóng đúng hông :-w

    Thứ trưởng ngoại giao Nhật đến Bắc Kinh 'bàn chuyện' Senkaku

    Tin từ nhật báo "China Daily" của chính phủ Trung Quốc cho biết, hôm 24/9, Thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản Chikai Kawai đã đến Bắc Kinh để thảo luận về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với người đồng nhiệm bên phía Trung Quốc.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lỗi cho biết chuyến thăm này là theo đề xuất phía Nhật. Ông cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ khẳng định chủ quyền vững chắc trên quần đảo Điếu Ngư, yêu cầu Nhật Bản sửa sai và thực hiện những nỗ lực mạnh mẽ nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước trong suốt các cuộc hội đàm sắp tới.

    Động thái mua lại ba trong số các hòn đảo trên quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc của Nhật Bản đã dẫn đến hàng loạt các cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc. Mặc dù hiện các cuộc biểu tình đã dịu xuống nhưng tàu đánh cá và tàu chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục thường xuyên đi đến gần quần đảo mà Nhật cho là thuộc lãnh hải của mình.

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/i...ku/9398501.epi

    Hehe >:) ngộ đoán đúng phóc, Thằng Lùn trước sau cũng phải đến năn nỉ cầu hòa với thiên triều :-w. Giết gà dọa khỉ, các đ.c không thấy sao ? Dạo nầy , Việt -Phi đều im thim thíp, hãi rồi phải không hơ hơ ;))
  8. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Cái nầy là Toàn dân Hán biểu tình chống Nhật, ko liên quan gì tới ý thứ hệ cả đ.c

    Trong khí thế hồ hởi và phấn khởi , toàn quốc 60 thành thị đồng khởi, bên cạnh Hongkong, Taiwan,mọi người đồng lòng tay nắm tay đã đảo phát-xít Nhật.
    Ngoài việc biểu tình chống nhật trong nước, toàn thế giới người Hoa đồng loạt hưỡng ứng, Bên nước mỹ các bác cũng có nhiều thành phố hưỡng ứng như san francisco, Houston ...

    Ngoài việc chống đối trên đất liền , ngoài khơi trên biễn hoa đông, xung quanh đão điếu ngư ,cũng không thiếu nhũng ngư thuyền đến từ lục địa, Hongkong, Taiwan...

    Những cuộc biểu tình đã đến điểm nóng nhất vào ngày 18 tháng 9. nhưng tôi nghĩ rằng về sau còn có những cuộc biểu tình tiếp diễn cho đến khi Nhật rút lại việc quốc hữu hóa đão điêu ngư và xin lỗi nhân dân trung quốc.
    :)

    Thế mới thấy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, gác tranh chấp lẫn ý thức hệ của TWDCSTQ mới tài tình biết bao :) Ôi tự hào quá Trung Hoa ơi >:D<
  9. hoahongxanhxanh

    hoahongxanhxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2012
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi ngu vãi. Thống nhất đất nước ah cha nội. Học hành kiểu gì không biết.

    Còn HK của nhà chú ( hay chú tự nhận vơ cũng được) thì nó giàu lâu rồi về với mẫu quốc như chú nói thấy cũng vậy khu tự trị mà, mẫu quốc có làm cái j đâu mà to mồm.
  10. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0

    Đ.c chắc it đọc báo, hay ít nghe TV. Mấy hôm nay biểu tình chống nhật liên miên, lòng yêu nước của người dân TQ đã đến tột đỉnh. Có quốc dùng quốc, có súng dùng súng, có dao dùng dao, không có thì gậy gộc gạch đá, đằng nầy có nguồn nước vô tận từ biển Hoa Đông tội gì ko sử dụng :-w

Chia sẻ trang này