1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    khi chống thế là ta chống quan điểm, đường lối bá quyền, bành trướng tham đất, tham biển đảo của ta do một số người trong giới cầm quyền Trung Quốc chứ không phải chống nhân dân hay nước Trung Quốc. Họ là bạn, láng giềng của ta, ta cũng ảnh hưởng nhờ vả họ để vươn lên; nên cần được suy nghĩ có lý, có tình mới đúng người văn minh. chứ không thể nhao nhao như những kẻ vô văn hóa, vô tri giác khi ghét Nhật đập xe Nhật, lôi cả tài xế đồng loại đang lái xe Nhật ra đập
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    có lẽ là vừa đấm vừa xoa thôi. tức là xem như không có chuyện gì xãy ra để hi vọng không có lần kế tiếp và giảm căng thẳng khu vực. Rồi chúng ta cậm cụi khai thác tiếp.
  3. vFork

    vFork Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Cái chúng ta cần là ổn định, không phải chiến tranh, mà chiến tranh với mục tiêu gì nhỉ ?
  4. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    Dân tộc ta tránh chiến tranh vì hiểu chiến tranh và ghét chiến tranh nhưng cần nhấn mạnh rằng người Việt Nam chưa bao giờ sợ chiến tranh
    Mục tiêu duy nhất của dân tộc ta khi tiến hành chiến tranh là....vệ quốc[:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    cũng đúng nhưng chưa chính xác lắm~X. Cái chúng ta cần là diệt tận gốc mầm móng kẻ thù:-". Kết thúc 1000 năm đô hộ[:D]:))=))
  6. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Đồng ý với cụ là trong đấu tranh về chủ quyền mình phải không khéo, tranh thủ, thậm chí là mua chuộc người dân TQ
    Nhưng mà cụ cũng nên nhớ là dân họ không văn minh hiền hòa như cụ tưởng đâu. Hệ thống người dân CNXH nó khác người dân của CNTB giãy chết ở chỗ đó. TQ giờ nó như là một xã hội tư bản thời nguyên thủy cách đây 200 năm mà CNTB đã trải qua. Nó ăn sâu vào máu của người dân họ rồi, thể hiện bằng ví dụ cụ thể là công nhân của họ đến đâu là làm loạn đến đó, thương nhân của họ đi đến đâu là kéo theo sự lừa lọc. Cho nên trong đối sách về ngoại giao lẫn hành động của mình đối với dân Khựa nó cũng khác với người dân của 2 đế quốc lớn trước đây.
    Tất nhiên mình không có chơi kiểu chó cắn càn như dân nó cắn nước Nhật nhưng đối với cướp đường cướp chợ giáo dục không được thì cũng phải có lúc nói chuyện bằng nắm đấm cho nó biết ăn đang cướp của ai
    Nó vào sâu trong lãnh hải gây hấn mà không đập cho nó bét xác là hèn nhát rồi, không có gì để biện hộ được . Cứ làm rắn đi cùng lắm thì nói rằng tàu nó mất lái va vào tầu mình bị chìm, kỷ luật vài ông lấy lệ là xong.
    Cứ làm cái thống kê sơ bộ thôi , kể từ ngày nó húc chìm tầu cá của mình thì tình hình là nó đang chuyển lửa vào ngày càng gần bờ của ta. Mức độ trắng trợn hơn, thủ đoạn thâm hiểm hơn nhưng mà mình vẫn cứ nín nhịn. Thời buổi mạnh vì gạo bạo vì tiền, bất tuân luật pháp thì càng nhịn nó càng cho mình là hèn, mà hèn là sẽ bị đánh
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    đừng lo nhiều, khựa càng như vậy càng tốt cho chúng ta, và càng hại cho chúng nó. Mình làm biếng phân tích quá. Các bác tự nghĩ nhé=))=))=))
  8. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Liệu Mỹ có can dự lâu dài với ASEAN?

