1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Meotovuitinh

    Meotovuitinh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2012
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    THỦ TƯỚNG ÔN GIA BẢO VỚI VẤN ĐỀ THAM NHŨNG VÀ CUỘC CHIẾN PHE PHÁI:

    Ngày 26/10, tờ “New York Times” đăng trên trang nhất một bài viết về tài sản của gia đình Ôn Gia Bảo, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề lạm dụng quyền lực để trục lợi và xung đột quyền lợi. Như nhà phân tích Francis Daho nhận xét trên tạp chí “Đại Tây Dương”, người giữ chức vụ Thủ tướng được xếp ở vị trí rất cao trong thứ bậc quyền lực ở Trung Quốc, cụ thể là người thứ ba của chế độ. Nhờ đó, phe cánh của Ôn Gia Bảo làm giàu thông qua “shili” (nguyên bản bằng tiếng Trung Quốc), thuật ngữ thông dụng vừa có nghĩa là quyền lực, sức mạnh và ảnh hưởng, nhưng cũng có nghĩa rộng rất tích cực trong văn hóa châu Á, cho dù nghĩa được dư luận thường dùng ám chỉ các mối liên hệ mờ ám giữa giới đầu nậu trong chính quyền và giới buôn bán làm ăn.<FONT face=[/IMG]Ôn Gia Bảo là người luôn quan tâm đến mức phô trương tới nỗi thống khổ của dân chúng và từ đó được mệnh danh là “Wen Yeye” (ông Ôn), và vẫn được dư luận đánh giá tích cực mặc dù có nghi ngờ về gia đình ông. Khi đánh vào một nhân vật mang tính biểu tượng của chế độ như vậy, tờ “New York Times” đã làm suy yếu phái cải cách trong bối cảnh tranh giành quyền lực quyết liệt. Nhiều nhà bình luận nói đến khả năng thông tin này bị các mạng thông tin Trung Quốc thao túng, ngầm hành động nhân danh phái bảo thủ và với kế hoạch giữ phái cải cách chính trị ở khoảng cách đủ xa để không đe dọa bổng lộc và quyền lực của họ.
    Dư luận bị đánh lạc hướng khỏi vấn đề chủ chốt trước các cuộc tranh luận về động cơ chính trị của bài báo, có thể được chỉ đạo bởi phái đối địch, hay cuộc tranh luận được người phát ngôn Chính phủ Trung Quốc tung ra khi nói về các cuộc tấn công chống nước này của phương Tây vì muốn kìm hãm sự lớn mạnh của Trung Quốc, cộng với những vụ việc tương tự liên quan đến tham nhũng hay ăn hối lộ ở các nước phương Tây được Bắc Kinh nhắc đi nhắc lại. Nhưng điều đáng nói ở đây, ở tâm điểm của đòi hỏi cải cách hình mẫu tăng trưởng, là vấn đề nhức nhối tham nhũng trên diện rộng trong giới tinh hoa Trung Quốc hay gia đình họ. Phần lớn các nhà nghiên cứu nước này giải thích rằng thực trạng đó đi liền với hoạt động của hệ thống chính trị, vừa mập mờ một cách nguy hiểm, vừa liên quan chặt chẽ với kinh doanh.
    Dư luận bị ấn tượng trước những chi tiết được tờ báo tiết lộ, vừa mở rộng thêm vấn đề, vừa giải thích cho công chúng rộng rãi ở Mỹ và trên toàn thế giới biết được bổng lộc được tạo ra như thế nào để phân chia cho gia đình Ôn Gia Bảo và phe cánh của ông. Tuy nhiên, người điều tra, giống như mạng Bloomberg đã làm khi tiết lộ việc làm ăn của gia đình Tập Cận Bình hồi tháng 6/2012, cũng thận trọng nói rõ rằng không có một bằng chứng nào cho phép gây phương hại trực tiếp tới Ôn Gia Bảo.
    Tuy vậy, bài báo chỉ đích danh việc làm giàu của Trương Bồi Lợi, vợ Thủ tướng Ôn Gia Bảo, khi bà đánh lộn một cách có hệ thống giữa lợi ích công và các vụ làm ăn sinh lời của cá nhân, lợi dụng vị thế ưu đãi của mình với tư cách là chuyên gia địa chất phụ trách công tác kiểm tra và điều hòa trong ngành công nghiệp sản xuất kim cương. Cuộc điều tra còn tiết lộ gia đình Ôn Gia Bảo có lợi ích trong Tập đoàn bảo hiểm Bình An, thông qua một người bạn gái, người đứng tên thay mặt cho phe cánh của Ôn Gia Bảo, cũng là công dân ở Thiên Tân như Ôn Gia Bảo. Vấn đề ở đây là tội lợi dụng bí mật vì các khoản đầu tư của người phụ nữ kia được thực hiện chỉ ít ngày trước khi Bình An lên sàn chứng khoán và sau đó giá cổ phiếu của tập đoàn này tăng vọt. Đồng thời và đây cũng là sự trùng hợp thú vị, Chính quyền Ôn Gia Bảo đã hủy bỏ một số biện pháp hạn chế quy mô các công ty bảo hiểm và Bình An, với giá trị lên tới gần 60 tỷ USD trên sàn chứng khoán.
