1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    không biết do mới cưới vợ nên lười bình luận hay do vào đây thấy các bác cãi nhau nhiều quá nên cũng chán? Nảy giờ đọc vài bài mà chả thấy gì hay cả? Dạo này biển đông êm dịu rồi hả các bác. mấy bữa nay bị bà xã biệt lập trong "phòng ngủ" nên không biết tình hình khu vực dư lào rùi[:D]
  2. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Một thời vác đá dựng Trường Sa
    Thứ sáu, 20/07/2012, 23:32 (GMT+7)
    Đã 10 năm xuất ngũ nhưng mỗi khi nhắc đến ký ức về một thời “đạp sóng” mang từng viên đá ra xây dựng Trường Sa lại ùa về trong ông. Những kỷ niệm, những ngày sống giữa trùng khơi sóng nước Trường Sa được ông lưu giữ cẩn thận qua cuốn album ảnh đã ngả màu vàng úa. Trong ông lúc nào cũng thương nhớ Trường Sa, vẫn đau đáu nỗi niềm hướng về biển khơi qua những con tàu của ngư dân do chính ông cùng đồng đội sửa chữa, đóng mới...
    [​IMG]
    Thượng tá Đỗ Văn Trình (thứ 2 bên trái) cùng đồng đội tại một đảo chìm. Ảnh: TƯ LIỆU

    • Những hải trình gian khổ
    Những tấm ảnh về Trường Sa là cuốn nhật ký đặc biệt của thượng tá Đỗ Văn Trình, nguyên Chủ nhiệm kỹ thuật Trung đoàn E83, thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam. 23 năm (1979 - 2002) đằng đẵng đi xây dựng các đảo ở Trường Sa, dấu chân của thượng tá Trình đặt lên toàn bộ 21 hòn đảo chìm, đảo nổi. Gia tài quý giá nhất của ông bây giờ là những tấm ảnh ghi lại một thuở đạp sóng hào hùng đi xây đảo.

    23 năm như một thước phim quay chậm hiện lên trong tâm trí thượng tá Đỗ Văn Trình. Đó là những tháng ngày gian khổ, lênh đênh trên những con tàu chở vật liệu xây dựng trực chỉ Trường Sa. Có thể nói, toàn bộ các đảo ở Trường Sa đều có những hòn gạch, viên đá… của ông Trình và đồng đội đặt nền móng.

    “Có quá nhiều kỷ niệm suốt quãng thời gian hơn 20 năm công tác trong hải quân. Cứ trung bình mỗi năm chúng tôi phải ra Trường Sa 2 - 3 lần, mỗi lần kéo dài 2 tuần, có khi đến vài tháng. Nhiệm vụ chủ yếu của anh em chúng tôi hồi đó là đảm bảo công việc, tiến độ xây dựng các đảo nổi, đảo chìm. Trong những chuyến ra đảo, lương thực, nước ngọt có thể thiếu nhưng vật liệu xây dựng như đá, xi măng, sắt thép… phải luôn đầy đủ. Phải nói, những hải trình chở nguyên vật liệu ra Trường Sa luôn vất vả và hiểm nguy khó lường” - thượng tá Trình nhớ lại.

    Vào năm 1998, trên đường chở vật liệu ra Trường Sa tàu gặp bão lớn đánh vỡ, nứt đôi mạn tàu. Tình thế nguy cấp, bỏ xuồng cứu hộ để thoát thân hay mạo hiểm giữ tàu, đánh cuộc mạng sống với cơn bão dữ giữa biển khơi? Tất cả anh em trên tàu đều rối bời, tỏ ra hoảng loạn. Trong tình thế nguy cấp, thượng tá Trình một mặt động viên anh em, một mặt ra lệnh không được bỏ tàu.

    “Trong gió to, sóng lớn, anh em trên tàu cùng cất cao giọng hát Quốc ca, khí thế tự nhiên dâng trào. Tất cả ra sức cứu tàu, giữ xi măng không bị ướt. Hơn 10 tiếng đồng hồ vật lộn với cơn bão dữ, cuối cùng con tàu đã cập đảo Sinh Tồn trong niềm hân hoan khôn tả” - thượng tá Trình kể. Trong suốt hơn 20 năm đưa vật liệu ra Trường Sa, thượng tá Trình và đồng đội đã gặp không ít nguy hiểm nhưng bằng bản lĩnh và kinh nghiệm, tất cả những chuyến tàu đều đến đích.

    Đưa được viên đá, bao xi măng ra Trường Sa đã vô cùng vất vả, hiểm nguy; việc xây dựng đảo còn gian nan gấp trăm lần.

    Ông Trình tâm sự: “Cứ lấy phép tính thế này, xây dựng ở đất liền khó một, ở đảo nổi khó mười, còn ở đảo chìm thì không gì có thể đo đếm được công sức của anh em. Thông thường, ở đảo chìm, mỗi đại đội công nhân xây dựng như thế ở lại 6 tháng ròng rã, thậm chí cả năm trời. Thời gian xây đảo chìm rất lâu ở chỗ phải dò đúng tọa độ, vật liệu tập kết sẵn sàng, sau đó chờ thủy triều xuống rồi đổ đá cát làm nền, xây kè, cuối cùng xây dựng nhà chòi. Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng giữa trùng khơi sóng nước, quanh năm đối mặt với bão tố hiểm nguy, thực tế mới biết, để xây dựng được một ngôi nhà cấp 1 ở đảo chìm, anh em chúng tôi tốn không biết bao nhiêu công sức, thậm chí phải đổi bằng máu”.

    Mang cuốn album ảnh mà ông cùng đồng đội chụp trong những ngày đi xây dựng các đảo ở Trường Sa ra khoe với chúng tôi, thượng tá Đỗ Văn Trình nói: “Tôi lưu giữ những tấm ảnh này để luôn nhắc nhở mình, không bao giờ quên những giọt mồ hôi của đồng đội, của chính mình đã đổ xuống biển khơi để có được Trường Sa như ngày hôm nay”.

    [​IMG]
    Với thượng tá Đỗ Văn Trình, những bức ảnh về những ngày ở Trường Sa là cuốn “nhật ký” mà ông luôn giữ cẩn thận.

    • Gửi nỗi niềm vào những con tàu
    Xuất ngũ trở về quê hương nhưng trong ông tình yêu với biển, đảo luôn cháy bỏng. Sức khỏe không cho phép tiếp tục lênh đênh trên những chuyến tàu vượt sóng gió, thượng tá Trình quyết định phải làm điều gì đó để gởi lòng đến với biển cả, với Trường Sa thân yêu. Nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định đứng ra thành lập cơ sở sửa chữa, đóng tàu cho ngư dân. Nghĩ là làm, ông lặn lội tìm lại những đồng đội ngày xưa, những người lính hải quân một thời “đạp sóng” để chung sức thực hiện ước nguyện. Thế là HTX đóng, sửa chữa tàu thuyền cựu chiến binh Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng) ra đời.
    Suốt gần 10 năm qua, cùng với những thăng trầm, HTX do ông làm chủ nhiệm đã sửa chữa hàng chục ngàn lượt tàu thuyền của ngư dân miền Trung, đóng mới hàng trăm chiếc. Đến nay, HTX có hơn 30 cựu chiến binh, chủ yếu là hải quân, họ cùng chung tay mua sắm máy móc, phương tiện với nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa tàu cho ngư dân đánh bắt xa bờ.

    Thượng tá Trình cho hay, nhiều ngư dân trở về từ ngư trường Hoàng Sa hay Trường Sa với những chuyến đánh bắt thua lỗ, ông cùng anh em trong HTX quyết định giảm tối đa chi phí sửa tàu cho họ. “Chúng tôi sửa chữa tàu cho ngư dân khắp nơi, từ Bình Định, Quảng Ngãi đến Huế, Đà Nẵng… với mong muốn họ luôn bám biển, bám ngư trường. Họ không chỉ đơn thuần là đánh bắt cá tôm mà còn có nhiệm vụ thiêng liêng khác là bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương. Sửa tàu cho chắc, cho tốt cũng là một cách mà anh em cựu binh chúng tôi giúp ngư dân vững tâm hơn trước những cơn sóng dữ” - thượng tá Trình tâm sự.

    NGUYỄN HÙNG


    Ngày 14 tháng 7 năm 2010, thủ tướng Việt Nam *************** đã ra quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam với ông Phạm Thanh Bình, phân công ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm nhiệm chức vụ.
    Khoảng 19h tối 4/8, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và bắt tạm giam thời hạn 4 tháng đối với ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).


    trong khi bài viết thì

    "Boeing01 viết lúc 09:40 - 11/11/2010

    Vinashin đóng hòm 4.000 tấn chôn Việt Nam=))=))=))=))=))"


    Phét lác nó nừa thôi :-"
  3. Werhmacht

    Werhmacht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2012
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    cụ nói thế là chưa chính xác, vì kinh tế là kinh tế mà quốc phòng là quốc phòng, 2 cái tuy bổ trợ nhưng phải tách rời,
    theo ý tôi thì nếu lãnh đạo vừa có tâm vừa có tầm nhìn thì vụ Vinashin không có xảy ra, lúc đó những tiền đầu tư tràn lan sẽ không chết đứng mà được đem đầu tư vào đúng nghành, những cái khác để sinh lời, rồi tiền sinh lời mới được đem đi phát đều cho an sinh, giáo dục, xã hội, quốc phòng...tương tự như bên dưới. những doanh nghiệp nhà nước được làm ra với mục tiêu vậy, nhưng mà thấy tiền ai chẳng mờ mắt chứ, làm người mà .
    thêm nữa Vinashin mà tập trung vào CN đóng tàu thì tốt quá, chứ không phân tán như hiện nay...
    tất nhiên, tiền đúng là trên danh nghĩ nó không có mất, đổ vào đất đai, nhà xưởng, tàu nằm chờ chưa thi công nhưng thực tế với tình hình mà giá trị tiền VN ngày càng giảm, lòng tin giảm thì những đống trên cũng giảm giá trị không ít, có kéo hoạt động thì phải bơm vào nữa mới chịu chạy.
    vài ý thế thôi
  4. liamal

    liamal Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    VNCH đã "bán TS" cho giặc Phi


    Ai đã để Philippines chiếm các đảo ở Trường Sa?

    Biển đảo Việt Nam Đăng ngày Thứ ba, 25 Tháng 12 2012 14:08

    Nhiều người Việt ở nước ngoài hay nói Cộng sản yếu hèn, dâng nhiều đảo ở Trường Sa cho ngoại bang. Họ nói vậy, có lẽ vì họ ghét Cộng sản, vì họ không có thông tin, hoặc vì cả hai.
    [​IMG]
    [​IMG]Nhưng mới rồi có nhà báo trong nước ra vẻ hiểu biết, nói Việt Nam Cộng hòa đã giữ nhiều đảo ở Trường Sa, chả để mất đảo nào, nay mình dở quá, để mất vào tay Trung Quốc bao nhiêu đảo.
    Nói với bạn ý, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ở Trường Sa, nhưng chưa hề chiếm được đảo nào bộ đội ta đã đóng giữ. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm ngày 14-3-1988, khi công binh ta mới lên cắm cờ trên đảo vài giờ.
    Nhân tiện cũng nói luôn, lâu nay mọi người thường chỉ nói đến việc Trường Sa bị Trung Quốc chiếm. Nhưng sự thực, Philippines còn chiếm đóng nhiều đảo ở Trường Sa hơn cả Trung Quốc. Có một bác ở hải ngoại nhắc đến việc nhiều đảo ở Trường Sa bị Philippines chiếm, đổ tội cho “bọn cầm quyền Cộng sản” chả biết giữ mấy đảo đó. Bác này nói đại ý, trên mấy đảo Phi đang chiếm giữ có cả bia chủ quyền lập từ thời Việt Nam Cộng hòa, chứng tỏ Cộng sản đã làm mất về tay Philippines các đảo, trước kia Việt Nam Cộng hòa giữ. Lập luận đến hay!
    Một số đảo ở Trường Sa bị Philippines chiếm giữ từ bao giờ, như thế nào?
    Năm 1956, sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức thị sát, dựng bia chủ quyền ở một số đảo.
    Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.
    Nhưng năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. Tucay nói.
    Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.
    Theo như bài báo đăng lời Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết.
    Như vậy, câu hỏi về việc ai đã đế các đảo ở quần đảo Trường Sa mất vào tay Philippines đã có lời giải đáp rất rõ ràng.
    -------------------------------------
    Tham khảo: Báo Philippines nói về việc quân đội Philipines bí mật chiếm 7 đảo ở quần đảo Trường Sa.
    http://www.abs-cbnnews.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys
    http://www.manilamaildc.net/navy-officer-tells-how-the-philippines-claimed-spratly-islets.html


    http://reds.vn/index.php/lich-su/ho...i-da-de-philippines-chiem-cac-dao-o-truong-sa


    Mẹ cái bọn chó cộng hành, chết rồi chứ cái vong của nó vẫn ám VN. Chính bọn nó bán HS-TS cho Đài Loan, Philipin chứ ko phải VNDCCH
  5. Vet.Mang

    Vet.Mang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Thấy bạn cuốt thống thiết wá nên tôi đã Pê-Em bạn về đ/c cựu kia rồi. Bạn có hứng hoài cộ thì qua đó làm điếu thuốc lào chén rượt lạt nghe kể lại nghen. Tôi nhắc lại là trong post trước tôi đã nói là "nghe kể lại".

    Cái nầy thì bạn phải hỏi cái thằng ngụy già trong avatar của thằng Tran-Trung xem nó bán HS-TS cho Đài-Phi dư lào. Bạn thấy quân phục sỹ quan của thằng đó chắc biết nó thuộc quân chủng nào chứ ?!

    Người hiền lành tử tế ai tự dưng đi làm lính ngụy VNCH, nếu có bị bắt đi quân dịch thì kiểu gì hết nghