1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.234
    Đã được thích:
    2.113
    Các cơ quan chức năng hiện nay chỉ biết khuyến cáo người dân:ở đất liền hàng này độc hại, hàng kia kém chất lượng, .....còn cứ để hàng hóa đó tràn lan ở đâu cũng có. Còn ngoài biển thì cứ cảnh giác tàu lạ, để mặc cho chúng hoành hành, cắt cáp , húc ủi chìm tàu, bắt bớ, truy đuổi ngư dân.... chứ chẳng làm éo gì để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân.mà cái dân cần thì éo làm.... hi vọng sắp tới tình hình sẽ khác.Chắc sau cơn mưa rồi lại ngập úng.
    Cái chính sách hỗ trợ cho nhân dân vùng ven biển, biên giới tôi thấy không ổn."chẳng khác nào đưa cơm tận miệng". để số tiền này đầu tư phương tiện đánh bắt cá, sắm đồ bảo vệ ngư dân làm ăn ở ngư trường truyền thống còn hay hơn.vừa bảo vệ tính mạng nhân dân,vừa tạo niềm tin cho nhân dân ra khơi đánh bắt cá về làm giàu cho đất nước. Chứ cứ bảo nhân dân ra đánh bắt cá đi, có gì về tao hỗ trợ, mà không biết rằng ra ngoài đó nhân dân mất hết tài sản, tính mạng lúc nào không hay thì đố thằng nào giám đi.
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Uhm đồng ý với bác Bô như thế, ta thấu hiểu tình cảnh bi đát như vậy thì bộ máy công quyền càng thừa biết nó nghịch lý đến kinh ngạc trong quan hệ buôn bán V-T như thế nào. Cái bác nói ở trên rõ ràng là thực tiễn đang diễn ra. Tôi không có ý "bao che" gì ở đây nhưng bình tỉnh mà xét thì không phải cái gì mình la lên như thế mà giải quyết rốt ráo ngay. Quyết tâm cài đặt lại quan hệ bình đẳng không để thua thiệt trước bạo quyền cũng là con đường của chúng ta chứ nhỉ!? Con đường theo tôi là duy nhất của VN tôi đã post ở bài trên. Nói thạt tôi có cảm giác HT chính trị VN đang giải một lúc 3 bài toán nóng hiện nay: TN, lợi ích nhóm có màu sắc Hán gian phá hoại kinh tế VN, PĐ đội lốt dân chủ.
    Vấn đề thứ hai là an ninh, chủ quyền đất nước trước nguy cơ thách thức rất lớn từ bọn Hán gian là quá nghiêm trọng. Cả topic này có không ít ý kiến, cmt nhu có, cương có, xì pam xả rác cũng nhiều...nhưng rốt cuộc thử hỏi có ai thấu đạt được chiến lược và chiến thuật của NN đối với vấn đề sinh tử này. Tôi và bạn và tất cả đều mong ngăn chặn và giáng trả bọn xâm phạm, lấn chiếm chủ quyền BĐ của mình, nhưng có chắc rằng dùng bạo lực vs bạo quyền tại thời điểm này sẽ mang lại kết quả tích cực như kỳ vọng không? Hay là kích hoạt cho một biến cố to lớn sống còn của dân tộc? Chuyện này không dễ cho các nhà chiến lược chính trị để enter. Hơn nữa bọn @ ta thiết nghĩ chỉ là "trẻ trâu" với các bậc vĩ mô của đất nước mà thôi....thôi đau não quá, để dành sức khỏe, tinh thần mà còn tiếp tục nuôi bản thân, gia đình và còn dư ...thì cống hiến cho Tổ quốc khi cần. Thế thôi.
    P/s: nhớ tìm chổ học bơi và đào hầm để đồng hành cùng chiến sĩ khi phải quyết tử một lần nữa!
  3. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    Thực tế quan hệ mậu dịch giữa ta và Trung Quốc ko hoàn toàn là các mặt tiêu cực.Những thứ Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam ngoài gà thải,hoa quả ngâm thuốc diệt chuột...[:D][:D][:D][:D] còn có những thứ mà chúng ta rất cần thiết nữa.Ví dụ nghành dệt may có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam nguyên vật liệu chính vẫn từ Trung Quốc.Các công trình xây dựng lớn của Việt Nam vẫn phải nhập nguyên vật liệu Trung Quốc vì nguyên vật liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng đc yêu cầu.Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới.Ngay cả giàu có như nước Mỹ khi xây lắp cầu cũng thuê Trung Quốc để đảm bảo yếu tố chi phí và hiệu quả kinh tế.Đối với các công trình lớn ở Việt Nam mà Trung Quốc trúng thầu gây ra nhiều mối lo ngại nhưng nếu giả sử Nhật Bản trúng thầu đi chăng nữa có gì đảm bảo rằng người Nhật sẽ đưa công nhân của họ sang làm việc tại Việt Nam hay họ tìm cách đưa công nhân giá rẻ từ Trung Quốc sang còn kỹ sư Nhật chỉ giữ khâu kiểm tra giám sát để đảm bảo lợi nhuận.Hàng hóa Trung Quốc độc hại tràn lan khắp thế giới ngay cả những quốc gia phát triển.Vì thế nếu tính đến quan hệ Việt Nam với Trung Quốc thì phải tính đến 2 mặt là lợi và hại
    Ngay cả Tony Blair sang Việt Nam cũng có quan điểm rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới là 1 sự thật rõ ràng.Vì thế cần tìm cách giảm thiểu mặt có hại và tăng cường các mặt có lợi để đảm bảo lợi ích tối đa.
    Tại sao hàng hóa Trung Quốc độc hại lại lan tràn tại Việt Nam??
    Vì:
    -Việt Nam và Trung Quốc sát biên giới nhau nên hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam theo nhiều đường qua cửa hải quan dễ dàng kể cả qua cửa chính nghạch và tiểu nghạch(Hải quan là 1 trong 4 nghành tham nhũng nhất).Do cơ chế 1 cửa tại Hải quan nên chi phí hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam sẽ thấp.
    -Việt Nam ko có 1 hàng rào đánh giá tiêu chuẩn chất lượng hiệu quả để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và tiêu dùng
    -Các doanh nghiệp Việt Nam có các sản phẩm chất lượng cao vì lợi ích trước mắt mà chỉ tập trung cho thị trường xuất khẩu còn bỏ ngỏ thị trường nội địa
    -Các thương nhân thì tối mắt vì lợi nhuận mà nhắm mắt làm ngơ nhập hàng Trung Quốc về dán mác Việt Nam để bày bán
    -Giá hàng hóa Trung Quốc quá rẻ khiến người tiêu dùng hám lợi mờ mắt

