1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ruoitrau

    ruoitrau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2001
    Bài viết:
    1.892
    Đã được thích:
    1.079
    các bác nào có tâm thì đừng comment trả lời mấy thằng troll với giả tàu nữa làm theo bác malog đi, thấy cái box này càng ngày càng rác, bác nào vẫn thiết tha với tình hình quân sự, lịch sử thì chạy qua đây đi http://www.vnmilitaryhistory.net
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Mỹ bất an về Senkaku/Điếu Ngư

    TPO – Bộ Ngoại giao Mỹ vừa ra tuyên bố, cho biết Washington cảm thấy bất an về những chuyến “thâm nhập không phận” gần đây của máy bay Trung Quốc trong khu vực bầu trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

    [​IMG]
    Máy bay Trung Quốc trong một lần vào không phận Điếu Ngư/Senkaku.

    Thông cáo ngày 16-12, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc tránh những hành động làm gia tăng căng thẳng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều công bố chủ quyền.
    Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, “Washington bất an về những chuyến bay gần đây của phi cơ Trung Quốc trong khu vực bầu trời quần đảo tranh chấp mà Tokyo coi là thuộc không phận của Nhật Bản”, và “Washington kêu gọi Bắc Kinh ‘không để xảy ra những sai lầm’ có thể phá hoại hòa bình, an ninh và tăng trưởng kinh tế trong khu vực”.

    Bộ Ngoại giao Mỹ đồng thời cho biết chính sách của Washington về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là không thay đổi.

    Hồi đầu tháng 12, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua một sửa đổi lần nữa khẳng định lại cam kết của Mỹ với Nhật Bản trong tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông với Trung Quốc .

    Theo đó, Mỹ "thừa nhận quyền cai quản quần đảo Senkaku của Nhật Bản" và "hành động đơn phương của một bên thứ 3 sẽ không ảnh hưởng tới Mỹ trong việc công nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku".

    Bản sửa đổi đã tái khẳng định cam kết của Mỹ với Nhật Bản theo Hiệp ước An ninh và Hợp tác tương hỗ Mỹ - Nhật Bản và được coi như một lời cảnh báo rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một trong hai thành viên của Hiệp ước tại vùng lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản "sẽ được đáp lại theo đúng quy định".

    .....
    Điếu Ngư/Senkaku: Ác mộng thảm họa
    > Philippines muốn Nhật trở thành đối trọng với Trung Quốc
    Lần đầu tiên trong lịch sử cuộc tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền với Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Bắc Kinh và Tokyo đã phải viện đến chiến đấu cơ. Diễn biến tranh chấp đang phát triển theo chiều hướng kịch bản xấu và đe dọa sớm vượt ra ngoài tầm kiểm soát.


    Ngày 13-12 ở phía Nam vùng trời đảo Uotsuri lớn nhất trong dãy Senkaku/Điếu Ngư xuất hiện máy bay khảo sát biển B-3837 thuộc thành phần Cơ quan quản lý Đại dương của CHND Trung Hoa.
    Nhật Bản đã phái các phi cơ tiêm kích F-15 lên ngăn chặn chiếc máy bay dân dụng này . Không xảy ra sự cố gì, nhưng Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã lệnh cho các thuộc cấp tương ứng siết chặt kiểm soát vùng Senkaku/Điếu Ngư.

    Bắc Kinh đưa ra tuyên bố rằng sự gia tăng đòi hỏi trả lại đảo Điếu Ngư chính là xuất phát từ động thái của chính phủ Nhật Bản, mua lại và quốc hữu hóa mấy hòn đảo trong vùng tranh chấp trước đây vốn là sở hữu tư nhân.

    Việc phô trương họat động chống Nhật của các nhà hoạt động xã hội ở Trung Quốc đòi lấy lại Điếu Ngư/Senkaku, hiện diện của ngư dân và tàu tuần tra trong vùng biển “nóng”, và hàng lọat cuộc biểu tình chống Nhật kèm theo đập phá các cơ sở Nhật Bản ở Trung Quốc đã gây tổn thương đáng kể cho quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

    Nhiều chuyên viên đã hy vọng rằng những hành động chống đối này chỉ giới hạn trong dịp Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc. Người ta đã chờ đợi rằng, sau khi hoàn thành Đại hội, những hành động như vậy sẽ triệt thóai và mối quan hệ Nhật-Trung rồi sẽ trở lại quĩ đạo bình thường.

    Niềm hy vọng đó thể hiện qua phát biểu của các chuyên viên Trung Quốc. Họ thừa nhận là chiến dịch xung quanh Điếu Ngư/Senkaku gây phương hại cho quan hệ giữa hai nước và tin tưởng rằng Bắc Kinh sẽ tìm thấy giải pháp xứng đáng thoát ra khỏi tình trạng này. Thế nhưng Đại hội Đảng đã kết thúc, mà họat động om sòm của người Trung Quốc về quần đảo tranh chấp vẫn không chấm dứt.