    Ngoài các vụ việc này còn có thêm một danh sách dài các xung đột quyền lợi và có thể cả các vụ lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi trong phái ủng hộ Ôn Gia Bảo. Tác giả bài báo thận trọng nói rằng có thể những vụ này đưọc thực hiện mà Ôn Gia Bảo không biết. Nhưng sự việc ở đây là một loạt các vụ việc trùng hợp với nhau một cách khó hiểu. Chẳng hạn người anh em của Ôn Gia Bảo, là Giám đốc một công ty xây dựng, có thể được ưu tiên tiếp cận thị trường công, làm ăn thuận lợi và phát đạt. Trong khi đó, con trai Ôn Gia Bảo là Ôn Vân Tùng hay còn gọi là Winston Wen, là người đứng đầu một công ty đầu tư vừa có tiếng vừa làm ăn phát đạt, được tiếp cận nguồn vốn nước ngoài rộng rãi, kể cả vốn nhà nước, trong đó có cả của Xinhgapo.
    Điều mà ai cũng biết là ở Trung Quốc, quyền lực nằm trong tay một nhóm đầu nậu từ rất lâu chia chác với nhau bổng lộc có được từ tài chính và sản xuất công nghiệp, dù là truyền thống hay có liên quan đến công nghệ mới, gần như nằm dưới sự kiểm soát của một loạt các tập đoàn lớn và Ngân hàng Nhà nước bị chính giới “thâm nhập” hay kiểm soát.
    Cũng như mọi khi, Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì lo lắng cho hình ảnh của mình mà họ biết là rất mong manh, phản ứng bằng cách phong tỏa mọi đường truy cập vào các mạng Internet đăng tải nhiều lời tố cáo và cập nhật thường xuyên các vụ ăn hối lộ lớn nhỏ ở Trung Quốc. Bắc Kinh đã từng làm như vậy khi phong tỏa truy cập vào Bloomberg do tiết lộ tài sản của những người thân của Tập Cận Bình vào tháng 6/2012. Kiểm duyệt đi liền với phản công trên hai mặt trận. Mặt trận riêng của gia đình Ôn Gia Bảo nhưng gặp khó khăn trong việc phủ nhận sự việc, và mặt trận tuyên truyền của Nhà nước tung ra luận điệu cũ rích cho đây là các vụ tấn công nhằm vào Trung Quốc mà không hề nói đến cốt lõi của sự việc.
    Tuy nhiên, sự việc chuyển sang một quy mô khác trong vụ Ôn Gia Bảo. Cuộc tấn công phản ánh sự đối lập nghiệt ngă giữa thực tế và vẻ bề ngoài, có nguy cơ phá hoại hình ảnh về một quỹ đạo nhân văn và xã hội, được xây dựng một cách công phu từ năm 2002, được nuôi dưỡng ngay trong trào lưu cải cách của Trung Quốc thời hậu Mao. Từ Hồ Diệu Bang đến Triệu Tử Dương. Ban cáo trạng dài của tờ “New York Times” quả thực đánh chính diện vào hình ảnh – hoàn toàn ăn nhập với giọng điệu tuyên truyền của chế độ – liêm khiết, hiện đại. cần mẫn trong công việc và quan tâm đến nỗi thống khổ của dân chúng mà Thủ tướng mãn nhiệm tạo ra cho mình. Nhưng với việc tiết lộ các vụ tham nhũng này, tờ “New York Times” quên nói đến một mâu thuẫn khác. Đó là cuộc chiến chính trị của Ôn Gia Bảo từ năm 2009 nhằm xóa bỏ bổng lộc, đưa công lý đứng lên trên Đảng và buộc giới tinh hoa phải có trách nhiệm hơn. Nhưng nhiều người trong đó vẫn không muốn có sự minh bạch và không muốn chịu trách nhiệm, cố tình bác bỏ ý kiến cho rằng phải đối mặt với may rủi trong bầu cử, kể cả ở cấp thấp là làng xã, nơi các lãnh đạo cấp thấp can thiệp để thao túng bầu cử tự do.
