1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.234
    Đã được thích:
    2.113
    Chiên da nghĩ như vậy có sâu xa thế không?"biển quốc tế và của chung ai cũng có quyền khai thác". chúng ta cần những người tiến bộ giúp đỡ ta.ủng hộ ta chứ ta không phải cần họ để phá hoại ta.Biến biển Đông thành vùng biển quốc tế.Chúng ta biết sự ủng hộ nhân dân tiến bộ của thế giới trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ co vai trò như thế nào rồi chứ?chúng ta phải tự lực cánh sinh, dựa vào nội lực là chính nhưng như vậy chưa đủ.vì vậy người ta bảo đàm phán song phương với TQ là một thiệt thòi , và chỉ có thiệt thòi với các nước nhỏ mà thôi. vậy thì chỉ có những cách như :"Việt Nam ta nên đẩy mạnh việc hợp tác với giới nghiên cứu, lý luận của các nước lớn, uy tín như EU, Mỹ, Nga, ...và cả các học giả TQ tiến bộ để tăng cường chứng lý và tình cảm thiện chí của TG đối với việc thực thi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Làm phá sản âm mưu độc chiếm BĐ của gã béo tham lam, thâm hiểm" như bác hanhgl đã nói là một trong những nước cờ hay.(sr tôi đánh cờ không giỏi)
  2. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    Bành trướng lãnh thổ - Bước đi sai lầm của Trung Quốc
    Theo bình luận của Bloomberg, sau hơn 3 thập kỷ, tốn kém không ít công sức để tạo dựng mối quan hệ kinh tế và ngoại giao tốt đẹp với các quốc gia láng giềng nhưng trong khi đang bắt đầu thu được thành quả thì Trung Quốc lại tự tay đập vỡ tất cả chỉ bởi tham vọng bành trướng lãnh thổ của chính họ.

    Ảo tưởng “nước lớn”
    Hơn ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã ra sức “tán tỉnh” các vị láng giềng phía Nam của mình. Việc lôi kéo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào việc hợp tác chặt chẽ hơn là một mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ thời của Đặng Tiểu Bình (1956-1967) và nó đã đem lại thành công lớn.
    Trong năm 2010, Trung Quốc và ASEAN đã ký kết một thỏa thuận về tự do thương mại và tạo ra một trong những thị trường liên kết lớn nhất thế giới. Nhưng giờ đây, với những thái độ khá hung hăng của mình trên các tuyến đường phân giới cắm mốc ở Biển Đông, Trung Quốc có nguy cơ ném đi tất cả những thành quả đó.
    Đến khoảng 2 năm trước đây, dường như tất cả mọi thứ, bao gồm cả các vấn đề ngoại giao và thương mại phát triển một cách thuận buồm xuôi gió giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam của mình. Một số quốc gia Đông Nam Á có các dân tộc thiểu số của Trung Quốc định cư, lần đầu tiên, bắt đầu thấy các nhóm này như một cơ hội trong việc liên kết với Trung Quốc, chứ không phải là một mối đe dọa.
    Mọi thứ đã thay đổi rõ rệt. Tại một diễn đàn khu vực năm 2010 tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tỏ ra nổi giận với vị chủ nhà Đông Nam Á vì tinh thần đoàn kết của họ và nhiều nước khác tỏ ra tán đồng biện pháp tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để giải quyết các bất đồng lâu năm giữa các quốc gia có một phần chủ quyền đối với vùng biển Đông.
    Bloomberg đã trích lời kể của một chính khách lớn của Indonesia ngay sau buổi họp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã khá căng thẳng và tỏ thái độ bực bội với toàn hội nghị. “Có một sự khác biệt cơ bản giữa chúng ta”, ông Dương Khiết Trì được cho là đã nói, “Trung Quốc là một nước lớn, còn quý vị là những nước nhỏ hơn”. Ông ta thể hiện thái độ bực bội không chỉ với Việt Nam mà cả những nước khá lớn như Indonesia. “Chúng tôi không đáng bị đối xử như vậy”, Dương Khiết Trì nói
    Kể từ đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á nhanh chóng lún sâu vào mâu thuẫn. Đã có những cuộc đụng độ trên biển giữa Trung Quốc và các nước ASEAN mà điển hình là Việt Nam và Philippines, đều do phía Trung Quốc đã hung hăng một cách rất chủ động. Một số quốc gia khác đang tìm kiếm các thỏa thuận tự do thương mại với Trung Quốc đang trở nên cân nhắc hơn bởi tầm ảnh hưởng lớn của nước này.
    Theo nhận xét của hãng tin Bloomberg (Mỹ), Trung Quốc đang nỗ lực sử dụng sức mạnh của mình để ảnh hưởng đến các nước ASEAN yếu hơn như là Campuchia và Myanmar nhằm ngăn chặn một liên minh thống nhất trong tổ chức này chống lại mình. Hiện tại các nước lớn hơn đang nghi ngờ rằng Trung Quốc có âm mưu chia rẽ ASEAN và mặc dù chính quyền trung ương Trung Quốc bề ngoài vẫn tỏ ra khá kiềm chế (ít nhất là trong những phát ngôn), thì tình hình khu vực đang ngày càng tồi tệ hơn.
    Giương súng bắn vào chân mình
    Điều đang đe dọa đến mối quan hệ này không chỉ là việc giải quyết mối tranh chấp chủ quyền trên biển Đông mà còn là cả mối quan hệ lâu dài giữa Trung Quốc và khu vực này. Ngay cả khi Mỹ khuyến khích các cuộc đàm phán ổn định hòa bình giữa các quốc gia thì đó chỉ là “bài” nhằm gián tiếp thể hiện vai trò “anh cả” của họ lên khu vực mà thôi. Dẫu vậy, các nước Đông Nam Á đang ngày càng trở nên “gần gũi” hơn với Washington trong năm qua. Do đó, chính sách của Trung Quốc gần như tự làm hại chính mình về những lợi ích lâu dài.
    Tại sao Trung Quốc lại hành động theo cách đó? Vì nguồn lợi nằm dưới đáy biển được coi là đáng kể và khá quan trọng với sự phát triển trong tương lai của nước này.
    Dư luận dân tộc ở Trung Quốc đòi hỏi một lập trường cứng rắn về các vấn đề lãnh thổ, như cuộc xung đột với Nhật Bản về các đảo ở biển Hoa Đông của Trung Quốc gần đây cũng đã thể hiện điều này. Bắc Kinh thực sự tức giận về những nỗ lực của ASEAN để tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và về những gì được xem như sự không sẵn sàng đàm phán dựa trên các yêu cầu của Trung Quốc.
    Ngoài ra những nỗ lực triển khai hải quân ra nước ngoài của Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn bởi năng lực tự chủ trong vấn đề này với Trung Quốc là khá mới mẻ và đang là những bước đi đầu tiên về “tự cường quân sự”.
    Ngoại giao non nớt
    Nhưng gốc rễ của vấn đề nằm chính xác trong những gì Dương Khiết Trì đã ám chỉ tại Hà Nội. Vì một di sản đã trôi sâu vào quá khứ, Trung Quốc xem vị trí của mình trong khu vực như là độc tôn, xem mình là nước lớn và các nước khác phải ngoan ngoãn đối xử với Trung Quốc theo cách đó. Điều này không loại trừ kể cả trong các cuộc đàm phán có ý nghĩa hay sự tôn trọng chủ quyền của người khác. Có điều Trung Quốc đã không hiểu được một lý lẽ cơ bản: Không thể có một lý do cá biệt nào để họ có thể tự đặt quan điểm và các tuyên bố của mình khác hơn so với những quốc gia khác. Đặc biệt là trong thời gian dài, thái độ này sẽ không phục vụ cho những lợi ích mà Trung Quốc mong muốn có.
    Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông thể hiện một quốc gia có ngoại giao vẫn còn rất non nớt và chưa sẵn sàng cho vai trò dẫn đầu trong khu vực. Trung Quốc đã không từ tốn đưa các quốc gia láng giềng vào các vai trò hợp tác về các vấn đề có lợi cho mình và cũng là để thể hiện khả năng “phục vụ”cho lợi ích của người khác theo phương châm “đôi bên cùng có lợi”, nhưng trên thực tế thì Trung Quốc sẽ nắm được những lợi ích cao hơn và cơ bản hơn. Đây là những điều mà Mỹ đã làm với các đồng minh chính của mình sau Thế chiến thứ II, và cơ bản Mỹ đã thành công khi thể hiện vai trò là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đến các nước trên thế giới cho đến tận ngày nay.
    Các lãnh đạo của Trung Quốc đã không làm như vậy, họ bị trói buộc bởi những tham vọng từ quá khứ, từ các lợi ích riêng của mình và các thách thức từ các nước láng giềng, từ Hàn Quốc cho đến Myanmar. Chính sách này sẽ không giúp cho Trung Quốc có được vai trò trong khu vực của mình, chứ chưa đề cập đến vai trò như là cường quốc trên toàn cầu.
    Yêu cầu của Trung Quốc trên Biển Đông là không chính xác. Nước này chính thức tuyên bố “chủ quyền theo lịch sử” dựa trên một định nghĩa mơ hồ về một vùng đại dương bao gồm hầu hết các vùng biển phía Nam của nước này. Yêu cầu hoàn trả chủ quyền một vùng biển được khoanh theo hình dạng mà dư luận quốc tế gọi là “đường lưỡi bò” đòi công nhận gần như toàn bộ Biển Đông là thuộc về Trung Quốc. Đây là, nói một cách nhẹ nhàng, một yêu cầu vô nghĩa và không theo bất cứ một quy định nào của luật pháp quốc tế. Hầu hết các nhà ngoại giao quan trọng của Trung Quốc đều hiểu điều này (nhưng thật ngạc nhiên trên thực tế thì gần như không ai tỏ ra là hiểu rõ điều này).
    Điều tốt nhất mà Trung Quốc có thể làm bây giờ là nên xác định nhu cầu thực tế của mình. Điều này sẽ bao gồm các điều khoản thực tế liên quan đến chủ quyền quốc gia tốt nhất là chỉ có thể tuyên bố một khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhỏ. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, các đảo nhỏ không thể duy trì sự sống của con người thì sẽ không thuộc quyền lợi nằm trong 200 dặm của đặc quyền kinh tế. Vì vậy, thay vì “quyền” đối với toàn bộ Biển Đông mà Trung quốc nghĩ họ có thể tuyên bố, thì quyền lợi tối đa của họ trên thực tế khiêm tốn hơn nhiều. Bắc Kinh nên tỉnh táo hơn về điều này, và các vùng khác của Trung Quốc cũng nên vậy.
    Trong thời gian này, Trung Quốc và các quốc gia khác nên thông qua đề nghị của Indonesia về một bộ quy tắc ứng xử mới trên Biển Đông. Nó kêu gọi sự bình tĩnh để xây dựng các biện pháp cụ thể ngăn ngừa xung đột, bao gồm cả việc giảm các hoạt động quân sự trong khu vực. Vì thế, các quốc gia tranh chấp sẽ có thời gian để xử lý tốt nhất về các xung đột về chủ quyền đối với vùng biển này.
    http://infonet.vn/the-gioi/banh-truong-lanh-tho-buoc-di-sai-lam-cua-trung-quoc/a30179.html
  3. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN HỒNG KÔNG NÓI KHÔNG VỚI MẶT TRẬN THỐNG NHẤT CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC
    Cuối tháng Chín vừa qua, Văn phòng chính phủ trung ương Trung Quốc tại Hồng Kông đã yêu cầu lãnh đạo sinh viên tại tám trường đại học tham gia một “chuyến thăm hữu nghị” đến một căn cứ hải quân Trung Quốc đóng trên một hỏn đảo gần đó “nhằm giúp sinh viên và quân nhân hiểu nhau hơn”. Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông đã thẳng thừng từ chối bằng một lá thư ngỏ gửi đến Văn phòng Chính phủ trung ương ngày 11-10-2012 với những ngôn từ mạnh mẽ, không chấp nhận cái gọi là mặt trận thống nhất của chế độ Bắc Kinh. Dưới đây là nội dung của bức thư ngỏ rất đặc biệt này:
    Tuần trước, các sinh viên nhận được lời mời tham gia vào các hoạt động giải trí ngày 13 tháng 10 của Quân Giải phóng tại Hồng Kông Garrison. Chúng tôi không chấp nhận Mặt trận Thống nhất của chế độ hiện nay ở Trung quốc đại lục, sẽ không tham dự sự kiện này và hy vọng thông qua bức thư ngỏ này để giải thích lý do.
    Liên tục can thiệp vào Hồng Kông thì chúng ta không thể ngồi lại với nhau.
    Chúng tôi mong muốn được tìm hiểu về đại lục, có quan hệ nhiều hơn với các tổ chức xã hội dân sự đại lục, nhưng không phải là tìm hiểu qua những lời ca ngợi từ trong văn phòng của quí vị. Lời mời của quí vị đã làm cho chúng tôi cảm thấy không được tôn trọng, cho dù hoạt động này là rất tốn kém, có kèm theo việc trao học bổng, nhưng trong thực tế là một công việc nằm trong Mặt trận Thống nhất. Vì sao trong những năm gần đây, quí vị cứ liên tục can thiệp vào Hồng Kông, một lãnh thổ nằm trong hai chế độ với một mức độ tự chủ cao? Thực sự chúng tôi cảm thấy cay đắng, thất vọng và giận dữ. Ngoài việc sử dụng trắng trợn các phương tiện truyền thông nhằm ngăn chặn giới trí thức Hồng Kông, thì thực sự rõ ràng là quí vị đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm nay qua các thao tác gian lận nhằm đưa Leung Chu-ying lên làm Trưởng đặc khu. Quí vị là đại diện cho chế độ, và chế độ Bắc Kinh đã ngăn cản thực hiện quyền bầu cử phổ quát ở Hồng Kông. Các cuộc bầu cử với sự gian lận lộ liễu, đã vượt ra ngoài các điều khoản, các qui định về mức độ tự chủ cao của Hồng Kông, và quan trọng hơn, là sự xúc phạm phẩm giá của 7 triệu người Hồng Kông, thì làm sao chúng tôi có thể không nổi giận? Những điều mà sinh viên chúng tôi mong đợi là những giá trị của tự do, dân chủ, nhưng quí vị đã chà đạp rất nhiều lần lên những giá trị này, thì làm sao chúng ta có thể ngồi lại với nhau?
    Quân đội tàn sát người dân, chế độ bảo kê cho tham nhũng
    Tình anh em sẽ thúc đẩy tình hữu nghị, tình bạn được xây dựng trên sự tin tưởng lẫn nhau. Nhưng làm sao chúng tôi có thể đặt niềm tin vào Quan đội giải phóng nhân dân? Chúng tôi đã có một lời thề không bao giờ quên lịch sử dau thương của Mùa xuân và Mùa hè 1989, năm mà chính quyền Trung Quốc đã điều Quân Giải phóng đến đàn áp đẫm máu sinh viên và nhân dân, những người ủng hộ phong trào dân chủ 1989. Rất nhiều người đã bị lấy đi mạng sống quí giá của họ và gia đình họ, hơn thế, sự khao khát dân chủ cho Trung Quốc dài như một giấc mơ đã bị nghiền nát. Những đao phủ của Quân Giải phóng đã thảm sát bao nhiêu người yêu nước và những thường dân vô tội, bọn chúng là những công cụ bảo vệ chế độ phi dân chủ. Quân đội chỉ biết nghe theo lệnh của chế độ, bảo kê cho tham nhũng trong chính quyền Trung quốc, trói buộc người dân vào vòng áp bức và bất công.
    Chúng tôi tin rằng quân đội Trung Quốc cần phải được trở về là quân đội của quốc gia, phục vụ nhân dân chứ không phải là công cụ của Đảng CS Trung Quốc. Chỉ có thể mở rộng cải cách chính trị, quốc hữu hóa quân đội, quân đội phục vụ nhân dân, mới có thể tránh lặp lại những sai lầm và ngăn không cho quân đội một lần nữa quay súng bắn vào nhân dân.
    Hai mươi mấy năm qua, chúng tôi không dám quên và không muốn nhớ, nhưng cứ năm này nối tiếp năm khác, nước mắt và tiếng khóc của nhân dân chưa bao giờ ngừng dứt, và quí vị có ở đó để nghe những lời nguyền rủa “quân đội nhân dân”? Lương tâm chính là niểm tin của chúng tôi. Chúng tôi mong đợi đất nước và quân đội nhân dân sẽ bảo vệ lương tâm ấy. Chúng tôi không thể quên đi quá khứ, lịch sử nặng nề về sự phản bội nhân dân của Đảng CS Trung Quốc và của Quân Giải phóng vẫn còn đó. Vụ Thiên An Môn phải được xem xét lại, các đao phủ phải bị gánh lấy những trách nhiệm. Quân đội phải thuộc về nhân dân, hệ thống dân chủ ở Trung Quốc sẽ được thực thi. Chỉ khi đó chúng tôi mới có thể mỉm cười thân thiện được với quân đội.
    Dân chủ sẽ đến sớm!
    Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông

    Chạy đua vũ trang - cái bẫy làm suy yếu kinh tế các nước Đông Nam Á


    Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã qua đi với những dấu chỉ rất rõ ràng về một cuộc chạy đua vũ trang trên biển Đông. Các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan… đều đua nhau tăng ngân sách cho quốc phòng. Điều đáng nói là cũng có những dấu hiệu cho thấy dường như cả khu vực đang bị cuốn vào một cái bẫy…

    Sẽ còn rất lâu nữa tàu sân bay Shi-lang (Thi Lang) mới có thể đem lại sức mạnh hải quân thực sự cho Trung Quốc. Nhưng việc hạ thủy con tàu khổng lồ có thiên hướng tấn công rõ ràng này của Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái đã gần như trở thành biểu tượng đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á-Thái Bình Dương.

    Cuộc đua đã bắt đầu

    Đầu tháng 3-2012, phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh thông báo là ngân sách quốc phòng trong năm 2012 sẽ tăng 11,2%, lên tới 80,6 tỉ euro, tức là hơn 105 tỉ USD. Nhiều năm qua, tỉ lệ tăng ngân sách quốc phòng của nước này cũng thường xuyên vượt quá 10% và đó là dựa theo con số được công bố chính thức. Trên thực tế, người ta luôn nghi rằng chi phí cho quân sự của Trung Quốc có thể cao hơn thế rất nhiều - hoặc ít nhất thì Trung Quốc cũng làm cho dư luận có suy nghĩ như vậy.

    Trên thực tế, mọi chuyện bắt đầu từ cả một thập kỷ trước đó, khi Trung Quốc khẳng định mình như một cường quốc thực sự và không che giấu tham vọng bành trướng thế lực của mình. Trong 10 năm, Trung Quốc đã tiêu 16,4 tỉ euro (hơn 21 tỉ USD) để trở thành nước mua sắm vũ khí lớn nhất thế giới, vượt qua cả Ấn Độ, Hàn Quốc và Hy Lạp. Trước tình thế đó, các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan… đều đua nhau tăng ngân sách cho quốc phòng. Một trong những nhân vật chính của tranh chấp Biển Đông là Philippines, sau nhiều năm bỏ bê hải quân và hạn chế hiện đại hóa quân đội, đã đột ngột gia tăng 81% chi tiêu quốc phòng trong năm 2011, lên mức 2,5 tỉ USD với ưu tiên hàng đầu là các hạng mục mua sắm vũ khí. Ngay cả đến Singapore - quốc đảo có nền kinh tế thịnh vượng nhất khu vực, dân số vỏn vẹn 5 triệu - cũng đã đạt mức chi tiêu khổng lồ cho quân sự trong vài năm qua và trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều thứ hai thế giới trong năm 2009, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

    Nhớ lại nghệ thuật cờ vây

    Bằng cách đó, toàn khu vực Đông Nam Á dường như đã được đặt trong tình trạng chạy đua vũ trang. Theo SIPRI, so với năm 2000, chi tiêu cho quân sự của khu vực tăng 50%. Một nhà nghiên cứu ở viện này, ông Siemon Wezeman, nhận xét: “Chắc chắn là việc Trung Quốc xúc tiến sức mạnh quân sự và vươn bàn tay của họ ra bên ngoài đóng vai trò chủ đạo trong chuyện gia tăng ngân sách quốc phòng của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia”.

    Đáng chú ý là không riêng Trung Quốc mà các nước khác cũng đều tạo cho dư luận cảm tưởng rằng chi phí cho quân sự thực tế cao hơn so với con số công bố nhiều. Theo các chuyên gia, sự không minh bạch trong cuộc chạy đua vũ trang lại càng khiến cho không khí thêm căng thẳng, khiến các bên lo sợ, nghi ngại, đề phòng lẫn nhau và từ đó gây ảnh hưởng xấu đến an ninh khu vực.