    Chính phủ Nhật Bản thấy không thể không có phản ứng - ở đất nước này sắp tới cần tổ chức bầu cử Quốc hội, và sự nhẹ nhàng trong cuộc tranh chấp lãnh thổ hiển nhiên sẽ làm lung lay hơn nữa vị thế vốn đã chẳng mấy vững vàng của đảng Dân chủ cầm quyền.

    Mà như các chuyên gia dự đoán, nếu đảng Dân chủ Tự do đối lập giành được chiến thắng trong bầu cử, thì hẳn là sẽ phải chứng tỏ sự cứng rắn trong cuộc tranh chấp lãnh thổ. Vấn đề là ở chỗ, họ khó có thể làm hài lòng các cử tri bằng chiến thắng trên mặt trận kinh tế, ít nhất là trong tương lai gần.

    Nhưng điều tồi tệ hơn đối với Trung Quốc là Tokyo sẽ buộc phải đẩy mạnh phát triển hợp tác quân sự với Mỹ và chuyển đổi Lực lượng Phòng vệ dân sự không hề yếu của mình thành một quân đội hòan chỉnh.

    Người Nhật từng cố gắng làm điều đó cả thời gian trước đây, nhưng còn e ngại sự bất bình của các nước châu Á, từng chịu đau khổ dưới ách quân phiệt Nhật Bản. Giờ đây, chẳng còn phải lo ngại sự bất bình đó nữa, ít nhất cũng là từ phía Philippines.

    Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo Anh "Financial Times" đã tuyên bố ủng hộ việc Nhật Bản tạo lập lực lượng vũ trang đầy đủ, có thể trở thành đối trọng nặng ký so với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Thái độ thiện cảm của phía Philippines dành cho quân đội Nhật Bản bắt nguồn trước hết là ở tình trạng leo thang tranh chấp với Trung Quốc xungquanh những hòn đảo ở biển Biển Đông.

    Cũng không nên quên thêm một yếu tố nữa đẩy nhanh tiến độ quân sự hóa của Nhật Bản. Đó là vụ phóng vệ tinh nhân tạo của Bình Nhưỡng, minh chứng về sự lớn mạnh trong năng lực khoa học và công nghệ tiên tiến của CHDCND Triều Tiên.

    Cùng với thực tế đó, còn phải tính rằng Bình Nhưỡng mới đây đã triển khai chương trình làm giàu uranium, mà tiến triển có thể dự kiến là việc Bắc Triều Tiên tạo ra vũ khí hạt nhân.

    Viễn cảnh đó không chỉ kích thích Nhật Bản mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ về phòng thủ tên lửa, mà còn cấp nguyên cớ để đưa vào chương trình nghị sự quốc gia vấn đề từ bỏ qui chế phi hạt nhân. Phương án đó sẽ điều chỉnh cơ hội của Tokyo trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh bởi Trung Quốc từ lâu đã là cường quốc hạt nhân.

    Tuy nhiên, lại cũng yếu tố này sẽ kích động cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á và làm tăng vọt khả năng về một cuộc xung đột hạt nhân. Nói tóm lại là cơn ác mộng thảm họa.

    Theo Voice of Russia

    .....
    Trung Quốc chỉ được xếp vào ‘chiếu dưới’

    Trung Quốc thường khoe khoang các loại vũ khí của họ có tính năng ngang bằng với Mỹ và vượt trội so với Nga nhưng trên lĩnh vực không quân chiến lược thì chỉ có Nga và Mỹ là “ngồi chiếu trên”, còn Trung Quốc vẫn chỉ là “kẻ chầu rìa”.

    Hiện nay, Mỹ đang sở hữu 228 chiếc máy bay ném bom chiến lược với thời hạn sử dụng tương đối dài (B–52 là 2044, B–1 là 2038 và B–2 là 2058). 2 loại máy bay thế hệ trước là B–52 và B–1 có ưu điểm là tầm hoạt động xa, mang theo lượng bom đạn lớn nhưng rất dễ bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không đất đối không của đối phương, mà sử dụng máy bay ném bom tàng hình B–2 chỉ phù hợp khi tác chiến ban đêm.

    Kế hoạch ban đầu, Mỹ muốn giảm số lượng B–52 xuống còn 56 chiếc (trong đó 44 chiếc được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu bình thường), số lượng B–1 cũng sẽ giảm xuống còn 32 chiếc, trang bị thêm 24 vũ khí tiến công chính xác, có khả năng cơ động tiến công các mục tiêu mặt đất xa hơn 2000km và trở về căn cứ trong vòng 2,5h mà chỉ cần tiếp dầu 1 lần.

    [​IMG]
    Lực lượng máy bay "khủng" của không quân Mỹ.


