1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Ui cái con củ cờ
    Tình Việt Trung như môi với răng
    Lúc nào răng ngứa cắn cho môi tóe máu
    Quân đội TQ từ nhân dân mà ra sao thấy toàn thấy hành động mọi rợ giống chó vậy
    Đâm chìm tàu cá, bắn giết lung tung, hành động ăn cướp
    Không lẽ dân Trung Quốc mọi rợ , lưu manh giống chó thế à?
  2. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563
    Ồ, bọn tâm thần đang nâng bi cho nhau đấy à, vậy cứ sủa tiếp đi các em.
  3. m-k

    m-k Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2012
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    10
    Pls be informed that your acct has been blocked :)):)):))
  4. Bat_Nhat_1_8

    Bat_Nhat_1_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Các chú chớ có lo, nhà ngộ chưa oánh đâu ầy a khục khoặc =))

    Biển Đông, Hoa Đông sẽ là khu vực "nóng" nhất ở châu Á - TBD năm 2013?

    Thứ tư 19/12/2012 06:00
    (GDVN) - Trung Quốc tiếp tục làm leo thang căng thẳng tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng, chú ý mặt trận pháp lý, kiểm soát thực tế và răn đe sức mạnh.

    [​IMG]
    Máy bay hải giám Y-12 số hiệu B-3837 bị Nhật Bản chụp được khi xâm phạm không phận đảo Senkaku trong tuần qua. “Bất công” từ báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa
    Tân Hoa xã cho biết, đoàn đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc vừa trình lên Ban thư ký Liên Hợp Quốc bản báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý của một phần vùng biển Hoa Đông.
    Báo cáo này viết, đặc trưng địa mạo và địa chất cho thấy thềm lục địa biển Hoa Đông là “sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền Trung Quốc, rãnh biển/bồn trũng Okinawa là ranh giới địa lý quan trọng có đặc điểm tách bạch rõ rệt. Độ rộng thềm lục địa biển Hoa Đông của Trung Quốc – tính từ đường cơ sở của độ rộng lãnh hải Trung Quốc – là hơn 200 hải lý”.
    Phía Trung Quốc cho biết, việc trình báo cáo xác định ranh giới này không ảnh hưởng đến việc Chính phủ nước này trình các báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa khác ở biển Hoa Đông hoặc các vùng biển khác trong tương lai.
    Phó Cục trưởng Cục hải dương quốc gia Trung Quốc Trần Liên Tăng cho rằng: “Việc trình báo cáo này là một hành động chính trị-ngoại giao quan trọng, có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với việc mở rộng phục vụ vùng biển quản lý quốc gia và không gian phát triển tương lai”.

    [​IMG]
    Tranh chấp biển Hoa Đông: Nhật Bản chủ trương "tuyến trung gian" - tức chia đều, trong khi đó Trung Quốc chủ trương "rãnh biển Okinawa", tức là lấy toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của thềm lục địa. Tân Hoa xã cho rằng, căn cứ vào các quy định của “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”, “Quy định về thủ tục của Ủy ban ranh giới thềm lục địa” và “Nguyên tắc khoa học-kỹ thuật của Ủy ban ranh giới thềm lục địa”, các nước duyên hải có thềm lục địa vượt 200 hải lý cần trình lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa những thông tin về ranh giới ngoài thềm lục địa của mình.
    Được biết, ngày 16/9/2012, Chính phủ Trung Quốc quyết định trình báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa trên 200 hải lý một phần vùng biển Hoa Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa. Theo đó, ngày 14/12/2012, đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã chính thức trình lên Ban thư ký Liên Hợp Quốc báo cáo này.
    Tân Hoa xã cho biết, do nơi rộng nhất của biển Hoa Đông chỉ có 360 hải lý, khi phân định vùng đặc quyền kinh tế, hai nước Trung Quốc và Nhật Bản không tránh khỏi bị chồng lấn. Sự bất đồng này đã diễn ra từ lâu, cốt lõi là “rãnh biển Okinawa”.
    Theo chủ trương đòi hỏi của phía Trung Quốc, Trung Quốc muốn lấy rãnh biển Okinawa làm ranh giới phân chia, vì họ coi đó là sự kéo dài tự nhiên của thềm lục địa Trung Quốc – theo đó phần biển phía tây thuộc Trung Quốc, còn phía đông thuộc Nhật Bản.
    Tuy nhiên, sự phân chia theo chủ trương này khiến cho Nhật Bản chịu nhiều thiệt thòi, khi phân định bằng rãnh biển Okinawa, phần biển thuộc về Nhật Bản sẽ nhỏ hơn nhiều so với phần biển thuộc về Trung Quốc. Nhật Bản chủ trương chia đôi vùng biển, tức là áp dụng “tuyến trung gian”. Trong khi đó, đảo Senkaku lại nằm ở “tuyến trung gian” này.

    [​IMG]
    Mỏ dầu khí của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Xu hướng leo thang tranh chấp gia tăng
    Tân Hoa xã còn cho biết, ngày 13/12, máy bay hải giám Y-12 số hiệu B-3837 của Hải giám Trung Quốc kết hợp với 4 tàu hải giám khác của nước này đã tiến hành “tuần tra hợp nhất trên biển-trên không” ở vùng biển đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).
    Đây là lần đầu tiên Trung Quốc điều máy bay xâm nhập vùng trời đảo Senkaku để đòi hỏi chủ quyền.
    Theo tiết lộ của phía Trung Quốc, máy bay hải giám Y-12 do phi công Trần Thư Quân và Trương Hồng Quân của Công ty TNHH hàng không thông dụng Phi Long – Công nghiệp Hàng không Trung Quốc điều khiển, đã bay trên không vùng biển đảo Senkaku khoảng 28 phút, độ cao bay thấp nhất là 60 m.
    Được biết, máy bay Y-12 số hiệu B-3837 đã mang theo 5 nhân viên đại đội hải giám của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, xuất phát từ căn cứ Châu Sơn bay đến tuần tra ở không phận Senkaku, được một máy bay hải giám khác có số hiệu B-3806 tiến hành hộ tống.
    Hiện nay, Công ty TNHH hàng không thông dụng Phi Long sở hữu 6 máy bay làm nhiệm vụ “hải giám”, đã bay gần 15.000 lượt, 40.000 giờ. Máy bay hải giám B-3837 làm nhiệm vụ “tuần tra đảo Điếu Ngư” từ cuối năm 2003, tổng cộng đã bay gần 4.500 giờ.

    [​IMG]
    Máy bay hải giám Y-12 số hiệu B-3807 vừa làm nhiệm vụ hộ tống cho máy bay hải giám số hiệu B-3837 đến "tuần tra" trên không vùng biển đảo Senkaku. Máy bay Y-12 là máy bay phản lực cánh quạt hạng nhẹ, do Công ty TNHH Tập đoàn công nghiệp máy bay Cáp Nhĩ Tân – Công nghiệp hàng không Trung Quốc nghiên cứu chế tạo; được cho là có độ tin cậy, độ an toàn và tính thích nghi cao, chi phí hoạt động thấp.

