1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Nga muốn phóng tên lửa vũ trụ từ Việt Nam?
    Sea Launch đang tìm "nhà mới" cho tên lửa Zenit 3SL tại Cam Ranh, Khánh Hòa, Việt Nam.

    ..............................................
    nghe tin này mà mát cả ruột, không biết Nga phóng tên lửa ở Cam Ranh có bị quốc tế phản đối Vietnam thử tên lửa tầm xa giống như phản đối triều tiên không:)):)):)), nhưng dù thế nào cũng mừng cho bước phát triển mới trong mối quan hệ Viet Nga, trong đó có vấn đề hợp tác không gian[r2)]
  2. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...-lua-vu-tru-tu-Viet-Nam/201211/242484.datviet
    Nga dưới thời Putin khá cứng rắn..Và để đối phó với các mối đe dọa thì có thể Nga sẽ đặt tên lửa hạt nhân trên không gian vì Nga-Mỹ vẫn chưa có hiệp ước chung về vấn đề này.Theo các bác sự kiện này nếu có thật thì ko biết cơ sở này nếu đặt ở VN thì có lợi hay có hại nhỉ?
  3. Cong_tu_ho_Hua

    Cong_tu_ho_Hua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2012
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Báo Hoàn Cầu: 'VN gây sự về biển đảo [r37)]




    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/08/03/120803132003_chiese_fishing_boat_304x171_ap_nocre***.jpgTàu cá của Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải


    Trong tuần Trung Quốc tổ chức Đại hội Đảng, báo Hoàn Cầu lại đăng bài về Biển Đông và hỏi có phải Việt Nam cùng Philippines là “những bên gây sự”.
    Bài ‘Who are the real troublemakers in the South China Sea?’ trên trang Global Times, bản tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời báo hôm 6/11/2012 bác bỏ chỉ trích rằng Trung Quốc “hung hăng” trên vùng biển tranh chấp.
    Tác giả Ngô Sỹ Tồn viết có những cơ quan truyền thông nước ngoài coi Trung Quốc là bên “khiêu khích” và gây ra “bất ổn” ở Biển Nam Trung Hoa.
    Nhưng theo tác giả, từ năm 2009, căng thẳng tại vùng biển này tăng lên một phần vì chiến lược chuyển trọng tâm của Hoa Kỳ sang châu Á.
    Việt Nam 'gây căng thẳng'
    Mặt khác, lợi dùng cơ hội này, một số nước trực tiếp liên quan đã tìm cách “đa phương hóa” cuộc tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa.
    Bài báo nêu rõ Philippines và Việt Nam là hai nước “liên tục có hành động khiêu khích”, gây ra căng thẳng trong khu vực.
    Để chứng minh cho ý kiến này, tác giả nêu ra quyết định của Quốc hội Philippines 17/2/2009 thông qua Luật về đường cơ sở, gồm cả đảo Hoàng Nham và một phần ‘Nam Sa’, trên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa.
    Ngoài ra, theo bài báo, Việt Nam từ tháng 4 và tháng 7/2009 đã bổ nhiệm quan chức cho hai quần đảo ‘Tây Sa’ (Hoàng Sa) và ‘Nam Sa’.
    Năm 2011, cả Philippines và Việt Nam đã đơn phương ra hành động khai thác tài nguyên trong vùng biển tranh chấp.
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/11/07/121107141746_wu_shicun_south_china_sea_studies_304x171_channelnewsasia_nocre***.jpgÔng Ngô Sỹ Tồn nói "Luật Biển của Việt Nam được thông qua là lý do chính khiến căng thẳng lên cao trong vùng"


    Bài báo cáo buộc tàu chiến Philippines đã “bắt nạt” thuyền cá của ngư dân Trung Quốc trong khu vực bãi Hoàng Nham.
    Sang tháng Sáu 2011, tác giả Ngô Sỹ Tồn, Giám đốc Viện Quốc gia về Biển Nam Trung Hoa (NISCSS) viết rằng Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển “đặt cả Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc vào chủ quyền của họ”.
    Theo bài báo, luật của Việt Nam “vi phạm Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên trên vùng Biển Nam Trung Hoa (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN ký năm 2002.
    Bài báo nói “đây là lý do chính khiến căng thẳng lên cao trong vùng”.
    Bài cũng phê phán Hoa Kỳ và Nhật Bản muốn giúp các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông và xác định Trung Quốc chính là nhân tố chính tạo ổn định và hòa bình cho vùng biển.
    Bài báo cũng nêu cuộc đàm phán với Việt Nam về đường phân ranh giới trên Vịnh Bắc Bộ như một ví dụ của “hành động tích cực, thiện chí” cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
    Trong một điểm đáng chú ý, tác giả nói: “ Trung Quốc chưa bao giờ đòi chủ quyền cho toàn bộ Biển Nam Trung Hoa, hay muốn mở rộng các chủ quyền hiện nay.”
    Nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ chấp nhận để chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và hải dương bị xâm phạm bởi ngoại quốc, bài báo viết.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/11/121107_china_vn_maritime_dispute.shtml