    Công tác cải tạo, nâng cấp các loại hiện đang sử dụng đã được triển khai toàn diện, Mỹ đã trang bị hệ thống thông tin và thiết bị điện tử hoàn thiện để 162 máy bay loại B–52 và B–2 có khả năng sử dụng được tất cả các loại vũ khí tiến công chính xác không đối đất hiện có.

    Từ năm 2008 – 2010, Mỹ đã triển khai nghiên cứu, phát triển loại máy bay ném bom tầm trung B–3 có bán kính tác chiến là 3200km, trọng lượng không tải 12,7 tấn. Kế hoạch ban đầu đến năm 2018 sẽ hoàn thành nhưng hiện dự án đang dậm chân tại chỗ nên đầu tháng 12 vừa qua, không quân Mỹ đã thay đổi kế hoạch, nâng cấp toàn bộ 66 máy bay ném bom B-1 để kéo dài thời hạn sử dụng đến năm 2025.

    Cho đến nay, lực lượng không tầm xa chiến lược của Nga có 138 máy bay, bao gồm: 14 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu–160 “BlackJack”, 56 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu–95MS, 66 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu–22M3 “Backfire C”, 2 chiếc máy bay trinh sát chiến lược Tu–22MP. Xét về khả năng tác chiến, hiệu quả tác chiến của lực lượng không quân tầm xa chiến lược của Nga đạt khoảng 30% (với các đầu đạn thường) và 50% (với các đầu đạn hạt nhân). Trong “Kế hoạch phát triển vũ khí, trang bị trước năm 2015”, Nga sẽ tiến hành nâng cấp toàn diện các loại hiện đang sử dụng, dự kiến trước năm 2016 sẽ hoàn thành việc cải tiến kỹ thuật cho khoảng 18% máy bay ném bom chiến lược và đến trước năm 2021, tỷ lệ này sẽ được nâng lên thành 86%.

    [​IMG]
    Dàn máy bay hùng hậu của không quân Nga.


    Nhận thức được sự yếu kém của lực lượng không quân Nga, sau khi trở lại điện Kremlin, ông Putin đã tuyên bố từ nay đến năm 2020 sẽ dành ngân sách 4000 tỷ Rup, tương đương với 123 tỷ USD (bằng 1/5 tổng ngân sách quốc phòng) để nâng sức mạnh không quân Nga lên một tầm cao mới. Sáu tháng đầu năm nay, sau khi khôi phục các chuyến bay tuần tra đường dài của máy bay ném bom TU-95, Nga đã liên tiếp công khai một loạt kế hoạch nhằm nâng cao sức mạnh không quân chiến lược.

    Tháng 2 năm nay, Moscow tuyên bố từ nay đến năm 2020 sẽ nâng cấp toàn diện 10 chiếc máy bay ném bom chiến lược TU-160, trang bị hệ thống vũ khí, trang thiết bị hàng không và vô tuyến điện tử mới để cho ra đời phiên bản TU-160M. Đặc biệt họ sẽ trang bị thêm tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa (1 trong 2 loại Kh-101 hoặc 102) để nâng sức mạnh của nó lên gấp đôi TU-160. Tiếp theo, trong tháng 3, Nga cũng bắt đầu tiến hành nâng cấp 30 chiếc TU-22M3 thành loại TU-22M3M, hạng mục nâng cấp này sẽ hoàn thành cùng thời điểm với hạng mục cải tiến TU-160.

    Nga cũng có kế hoạch sang năm 2013 sẽ tân trang lại toàn bộ 56 chiếc TU-95MS lên chuẩn MSM, các hạng mục chủ yếu là trang bị hệ thống thông tin, điều khiển và hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS, thay thế tên lửa cũ bằng tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 (tên Nga là X-101) mang đầu đạn hạt nhân. Dự kiến kế hoạch nay sẽ hoàn thành trước năm 2025, kéo dài thời hạn sử dụng TU-95 đến ít nhất là năm 2040.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom tầm xa TU-160 của Nga được mệnh danh là "Thiên nga trắng".


    Không dừng lại ở đó, ngày 14/06, trong buổi làm việc với các tướng lĩnh không quân, ông Putin khẳng định Nga sẽ phát triển loại máy bay ném bom thế hệ mới PAKDA, dự án này sẽ được triển khai tại nhà máy chế tạo máy bay Kazan – cái nôi của TU-95 và TU-160.

    Từ trước đến nay, công nghệ tàng hình của máy bay Mỹ là sự kết hợp hoàn hảo giữa hình dạng khí động học tối ưu nhằm tiết giảm diện tích phản xạ radar và công nghệ sơn phủ hấp thụ hoặc tán xạ sóng radar, hiện xu hướng này đang là phổ biến trên thế giới. Khả năng tàng hình của máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của Nga sẽ theo một xu hướng riêng, dựa trên cơ sở công nghệ plazma, được coi là “trạng thái thứ 4 của vật chất”. Đây là một môi trường chất khí hỗn hợp trung hoà các điện tích dương và điện tích âm. Loại bức xạ này bao phủ xung quanh một vật thể nào đó cần che giấu thì vật thể đó hoàn toàn tàng hình trước các loại radar hiện đại nhất, khi loại máy bay ném bom tàng hình của Nga ra đời sẽ làm đảo lộn các nguyên lý truyền thống về radar.