    Điều này lại gợi cho người ta nhớ đến một tổng kết của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger trong cuốn sách nổi tiếng gần đây của ông, On China, trong đó ông phân tích nhiều về nghệ thuật cờ vây của người Trung Quốc, cho rằng nó đã được áp dụng vào quân sự: Theo Kissinger, tư duy chiến lược của người Trung Quốc hướng đến chiến thắng thông qua lợi thế về tâm lý hơn là qua đối đầu trực tiếp. Đôi khi chỉ gây một sự bất an về tâm lý là đủ để cuốn đối phương vào một cuộc chạy đua muốn hụt hơi. Chiến thuật tâm lý này, nếu đúng là đang được Trung Quốc áp dụng, càng hiệu quả hơn khi ta biết rằng ngân sách quốc phòng của một quốc gia có xu hướng tỉ lệ nghịch với sự phát triển. Tiến sĩ địa chất hàng hải Đàm Quang Minh, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, cho biết dường như đã hình thành một quy luật chung là hễ khi nào ngân sách quốc phòng vượt quá 17% GDP thì quốc gia sa sút về kinh tế.

    Các chuyên gia cũng đề cập tới một vài nguyên nhân khác không liên quan gì tới an ninh, như vấn nạn quan liêu, tham nhũng; song yếu tố chủ chốt thúc đẩy ASEAN lao vào cuộc chạy đua vũ trang vẫn là Trung Quốc. Ông Tim Huxley ở Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Singapore cho rằng tình hình giữa Trung Quốc và Đông Nam Á cũng giống như câu chuyện giữa Đức và Anh trước Thế chiến thứ nhất, hay Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

    Bài học trong quá khứ

    Cho đến nay, sự kiệt quệ về kinh tế của Liên bang Xô Viết vẫn được nhắc đến như một bài học lịch sử kinh điển mà bất cứ quốc gia nào có ý định chạy đua vũ trang cũng phải nhớ.

    Vào thời điểm năm 1980, nền kinh tế Liên Xô, với những khuyết tật mà nó mang trong mô hình quản lý tập trung của mình, đã trở nên suy yếu một cách nghiêm trọng. Nắm được tình hình khủng hoảng tại Liên Xô, chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống mới đắc cử Ronald Reagan đã thi hành một chiến lược chống phá mới nhằm giáng những đòn cuối cùng triệt hạ đối thủ. Một cuộc chạy đua vũ trang mới đã được Hoa Kỳ phát động sau một thập kỷ hòa hoãn của cuộc Chiến tranh Lạnh. “Sáng kiến phòng thủ chiến lược - SDI” hay còn được biết đến với tên gọi “Chiến tranh giữa các vì sao” đã được Hoa Kỳ khởi xướng từ tháng 3-1983 với việc sử dụng phần lớn vũ khí hạt nhân đặt trong vũ trụ, nhằm tiêu diệt các tên lửa trên đường bay đến mục tiêu, đồng thời có khả năng nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất.

    Dù mang danh nghĩa là “phòng thủ”, SDI đã đặt Liên Xô vào thế bị đe dọa nghiêm trọng và buộc phải có những giải pháp tương ứng để cân bằng chiến lược. Bên cạnh đó, do những bất ổn xã hội không thể khắc phục, Liên Xô luôn có xu hướng lấy các thành tựu quân sự làm bằng chứng cho tính ưu việt của mình. Kết quả là họ đã đẩy chi phí quân sự lên đến 15% GDP, tập trung những bộ óc tài giỏi nhất của đất nước cho các tham vọng quân sự và đẩy nền kinh tế vốn đã khủng hoảng sâu sắc đi đến chỗ kiệt quệ. Sau này, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã phải thừa nhận rằng trong những năm 1986-1990, hiệu suất gia tăng chi phí quân sự hằng năm đã tăng 8%, tức là gấp đôi hiệu suất tăng trưởng của nền kinh tế.

    Trong cuốn Những âm mưu, sách lược của chính phủ Reagan làm tan rã Liên bang Xô Viết (NXB Công an Nhân dân, 2004), tác giả Peter Schwecer đã kể lại việc Gorbachev nhận định về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” rằng Hoa Kỳ muốn “với cuộc chạy đua của loại vũ khí không gian vừa hiện đại vừa đắt giá, sẽ đánh đổ nền kinh tế Liên Xô”.