    Cũng có giả thiết theo đó cuộc điều tra của tờ “New York Times” được một phái địch thủ của Ôn Gia Bảo gợi ý hay ít nhất cũng là được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện. Nhóm này có thể bao gồm một số người trong bộ máy an ninh và một số người gần gũi với Giang Trạch Dân, cũng như một số người ủng hộ Bạc Hy Lai. Phái chính trị Maoít trước đây cũng có ý định bảo vệ bổng lộc mà phái cải cách muốn xóa bỏ và đặc biệt là tránh cho Đảng phải đối
    mặt với thách thức có độ rủi ro cao là cạnh tranh bầu cử ở diện rộng hơn và đặc biệt là cởi mở hơn và không bị thao túng.
    Phe Bạc Hy Lai, vốn cho là mình đang đánh cược với sự sống còn của chính mình và của nước Trung Quốc như một số nhân vật bảo thủ dân túy thường nói, có xu hướng phân tích sự sụp đổ của thủ lĩnh mình như là hệ quả của hành động thao túng tiến trình kế nhiệm. Như vậy không thể không có chuyện bạn bè của họ quyết định phản công trong chính vấn đề đó vào lúc số phận của Bạc Hy Lai càng xấu đi hơn nữa sau khi bị khai trừ khỏi Quốc hội. Lần đầu tiên kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời, tiến trình kế nhiệm diễn ra mà không được Đặng Tiểu Bình bảo trợ về mặt tinh thần, nên ngày càng bộc lộ ra trước công luận các vấn đề lớn trong chính trị và xã hội ở Trung Quốc. Trong số đó nạn tham nhũng trong giới tinh hoa tiếp tục là một trong những điểm yếu nguy hiểm nhất của chế độ mà thế hệ lãnh đạo hiện nay không ngừng phê phán nhưng chưa bao giờ có thể loại bỏ được.
    Tất cả các phe đều bị “dính đòn”, kể cả phái truyền thống nhất cũng như phái cởi mở nhất hay trái lại là phái dân túy nhất theo Bạc Hy Lai. Trước đòi hỏi phải minh bạch và có trách nhiệm chính trị đang lan rộng trên các mạng xã hội, Chính phủ Trung Quốc đang lâm vào tình thế mong manh về tinh thần. Đòi hỏi đó cũng là cơ hội để các phái tung ra các cú đánh hèn hạ, tố cáo và phản công khiến hình ảnh của chính giới Trung Quốc ngày càng xấu đi. Chính giới nước này tập hợp nhau lại đằng sau Ôn Gia Bảo, nhưng vị thế của họ đã suy yếu sau những tiết lộ trên tờ “New York Times”.
    *
    * *
    Từ lâu nay trên chính trường Trung Quốc giới phân tích đã nói đến cuộc chiến chính trị giữa Thủ tướng Ôn Gia Bảo và cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai. Giờ đây, khi mà Bạc Hy Lai đang vướng vòng lao lý, còn Thủ tướng Ôn Gia Bảo chuẩn bị về hưu, chính trường Trung Quốc lại một lần nữa chấn động bởi thông tin do báo chí Mỹ đăng tải về những khối tài sản kếch xù của gia đình ông Ôn Gia Bảo. Báo mạng Asia Times Online số ra ngày 1/11 vừa đăng bài viết của tác giả Francesco Sisei, cho rằng vụ việc này giống như một quả bom an được phe cánh ủng hộ Bạc Hy Lai dùng để phản công trong cuộc chiến giữa chính trị gia ngã ngựa này và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Dưới đây là nội dung bài viết:
    Đó chắc chắn là một câu chuyện quan trọng, và bởi vì điều đó, có nhiều hơn một cách để nhìn nhận nó. Câu chuyện đặc biệt dài trên Thời báo Niu Yoóc về những phi vụ kinh doanh của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phát nổ giống như một quả bom tấn ở Bắc Kinh đúng vào thời điểm Chính phủ Trung Quốc đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ Đại hội lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc và phiên tòa xét xử cựu ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đã bị hạ bệ trong vụ bê bối chính trị lớn nhất ở Trung Quốc kể từ sau vụ hạ bệ Lâm Bưu năm 1971.
    Hiện vẫn chưa rõ là liệu câu chuyện về Ôn Gia Bảo và thời gian diễn ra câu chuyện này có phái là một sự trùng hợp hay không, nhiều hay ít bất hạnh hơn, hoặc nếu như thay vào đó nó là một kế hoạch được thiết kế đầy tính nghệ thuật bởi bất kỳ phe phái nào liên quan đến vụ bê bối, trong Đại hội 18 hoặc trong các mối quan hệ song phương Mỹ-Trung thì sao. Tuy vậy, câu chuyện đã diễn ra với tất cả các cấp độ này.