    Còn lực lượng không quân và không quân hải quân Trung Quốc chỉ có duy nhất loại máy bay ném bom tầm trung, tốc độ dưới âm H-6, sản xuất năm 1968. H-6 là phiên bản nội địa của loại máy bay ném bom Tu-16 do Nga sản xuất đầu thập niên 50. Loại máy bay này cơ bản là đã cũ, tầm bay ngắn, tính năng hạn chế, không đáp ứng được với yêu cầu tác chiến chiến lược trong chiến tranh tương lai.

    [​IMG]
    Chuẩn bị lắp đặt bom JDAM trên máy bay ném bom B-1
    .

    Hiện Trung Quốc có tổng số 120 máy bay thuộc thế hệ H-6 (bao gồm cả máy bay tiếp dầu và 1 vài phiên bản của nó là H-6D, H-6H, H-6K, K-6M). Hiện tại, H-6 cũng đã phục vụ được hơn 40 năm, sắp hết thời hạn sử dụng, số ít các phiên bản cải tiến của nó cũng chỉ còn thời hạn trên 10 năm nữa.

    Theo thông tin không chính thức, chỉ có 40 chiếc H-6 được nâng cấp lên 2 phiên bản hiện đại là H-6M và H-6K kéo dài thời hạn đến năm 2030 (60 năm phục vụ), còn lại 80 chiếc thuộc thế hệ đầu tiên sẽ lần lượt ngừng sử dụng trong khi đó dự án sản xuất H-10 (phiên bản nội địa của TU-22M3) cũng chưa biết đến khi nào triển khai xong, dự án chế tạo máy bay ném bom chến lược tương lai vẫn đang còn nằm trên giấy. Lực lượng không quân ném bom chiến lược của Trung Quốc đang đứng trước tương lai hết sức ảm đạm.

    Tuy Nga và Trung Quốc có số lượng máy bay tương đương nhau (138 và 120), bằng hơn nửa Mỹ nhưng khi xét đến vũ khí trang bị, Nga vẫn được xếp ngang hàng với Mỹ, còn Trung Quốc chỉ được coi là “kẻ học việc”.

    [​IMG]
    Máy bay ném bom chiến lược B-2 của Mỹ.


    Từ trước đến nay, các máy bay ném bom tầm xa được xếp vào lực lượng không quân chiến lược, là một nhân tố quan trọng nhất trong bộ 3 tấn công hạt nhân vì tín năng cơ động, tầm hoạt động rất rộng và khả năng tấn công hạt nhân của nó. Về phương diện này, Mỹ và Nga mỗi nước có những ưu điểm riêng, còn Trung Quốc chỉ xếp vào “chiếu dưới”.

    Về số lượng máy bay, tính năng tàng hình hiện Mỹ đang vượt trội so với Nga và cũng hơn về số lượng vật mang vũ khí hạt nhân như: bom, tên lửa (gần 1400/gần 800). Thế nhưng Nga có một ưu điểm tuyệt đối so với Mỹ là tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, là loại vũ khí quan trọng nhất trên máy bay ném bom chiến lược, thể hiện uy lực tấn công hạt nhân tầm xa. Hiện Nga đang trang bị trên TU-160 và TU-95MS 2 loại tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn khủng khiếp là Kh-101 và biến thể của nó là Kh-102 (X-101 và X-102). Loại tên lửa này có tầm bắn tới 10.000 km, sai số mục tiêu chỉ có 10m, có khả năng bắn trúng các loại mục tiêu kích thước chỉ 2-3m, bao gồm cả muc tiêu di động. Trong khi đó, loại tên lửa hành trình tiên tiến nhất của Mỹ là AGM-129 cũng chỉ có tầm bắn trên 3000km. Như vậy, Nga đã bù lại được điểm yếu về bán kính tác chiến, mà còn tránh cho máy bay không bị nguy hiểm khi tiến sát đến khu vực phòng không của kẻ địch. Hiện nay trên thế giới không có loại tên lửa không đối đất nào có tầm bắn và khả năng tấn công mục tiêu di động sánh bằng các loại tên lửa này. Đây cũng điểm mà Mỹ rất kiêng dè các loại máy bay ném bom Nga, khi Nga khôi phục hoạt động bay tuần tra của TU-160, Mỹ và Nato đã rất lo lắng.

    [​IMG]
    Tên lửa Kh-101 và Kh-102 được lắp đặt trên máy bay ném bom TU-95MS.