    Máy bay dòng Y-12 Trung Quốc đã và đang được sử dụng nhiều cho các lĩnh vực như vận chuyển hành khách, hàng hóa, chụp ảnh hàng không, thăm dò địa chất, giám sát biển, nhảy dù trên không, du lịch hàng không, làm mưa nhân tạo.
    Về phản ứng của Nhật Bản: Sau khi phát hiện ra máy bay hải giám Y-12 Trung Quốc xâm phạm không phận đảo Senkaku, Nhật Bản đã phản ứng quyết liệt. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết, Nhật đã nhanh chóng điều 8 máy bay chiến đấu F-15 xuất kích truy đuổi máy bay Trung Quốc. Đồng thời, Nhật đã triệu tập quyền Đại sứ Trung Quốc tại Nhật là Hán Chí Cường để trao công hàm phản đối.
    Osamu Fujimura còn nhấn mạnh, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang nghiên cứu các biện pháp điều hành hiệu quả hơn hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không, sẽ triển khai thường xuyên máy bay cảnh báo sớm E-C2 ở căn cứ hải quân Naha, tỉnh Okinawa.
    Chỉ huy Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, Takashi Kitamura cho biết, hiện nay lực lượng tàu tuần tra của Nhật Bản còn hạn chế. Hơn 3 năm nữa, Nhật Bản sẽ chế tạo tàu tuần tra có lượng giãn nước 1.000 tấn phù hợp cho vùng biển đảo Senkaku; 10 tàu dự kiến ngừng hoạt động năm tài khóa 2013-2014 có kế hoạch được tân trang. Tính đến tháng 4/2012, Nhật sở hữu 357 tàu tuần tra, trong đó có 51 tàu có lượng giãn nước trên 1.000 tấn.

    [​IMG]
    Nhật vừa điều tới 8 máy bay chiến đấu F-15 để truy đuổi máy bay Y-12 Trung Quốc xâm phạm không phận đảo Senkaku. Trung Quốc luôn khăng khăng cho rằng, họ có chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế và sở hữu chủ quyền. Dư luận bên ngoài nhận định, cùng với sức mạnh quân sự không ngừng tăng lên, mức độ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng biển xung quanh như biển Hoa Đông, biển Đông ngày một tăng cường và quyết liệt, cực đoan hơn.
    Những đòi hỏi chủ quyền biển đảo này được dư luận khu vực hết sức lo ngại. Trung Quốc là một nước có truyền thống “quốc gia đất liền”, được chứng minh bằng các tài liệu lịch sử, như các bản đồ của nhà Thanh…, nhưng tham vọng “nước lớn”, “cường quốc” của Trung Quốc không dừng lại ở đó.

    Họ tự vẽ ra “đường lưỡi bò” bất hợp pháp “liếm sát” bờ biển của các nước ven biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế (Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982). Có học giả Trung Quốc cho rằng, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển không thích hợp với biển Đông.
    Rõ ràng, Trung Quốc ngày càng cảm thấy “chật chội” với không gian sinh tồn và phát triển hiện tại, nên họ có xu hướng mở rộng ra bên ngoài, trước hết là ở khu vực xung quanh, nhất là những nơi mà họ có ưu thế về sức mạnh bất đối xứng.

    Một động thái đặc biệt gây chú ý cho dư luận tuần qua là Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đến thăm “Chiến khu Quảng Châu”, Hạm đội Nam Hải với những tuyên bố mạnh mẽ, được truyền thông Trung Quốc ra sức tuyên truyền, hưởng ứng.

    [​IMG]
    Tàu Hải giám 137 là tàu hải giám mới nhất trang bị cho Tổng đội Đông Hải vào ngày 14/11/2012, do Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản chụp được.
    [​IMG]
    Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Nhật Bản
    [​IMG]
    Ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng đến thị sát "Chiến khu Quảng Châu" và Hạm đội Nam Hải, lên thăm tàu khu trục phòng không Lan Châu số hiệu 171 [​IMG]
    Tàu khu trục 171 Hải Khẩu Type 052C, còn gọi là "Aegis Trung Hoa", thuộc Hạm đội Nam Hải.
  5. Bat_Nhat_1_8

    Bat_Nhat_1_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Chú cẩn thân cái mồm, kẻo nhà anh cho các chú đứt giống hết bây giờ :-w
  6. Vanhoc

    Vanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc tự rước vạ vào thân

    Thứ tư 19/12/2012 15:38
    Chính Trung Quốc với chính sách ngoại giao ngày càng quyết liệt, hiếu chiến và ngang ngược trong mối quan hệ với các nước châu Á láng giềng đã đẩy họ đến với Mỹ. Chính sách đó sẽ khiến Trung Quốc “tự mang vạ vào thân”.

    Có một câu chuyện vui được lan truyền khắp châu Á như sau, với câu hỏi “Ai là nhà ngoại giao Mỹ hoạt động hiệu quả nhất ở châu Á?” và câu trả lời là: “Quý ông Bắc Kinh, vâng, chính quí ông Bob Bắc Kinh đang là cánh tay đắc lực của Mỹ”.

    Câu chuyện này mang hàm ý những hành động gần đây của Bắc Kinh như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc và tạo ra một số thách thức đối tuy không được công bố nhưng rất nhạy cảm đối với Malaysia. Tất cả những điều đó lại tạo ra một kết cục mà chính Trung Quốc không hề mong muốn: một liên minh chống Trung Quốc được Hoa Kỳ âm thầm hậu thuẫn trải từ Ấn Độ cho tới vùng biển Nhật Bản.
    Và dường như bổ sung thêm phản ứng đầy cảm xúc cho kết quả đó, vừa qua Ngoại trưởng Philippines đã nói rằng nếu Nhật Bản tái vũ trang và từ bỏ điều khoản về quốc gia hòa bình trong Hiến pháp của mình thì Manila “sẽ rất hoan nghênh điều đó”.
    Vậy điều gì đang diễn ra vậy? Vậy hành động quyết liệt và ngoan cố của Trung Quốc có dẫn tới hậu quả là nước này tự kiềm chế hoặc thậm chí là tự cô lập bản thân không? Có lẽ ai cũng có cơ sở để nghĩ như vậy.
    Thứ nhất, căng thẳng về chủ quyền gia tăng khi Cộng hòa nhân chủ nhân dân Trung Hoa có những động thái đầy giả dối. Trong năm 2011, ông Tập Cận Bình khi đó được chọn là người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào đã tham gia các cuộc họp kín với các nhà lãnh đạo châu Á, khiến họ cảm nhận một cách mơ hồ rằng ông Tập sẽ hành động để giải quyết căng thẳng chủ quyền. Nhưng điều xảy ra trên thực tế lại ngược lại.
    Thứ hai, Trung Quốc ngày càng hiếu chiến về vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông. Vào giữa tháng 8 vừa qua, 2 vụ chặn tàu thăm dò dầu khí của Malaysia đang hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của nước này đã gây ra hậu quả mà một quan chức cấp cao Malaysia mô tả là “ngoại giao thận trọng 30 năm đốt một giờ”. Không giống như Việt Nam, Indonesia, Singapore hay Philippines, Malaysia luôn tránh trực tiếp phản đối “đường 9 điểm” của Trung Quốc, (Bắc Kinh từ chối cung cấp tọa độ của “đường 9 điểm”). Trong tháng 7, Trung Quốc thành lập cái gọi là một “thành phố” mới (Tam Sa) để “quản lý” tuyên bố chủ quyền của nước này trên Biển Đông và đến tháng 11 thì nước này cho lưu hành hộ chiếu mới với bản đồ bao gồm toàn bộ vùng biển này. Điều đó đã khiến Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan lên tiếng cảnh cáo rằng Biển Đông có thể sẽ trở thành “Palestine của châu Á”.
    Thứ ba, Trung Quốc đang đặc biệt “nhắm đến” Nhật Bản. Sự hiếu chiến của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong thời gian gần đây về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông là một phần của triết lý ngoại giao “giết gà dọa khỉ” (trừng phạt nước này để răn đe nước khác) của nước này: Bắc Kinh biết rõ rằng các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền hàng hải với Trung Quốc sẽ lo sợ khi chứng kiến nước này gây gổ với Nhật Bản, một cường quốc châu Á khác, lớn mạnh hơn họ rất nhiều.
    Vậy có cách nào để thoát ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn này không? Các nhà lãnh đạo ở Nhà Trắng chọn từ “lấy làm trọng tâm” để mô tả chuyến công du tới châu Á của Tổng thống Obama vừa qua thì điều đó có nghĩa họ chưa hề có hành động gì giúp giải quyết khúc mắc trên.