    Và sự thực đã diễn ra đúng như thế. Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém với Hoa Kỳ đã “rút ruột” nền kinh tế Liên Xô, để chỉ tám năm sau khi SDI được khởi xướng, Ronald Reagan đã có cơ hội được chiêm ngưỡng thành quả của mình. Liên Xô vĩnh viễn nằm lại với lịch sử cùng với một thi thể kinh tế không thể tiều tụy hơn.

    Bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng vũ khí kinh tế

    Nhận thức được tính chất “hai lưỡi” của con dao chạy đua vũ trang, chính phủ các nước luôn tìm những giải pháp hài hòa giữa yêu cầu đối phó với các thách thức an ninh với việc đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế. Ở địa vị một nền kinh tế nghèo nàn và đang bộc lộ những bất ổn vĩ mô nghiêm trọng như Việt Nam, câu chuyện chi tiêu quốc phòng lại càng phải được đặt trong những sự cân nhắc thận trọng hơn.

    Trong một lần phát biểu với báo chí, Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc phòng cũng thừa nhận: “Chúng ta có khả năng đến đâu thì từng bước chúng ta sắm sửa đến đó nhưng với tinh thần là hết sức tối thiểu, với khả năng cho phép của nền tài chính đất nước, không làm gì vượt quá. Đất nước ta còn nghèo và chúng ta có rất nhiều vấn đề phải lo, nhất là những vấn đề đảm bảo an sinh xã hội”.

    Bằng cách gia tăng nội lực để củng cố vị thế quốc gia, Việt Nam có thể đảm bảo các lợi ích trên biển của mình mà không bị cuốn vào vòng xoáy chạy đua vũ trang và đứng trước nguy cơ kiệt quệ nền kinh tế. Lịch sử cho thấy rằng thất bại của các quốc gia trong việc bảo vệ chủ quyền thường có nguyên nhân chính là vấn đề nội tại hơn là tác động từ các yếu tố khách quan.

    Hữu Long - Hoàng Thư
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ấy chết đừng xử sự như thế chứ, chúng ta đang kinh cái thứ tham lam nhìn đò người thành của mình, nhưng hoàn toàn không muốn bọn nó bị chia5/7 như Cuty sướng, bởi lẽ như thế cả TG cũng thèm đồ của TQ sao, VN ta không bao giờ đụng đến thứ dơ bẩn ấy đâu bác. Tôi thì mơ con em chúng ta sau này mời bạn bè TQ sang QĐ HS+TS của VN du lịch nghĩ dưỡng=))=))=))
  5. Jian

    Jian Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/10/2012
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Tín hiệu mừng cho tuơng lai Nam Hải :)

    Trung Quốc khai thác hai mỏ dầu mới ở biển Đông
    Quote:
    08:41 (GMT+7) - Thứ Bảy, 20/10/2012

    ► Theo Dow Jones Newswires, hai mỏ mới nằm ở vịnh Bắc Bộ, giữa đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Việt Nam...

    [​IMG]

    Hồi tháng 6, CNOOC đã mời các công ty nước ngoài đấu thầu trái phép 9 lô dầu khí nằm sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Xem nhiều


    P.V
    [​IMG]
    In bài viết Chia sẻ


    Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã bắt đầu khai thác thương mại hai mỏ dầu mới, Weizhou 11-2 và Weizhou 6-9/6-10, trên biển Đông.

    Thông báo của CNOOC cho hay, hai mỏ dầu này nằm ở vùng nước nông tại phía đông bắc của biển Đông.

    Trong đó, mỏ Weizhou 11-2 có thể khai thác với sản lượng tối đa 3.960 thùng/ngày trong năm 2012, mỏ còn lại dự kiến đạt sản lượng tối đa 5.870 thùng/ngày vào 2013.

    Mặc dù CNOOC không cho biết rõ vị trí cụ thể của các mỏ mới được đưa vào khai thác, nhưng theo hãng tin Dow Jones Newswires, chúng nằm ở vịnh Bắc Bộ, giữa đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Việt Nam.