    Còn Trung Quốc thì không đáng để so sánh, hiện họ đang sở hữu 2 loại tên lửa hành trình chống hạm YJ-62, YJ-82 và loại “tự phong” là tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không KD-88. Thế nhưng, tầm bắn của KD-88 chỉ vẻn vẹn 120km, tiệm cận với AGM-84 SLAM của Mỹ và Kh-59M của Nga (đều 130km), mà đây là các loại tên lửa Nga và Mỹ chỉ trang bị cho các máy bay ném bom chiến thuật (tiêm kích bom, cường kích).

    YJ-62, YJ-82 cũng có thể dùng làm tên lửa không đối đất nhưng trong 2 loại này, YJ-82 (bản xuất khẩu là C-802) có tầm bắn 120km, YJ-62 (bản xuất khẩu là C-602) có tầm bắn xa nhất trong các loại tên lửa hành trình trung Quốc cũng chỉ đạt hơn 400km, còn kém xa loại tên lửa Kh-555 trên máy bay TU-22M3 với tầm bắn 2000km, hơn nữa, các tên lửa này không có đầu đạn hạt nhân nên uy lực sát thương chẳng đáng là bao. Ngay cả khi thế hệ H-10 (phiên bản nội địa của TU-22M3) trang bị phiên bản phóng từ trên không của tên lửa đạn đạo DF-21 (tầm bắn trên 1500km) được đưa vào sử dụng cũng vẫn không sánh được với TU-22M3M Nga vừa nâng cấp với tên lửa Kh-555 cải tiến.

    [​IMG]
    Lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 (C-602) trên máy bay ném bom tầm trung H-6.

    Cùng với sự yếu kém của tên lửa tấn công, các máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc có bán kính tác chiến chưa tới 3000km nên dù có muốn họ cũng chẳng chạm tới “gấu áo” của Mỹ, may ra thì vươn tới được Guam. Các chuyên gia quân sự dự tính cho đến năm 2030, Trung Quốc không có cách nào đuổi kịp Nga, Mỹ. Cho đến khi đó, lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Trung Quốc vẫn còn một lỗ hổng lớn, ngày mà Bắc Kinh có đủ uy lực răn đe toàn cầu ít nhất của phải tới năm 2050.

    Theo Nguyễn Ngọc-An ninh thủ đô

    Trung Quốc hãy xem lại thực lực của mình để cư xử có phép tắc với thế giới. Cái ngày mơ ước làm Thiên Triều quá viễn vông và nguy cơ diệt vong không thể tránh khỏi[:D][-X
    Tại sao cả TG luôn xem TQ là kẻ thù tiềm tàng nguy hiểm nhất? Cái đó chính là xuất phát từ lòng tham, mưu đồ bá chủ thế giới của giới cầm quyền vĩ cuồng Trung Nam Hải....và bọn nâng bi, liếm **** ra rả suốt ngày cái tư tưởng đại háng tham tàn, hoang dâm vô độ[:D]
  3. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Thường thì nếu ai được quan tâm, tung hô, đề cấp đến nhiều quá thì đến 1 lúc nào đó, người đó sẽ nghĩ mình là người tài giỏi thực sự. Nhưng họ ko hiểu rằng cái đó chỉ là ảo và rằng họ đang hoang tưởng về khả năng thực của bản thân mình. Hay ít ra họ chưa đạt được cái tầm như những lời tung hô đó.
    Cái này ko chỉ đúng với con người.
  4. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Diễn đàn cứ một chiều thì chán ốm
    Nó phải là xã hội thu nhỏ, đa chiều mới hay
    Thế mới cho các cụ thấy tranh thủ quần chúng nó quý giá chừng nào
    Một mình mấy cụ đầu trò vật nhau với chúng nó có mà trằng bụng
  5. nguoihoathu

    nguoihoathu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2012
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    21
    nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, như trong đây vật nhau với nó thì nó cãi cùn xong phủi đít, mà mỗi lần post nó chơi 1 lần 3-4 post liên tục chứ ko phải 1 post (tranh page) rất khó chịu, dễ quá nên giờ cha con nó 1 thằng 2 3 cái clone phóng sh1t khắp diễn đàn

    Đừng có quote bài mấy thằng giả khựa mệt lắm
  6. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Bọn đó là phải nói chuyện bằng nắm đấm
    Nó là chó mà các cụ cứ nói tiếng người thì nó hiểu làm sao được
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nhìn cái mẹt thằng Tổng lẫn thằng lính như mất não ý
    Chắc bị bệnh đao
    Nên đứa nào đứa nấy trông cứ ngu ngu
    Chiến tranh bòm, thế là mất nòi. Sau năm 1979 tiệt nòi vô số mà chưa chừa lại còn đòi nghịch dại
  7. Vet_mang

    Vet_mang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2012
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Cái thằng Trung lựu đạn nầy nó là "Lưỡng quốc Ngáo gian" đó bạn ạ, cái thể loạn vừa Hán gian lại vừa Việt gian nhẫn nhộn ! Khua khoắng bấy lâu trên diễn đàn nầy, thủ đoạn sâu xa của nó là hòng chia cắc tình hữu nghị Việt-Trung đã được Đảng và nhân dân hai nước dầy công vun sới.