    Dành cho các bạn đọc chưa biết thời báo Hoàn Cầu, đó là cơ quan ngôn luận của TWĐCSTQ, là tiếng nói của nhân dân Trung Quốc


    Báo Hoàn Cầu đã ra thông cáo chỉ chích đích danh và mạnh mẽ những nước có liên quan, chứng tỏ ý đảng lòng dân Trung Quốc đã 1 lòng hướng về Nam Hải. Thật khâm phục khí phách người TQ
  4. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Cái này nó rất là ô nhiễm đấy cụ nhé
    Mấy thằng Liên Xô cũ đất nó rộng mệnh mông mà khi xịt nó cũng sợ hết hồn nữa là đất chật người đông như mình
    Hình như chúng nó không cho Nga thuê căn cứ để phóng nữa thì phải
  5. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    Thằng cha này tên tiếng tàu hình như là "ngô xỗn lỳ" :))
  6. evyenis

    evyenis Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam không lên tiếng như Philippines đòi đưa vấn đề Biển Đông vào nghị trình ASEM-9 được dư luận cho là thái độ thích hợp.
    Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đã được Philippines nêu lên tại thượng đỉnh ASEM-9, trong lúc Việt Nam quyết định im lặng lần này.
    Lùi một bước, tiến hai bước? “Việt Nam biết rõ tầm nghiêm trọng của vấn đề Biển Đông và có kế hoạch của mình để giải quyết. Việt Nam luôn ý thức được tình hình thực tế của một nước vốn có mối quan hệ tế nhị đối với Trung Quốc phản ảnh qua những vấn đề bộc lộ hay tiềm ẩn như phạm vi vùng đặc quyền kinh tế, ngư trường, hải lộ giao thương trên Biển Đông, biên giới trên đất liền… Đó là những vấn đề mà Việt Nam đã nỗ lực và lần lượt giải quyết với Trung Quốc”. Đấy là đánh giá của bình luận gia Kavi Chongkittavorn, được coi là một chuyên gia nổi tiếng về Đông Nam Á và ASEAN ở Thái Lan.

    Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đã được Philippines nêu lên tại thượng đỉnh ASEM-9, trong lúc Việt Nam, từng cùng Philippines chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất, không đề cập tới vấn đề này. Tổng thống Benigno Aquino đã nêu vấn đề Biển Đông trong các cuộc gặp song phương với lãnh đạo của Liên hiệp Châu Âu cũng như với Tổng thống Thụy Sĩ và Thủ tướng Na-uy tại thủ đô Vientiane của Lào.
    Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines cho biết ông Aquino tiếp tục nêu vấn đề Biển Đông tại cuộc họp toàn thể ở Thượng đỉnh Á-Âu ASEM cũng như tại các cuộc thảo luận song phương với lãnh đạo của Nhật Bản và Italy. Thụy Sĩ, EU, và Na-uy đều bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với lập trường của Philippines rằng xung đột và tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết ôn hòa dựa theo luật quốc tế.
    Trả lời câu hỏi về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, tác giả những bài viết liên quan đến Biển Đông trên bình diện pháp lý, nhận định: Theo quan điểm cá nhân, chúng ta không thể nào đứng về một hay về vài quốc gia nào cả. Ở đây, giải quyết vấn đề tranh chấp không chỉ liên quan tới một hay hai nước mà ảnh hưởng tới cả toàn bộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Để giải quyết dứt điểm đòi hỏi một quá trình thời gian tương đối dài.
    Trước mắt, Việt Nam đang cùng với các nước ASEAN khác tích cực chuẩn bị cho các hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan. Việt Nam có thể đã lùi một bước để tiến hai bước. Cùng với ASEAN, Việt Nam phấn đấu duy trì hòa bình và ổn định khu vực, thúc đẩy tiến tới một COC trên Biển Đông. Nếu ASEAN từng bước thúc đẩy được quá trình này thì đó là một trong những thành công của ASEAN trong khi chưa giải quyết được tranh chấp thì phải quản lý được xung đột và mâu thuẫn phát sinh.
    “Múa gậy…” khi không có Mỹ
    ASEM-9 là một thượng đỉnh quan trọng, bởi vì Trung Quốc có cơ hội để khẳng định mình như là một cường quốc tất yếu và có trách nhiệm. Cuộc khủng hoảng nợ công trong một số nước châu Âu và áp lực đối với đồng euro đã buộc Liên hiệp châu Âu, cho dù vừa được trao tặng giải Nobel Hòa bình, phải khiêm tốn. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng ở châu Âu đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế tại châu Á, kể cả Trung Quốc. Với sức mạnh kinh tế và tiền tệ, Trung Quốc biết rằng phản ứng của họ trước các khó khăn kinh tế và tài chính của châu Âu có ý nghĩa quyết định.
    Bắc Kinh biết là các nước châu Âu sẽ biết ơn, nếu Trung Quốc chấp nhận hợp tác để làm giảm bớt những khó khăn kinh tế-tài chính của châu Âu. Do đó, đây là dịp để Bắc Kinh củng cố vị trí của mình tại diễn đàn Âu-Á và trong tương lai, Trung Quốc có thể yêu cầu châu Âu hỗ trợ khi cần, ví dụ nhưng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington.
    Từ nhiều tháng qua, tình hình tại Biển Đông và biển Hoa Đông trở nên căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và nhiều nước trong khu vực. Do Hoa Kỳ không hiện diện ở diễn đàn này, Trung Quốc sẽ tìm mọi cách ngăn chặn ASEM chính thức đề cập đến các hồ sơ này.
    Bắc Kinh biết là một số nước như Philippines hay Việt Nam sẽ nếu các vấn đề này trong các cuộc gặp song phương. Nhưng điều cơ bản đối với Trung Quốc là những vấn đề này không được nêu ra trong phiên họp toàn thể của Hội nghị Thượng đỉnh và nhất là không có một câu chữ liên quan nào được đưa vào thông cáo chung cuối cùng của Thượng đỉnh. Chính vì thế, Bắc Kinh tìm mọi cách hướng chương trình nghị sự của Hội nghị vào hồ sơ kinh tế, thế mạnh của Trung Quốc.
    Lập luận của Bắc Kinh có thể như sau: Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới dự Thượng đỉnh, vài ngày trước khi khi mạc Đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc, một cử chỉ quan trọng mà ban lãnh đạo Lào đánh giá rất cao. Sự kiện này lại càng có ý nghĩa hơn, vì đây là lần đầu tiên, Lào tổ chức một Thượng đỉnh có quy mô lớn như vậy và chính quyền Viên Chăn sẽ cố làm mọi cách để tránh làm cho Thượng đỉnh thất bại. Dường như Trung Quốc hiện trong vị thế làm chủ được chương trình nghị sự của Thượng đỉnh ASEM. Điều này trái ngược hẳn với các Thượng đỉnh ASEM trước đây khi mà châu Âu ở trong thế mạnh, đưa ra những bài học cho châu Á…
    (TVN).
    :-c
  7. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
  8. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
  9. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    quan hệ tốt thì liên quan gì bác,VN và nga cũng là đối tác chiến lược với tq đó bác [:D] VN mình chơi với cả israel và răng trong khi 2 thằng này thù nhau
    em dự kiến nhà ta sẽ kiếm ít công nghệ UAV cảm tử của anh răng [:D]
  10. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422
    Xin lỗi các bác lạc đề chút
    Cần phải có nhiều người như đại biểu Dương Trung Quốc thì may ra mới thay đổi được. Trích phát biểu của ông.

    Phải coi tham nhũng như tội phản quốc.

    Cho rằng, 7 năm trước, việc Quốc hội thảo luận thông qua Luật phòng chống tham nhũng được coi như việc rèn thanh "Thượng phương bảo kiếm", nhưng hiện quốc nạn này ngày càng như trầm trọng. Tham nhũng chủ yếu ở những người có quyền, và muốn có chức quyền thì phải là Đảng viên. Do đó, chống tham nhũng chính là bảo vệ Đảng.

    "Trận cuối cùng 7 năm trường kỳ vẫn chưa hiệu quả. Điều đó nói lên rằng luật hiện hành thông qua năm 2005 đã thất bại. Nếu luật làm tốt, hẳn không có Vinashin, Vinalines. Chúng ta chống tham nhũng như đánh trận giả, khi ra trận súng nổ rất to nhưng không ai bị gì...", ông Quốc thẳng thắn và cho rằng, điểm mấu chốt của vấn đề là không giao cho Chính phủ mà phải giao cho Đảng chỉ đạo.

Chia sẻ trang này