1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ah, cũng nhắc thêm là Asean và TQ sẽ thực hiện Lộ trình cắt giảm thuế quan theo ACFTA
    Chương trình “Thu hoạch sớm” (EHP) là cơ chế ưu đãi thuế quan hẹp được thực hiện từ năm 2004, ngay sau khi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc được ký kết. Phạm vi của EHP gồm các mặt hàng nông sản chưa chế biến với lộ trình loại bỏ thuế quan trong 3 năm đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc và 5 năm đối với Việt Nam bắt đầu từ năm 2004. Theo đó, từ ngày 1/1/2006, Trung Quốc và ASEAN áp dụng thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng trong EHP. Việt Nam bắt đầu áp dụng mức thuế 0% từ 1/1/2008.
    Danh mục giảm thuế thông thường (NT) bao gồm 90% tổng số dòng thuế với lộ trình giảm thuế xuống 0% từ năm 2010 đối với ASEAN 6 và Trung Quốc; Việt Nam có lộ trình dài hơn 5 năm, tức là đến năm 2015, Việt Nam mới phải hoàn thành nghĩa vụ này.
    Danh mục nhạy cảm (SL) gồm những mặt hàng có lộ trình bảo hộ dài hơn, thuế suất bảo hộ cao hơn (so với danh mục thông thường). SL gồm 2 nhóm: Nhóm SL thường và nhóm SL nhạy cảm cao (HSL). Những mặt hàng thuộc danh mục SL không có lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng năm nhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện. Đối với Việt Nam, thuế suất trong danh mục SL phải giảm xuống 20% vào năm 2015 và tiếp tục giảm xuống mức 0-5% vào năm 2020. Các mặt hàng thuộc danh mục HSL giảm xuống 50% vào năm 2018.

    Xem thêm http://ven.vn/tac-dong-tu-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-asean-trung-quoc_t77c604n22172tn.aspx
    Vậy đó, theo lộ trình này Việt Nam nói riêng và Asean nói chung vẫn sẽ phải đương đầu với người khổng lồ thâm hậu TQ.
    Không lạc quan mà cũng chẳng bi quan, cuộc chơi vẫn tiếp diễn không có cách gì ngăn lại. Chúng ta nên tự trách mình trước khi trách người. Ủng hộ bác Bô mạnh tay với bọn TN, lợi ích nhóm, gian lận và đạo đức giả...than vãn không xóa được những ung nhọt này, phải tạo dựng công cụ luật pháp mạnh, tập trung nguồn lực đẻ đẩy nhanh tái cơ cấu, phát triển nguồn nhân lực (cả đức và tài) để chấn hưng nền sản xuất không những đáp ứng TT nội địa mà còn xâm nhập TT các nước. Không còn cách nào khác cả.:-w
  2. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    Cái vụ hàng rào pháp lý và hàng rào kiểm định chất lượng cũng là do e hóng được của 1 chuyên gia cố vấn kinh tế cho chính phủ nói trong 1 Hội thảo thôi.Cái này chắc sẽ được triển khai sớm và kịp thời các bác ạ.Các hàng rào mới sẽ thay thế hàng rào thuế quan.Có ý kiến được nêu ra là tất cả các thủ tục hành chính nên được làm...bằng tay thay vì bằng máy để gây khó khăn cho với các mặt hàng nhập khẩu ko đc khuyến khích=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  3. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    Nhắc đến xây dựng thì nhiều chuyện lắm..1 công trình thì nhà thầu với chi khoảng 10% giá trị công trình để trúng thầu còn 40-50% ae chia chác và lo lót.
    http://vnmedia.vn/VN/doi-thoai/van-..._toc_dai_lo_lun_nut_hang_nghin_ty_di_dau.html
    Còn các bên giám sát,kiểm tra của Việt Nam thì kém nhất vì tiêu cực nhất..Điển hình e thấy bên kiểm toán nhà nước thấy ông nào cũng khấm khá cả.Bù lại Vinashin,Vinalines....tha hồ mang tiền đi đầu tư thua lỗ.Bên thanh tra xây dựng ra công trường đc 5 phút rồi nhà thầu mang đi chiêu đãi ăn nhậu,trác táng.Các công trình nhà thầu VN làm cũng nát mà nhà thầu Trung Quốc làm cũng nát.Có điều tiền nếu vào nhà thầu VN thì chạy trong nền kinh tế còn vào túi nhà thầu Trung Quốc thì chảy ra ngoài.
    Nhưng các dự án xây dựng ODA của Nhật Bản làm thầu thì lại khác.Nhiều nhà thi công phải khóc vì công trình ko đạt tiêu chuẩn ko đc phía Nhật Bản nghiệm thu.
    Thiết nghĩ nếu Nhà nước chịu khó bỏ tiền ra thuê các cơ quan kiểm toán nước ngoài,chuyên gia độc lập để giám sát đánh giá và lập 1 bản báo cáo riêng biệt rồi trên cơ sở đó đối chiếu so sánh với các bản báo cáo của các cơ quan nhà nước khác thì tính minh bạch sẽ cao hơn nhiều.Từ đó mà đưa ra các phương án xử lý hiệu quả,hợp lý.Còn bây giờ nói thật cứ nhìn vào các cơ quan nhà nước thì cơ quan thanh tra giám sát của bất kỳ Bộ nào,nghành nào đều kiếm ăn rất khá=))=))=))=))=))=))=))=))
    Vì vậy bây giờ chỉ có giám sát,kiểm tra thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau để tăng tính minh bạch lúc đấy mới hi vọng vào chất lượng và hiệu quả của các khoản đầu tư công được
  4. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Cái này của cụ thì đúng rồi
    Nhất là trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp
    Vấn đề của cụ nó nằm ở chỗ hiện nay VN cũng có rất nhiều chế tài có thể xử lý vấn đề này ngay tức khắc mà không cần phải đợi chế tài mới
    Ví như phát hiện trong hàng hóa có chất cấm thì luật bây giờ đã xử lý được rồi. Lập tức tiêu hủy và quy trách nhiệm người quản lý có liên quan để hàng hóa độc hại kia lọt vào nội địa. Rồi xây dựng công trình xuống cấp, bắt ngay thằng chủ đầu tư và thằng thi công
    Nhưng chúng nó có làm không? xin thưa, vi phạm thì nhiều nhưng có xử lý được ai đâu. Cuối cùng là tại dân thiếu hiểu biết nên dùng hàng Tầu
    Cái cơ chế mua ghế, thằng dưới thu tiền cúng thằng trên tạo ra một mạng lưới phạm tội dày đặc như một mạng nhện. Một thằng bị bắt chúng khai ra cả nhóm nên chúng không để cho ai bị bắt, bị xử lý cả. Nếu bị nó tìm cách diệt khẩu, quy chụp hoặc mua chuộc đe nẹt cả bộ sậu vì thằng nào trước khi lên chức vụ đó cũng nhúng chàm rồi
    Sinh ra quyền lực mà không có cơ chế giám sát quyền lực nó nguy hiểm như thế.
    Giờ đây đất nước lâm nguy, đến mức một người nổi tiếng lạc quan cứng rắn như ông Nguyễn Bá Thanh cũng phải thốt lên là Đà Nẵng khó khăn chưa từng có.
    Mọi thứ trì trệ, kinh tế khó khăn làm cho việc mua sắm vũ khí mới hiện đại để bảo vệ chủ quyền cũng khó khăn theo.
    Em làm một vòng đều thấy mấy anh quan chức nhỏ thì mua nhà thành phố cho con ăn học về nối gót cha, lớn thì mua biệt thự, tài khoản nước ngoài để kiếm đường té khi có sự cố
    Nói chung chỉ còn dân đen chúng ta không biết đi đâu nên cứ thắc mắc và bức xúc vì chủ quyền hàng ngàn đời nay của cha ông bị xâm phạm.
  5. Cong_tu_ho_Hua

    Cong_tu_ho_Hua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/10/2012
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Hầy hầy >:)

    Bắc Kinh chăm chú theo dõi kế hoạch Nga trở lại Cam Ranh
    [​IMG]

    © Flickr.com
    Theo các nhà phân tích Trung Quốc, Bắc Kinh chú ý theo dõi cuộc đàm phán giữa Nga và Việt Nam về việc hải quân Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh. Gần đây, tờ "Hoàn cầu thời báo" của Trung Quốc đã đăng tải bài báo nhan đề là "Nga trở lại Cam Ranh chưa hẳn đã là điều xấu." Lịch sử quan hệ trong tam giác Matxcơva-Bắc Kinh-Hà Nội chưa bao giờ là đơn giản. Vì vậy, phản ứng trung lập của phía Trung Quốc trước khả năng hạm đội Nga có thể trở lại Cam Ranh càng gây chú ý. Sau đây là phân tích tình hình của ông Alexander Lukin, Giám đốc Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga.
    Kể từ khi CHND Trung Hoa được thành lập, Matxcơva và Bắc Kinh đã ủng hộ cuộc đấu tranh của những người cộng sản Việt Nam chống thực dân Pháp và sau đó là chống đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Sự hỗ trợ này tiếp tục được duy trì, ngay cả sau khi mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc gián đoạn vào năm 1960. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam thống nhất, quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trở nên xấu đi. Nghịch lý thay, sau chiến tranh Việt Nam, mối quan hệ giữa ba nước xã hội chủ nghĩa đã được xác định bởi các đặc điểm địa chính trị hơn là bởi ý thức hệ. Nước Việt Nam thống nhất bắt đầu đòi hỏi vai trò lớn hơn trong khu vực, chống lại tham vọng của Bắc Kinh muốn trở thành nhà lãnh đạo của phong trào cộng sản châu Á. Đáp lại, Trung Quốc quyết định dựa vào chế độ đẫm máu "Khmer đỏ" ở Cam-pu-chia, nước láng giềng của Việt Nam, xúi giục nước này xung đột với Hà Nội. Khi quân đội Việt Nam lật đổ chế độ "Khmer đỏ", Trung Quốc lên kế hoạch “dạy cho Việt Nam bài học đẫm máu", nhưng rồi phải chịu thất bại nhục nhã trong cuộc xung đột quân sự tháng 2 năm 1979. Đây là cuộc xung đột vũ trang đầu tiên trong phe xã hội chủ nghĩa.
    Ngày nay, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội vẫn còn căng thẳng. Cản trở chính là tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Hoa Nam (tức Biển Đông). Việt Nam đang lo ngại trước sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc, cũng như sự tăng cường vị thế của Bắc Kinh trong khu vực và thế giới. Hà Nội bắt đầu tìm đồng minh để kiềm chế ông bạn cũ xã hội chủ nghĩa. Do đối thủ địa chính trị Trung Quốc là Mỹ, Việt Nam phải tìm kiếm sự thông cảm ở những kẻ tử thù cũ. Hoa Kỳ cũng đang tìm kiếm đối trọng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, nên cũng quan tâm rất lớn đến việc hợp tác với Việt Nam.
    Về vấn đề này, cuộc tranh luận xung quanh việc sử dụng căn cứ hải quân Cam Ranh của Việt Nam được quan tâm đặc biệt. Cho đến năm 1972, cảng này được quân đội Mỹ sử dụng. Sau khi Mỹ thất bại ở miền Nam Việt Nam, căn cứ thuộc quyền kiểm soát của quân đội Bắc Việt Nam, và năm 1975 được giao cho Liên Xô sử dụng miễn phí. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, trên thực tế Cam Ranh thuộc quyền sử dụng của hải quân Nga và kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002, để tiết kiệm chi phí, cảng được đóng cửa hoàn toàn. Từ năm 2003, bắt đầu các cuộc đàm phán về việc tàu Mỹ sử dụng cảng Cam Ranh. Tháng 6 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, bộ trưởng đầu tiên của Lầu Năm Góc đến thăm nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định mối quan tâm của Hoa Kỳ trong việc sử dụng cảng Cam Ranh.
    Bắc Kinh có thái độ bất bình trước kế hoạch hợp tác quân sự Mỹ-Việt, nhìn nhận bước tiếp theo của Mỹ là thành lập hệ thống nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc và xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc. Bởi vì, mặc dù Hoa Kỳ không chính thức ủng hộ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cả hai nước đều tán thành khả năng hòa giải quốc tế, trong khi Trung Quốc kiên quyết phản đối việc quốc tế hóa xung đột.
    Do vậy, Bắc Kinh rất quan tâm theo dõi kế hoạch hạm đội Nga quay trở lại Cam Ranh. Vấn đề thành lập cơ sở hậu cần của Hải quân Nga đã được thảo luận, đặc biệt là trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vào đầu tháng 11 năm 2012. Theo tuyên bố của Thủ tướng Nga với các nhà báo, cuộc tranh luận về vấn đề này sẽ còn tiếp tục.
    Trung Quốc đã chấp nhận các tin tức trên với những cảm xúc lẫn lộn. Một mặt, Bắc Kinh ghen tị theo dõi sự tăng cường mối quan hệ giữa Moscow và Hà Nội. Đặc biệt, Trung Quốc không hài lòng trước sự hợp tác giữa các công ty Nga và Việt Nam trong khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa, mặc dù Moscow đã tuyên bố sẽ không tiến hành bất kỳ hoạt động nào trong các vùng lãnh thổ tranh chấp. Mặt khác, đối với Trung Quốc, sự hiện diện của hải quân Nga thân thiện ở Cam Ranh dù sao cũng có lợi hơn so với sự hiện diện của hạm đội Hoa Kỳ.
    Có lẽ Trung Quốc nghiêng về ý kiến thứ hai hơn. Bài viết đăng trong "Hoàn cầu nhật báo" cũng chứng tỏ điều đó. Tác giả của nó, nhà phân tích Li Jian trong khi mạnh mẽ chỉ trích Việt Nam có kế hoạch quốc tế hóa tranh chấp lãnh thổ, lại kiềm chế hơn khi nói đến Nga. Ông ta cho rằng tuy sự hiện diện của quân đội Nga trong khu vực sẽ làm cho tình hình thậm chí trở nên phức tạp hơn, nhưng đồng thời điều đó có thể cung cấp cho Trung Quốc nhiều không gian hơn để cơ động.
    Những đánh giá như vậy ghi nhận sự trung thành của chính sách của Nga đối với việc phát triển quan hệ xây dựng với tất cả các nước trong Châu Á-Thái Bình Dương mà không can thiệp vào các xung đột khu vực. Như đã biết, trong các tranh chấp khu vực Nga sẽ không đứng về phía nào. Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga và đối với Matxcova, mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, cũng như phát triển quan hệ đối tác cùng có lợi với các nước châu Á-Thái Bình Dương khác cũng đáp ứng lợi ích quốc gia của Nga và không kém phần quan trọng.

    Quan điểm của tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ban biên tập đài "Tiếng nói nước Nga".

    http://vietnamese.ruvr.ru/2012_12_03/96757079/
  6. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    Pác nói kich dong thế không sợ bị công an tốm sao. Như pác nói thì đồng nghĩa với từ "những người tốt còn sót lại ... " sẽ bị trù dập, xã hội xa lánh, bị quan trên dụ dổ lôi kéo ... rồi cũng thành ng xấu.:P
    Em nghỉ tới quy luật loại dần ng tốt, người x nhất sẽ được vinh danh và ... [r24)]

    Buồn cả ngày
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    “Trung Quốc không thể mua được Su-35 trước năm 2014″

    Bài viết tập trung phân tích nguyên nhân Trung Quốc và Nga đạt nhất trí mua bán máy bay Su-35 và triển vọng đàm phán, hợp tác tương lai.
    Mạng tin tức quốc phòng Mỹ vừa có bài viết cho rằng, Nga sở dĩ có thể sẽ xuất khẩu 24 máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc là vì công nghiệp hàng không Nga thực sự cần có nhiều vốn hơn để duy trì dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu.
    Bài báo còn cho biết, Trung Quốc sở dĩ mua máy bay chiến đấu Su-35 rất có thể là do chương trình máy bay chiến đấu J-11B của họ gặp phải khó khăn nghiêm trọng, hơn nữa Trung Quốc cũng đã mắc phải “nút cổ chai” về công nghệ, cần được hỗ trợ, cần có công nghệ hơn hẳn máy bay chiến đấu Su-27/J-11.
    Mặc dù còn chưa quyết định, nhưng các nhà phân tích và nguồn tin của công nghiệp quốc phòng Nga đã xác nhận, Bắc Kinh và Moscow đang tiến hành đàm phán về xuất khẩu cho Trung Quốc lô máy bay chiến đấu đa năng Su-35 đầu tiên.
    http://phungquangthanh.net/trung-qu... viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
    không quân khựa yếu thế nhỉ, đánh với không quân Vietnam thì khác nào con nít đánh người lớn, đúng là cái loại chất ít lượng nhiều[-(
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    lại có những ‘đại ngôn’ về lòng yêu nước

    Có thể thấy, lòng yêu nước của người Việt Nam ta chưa bao giờ cạn, cứ mỗi lần có biến cố thì tinh thần dân tộc lại dâng cao. Mỗi độc giả đã biểu thị một cách khác nhau chính kiến của mình – Petrotimes trân trọng biết bao những sự hướng tâm về Tổ quốc.
    Qua Internet, qua điện thoại, biên tập viên của Petrotimes đã truyền tải cho các thủy thủ tàu Bình Minh 02 nghe những tình cảm của độc giả. Hết thảy những người thợ dầu khí, những kỹ sư trên tàu Bình Minh 02 trực tiếp đối đầu với sóng dữ đều xúc động và tự hào.
    Thuyền trưởng tàu Bình Minh 02, Trần Anh Vũ từng kể cho phóng viên Petrotimes nghe những giây phút đối đầu với thách thức.
    Anh nói cũng thật nhẹ nhàng, giản dị về lòng yêu nước: “Bạn biết không, cảm giác đối đầu với thách thức trên biển của tổ quốc lạ lắm. Anh em chúng tôi không ai bảo ai nhưng đều như được lên dây cót tinh thần và tỉnh táo, dứt khoát đến lạ. Có gì đó cứ dâng đầy lên trong cơ thể, chạy khắp huyết quản, đêm hôm đó, anh em không ai ngủ được”.
    Một con người đứng mũi chịu sào, một con người từng đối đầu với sóng dữ, thác thức, với trọng trách đặt nặng trên vai mà cũng chỉ nói về lòng yêu nước một cách mộc mạc và chân thực như thế!
    Vậy nhưng, cũng qua sự kiện tàu Bình Minh 02, bên cạnh những suy nghĩ chân thành, trên internet cũng xuất hiện không ít những người có những lời nói “nhân danh lòng yêu nước”.
    Đặc biệt là các bạn trẻ, họ nói kiểu đại ngôn, và kích động. Thay vì chia sẻ, họ ngồi trong phòng lạnh và lên giọng chỉ trích và “dạy khôn” người khác phải làm thế này, thế kia…
    Trước khi bài viết này đến với bạn đọc, Petrotimes nhận được điện thoại của một độc giả là học sinh phổ thông cho biết sẽ đề xuất ý tưởng để giúp cáp của tàu Bình Minh 02 không bị tàu cá làm hỏng.
    Một ý tưởng giản đơn và chưa chứng thực được hiệu quả nhưng đã làm cho chúng tôi vô cùng xúc động. Có lẽ lòng yêu nước không cần đại ngôn mà chỉ cần ở sự chân thành như thế!
    [​IMG]Thuyền trưởng tàu Bình Minh 02 Trần Anh Vũ

    Petrotimes xin đăng tải lại bài viết “Đừng yêu nước bằng máu của người khác” từng gây nhiều tiếng vang trên internet của tác giả Bảo Anh Thái để chúng ta cùng suy ngẫm.
    “Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản tình nguyện theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: Cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.
    Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời “Có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống”. Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết.
    Tôi hỏi ông: “Đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazoka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?”
    Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm Samurai của họ.
    Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại.
    Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị – giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen).
    Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972.
    Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.
    Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu.
    Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước.
    Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ.
    Đơn giản là họ làm những điều đó.
    Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “Con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975″.
    Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói “Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”
    Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của một người dân để viết về lòng yêu nước.
    Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ.
    Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.
    Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều, hồi chiến tranh, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thộ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã VN không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết?
    Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.
    Nhiều chiến sỹ hải quân đã hy sinh vì tổ quốc – tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ chưa có đủ vũ khí để chống lại những con tàu lớn.
    Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.
    Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm. Và những thứ đó chỉ có được khi có tiền.
    Nếu có viết, hãy kêu gọi nhà nước phát hành công trái mua vũ khí, và nếu có phát hành, thì hãy mua công trái. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các bạn lên internet hô hào mình là yêu nước.
    Những người nào thích những thứ dân chủ và yêu nước lấp lánh phương Tây, xin hãy đọc lại tác phẩm kinh điển “Gone with the wind” (Cuốn theo chiều gió) để học một cách thực tế hơn về lòng dũng cảm, về tinh thần yêu nước”.
    http://phungquangthanh.net/sau-binh... viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
    [:D][:D][:D]
  9. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
  10. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ờ ờ cmt này được nhỉ=D>
    Nhưng chính sách cơ chế, kiểm tra, thực hiện vẫn do các vị ấy sản xuất mới chết chứ lị...[:D]
    Phải đến lúc dùng công cụ bảo vệ quyền pháp lý của các chủ thể trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt đưa luật hồi tố vào cuộc sống. Hiện nay các vị thoát hết vì không có luật này.. Từ lập DA, thực hiện DA, GS, TTra... có đủ các chủ thể liên đới ...nhưng vì XYZ mà tất cả đều nghiệm thu thành công, quyết toán hoàn tất. Vui cả làng! Ngoài việc thẩm định, thẩm tra, giám sát trong suốt thời gian thực hiện DA thì vẫn phải giám sát kiểm tra vòng đời của DA (hồi tố). Ngoài các cơ quan chức năng làm việc này thì dồng thời trao cho chủ công trình sở hữu quyền hồi tố chất lượng của mình. Tất cả các sai phạm đều được đưa ra tòa phân xử. Để làm được việc này nên chăng có cần xem lại quy trình đầu tư công. Chủ dự án cũng chính là chủ sở hữu CT rất dễ thông đồng rút ruột. Thay vì như thế cần chào mua rộng rãi các DA cho các nhà thầu, và nhà nước mua lại công trình. Các nhà thầu xây dựng có năng lực mới được tham gia và bảo vệ chào hàng, dĩ nhiên là họ phải chịu tất cả các vấn đề về chất lượng, hiệu quả sử dụng công trình. Sau đó họ sẽ đối mặt với các cơ quan quản lý giám sát của CQ, thanh tra, kiểm toán độc lập.... và chính các chủ sở hữu CT. Việc còn lại là tòa án thụ lý khi có tranh tụng.
    Các bác phản biện và cho ý kiến thêm he he:-w

Chia sẻ trang này