    Quân đội hai nước chúng là là quân đội từ nhân dân mà ra lấy đại nghĩa thắng hung tàn, thế mà nó hễ cứ mở mồm ra là đòi chém người, rõ ràng là nó âm mưu phi nhân văn hóa, phi chính trị hóa quân đội, hòng tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tay cho bọn tây lông âm mưu đưa hai nước chúng ta trở về thời kì nô lệ.

    Nầy cái thằng Trung lựu đạn !
    b-(
  8. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc
    Thứ ba 18/12/2012 21:25
    ANTĐ - Chỉ tính riêng trong quý 4 năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng gần chục tàu chấp pháp biển tải trọng hàng nghìn tấn, bao gồm cả hải giám và ngư chính, trong đó phần lớn là các tàu hải giám. Ẩn chứa đằng sau chiến lược “Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển” là âm mưu gì?

    Hiện nay, trên phân mục “Các tàu hải quân chuyển đổi thành hải giám” thuộc chương mục “Bạn có biết” của trang Web tìm kiếm nổi tiếng của Trung Quốc “Baidu” thông báo tổng cộng có 11 tàu hải quân Trung Quốc đã và đang hoán cải thành tàu hải giám. Con số này dự kiến còn có thể tăng lên trong thời gian tới, các tàu chiến trá hình thành tàu hải giám cụ thể như sau:

    Tổng đội hải giám Bắc Hải có 03 tàu, bao gồm: Tàu kéo Bắc Đà 710 chuyển loại thành Hải giám 110; tàu phá băng Hải Băng 723 biến tướng thành tàu Hải giám 111, tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh lớp 918 hoán cải thành Hải giám 112. Tất cả các tàu này đều do Hạm đội Bắc Hải bàn giao cho lực lượng hải giám.

    [​IMG]
    Tàu Bắc Đà 710 đã lột xác thành tàu Hải giám 110
    Tổng đội hải giám Đông Hải gồm 03 tàu: Tàu kéo Đông Đà 830 biến đổi thành Hải giám 137, tàu đo đạc luồng lạch Đông Trắc 226 và tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 - Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong. Các tàu này trước khi chuyển sang lực lượng hải giám đều trực thuộc hạm đội Đông Hải.

    Tổng đội hải giám Nam Hải được biên chế nhiều hơn với 05 tàu là: tàu kéo Nam Đà 154 trở thành Hải giám 167, tàu điều tra hải dương Nam Điều 411 (nguyên là Nam Tiêu 411) được “phù phép” trở thành Hải giám 168, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 (nguyên là Hải Dương 13 hay còn gọi là Hướng Dương Hồng 21) biến hóa thành Hải giám 169, tàu vận tải đổ bộ Nam Vận 830 và tàu khu trục tên lửa 162 Nam Ninh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong nên không rõ phiên hiệu.

    Khảo sát tất cả các tàu hải giám đã hoàn thành chuyển loại cho thấy, tàu hải quân ở hạm đội nào thì sẽ biên chế về Phân cục hải giám khu vực đó. Số hiệu các tàu hải giám chuyển loại từ tàu hải quân đều được đánh bằng 3 số có quy luật. Tàu thuộc Tổng đội hải giám Bắc Hải bắt đầu là 11x, tàu thuộc hải giám Đông Hải có thể là 13x (mới được 1 tàu nên chưa khẳng định), các tàu thuộc hải giám Nam Hải bắt đầu là 16x.

    [​IMG]
    Tàu Nam Điều 411 được phù phép biến thành Hải giám 168
    Lực lượng ngư chính Trung Quốc cũng có 2 tàu thuộc loại lớn nhất trong khu vực là Ngư chính 311 và Ngư chính 206, dự kiến sắp tới sẽ có thêm 1 tàu được hoán cải từ tàu Nam Bác 952 của hạm đội Nam Hải. Tàu Ngư chính 311 nguyên là tàu cứu hộ Nam Cứu 503 của Hạm đội Nam Hải có lượng giãn nước 4500 tấn.

    Tiền thân của Ngư chính 206 là tàu điều tra hải dương kiểu 636 mang số hiệu 871 “Lý Tứ Quang” (trước đây là Hải Dương 18), trực thuộc hạm đội Nam Hải. Đây là tàu điều tra hải dương rất hiện đại với hệ thống quan trắc, đo đạc biển tầng nước sâu 3 chiều và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, có lượng giãn nước 5872 tấn, dài 129,82m, rộng 17m.

    Âm mưu thâm độc...