    Từ “trọng tâm” mà Hoa Kỳ tuyên bố thực chất chỉ là sự “lòe bịp”. Giống như các chính quyền tiền nhiệm, chính quyền Obama vẫn luôn tiếp tục điều động các lực lượng Mỹ đến châu Á đồng thời khai thác các mối quan hệ đồng minh và đối tác. Động lực cho sự hợp tác là giữa Mỹ và các nước khu vực châu Á- Thái Bình Dương chính là những lợi ích mà cả hai bên đạt được.
    Trong thời kỳ giữa những năm 2000, cả các quốc gia lớn và nhỏ xung quanh Trung Quốc đều âm thầm bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ làm đối trọng với “người khổng lồ châu Á” này. Trung Quốc vờ như không biết đến điều đó và cáo buộc Washington đang tiến tới “kiềm chế” Trung Quốc. Trên thực tế, những hành động hiện nay của Trung Quốc đang dẫn đến phản ứng đối trọng từ khắp nơi trong khu vực, từ Ấn Độ cho đến Việt Nam và Nhật Bản. Ngược lại, khi Trung Quốc thực hiện “chính sách ngoại giao nụ cười” thì kết quả đem lại là vô cùng tuyệt vời, chuẩn bị nền tảng cho uy thế lớn chưa từng có của nước này trong khu vực.
    Vậy tại sao Trung Quốc lại hành xử “như một chàng thanh niên tồi” như vậy? Những chính sách ngày càng quyết liệt của Trung Quốc khiến dư luận đặt câu hỏi về mục đích cuối cùng của nước này. Ví dụ, phải chăng sự cáu kỉnh hiện nay của “người khổng lồ châu Á” là điềm báo trước cho Học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc tại Đông Á? Hay chẳng lẽ Trung Quốc không nhận thấy rằng cách tiếp cận của nước này về chủ quyền trên biển đang đi ngược lại Hiệp ước về Luật Biển mà chính nước này đã phê chuẩn?
    Có thể Trung Quốc sẽ là một cường quốc có xu hướng sẽ tập trung vào mục tiêu bù đắp lại quá khứ bị “sỉ nhục” và “bẽ mặt” của nước này. Xét cho cùng, trong 3 thập kỷ qua không quốc gia nào thu lợi từ hệ thống toàn cầu hóa nhiều như Trung Quốc.
    Hoa Kỳ cũng đã sử dụng những đặc quyền của một cường quốc trong một số trường hợp như Học thuyết Monroe và nhiều vụ lật đổ chính quyền nước ngoài khác nhau. Nhưng loại bỏ những yếu tố trên thì Hoa Kỳ vẫn là kiến trúc sư và là người quản lý hệ thống quốc tế hậu Chiến tranh mà hệ thống này đang tiếp tục làm giàu cho Trung Quốc – cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia ASEAN.
    Bất chấp cơ sở mơ hồ đẩy chủ ý của cái gọi là “đường chín đoạn” hay bất kỳ động cơ nào khác nhằm trả đũa cho quá khứ đau thương của mình, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác mà phải “chung sống hòa thuận” với các nước láng giềng. Ngay cả khi Trung Quốc phản đối thì chính các cường quốc châu Á khác mong muốn Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực, không phải với tư cách một kẻ bá chủ, mà là một người làm đối trọng. Sau khi đánh mất hẳn vị thế của mình đối với Myanmar, Trung Quốc bây giờ chỉ còn 2 đồng minh châu Á thân cận nhất: một Pakistan bất ổn và một Triều Tiên bị cô lập.
    Nếu hành vi mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa khá thô lỗ như hiện nay tiếp tục được Trung Quốc dùng làm “phương thuốc” chữa trị cho những yếu kém nội tại thì Bắc Kinh đang tự “chuốc lấy” rắc rối. Tốt hơn, Trung Quốc nên đi theo con đường: cùng Hoa Kỳ nhận thức được vị thế của 2 nước trong khu vực châu Á và sau đó cùng nhau tham gia quản lý một hệ thống hàng hải dựa trên luật pháp. Nhưng những hành động vừa qua của Bắc Kinh lại đang bám vào một chính sách ngu ngốc và tự cô lập, khoét sâu mối nghi ngờ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và khiến hai quốc gia khó lòng đạt đến lợi ích chung.