    Những chi tiết trên Thời báo Niu Yoóc xuất hiện vào đúng thời điểm Chính phủ Trung Quốc công bố việc miễn nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội của Bạc Hy Lai. Một người theo chủ nghĩa Mao mới và được biết đến là một kẻ thù không đội trời chung của Ôn Gia Bảo.
    Có thể chỉ là một sự trùng hợp, nhưng việc công khai những cáo buộc về các lợi ích kinh doanh của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo thông qua một tờ báo Mỹ sẽ làm suy yếu vị thế thủ tướng vào thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai, chống lại người mà ôn Gia Bảo đã “chiến đấu”. Hoặc cũng có thể việc tuyên bố miễn nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của Bạc Hy Lai là một âm mưu của Chính phủ Trung Quốc nhằm giảm bớt tác động của các cuộc tấn công dự kiến nhằm vào Ôn Gia Bảo.
    Trong bất kỳ trường hợp nào, trên thực tế – và đặc biệt nếu như liên kết câu chuyện về Ôn Gia Bảo với thông tin trước đó do hãng tin Bloomberg đăng tải về các thương vụ kinh doanh của người thân Phó Chủ tịch Tập Cận Bình – bài báo trên Thời báo Niu Yoóc là quan trọng bởi vì nó thể hiện sự can thiệp trực tiếp đầu tiên và đầy sức mạnh của truyền thông Mỹ vào tiến trình chính trị của Trung Quốc, như chuyên gia theo dõi tình hình Trung Quốc kỳ cựu Pierluigi Zanatta đã chỉ ra trong bài báo đó.
    Bài báo đã được viết với lượng dữ liệu phong phú không chỉ về vợ và con trai Thủ tướng Ôn Gia Bảo mà cả bà mẹ già 90 tuổi của vị Thủ tướng này cũng được cho là nắm giữ những khối tài sản trị giá hàng trăm triệu USD. Theo Thời báo Niu Yoóc, hầu hết số tiền đó được tích lũy trong nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Ôn Gia Bảo. Câu chuyện này không mới – nó là một bí mật mở từ nhiều năm nay – nhưng bài báo đã cung cấp một lượng lớn chi tiết trong vụ việc này. Ông Ôn Gia Bảo được miêu tả gần giống một kẻ làm tiền lớn trong Nhà nước Trung Quốc, một kiểu “phó vương” mới của người Trung Quốc, người sẵn sàng thúc đẩy các lợi ích riêng của gia đình ông ta.
    Mặc khác, Thời báo Niu Yoóc không đề cập đến cam kết cải cách chính trị của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và cũng không đề cập đến vai trò trung tâm của vị Thủ tướng Trung Quốc trong cuộc chiến chống nhân vật theo chủ nghĩa Mao mới là Bạc Hy Lai.
    Đây là những thực tế đã được biết đến, những thực tế mà có lẽ sẽ không tạo ra một bối cảnh khác cho cáo buộc Ôn Gia Bảo tham nhũng. Ngược lại, bởi vì tất cả người Trung Quốc đều biết về cuộc đối đầu khốc liệt giữa hai ông ôn Gia Bảo và Bạc Hy Lai, người của Bạc Hy Lai có thể sử dụng những cáo buộc chống lại Ôn Gia Bảo để tranh cãi rằng vụ án tham nhũng của Bạc Hy Lai không phải là quá đặc biệt.
    Điều này sẽ không giúp gì cho việc hạ bệ sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn đầy rẫy quan chức tham nhũng, như câu chuyện mà báo Mỹ đã nêu ra, bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chứng minh điều đó bằng sự kiên cường với thời gian. Tuy nhiên, nó có thể làm nổi bật những cuộc tấn công nhằm vào Bạc Hy Lai.
    Bạc Hy Lai là người muốn đưa Trung Quốc trở lại những nguyên tắc của Mao Trạch Đông, cắt đứt những cơ hội của các công ty tư nhân và tập trung quyền lực cùng tiền bạc vào nhà nước. Chiến lược này có thể dẫn đến một hệ thống tham nhũng lớn hơn bên trong Nhà nước Trung Quốc, tạo cho nó những doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả.
    Trong trường hợp này câu chuyện về những lợi ích kinh doanh của gia đình ông Ôn Gia Bảo có thể giúp ích cho cuộc chiến trinh trị của Bạc Hy Lai. Trên thực tế, vào buổi tối, trong khi trang web của Thời báo Niu Yoóc bị Trung Quốc chặn, những người ủng hộ Bạc Hy Lai tiếp tục lưu truyền bài báo về gia đình ôn Gia Bảo trên trang mạng Weibo, Twitter của người Trung Quốc.
    Đây là cuộc tấn công lớn thứ hai của báo chí Mỹ nhằm vào các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Cách đây ít tuần, hãng tin tài chính Bloomberg đã đăng một bài viết về khối tài sản của gia đình ông Tập Cận Bình, người mà sau ngày 8/11 tới chắc chắn sẽ trở thành Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và tháng 3 sang năm sẽ được thăng chức lên vị trí *************. Phản ứng của Bắc Kinh là cắt đứt đường truy cập vào bài báo của Bloomberg và chặn trang web của hãng này ở Trung Quốc.
    Ở một đất nước mà văn hóa chính trị bị bao phủ bởi những lớp hoài nghi và lý thuyết mưu mô, người dân đang hướng vào người có thể giúp đỡ hai tổ chức truyền thông nói trên trong công việc của họ. Ở Trung Quốc khó khăn hơn ở các nước phương Tây trong việc tìm đường trong một mớ báo chí và thông báo tài chính hỗn độn cũng như những hồ sơ công khai mà không có hướng dẫn hay dấu hiệu để nhìn vào. Do đó, một số người ở Bắc Kinh tin rằng nhiều khả năng cả Thời báo Niu Yoóc lẫn hãng tin Bloomberg đều được huấn luyện hoặc hỗ trợ bởi những người có trong tay một lưỡi rìu để “chém” Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo. Đó có thể là một dấu hiệu rằng những người thân cận với Bạc Hy Lai vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ cuộc chiến của họ.
    Trong khi đó, trong cùng thời điểm ấy, hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã đã liệt kê ra danh sách một loạt cáo buộc nghiêm trọng chống lại Bạc Hy Lai. Mỗi một cáo buộc đó đều có thể khiến Bạc Hy Lai phải lĩnh án tử hình. Bạc Hy Lai bị cáo buộc tội đồng lõa trong vụ sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Vợ của Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án hai năm, do tội sát hại Neil Heywood. Bạc Hy Lai cũng bị cáo buộc khiến cho cựu Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an Trung Khánh Vương Lập Quân – người từng là cánh tay phải của Bạc Hy Lai – tìm cách trốn ra nước ngoài – bị khép tội phản quốc và đã bị kết án 15 năm tù.
    Số phận chính trị của Bạc Hy Lai đã bị khép lại, ngay cả khi chúng ta không biết khi nào tiến trình này sẽ hoàn tất. Tuy nhiên, những cáo buộc nghiêm trọng dồn dập cho thấy ràng vị cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh thậm chí có thể bị xử tử (cái chết vì bạo lực chính trị cuối cùng ở Trung Quốc, bề ngoài là do tai nạn, là trường họp của Lâm Bưu năm 1971). Hoặc nó cũng có thể là tiền đề để Chính phủ Trung Quốc tiến hành một chiến dịch mở rộng nhằm thanh lọc toàn bộ những đồng minh cuối cùng của Bạc Hy Lai, những người có thể bị nghi ngờ là đứng đằng sau các vụ tiết lộ gần đây. Khi cuộc tấn công chống lại các nhà lãnh đạo bị cáo buộc tham nhũng tiếp tiếp tục tiến đến mục tiêu nổi tiếng tiếp theo, nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
    Trong khi đó, hai hậu quả ngay lập tức chắc chắn sẽ xảy ra sau câu chuyện này. Hậu quả nhỏ có thể là áp đặt những sự kìm hãm và hạn chế mới, mạnh mẽ hơn đối với các hoạt động của tầng lớp doanh nhân “Đỏ” Trung Quốc. Hậu quả lớn hơn là cuộc chiến chính trị xung quanh đại hội có thể sẽ gia tăng sức nóng.

    P/s: Cuộc chiến bầu cử của Mỹ được công khai cho người ta thấy được sự khắc nghiệt của chính trị, thì cuộc đấu tranh của chính trường Trung Quốc còn lãnh lẽo và tàn bạo hơn nhiều, kẻ thua cuộc phải đánh đổi không chỉ sinh mạng chính trị mà có khi cả mạng sống của chính mình và gia đình mình.
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Đấu tranh và giữ phép hữu hảo với TQ luôn là vấn đề đau đầu, nhức xương của Việt Nam. Mọi quan hệ lợi ích hợp tác và mâu thuãn cứ đan xen kéo dài hàng bao đời. Một TQ béo ị muốn làm anh cả khu vực, thậm chí cả thế giới bằng các biện pháp từ đồng hóa văn hóa lịch sử, đến phá hoại thâu tóm nền kinh tế....và luôn phủ bóng cái tư tưởng độc ác gọi là thiên triều lên các nước. Trong khi đó đối trọng là một Việt Nam nhỏ con nhưng ngạo nghễ kiên cường và không kém phần thông thái khôn ngoan trong quan hệ với TQ. Lịch sử đã chứng minh
    Hiện nay trong hoàn cảnh địa vị của TQ tưởng như đã thách thức cả thế giới đang phủ bóng đen lên quan hệ láng giềng giữa TQ và các nước lân cận. Trong tình thế đang chứng tỏ là thế lực mới mạnh mẽ, quyết đoán và TQ sẵn sàng tỷ thí so găng với đối phương nhằm xác lập trên thực tế tham vọng của mình. Vì thế việc đưa quốc gia vào thế đối đầu và làm vật cản đường TQ là một chiến lược hoàn toàn sai lầm. Nỗi đau từ các cuộc chiến tranh GPDT trước đây chính là hậu quả của việc VN chúng ta rất không may nằm trong ván cờ của những thế lực đen tối, hung ác và thâm độc. Như vậy để giữ yên bờ cõi và nền hòa bình thịnh vượng của dân tộc chúng ta phải thực thi trước nhất là đề cao hòa bình, đạo lý dân tộc, thượng tôn pháp luật quốc tế. Không dùng cái đầu nóng để giải quyết vấn đề vì sẽ kích động sĩ diện của kẻ mạnh như TQ. Việt Nam sẽ đối diện với TQ bằng công lý và lẽ phải, kiên quyết không khoan nhượng cường quyền lấn át của họ. Vì là một cường quốc lớn, hơn nữa cũng là một dân tộc có nền văn minh rực rỡ nên chắc chắn TQ sẽ không có cớ hợp lý hợp tình nào để ra tay với Vệt Nam. Bởi lẽ dù muốn hay không khi làm anh cả của thế giới thì họ cũng phải chứng tỏ tư cách, nghĩa hiệp thượng tôn công lý... mới mong thu phục và lãnh đạo các dân tộc khác. Đây chính là mặt trận để Việt Nam chúng ta công khai và củng cố sức mạnh trước TQ.
    Tôi tin rằng dù khó khăn nhưng chúng ta sẽ không sơ hở và thiếu quyết đoán khôn ngoan trong quan hệ sống còn với kẻ mạnh sát nách....:-w
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    khu vực được gọi là "thùng thuốc nổ" có lẽ đang rất nóng rồi. Nhất là khi đại hội 18 xong và lí do ông obama có mặt ở Campuchia. Mọi tính toán không đúng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nên việc thận trọng của những nước liên quan cũng không đến nỗi tồi. Mỹ được gì nếu có hòa bình trong khu vực và được nhiều hơn hay ít hơn nếu cái "thùng thuốc nổ" ấy bốc khói. Dù thế nào đi nữa thì với thế và lực của Vietnam lúc này thì hòa bình vẫn hơn, "thí cờ" nhiều quá cũng có lúc không còn lựa chọn, và dường với ai cũng thế: chiến tranh phải là giải pháp cuối cùng.
    :@)
    Obama sẽ đưa Biển Đông ra diễn đàn châu Á
    Tổng thống Mỹ Barack Obama chắc chắn đề cập đến vấn đề an ninh hàng hải và tranh chấp trên biển tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) hôm nay, bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc.
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/11/obama-se-dua-bien-dong-ra-dien-dan-chau-a/
  4. Nguyen-Son

    Nguyen-Son Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/11/2012
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Bắc Triều Tiên chơi với TQ, TQ giải phóng cả Bình Nhưỡng, Mao Chủ Tịch còn hy sỉnh cả con trai cả cho sự nghiệp giải phóng Triều Tiên - ơn to hơn núi Lão Sơn nữa (Lưỡng Quốc Tướng Quân Nguyên Sơn cũng lại là con nuôi của Mao Chủ Tịch là kim lang với bác Đặng Tiểu Bình), Mông Cổ chơi với TQ - CHXH vẫn trường tồn. Cuba Xô chết chơi lại TQ, đến giờ vẫn là hòn đảo của tự do :) Bolivia, Veneuzela chơi với TQ về nhà đập tan xiềng xích TB thối nát thành lập thiên đường XHCN đặc sắc Nam Mỹ với những cô gái da nâu bikini nóng bỏng he he >:)

  5. Nguyen-Son

    Nguyen-Son Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/11/2012
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0

    Đồng chí Hùng à, thấy đồng chí xông xáo nhất đầu têu việc chống "tàu khựa" ở chốn này, thiết mong đồng chí nên xem lại phong trào "bài tàu khựa" này đi, vì tôi thấy càng ngày càng bão hòa, càng lỗi thời không hợp ý đảng lòng dân thực sự ngoài đời [-(

    Bây giờ nhà nhà chống Mỹ, người người chống Mỹ vẫn còn vài người ngồi trước bàn phím gõ 2 từ "chống tàu" đã hoen ố lờn nút thật không thể hiểu nổi [-(

    [​IMG]

    Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đoàn kết chống chủ nghĩa tư bản

    http://laodong.com.vn/cong-doan/con...lao-doan-ket-chong-chu-nghia-tu-ban/86388.bld
  6. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    đọc lại cái đoạn mà bác quote của tớ xem có chỗ nào chống khựa không mà là đang đề cập đến "cựu thù" đấy. Thật ra thì tham gia 4rum này để bày tỏ bức xúc, căm phẩn với những hành động xâm phạm chủ quyền của Vietnam thôi, là người việc thì ai cũng có cái "máu yêu nước" mà. Chứ chống ai khi cũng chỉ dừng lại ở việc núp trong cái LCD mà gõ phím. Mình không phải là Nguyễn Đình Chiểu nên không có khái niệm:
    "Phí bao nhiêu điện tiền không hết
    Đâm mí thằng gian phím chẳng mờ"
    [:D][:D][:D]
  7. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563
    Tự dưng bây giờ các bác lại rảnh đi nói chuyện với chó à.
  8. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.232
    Đã được thích:
    2.113
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    vuốt đầu chó có khi còn tốt hơn mà đập đầu nó, thấy nó viết hoa chữ Hùng tên tớ nên nhiều khi cảm động không cầm lòng được đành phải quote cho nó vui>:P.
  10. ruoitrau

    ruoitrau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2001
    Bài viết:
    1.892
    Đã được thích:
    1.079
    Bác đừng nói thế tội nghiệp cho một loài vật trung thành, bạn của người, chó còn có thể nói chuyện, tâm tình được chứ còn mấy cái lũ kia so với chó thế nào được

Chia sẻ trang này