    Hiện các hình ảnh trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy, ngoài việc sơn sửa lại phiên hiệu tàu và phù hiệu lực lượng, các tàu hải giám trá hình này không có gì thay đổi về kết cấu để phù hợp với các nhiệm vụ được chuyển đổi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua các hình ảnh so sánh.

    [​IMG]
    Tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 đã biến thành Hải giám 169

    Những tàu hải quân chuyển loại đều có tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió tốt hơn các tàu dân sự, hơn nữa, chúng có lượng giãn nước rất lớn (thấp nhất là tàu rải lôi 814 với tải trọng 1000 tấn) nên chiếm được ưu thế trong tranh chấp trên biển. Đơn cử ví dụ như tàu Hải Băng 723 (Hải giám 111) có lượng giãn nước thuộc dạng lớn nhất của tàu Hải giám Trung Quốc là 4420 tấn, vận tốc 20 hải lý/h, có thể phá vỡ các lớp băng dày tới 80cm, khả năng chịu va đập cực mạnh. Các tàu hải quân còn không va chạm nổi với nó nói gì đến các tàu chấp pháp, tàu cá? Ở khu vực Đông nam Á liệu có mấy tàu hải quân có tải trọng lớn bằng tàu Ngư chính 206 (5872 tấn), tàu Ngư chính 311 (4500 tấn), Hải giám 111 (4420 tấn) hoặc các tàu khu trục tên lửa chuyển loại?

    Thế nhưng mục đích chính của Trung Quốc không phải là cần các tàu lớn để chiếm ưu thế trong tranh chấp trên biển, đây không đơn thuần là hành động tận dụng các tàu hải quân cũ để làm tàu chấp pháp mà chúng ta cần tỉnh táo nhận thức rõ vấn đề này, ẩn giấu đằng sau chiến lược “quân sự hóa các hoạt động chấp pháp” của Trung Quốc còn có một mưu đồ nguy hiểm hơn rất nhiều. Các tàu hải giám này được “phù phép” nhằm mục đích tiếp cận những khu vực tàu hải quân Trung Quốc không được phép bén mảng, thực hiện những nhiệm vụ mà tàu hải quân không thể thực hiện được trên lãnh hải của nước khác.

    [​IMG]
    Nam Đà 154 dưới cái lốt Hải giám 167
    Các tàu hải quân hoán chuyển thuộc rất nhiều loại khác nhau, gần như bao hàm đủ cả các loại tàu thuộc một hạm đội hải quân chính quy. Chúng bao gồm: tàu kéo, tàu đo đạc luồng lạch, tàu điều tra hải dương, tàu trinh sát điện tử, vận tải đổ bộ và có cả các loại tàu tác chiến thực thụ như tàu rải lôi, tàu vận tải đổ bộ, tàu khu trục tên lửa và có thể cả tàu hộ vệ tên lửa.

    Núp dưới danh nghĩa các tàu chấp pháp dân sự, các tàu điều tra hải dương như Nam Điều 411 có thể tiến hành các hoạt động điều tra đáy biển, thăm dò tài nguyên tại các khu vực mà nếu là tàu thuộc biên chế hải quân nó không thể tiến vào được, phục vụ âm mưu vơ vét tài nguyên khoáng sản trên đại dương của Trung Quốc trong tương lai.

    Liệu có khi nào người Nhật nghĩ đến việc các tàu hải giám Trung Quốc sẽ tiến hành đo đạc, tìm kiếm, vẽ bản đồ luồng lạch các đảo ở Senkaku, trinh sát tìm luồng đường thuận lợi để phục vụ hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo trong tương lai? Các tàu Hải giám sẽ tiến hành hoàn hảo công việc mà các tàu như Đông Trắc 226 khi còn trong biên chế hải quân không thể làm được.

    [​IMG]
    Liệu có ai ngờ rằng Hải Giám 137 (tàu rải lôi 814)
    có thể mang theo 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm?
    Khi các tàu điều tra và đo đạc hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ đến lượt các tàu tác chiến, lúc đó chúng sẽ bất ngờ tiến hành các nhiệm vụ theo chức trách hải quân dưới cái lốt tàu chấp pháp.

    Khi xảy ra xung đột trên biển, các tàu đổ bộ như Nam Vận 830 sẽ bí mật vận chuyển quân tiếp cận khu vực tác chiến, tàu Hải giám 112 (rải lôi 814) với 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm tiến hành phong tỏa các con đường tiếp ứng của đối phương, tàu trinh sát điện tử tiến hành trinh sát và tác chiến điện tử, còn các tàu khu trục và hộ vệ tên lửa đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn máy bay và tàu chiến đối phương.

    Với ưu thế bí mật, bất ngờ, nhiệm vụ tác chiến của một biên đội tàu hải quân sẽ được thực hiện hoàn hảo bằng một cụm tàu hải giám (Trung Quốc thường triển khai một biên đội từ 4-5 tàu hải giám và ngư chính trên khu vực tranh chấp), điều mà nằm mơ cũng không ai có thể nghĩ đến.