    Tại cuộc gặp Cấp cao ASEAN 18 ở Campuchia, mọi con mắt đều đổ dồn về Tổng thống Obama. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi tái đắc cử và là bài toán trắc nghiệm về chính sách tiếp tục can dự lâu dài với ASEAN của Washington.

    [​IMG]

    Trong bài phân tích đăng trên mạng tin Diễn đàn Đông Á ngày 2/12 viết về quan hệ Mỹ - ASEAN, cựu Tổng thư ký ASEAN Rodolfo C. Severino cho rằng Mỹ vẫn sẽ tiếp tục can dự tại Đông Á và ASEAN, nhưng mức độ sẽ giảm đi do bị chi phối bởi những áp lực trong nước và các khu vực khác.

    Theo ông Severino, trong khuôn khổ tuần lễ Cấp cao ASEAN 18 vừa qua, Tổng thống Obama đã tham dự Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 4 ngày 19/11 và Cấp cao Đông Á (EAS) ngày 20/11. Nhưng trái với kỳ vọng rất lớn của dư luận khu vực và quốc tế, sự "tái xuất" lần này của ông chủ Nhà Trắng tại các hội nghị cấp cao ASEAN không để lại ấn tượng gì đặc biệt trong cả lời nói lẫn hành động, nếu không muốn nói là khá mờ nhạt.

    Kết quả này trái ngược hoàn toàn với hai chặng dừng chân trước đó của ông tới Myanmar và Thái Lan, vốn được giới truyền thông và các nhà bình luận chính trị gọi là "sự can dự mới của Mỹ ở Đông Á".

    Những người mong muốn sự có mặt và sự quan tâm nhiều hơn của Mỹ tại Đông Á tỏ ra quan ngại về tính bền vững sự của sự can dự này, xuất phát từ nhiều lý do trong đó có việc kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn và tình hình thực tế tại khu vực Đông Á chưa thực sự đến mức cấp thiết.

    "So với các khu vực khác như Trung Đông, dù đôi lúc có xảy ra căng thẳng do tranh chấp biển đảo nhưng khu vực Đông Á không có những cuộc khủng hoảng dễ lôi kéo sự chú ý và hành động của Mỹ như chảo lửa Trung Đông", các nhà phân tích nhận định.

    Quan ngại này có thể giải thích phần nào sự "mờ nhạt khó hiểu" của Tổng thống Obama tại các hội nghị cấp cao ASEAN và EAS vừa qua.

    "Ông ấy trông khá lơ đãng và hầu như không đưa ra bất kỳ phát biểu nào đáng chú ý, cho dù vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Hoa Đông đã hâm nóng nghị trường từ nhiều ngày trước. Có lẽ ông ấy đang bị phân tâm về việc dỡ bỏ vách đá tài chính và về cuộc chiến giữa các tay súng Palestin ở dải Gaza với đồng minh thân cận Israel ở Trung Đông ", ông Severino nói.

    Ông Severino hiện đứng đầu Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore.

    Cũng theo ông Severino, những lợi ích từ các mối quan hệ kinh tế gần gũi (với Trung Quốc) và sức ép tài chính trong nước đã chiếm ưu thế trong chuyến công du lần này của Obama, bất chấp thực tế là ASEAN đang đối mặt với thời khắc khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm tồn tại của mình khi dư âm về việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 không ra được tuyên bố chung hồi tháng 7 vẫn đang đè nặng lên các nhà lãnh đạo khu vực. Giữa đối nội và đối ngoại, ông Obama đã nghiêng về người dân trong nước. Giữa Đông Á và Trung Đông, ông dành mối quan tâm nhiều hơn cho khu vực vốn được coi là "rốn dầu" của thế giới.