    =>Giải pháp:
    -Thắt chặt kiểm soát tại các cửa khẩu và chia thành nhiều khâu(Cái này hơi thiếu thực tế và tính khả thi[:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D])
    -Nhanh chóng đưa ra 1 hàng rào tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng.Giám sát chặt chẽ tại thị trường nội địa liên tục.Chia thành nhiều khâu đánh giá chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp,cửa hàng,đại lý,siêu thị....và nếu sản phẩm ko đạt yêu cầu chất lượng phạt THẬT NẶNG,CỰC NẶNG.1 năm kiểm tra nhiều lần không thông báo trước kể cả nếu cần thì tăng đội ngũ nhân viên quản lý thị trường lên gấp đôi.
    -Các doanh nghiệp khi nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc về khi phải đối mặt với sự kiểm soát nhiều khâu,nhiều giai đoạn về chất lượng thì sẽ đội chi phí hàng hóa lên rất cao nên ưu thế về giá của hàng hóa Trung Quốc sẽ không còn
    -Thiết lập 1 cơ chế pháp lý đối với hàng nhập khẩu càng rườm rà càng tốt(Hàng rào pháp lý) đẩy cao chi phí các mặt hàng thành phẩm nhập khẩu(không tính đối với nguyên vật liệu,máy móc)
    Các giải pháp này sẽ khiến hàng hóa thành phẩm Trung Quốc vào Việt Nam đội chi phí lên rất cao.Như vậy ưu thế về giá sẽ ko còn khiến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng mà mức giá ko hấp dẫn người tiêu dùng
    Bằng hàng rào chất lượng và pháp lý sẽ giảm các hàng hóa thành phẩm vào Việt Nam mà ko vi phạm nguyên tắc của WTO,bảo vệ các nhà sản xuất trong nước,buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải đầu tư FDI vào Việt Nam thay vì bán thành phẩm để đảm bảo lợi nhuận
  4. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Chính sách hỗ trợ ngư dân bọn nó đớp hết. Lấy được của nhà nước 10 đồng thì chi mất 7 đồng
    Cuối cùng tiền dân nhưng quan đớp. Ngư dân ngày trước đi biển xa có động dụng thì còn gọi được lực lượng vũ trang hỗ trợ chứ bây giờ chỉ có nước chắp tay lạy chúng nó. Ngày trước đi biển là tự hào vì chủ quyền, giờ chỉ mong kiếm được miếng cơm và không bị chó Khựa cắn. Nếu nói bây giờ họ đi để khẳng định chủ quyền là không được đúng vì khi tàu nó đến mình bỏ chạy thì còn gì gọi là chủ quyền?
    Như thằng Hàn xẻng nó sát nách mà nó có sợ đâu, thằng Nhật lùn kinh tế nó phụ thuộc vào TQ rất nhiều nhưng 2 thằng đó vùng nào tranh chấp nó cố tranh chấp, vùng nào không phải tranh chấp Tầu Chó vào nó thịt luôn. Nó thịt ngư dân của Cẩu Khựa không những không làm gì được nó mà lại còn bị báo chí quốc tế làm ầm lên. Xấu hổ phải xuống nước dàn xếp. Nhà giầu thì rất sợ đánh nhau gần nhà mình nhưng 2 nước họ rất dứt khoát trong việc tranh chấp chủ quyền.
    Mình thì cư để nó tác oai tác quái hết năm này đến năm khác, hết vùng biển xa đến vùng biển gần
    Nước cuối cùng mà phải chiến thì dân không sợ chiến tranh sao quan phải sợ. Liệu có phải lợi ích quan và dân khác nhau không?
    Ngoài đảo xa đồng ý là vượt ra ngoài khả năng của chúng ta nên phải mềm dẻo để cầm cự chờ thời chứ ngay gần bờ thì sao cứ phải nhu nhược vậy. Nó cắt cáp thì bỏ cáp quay lại táng bỏ mẹ nó đi để cho nó thấy rằng biển này có chủ là của Việt Nam. Để cho nó lần sau đi trên biển Đông thì nhớ đeo cái cờ đỏ sang vàng vào ,còn cái cờ có 4 sao há nồm chờ *** ấy thì đem làm giẻ chùi toilet
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    các bác cứ nghĩ chỉ mình là khôn còn lãnh đạo là ngu chắc? Ai chẳng muốn phần lợi nhiều cho mình trong các mối quan hệ với nước khác nhưng vấn đề là nước khác cũng như vậy. Cho nên lực ai "nặng" hơn thì cán cân nghiêng về phía đó. Còn lực nhẹ hơn thì phải mượn lực. mà khi mượn chưa được thì cán cân vẫn như vậy. nhìn các bác viết dài dòng chóng mặt quá. Viết ngắn thôi đi vào nội dung chính. Gặp đơn xin việc như các bác là tui khỏi đọc và đánh rớt ngay[:D][:D][:D]
  6. Cuty1978

    Cuty1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    1
    MỸ: MỘT SIÊU CƯỜNG VỚI NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM

    Bảo Frankfarte Allgemeine (FAZ) - tháng 11/2012

    Từ tình trạng nợ công cho tới những thách thức từ Trung Quốc - tình thế đang xấu đi với nước Mỹ

    Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ trước đến nay luôn là một siêu cường. Chính xác hơn, đây là cường quốc duy nhất thực hiện vai trò đảm bảo trật tự thế giới, theo đuổi các lợi ích toàn cầu và có được các công cụ để thực hiện những mục tiêu kể trên, về kinh tế, Mỹ hiện vẫn là nước dẫn đầu. Xét về tiềm lực quân sự, nước này vẫn bỏ xa các cường quốc khác. Ngay cả trong lĩnh vực “quyền lực mềm”, Mỹ vẫn được coi là một quốc gia có sức hấp dẫn lớn mà khó có nước nào sánh được. Các cường quốc kinh tế mới nổi cũng đang dần bắt kịp Mỹ, nhưng cũng chưa thể vượt Mỹ, ngay cả Trung Quốc cũng không thể sớm làm được điều đó.

    Tuy nhiên, phần lớn người dân Mỹ lại đang có một cảm giác lo sợ, rằng mọi thứ đang trở nên xấu đi với đất nước họ, rằng đất nước họ đang đi sai hướng. Đây là một tiến triển đáng lưu ý với một dân tộc vốn gần như được lập trình để trở nên lạc quan, khi mà một phần không nhỏ người dân, bao gồm cả tầng lớp trung lưu da trắng, đang nhìn về tương lai với sự nghi ngờ và bi quan. Nhiều người dân Mỹ giờ đây coi hiện tại không phải là một cuộc dạo chơi thoải mái trong một thế giới vói những thay đổi đầy kịch tính. Làm sao họ có thể nghĩ như vậy được sau nhiều năm chiến tranh và

    khi những trải nghiệm đau đớn về cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn sâu sắc? Nền kinh tế đang dần vượt ra khỏi suy thoái, nhờ vào, ở một mức độ nào đó, các biện pháp kích cầu mạnh mẽ của nhà nước và điều này đã khởi đầu một sự hồi phục cho nền kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế trong năm chỉ đạt ở mức khá khiêm tốn, dưới 2%. Mức tăng trưởng này là chưa đủ để cải thiện tình hình trên thị trường việc làm một cách rõ ràng và bền vững. Tỉ lệ thất nghiệp, vốn “ổn định” ở mức trên 8% trong nhiều tháng, khiến nhiều người phải thất vọng và là một chủ đề chỉ trích cho bất cứ ai muốn thách thức chính phủ trong các cuộc bầu cử. Vào tháng 9 vừa rồi, tháng gần cuối trước cuộc bầu cử tổng thống, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức 7,8%; mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Thông tin này đã tới kịp thời trước cuộc bầu cử và làm giảm sức ép đối với Tổng thống Obama. Vì Obama từng hứa sau khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên rằng nếu tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong kì bầu cử tới vần còn cao như vảo đầu nhiệm kì, thì ông không xứng đáng tiếp tục đảm nhận vị trí tổng thống thêm 4 năm nữa.

    Tình hình tài chính của Mỹ cũng đang trở nên tồi tệ: Mức nợ công đã chiếm gần 100% GDP, thâm hụt ngân sách hàng năm ở mức 10%. Đây là những con số đáng báo động đối với các nhân tố tham gia thị trường và tạo nên những nhận định u ám về tương lai, những nhận định này khiến người ta nghĩ tới tình cảnh của châu Âu: Ngân sách Liên bang của Mỹ, dù thế nào cũng luôn được thông qua, hiện đang đứng trước một giai đoạn củng cố ngân sách quan trọng, một quá trình mà quốc gia này trong lịch sử gần đây chưa từng trải qua. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mà cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trong những tháng vừa qua phần nhiều xoay quanh các vấn đề kinh tế.

    Ở một chừng mực nào đó, nhiệm kì tổng thống của Obama đã không có được hiệu ứng tự do và hòa giải như nhiều người mong đợi, hay chính xác hơn là mong mỏi. Tinh thần lạc quan của năm 2008 từ lâu đã không còn. Sự chia rẽ về văn hóa chính trị tại Mỹ từ trước đến nay vẫn rất sâu sắc, sự phân cực về hệ tư tưởng chính trị trong nền chính trị của Mỹ có thể còn trở nên tồi tệ hơn. Đương nhiên, đây hoàn toàn không phải là lỗi của mình Tổng thống. Trước hết, sự chia rẽ này cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế đã để lại những hậu quả sâu sắc và có một lực li tâm chính trị khá mạnh đang phát tác. Nước Mỹ không hề thu được lợi lộc gì, ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Dù nhìn ở phương diện nào, những năm vừa qua đối với nước Mỹ là khá mệt mỏi và đây những căng thăng.

    Quốc hội cần phải chịu trách nhiệm

    Mọi việc hầu như sẽ không dễ dàng cho Tổng thống Obama trong 4 năm tới. về đối nội, ông sẽ phải dành gần như toàn bộ sự chú ý của mình cho việc giảm thâm hụt ngân sách. Đây là một nhiệm vụ cấp thiết và dễ dẫn tới xung đột, một nhiệm vụ không được phép bị bỏ lại đằng sau những “di sản” nặng nề từ kỉ nguyên Bush, việc mà Obama cũng phải xử lí trước tiên. Obama cũng cần Quốc hội trở thành một đối tác thực sự, một cơ quan sẽ chịu trách nhiệm cùng Tổng thống, chứ không từ chối hợp tác. Kinh nghiệm từ những năm vừa qua cho thấy, trong khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đang đối đầu nhau đầy thù địch, thì sự nghi ngờ sẽ xuất hiện. Nhưng điều quan trọng là nền chính trị Mỹ phải giành lại được khả năng điều hành và không bị phá hủy trong các phe phái theo hệ tư tưởng đảng phái chính trị, và từ “thỏa hiệp” sẽ được loại ra khỏi từ vựng chính trị. Hệ thống chính trị của Mỹ là một hệ thống tam quyền phân lập, nó khiến việc đưa ra những quyết định quan trọng là không dễ dàng, nhưng nó cũng không hề ngăn cản quá trình này. Sự tê liệt về chính trị không phải là khẩu hiệu mà Hiến pháp của Mỹ đưa ra, điều nó cần là sự hợp tác hiệu quả giữa tổng thống và Quốc hội.

    Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, chính sách đối ngoại và an ninh đã không đóng vai trò gì quan trọng. Cả hai ứng cử viên, Tổng thống của đảng Dân chủ Obama và ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney, đã đôi lần chỉ trích lẫn nhau trong lĩnh vực này, nhưng đó chỉ là ngoại lệ. Bản thân những thành công của Obama trong cuộc chiến chống khủng bố cũng không được đề cập nhiều. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về ưu tiên chính trị và thứ tự các vấn đề được cử tri chú ý trong thời kì khủng hoảng kinh tế: nước Mỹ đã và đang quan tâm tới những vấn đề trong nội bộ đất nước, quan tâm đến tình trạng của chính mình.

    Các ngoại lệ còn bao gồm cả Trung Quốc, Cả hai ứng cử viên đều cố gắng kích động sự thiếu tin tưởng vào Trung Quốc của cử tri và họ đều hứa hẹn sẽ đưa ra những thay đổi cứng rắn hơn trong chính sách thương mại với quốc gia này. Không phải là tình cờ khi Tổng thống Obama công bố việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc tại bang Ohio, bang trọng yếu trong chiến dịch tranh cử, nơi những người lao động trong các ngành công nghiệp chế biến đang đặc biệt lo ngại trước sự cạnh tranh từ quốc gia châu Á này. Đây là một địa điểm rất lí tưởng cho những lời chỉ trích mạnh mẽ nhắm vào Bắc Kinh.

    Trung Quốc sẽ còn khiến Tổng thống Obarna phải đau đầu nhiều, vì nước này là một đối tác thương mại không hề dễ chịu, nổi tiếng với việc sản xuất hàng nhái và giữ tỉ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp. Quốc gia này còn là một cường quốc mới nổi của thế kỉ 21, một đối thủ địa chính trị của Mỹ, chuyên sử dụng các quan hệ kinh tế để đạt được những ưu thế chiến lược. Nước này cũng đang thúc đẩy chính sách lợi ích của mình một cách mạnh mẽ, một chính sách đang vượt quá giới hạn của khu vực và khiến các nước láng giềng đặc biệt lo ngại. Giờ đây, chính quyền của Obama đang thấy ở Trung Quốc một sự cạnh tranh về mặt chiến lược.

    Tuy nhiên, không phải lúc nào Mỹ cũng coi Trung Quốc là một đối thủ. Khi mới bắt đầu nhiệm kì thứ nhất, Tổng thống Obama không muốn hạn chế vai trò của Trung Quốc, thay vào đó ông muốn hướng tới sự hợp tác và “gắn kết”. Nhưng sau những thất vọng, mục tiêu kiềm chế và đối trọng với Trung Quốc đã trở nên rõ ràng hơn trong các bài phát biểu. Sự thay đổi quan trọng trong chính sách của Obama đối với Trung Quốc và châu Á xuất hiện vào mùa Thu năm 2011. Sự “chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á” về cơ bản chính là việc khôi phục và tăng cường vai trò của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đây sẽ là ưu tiên chiến lược của Mỹ. Mỹ muốn đầu tư về kinh tế, ngoại giao và chiến lược tại khu vực này. Việc Obama thông báo triển khai một căn cứ cho 2500 lính Mỹ tại miền Bắc Ôxtrâylia trong chuyến thăm nước này là một phần trong lĩnh vực đầu tư quân sự. Chính phủ Trung Quốc lập tức coi đây là hành động nhằm kiềm chế sức mạnh quân sự của nước này.

    Liệu tương lai chính trị sẽ được quyết định ở châu Á?

    Có nhiều lí do khác nhau để giải thích cho việc Mỹ tăng cường can dự ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi mà họ vẫn luôn là một cường quốc. Nhưng nguyên nhân chính lại rất dễ hiểu: Sự trỗi dậy của Trung Quôc và sự chuyển dịch trung tâm quyền lực của chính trị và kinh tế thế giới từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã viết như sau trên tạp chí “Foreign Affairs”: “Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại châu Á, chứ không phải ở Ápganixtan hay ở Irắc, và nước Mỹ sẽ đứng ở trung tâm trong các diễn tiến chính trị của khu vực này”. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện là động lực của cả nền kinh tê thế giới. GDP của các quốc gia thuộc Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chiếm tới gần 60% GDP của kinh tế thế giới và theo số liệu của Chính phủ Mỹ, kim ngạch thương mại giữa Mỹ với các nước này chiếm tới 56% tổng kim ngạch thương mại của Mỹ. Khu vực này bao gồm rất nhiều cường quốc mới nổi- cũng như các quốc gia công nghiệp truyền thống và các đồng minh của Mỹ. Các tuyến đường thương mại và năng lượng quan trọng trải khắp khu vực này. Cùng với đó chi tiêu quân sự cũng gia tăng, tại đây đang diễn ra rất nhiều tranh chấp lãnh thổ và chế độ theo đường lối cực đoan ở Bắc Triều Tiên kích động bất ổn và đe dọa các nước láng giềng. Trong khi châu Âu nhìn chung khá ổn định, cho dù chưa hoàn toàn tự do và đoàn kết, thì tình hình hỗn độn giữa sự thiếu an toàn, các nguy cơ và các mối đe dọa cùng với động lực kinh tế mạnh mẽ của châu Á khiến cho việc sắp xếp lại ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Mỹ trở nên đặc biệt cần thiết. Nếu các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh cũng nhận ra ý đồ ngăn chặn Trung Quốc trở thành một siêu cường tại châu Á, thì như vậy sự sắp xếp này không phải là một sai lầm.

    Cuối cùng thì phương hướng ngăn chặn Trung Quốc trở thành siêu cường trong chính sách đối ngoại mới của Oasinhtơn tại châu Á cũng dựa phần nhiều vào các công cụ quân sự. Cho tới năm 2020 sẽ có 60% số tàu chiến Mỹ được triển khai tại Thái Bình Dương. Các chiến lược gia nhiều kinh nghiệm như Henry Kissinger nhận định chiến lược này còn gây nhiều tranh cãi và cho rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới, lần này với Trung Quốc, là một thảm họa. Để phản bác lại những chỉ trích này, Chính quyền Obama đã nhấn mạnh rằng họ mong muốn thúc đẩy một mối quan hệ tích cực và có tính xây dựng với Trung Quốc, vì xét cho cùng, quốc gia này đã mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ của Mỹ và đang ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với Mỹ về phương diện kinh tế.

    Để đảm bảo trật tự này, một trật tự đã đem lại cho khu vực sự phồn vinh và ổn định, nhưng vẫn luôn để mắt tới Trung Quốc, Mỹ muốn làm sâu sắc và hiện đại hóa quan hệ đồng minh với các nước châu Á, như với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia và Philippin. Mỹ cũng muốn tăng cường hợp tác với các đối tác mới nổi như Việt Nam và Inđônêxia. Các yếu tố trong chiến lược châu Á còn bao gồm cả việc xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực và việc mở rộng hợp tác kinh tế và chính sách thương mại trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Rõ ràng, Mỹ đang muốn hưởng lợi từ sự năng động về kinh tế của khu vực này, đồng thời với tư cách là một quyền lực đối trọng, nước này cũng muốn ngăn chặn những đối thủ địa chính trị mới gây nguy hiểm cho trật tự khu vực.

    Nỗi lo tại châu Âu

    Các nước đồng minh của Mỹ tại châu Âu nhìn nhận sự chuyển hướng ngày một mạnh mẽ hơn của Mỹ sang châu Á với cảm xúc lẫn lộn. Lo lắng trước sự rút lui của hai lữ đoàn chiến đấu của quân đội Mỹ tại đây, châu Âu lo ngại rằng chiến lược tập trung vào châu Á sẽ gây ảnh hưởng tới an ninh của họ. Nhìn chung, châu Âu hay phàn nàn sau lưng rằng Chính quyền Obama không khác mấy so với chính quyền tiền nhiệm khi không dành nhiều sự quan tâm tới châu Âu và làm suy giảm sự gắn kết giữa Mỹ và châu lục này. Đươmg nhiên là Chính phủ Mỹ lại nhìn nhận vấn đề theo hướng khác. Mỹ chỉ ra rằng họ vẫn đóng góp nhiều cho an ninh châu Âu với vai trò không suy giảm của NATO như là nền tảng cho an ninh phương Tây và cả kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu lục này. Mỹ và châu Âu chưa bao giờ gắn kết chặt chẽ với nhau về mặt chiến lược như bây giờ, điều đó được thể hiện qua lời nói của Tổng thống Obama: “Châu Âu là hòn đá tảng trong sự can dự của chúng tôi với thế giới và là chất xúc tác cho hợp tác toàn cầu”. Việc Mỹ tập trung vào vấn đề an ninh châu Âu giống như thời kì Chiến tranh Lạnh sẽ không còn xảy ra nữa, và điều này cũng không cần thiết. Đằng sau những cam kết ủng hộ và những lời đảm bảo, Mỹ trông đợi vào các chính phủ châu Âu sẽ nhận thức rõ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, để đảm bảo sự vững chắc của liên minh liên Đại Tây Dương. Hành động can thiệp quân sự của NATO vào Libi, mà thực chất là hành động của một liên minh có sự đồng thuận cao, có thể sẽ là một hình mẫu cho những nhiệm vụ và sự phân chia gánh nặng trong tương lai, cũng như cho trách nhiệm lãnh đạo tại châu Âu.

    Ngoài ra, châu Âu không nên phàn nàn về cái được cho là sự thiếu quan tâm đến các vấn đề chính trị của Mỹ. Thay vào đó, cộng đồng liên Đại Tây Dương nên tập trung vào các chủ đề của tương lai, ví dụ như sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành một siêu cường. Châu Âu hoàn toàn không có ảnh hưởng lên việc liệu và bằng cách nào nước Mỹ có thể vượt qua sự tê liệt về mặt chính trị, liệu và bằng cách nào nước Mỹ có thể củng cố ngân sách quốc gia của mình. Đây đều là những nhiệm vụ cần thiết để nước Mỹ khôi phục khả năng điều hành đất nước và chúng ít nhất cũng quan trọng như việc phát triển kinh tế bền vừng và đối mới nước Mỹ từ bên trong. Nhưng châu Âu có thể trở thành một đối tác cùng với Tổng thống Obama để đưa ra một đối sách phù hợp về Trung Quốc, cho dù châu Âu, với tư cách là một đối tác tại Đại Tây Dương, không thể triển khai những công cụ tương tự giống như Mỹ, một siêu cường của khu vực Thái Bình Dương. Châu Âu cũng có một mối quan tâm rất lớn tới sự ổn định, thịnh vượng, phương thức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình ở châu Á, cũng như tới việc các thách thức chính trị thế giới từ sự trồi dậy của Trung Quốc sẽ được xử lý. Đó không phải là những vấn đề của riêng Mỹ./.
  7. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    Em cũng suy nghỉ nát óc mà không biết làm sao giảm hàng kém chất lượng nhập từ nước ngoài, đọc bài pác em ngộ ra được nhiều thứ.
    Thank pác
    Nhưng em vẫn thấy cài Vì và cái Giải pháp của pác còn có mâu thuẩn ạ, làm sao pác giải quyết được cái Vì đỏ đỏ kia thì cái Giải pháp đỏ đỏ đó mới hiện thực hóa được ạ.
  8. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    Vì bác hiểu đơn giản thế này nhé..Nếu có hướng dẫn thi hành luật và khung tiêu chuẩn hàng hóa rõ ràng.Khi mức phạt của luật đã như thế thì có nghĩa là dù bị phạt hay phải hối lộ để cho qua thì đều rất tốn kém và sẽ tính vào chi phí của doanh nghiệp.Ví dụ 1 năm kiểm tra nhiều đợt là quản lý thị trường ở tỉnh sẽ về huyện,xã kiểm tra,Trung ương kiểm tra địa phương,Thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất Cần Thơ....Nếu chất lượng đảm bảo và có đầy đủ giấy tờ pháp lý thì ko việc j phải sợ.Nếu ko thì kiểu gì cũng phải chi rất nhiều tiền,và những chi phí này sẽ đội giá bán hàng hóa thành phẩm nhập khẩu kém chất lượng(hoặc là nhập khẩu dán mác Việt Nam) lên rất cao trong khi chất lượng thì kém.Chỉ cần ko có lợi thì yên tâm là doanh nghiệp họ sẽ ko làm và người tiêu dùng sẽ ko mua.
    Còn hàng rào pháp lý đối với hàng nhập khẩu là bảo hộ sản xuất trong nước và làm giảm nhập siêu.Các quốc gia tiên tiến trên thế giới đều áp dụng các hàng rào chất lượng và pháp lý đối với hàng nhập khẩu.Mình ko làm là mình thiệt.
  9. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Hay cho cái đoạn màu đỏ!!!! [r2)]
    Mịa, hiếm khi trong 1 ngày mà mình "thích" 2 lần cho cùng 1 người. Bác là người làm Héc mỗ này phá lệ!!!!!![r2)]
  10. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Vấn đề hàng Tầu không đơn giản chỉ là mậu dịch thông thường. Nếu chỉ có vấn đề làm ra, có lãi thì họ xuất sang mình là vô cùng đơn giản. Chúng ta thừa sức làm được hàng hóa như thế để cạnh tranh
    Vấn đề nó nằm ở chỗ nhiều khi nó rẻ một cách vô lý. Ví như một cái áo ấm mua tại chợ Cốc Lếu giá có 70 ngàn, trong khi cái áo đó nếu may ở VN thì tiền công cũng lên đến chứng đó rồi. Vải nhập khẩu từ nó cũng vậy thôi. Bao năm nay nhiều công ty đầu tư nhà máy sợi, dệt ra vải nhưng không cạnh tranh được. Kể cả mua máy của nó, nhập sợi của nó cũng không thể làm được giá đó mặc dù nhân công và thuế sản xuất ở mình thấp hơn. Cụ hiểu nó bán giá rẻ để làm gì rồi chứ.
    Xây dựng cơ bản nhiều thằng đang chết giở vì nhà thầu là của TQ đó, máy chạy hết tải không thể đủ công suất, vận hành thường xuyên trục trặc. Xây dựng ban đầu thì rẻ hơn nhưng tính chi phí vận hành + sửa chữa + khấu hao thì giá thành sản phẩm khủng khiếp. Nhưng được cái là công trình nào thằng Khựa nó trúng thầu thì qua một đêm quan đổi đời nhờ tỷ lệ chia % cũng ngang với người Việt
    Luật, văn bản của ta thì nhiều lắm, nhiều đến nỗi thằng nọ cứ dẫm vào chân thằng kia. Ai cũng có trách nhiệm nhưng chẳng ai phải chịu trách nhiệm cả
    Nói như cụ nói thì rất dễ, đầy đủ chế tài để xử lý nhưng dường như hàng đưa từ Tầu về đều gần như nằm ngoài vòng pháp luật
    Cuối cùng thì lỗi được đổ cho người dân vì tham lam, kém hiểu biết mà tiếp tay cho hàng độc hại của TQ. Nhưng thực tế thì người dân phần lớn đều không muốn dùng hàng Tầu. Thậm chí có nơi cả người bán lẫn người mua đều nói không với hàng Tầu. Nhiều nơi sản xuất hàng ra nhưng bị hiểu lầm là hàng TQ nên bán không được , họ phải đổ đi hoặc tự tìm cho mình cách để chứng minh là hàng Việt Nam như trường hợp cam ở Hà Giang phải hái non đi bán để không bị mang tiếng là hàng TQ
    Bây giờ nó có chiêu hàng TQ nhưng lại gắn mác Việt Nam cho dễ bán. Khoai tây, nông sản nó chở từ Móng cái, Tân Thanh về Đà Lạt rồi từ Đà Lạt nó bán ra khắp nơi dưới thương hiệu Nông sản Đà Lạt
    Mấy thằng cha ngồi phòng máy lạnh cứ tự cho là quan bao giờ cũng khôn hơn dân, không tham lam như dân. Nó mà khôn hơn, ít tham lam thì đất nước này hóa rồng từ lâu rồi.

Chia sẻ trang này