    Hồi tháng 6, CNOOC đã mời các công ty nước ngoài đấu thầu trái phép 9 lô dầu khí nằm sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí lâu nay. Đây là khu vực hoàn toàn không có tranh chấp. Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ hành động này.
  6. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    Bác non hột quá [:D] cả ngàn năm nay Việt nam mình có tham của ai cái kim sợi chỉ nào đâu ,Bây giờ chưa cần ,nhưng dăm bảy năm hoặc lâu hơn dân nhà mình đẻ tùm lum theo dự đoán của e cũng vào khoảng 170 triệu hiện giờ gần chín chục ,khi đó thì con cháu chúng ta thèm quá chứ còn giề nữa [:P] mà phải khuyến khích tham của những thằng mạnh chứ pác [:D] nhìn lại lịch sử một chút thì nhà e nghĩ ko có gì xấu cả pác ạ ,đất ngày xưa của nhà mênh đến tận sông Dương tử cơ mừ :))
    Nhà pác có vẻ có điều kiện thì phải pác cũng hay Hồng hồng ,Tuyết tuyết hay sao mà thích du lịch nghỉ dưỡng vậy [:D] Nhà e vẫn cứ định hướng cho con nhà e nó ăn lạt một tý để sau nầy khi có biến thì cũng biết cách cầm súng Thảo phạt Phương bắc pác ợ =))
  7. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    ủng hộ của quốc tế là cái gì cũng không quan trọng bằng sự ủng hộ của dân chúng nước mà ta đang đối đầu.
    hồi đánh Pháp, đánh Mỹ, dân Mỹ, Pháp bị chia rẽ, người theo, kẻ không. sau do thiệt hại nặng nên đa số phản đối bảo từ bỏ, chứ dân Mỹ, pháp mà bảo đánh thì Việt Nam ra bã từ lâu... không tin thì lật lại xem dư luận khối XHCN, dư luận các nước Bắc Âu, Nam Mỹ lên án như muốn bỏ bom nguyên tử xuống Mỹ, vậy mà nó có thèm nghe đâu. chỉ đến khi dân Mỹ biểu tình thì nó mới rút bớt quân. đó là sự thật. ta có thể thắng, nhưng cái giá còn hơn những gì SGK ghi lại nhiều... VN sẵn sàng xài đồ đá...

    đấy là người Mỹ, Pháp. cái truyền thống tự do, bình đẳng bác ái, biết lẽ phải ngấm trong máu từ lúc sinh ra, nhưng còn người TQ? họ có theo không? đa số thì không, nhất là hiện nay, toàn bọn trẻ bị đầu độc thì khỏi phải nói. lẽ phải là cái gì? chúng nó thèm nghe không? tao 1 tỷ dân, tao đánh ĐNA, tao chiếm biển Đông, dân tộc tao, dân tộc TH vĩ đại, tụi bây là chư hầu, tao muốn đánh tao đánh. lẽ phải thuộc về kẻ mạnh. ..đó. tư tưởng như vậy ngấm từ thời phong kiến, cha truyền con nối. vậy thì quốc tế là cái con gì mà chúng nó nghe, là cái gì mà gây sức ép lên nó.? hơn nữa cái quốc tế này đang bị vật lộn với giá xăng, giá dầu rồi, biển Đông? là cái gì?
  8. hoangkim95

    hoangkim95 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2012
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    2
    Em chỉ biết ông cha mình cũng chỉ xơi Champa, diệt Bồn Man, đô hộ Nam Vang chứ cũng chẳng tham lam gì:)). Lợi ích quốc gia là điều quan trong bậc nhất, đảm bảo lợi ích quốc gia thì có nhiều cách, khi xưa ông cha ta mang gươm đi mở cõi, ngày nay do hoàn cảnh ta phải ở nhà giữ "của" đã. Một khi dân mình 170 triệu thì hàng xóm chúng nó cũng tăng chóng mặt, với lại nước ta còn bị biển liếm mất vài vùng, lúc đó vì sinh tồn con cháu ta chắc phải lấn biển mà sống, còn không thì học cha ông, dùng bất cứ thứ gì mình có để mở cõi.
  9. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    Bác này rõ chán [:D] trong nhà chưa rõ ngoài ngõ đã tường .Lộ hết ,các Bác chép sử mà biết bác nói thế các bác í buồn lắm đấy [:D] Các bác ấy mà giận nhà e ko đỡ được cho pác đâu:))
  10. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    giọng điệu của các bạn càng lúc càng giống bọn Tàu Đại Lục...

Chia sẻ trang này