    Bấy nhiêu thôi đủ để các nước ASEAN tự rút ra bài học cho mình. Tìm kiếm đồng thuận và tự thân vượt khó xem ra vẫn là giải pháp tốt nhất cho dù ở góc độ nào đó, ASEAN vẫn có thể dựa vào sự can dự của Mỹ, nhưng chỉ có chừng mực mà thôi.
    Theo Dân Trí

    Đấy, rõ là ván cờ BĐ đã được sắp xếp tinh vi, chú sam hiện không phải là con ngáo ộp như xưa, bản tính thực dụng thời O bà má biểu hiện qua chính sách không trực tiếp can dự của họ đối với các khu vực chiến lược truyền thống. Được cho là đối trọng lớn, chủ yếu của TQ trong việc đảm bảo AN hàng hải và hòa bình khu vực CA TBD, nhưng rõ ràng Mỹ cũng khó ngăn chặn việc leo thang hùng hổ của TQ tại BĐ ngay phen dậu của họ. Một yếu tố đáng lưu ý về thái độ à uôm, thiếu quyết đoán của Mỹ trong vấn đề tranh chấp BĐ đó là họ là siêu cường duy nhất không ký công ước luật biển 1982. Trong các cuộc mặc cả và chiến lược ngăn chặn lẫn nhau, dễ đoán dù "cực lực" phản đối TQ bá quyền nhưng các lợi ích chiến lược của quan hệ Mỹ Trung đã có phần nào làm giảm đi tính đối kháng sống còn khi cả hai bên đều nhận thức tránh đối đầu trực diện và không để sụp đổ kinh tế song phương Mỹ Trung cũng như toàn cầu. Do đó khả năng Mỹ sẽ tiếp tục thực dụng trong quan hệ với TQ dù chống lại chủ nghĩa bá quyền bành trướng Trung Nam Hải nhưng tất nhiên họ sẽ thỏa hiệp một thế cờ đôi bên có thể chấp nhận được. Đó là TQ sẽ có quyền lợi ở BĐ (có thể không như tham vọng hão huyền đường 9 đoạn) và đương nhiên Mỹ cũng có lợi ích tương xứng như tự do hàng hải, hiện diện sức mạnh Mỹ ở khu vực. Cái này rất hợp với quan điểm của nhà cầm quyền TQ là gác tranh chấp cùng khai thác BĐ(!?). Dễ thấy TQ không dại gì chọc giận TG bằng việc thôn tính BĐ và cấm cửa eo biển Malacca, vì thế họ sẽ tìm cách thỏa thuận cụ thể việc này với Mỹ và các thực thể Địa chính trị khác như EU, Úc, Nhật...
    Việt Nam và các nước Asean cần sớm cải thiện tính đồng thuận, đoàn kết tăng cường sức mạnh toàn diện để đảm bảo an ninh chủ quyền và ngăn chặn mưu đồ xâm lấn của TQ, Một cộng đồng Asean thuần nhất văn hóa, kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự quốc phòng....rõ ràng là thành lũy khó xâm phạm đối với ông kẹ tham lam TQ. Đẩy mạnh liên kết mạnh mẽ với MỸ, EU, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ...để vừa khẳng định xu thế toàn cầu hóa và hòa bình, vừa để tranh thủ và thuyết phục các nước lớn này vào việc ủng hộ Asean đảm bảo ngăn chặn bá quyền và duy trì hòa bình ổn định khu vực ĐNA, BĐ. Vòng quay lịch sử không còn nhiều cho lựa chọn, toan tính khác nữa vì lửa đã gần nhưng nước hãy còn xa lắm.:-w
  9. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Vấn đề ở chỗ là thằng hàng xóm nó vào trong nhà cụ nó cướp tài sản của cụ, phá hoại tài sản của cụ rồi đè vợ con của cụ ra hiếp, giết cụ sẽ làm gì?
    Không lẽ cụ lại nói nó không cố ý, hay là cụ lại mếu máo khóc lóc trên công an phường?
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    không biết là có hay không nhưng nếu kết quả là không thì rất khó "bẻ măng"[:D]:))=))

Chia sẻ trang này