    TÙNG LÂM
  7. ultrasmilano

    ultrasmilano Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2012
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    21
    em dự là thằng cong tu ho hua sao khi bị bác thanhthuyhuongtb bóc mẽ được vụ phi công nó thiệt mạng và rơi máy bay đã phải đổi sang nick bat_nhat_1_8.
  8. superduck1102

    superduck1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2012
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    1
    không phải, thằng đó đấy bị mod maseo nhốt lại rồi :)>-
  9. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    xin trả lời bác và các quý bác khác:
    các bác có thể Off bất kỳ lúc nào, nhưng nhiệm vụ của tớ là dành thời gian để kêu gọi tẩy chay nên phải đến đầu tuần sau mới bắt đầu chính thức. trong khoảng thời gian này tớ sẽ tiếp tục đăng đàn gửi lời kêu gọi tuyệt giao TTVNOL.
    thời gian tẩy chay tuyệt giao buông là trên 1 tháng và có thể kéo dài suốt cho đến khi tình hình cải thiện, nếu không cải thiện tớ xin bỏ luôn cái TTVNOL này.
    ===========

    nhắn gửi đến quý bác từng tham gia vụ tạo Forum mới, quý bác có vấn đề gì, xin vui lòng chia sẻ, đừng nói rồi không làm, mất uy tín lắm.
    ===========

    Quý vị member trừ những con chó sủa không hiểu tiếng ra xin quý vị chú ý:
    chúng ta lên forum này là chính chúng ta tạo công ăn việc làm, làm lợi cho thượng tần TTVNOL, vì có chúng ta, người ta mới bán quảng cáo và đăng quảng cáo trên TTVNOL.
    nên chính mỗi member trong forum là khách hàng của BQT TTVNOL, nhưng các vị ấy đối xử với khách hàng cứ như người dưng, ngày qua ngày forum càng xuống cấp trầm trọng mà không thèm chỉnh sửa, vậy tiền quảng cáo, tiền tài trợ Forum các vị ấy bỏ túi hết đem cho gái, cho trai, hút hít chơi bời hết rồi hay sao? quăng con bỏ chợ vậy coi sao đặng?
    chưa kể đứng sau lưng bọn chó dại, tiếp tay cho chúng, và có thể chính BQT tự tạo nick phá để câu view chửi bới, tăng số lượng truy cập.
    chỉ có 1 cách giải quyết đó là tẩy chay TTVNOL bỏ rơi TTVNOL, để cho BQT biết không tôn trọng member, không tôn trọng sản phẩm trí tuệ của mình, không thực hiện quy định của forum TTVNOL thì ra đường mà đứng.
    Tôi tuyên bố không vào TTVNOL trên 1 tháng bắt đầu từ thứ 2 ngày 24.12/2012. Nhường bãi rác lại cho bọn chó, để xem BQT xử lý ra sao.
    Muốn khóa nick tôi, ok! Feel free to block my account!
  10. ta0_thjch_the

    ta0_thjch_the Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    mua bu cao sao đã qua sử dụng mà ăn đi

Chia sẻ trang này