    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 - Lữ Đại I) hiện đang “lột xác”
    Đây không phải là một viễn cảnh mà là điều hoàn toàn có thể xảy ra, với các hành động và thủ đoạn trắng trợn đã từng thực hiện trong quá khứ, chúng ta cần cảnh giác đề phòng âm mưu này.
    Nguyễn Ngọc - Tổng hợp

    Hành động như trên quả thật quá bỉ ổi, thâm hiểm dặc trưng kiểu TQ. Trong xu thế hợp tác và giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình của khu vực, quốc tế...việc TQ phù phép tầu quân sự đội lốt thành tàu chấp pháp dân sự là một bước đi thể hiện mưu đồ xảo quyệt, gian hùng không có giới hạn. Tham thì thâm, gieo gió ắt gặt bão, ở TQ có luật nhân quả không? Hành động tiểu nhân hèn mạt kia chứng tỏ TQ không có danh phận đối với chủ quyền hư ảo của lòng tham thể hiện bằng đường đứt khúc 9 đoạn (TG khinh bỉ gọi bằng đường lưỡi bò tham lam!). Chó sói cải trang thành chó nhà để làm gì các bác phóng tác thêm[-X
    Nhưng âm mưu hiểm ác của TQ không thể qua mắt được chính nghĩa của Việt Nam của thời đại. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn đó là quy luật ngàn đời:-w
  9. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 Quý vị member trừ những con chó sủa không hiểu tiếng ra xin quý vị chú ý:
    chúng ta lên forum này là chính chúng ta tạo công ăn việc làm, làm lợi cho thượng tần TTVNOL, vì có chúng ta, người ta mới bán quảng cáo và đăng quảng cáo trên TTVNOL.
    nên chính mỗi member trong forum là khách hàng của BQT TTVNOL, nhưng các vị ấy đối xử với khách hàng cứ như người dưng, ngày qua ngày forum càng xuống cấp trầm trọng mà không thèm chỉnh sửa, vậy tiền quảng cáo, tiền tài trợ Forum các vị ấy bỏ túi hết đem cho gái, cho trai, hút hít chơi bời hết rồi hay sao? quăng con bỏ chợ vậy coi sao đặng?
    chưa kể đứng sau lưng bọn chó dại, tiếp tay cho chúng, và có thể chính BQT tự tạo nick phá để câu view chửi bới, tăng số lượng truy cập.
    chỉ có 1 cách giải quyết đó là tẩy chay TTVNOL bỏ rơi TTVNOL, để cho BQT biết không tôn trọng member, không tôn trọng sản phẩm trí tuệ của mình, không thực hiện quy định của forum TTVNOL thì ra đường mà đứng.
    Tôi tuyên bố không vào TTVNOL trên 1 tháng bắt đầu từ thứ 2 ngày 24.12/2012. Nhường bãi rác lại cho bọn chó, để xem BQT xử lý ra sao.
    Muốn khóa nick tôi, ok! Feel free to block my account!
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Arial","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Arial; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Arial; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 Quý vị member trừ những con chó sủa không hiểu tiếng ra xin quý vị chú ý:
    chúng ta lên forum này là chính chúng ta tạo công ăn việc làm, làm lợi cho thượng tần TTVNOL, vì có chúng ta, người ta mới bán quảng cáo và đăng quảng cáo trên TTVNOL.
    nên chính mỗi member trong forum là khách hàng của BQT TTVNOL, nhưng các vị ấy đối xử với khách hàng cứ như người dưng, ngày qua ngày forum càng xuống cấp trầm trọng mà không thèm chỉnh sửa, vậy tiền quảng cáo, tiền tài trợ Forum các vị ấy bỏ túi hết đem cho gái, cho trai, hút hít chơi bời hết rồi hay sao? quăng con bỏ chợ vậy coi sao đặng?
    chưa kể đứng sau lưng bọn chó dại, tiếp tay cho chúng, và có thể chính BQT tự tạo nick phá để câu view chửi bới, tăng số lượng truy cập.
    chỉ có 1 cách giải quyết đó là tẩy chay TTVNOL bỏ rơi TTVNOL, để cho BQT biết không tôn trọng member, không tôn trọng sản phẩm trí tuệ của mình, không thực hiện quy định của forum TTVNOL thì ra đường mà đứng.
    Tôi tuyên bố không vào TTVNOL trên 1 tháng bắt đầu từ thứ 2 ngày 24.12/2012. Nhường bãi rác lại cho bọn chó, để xem BQT xử lý ra sao.
    Muốn khóa nick tôi, ok! Feel free to block my account!
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Arial","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Arial; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Arial; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
  10. heoconbungbu

    heoconbungbu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    13
    Từ 24.12 mà sao không phải từ 22.12 hả bác Maglogs? Từ 22.12 tôi sẽ không vào TTVNOL nữa!

Chia sẻ trang này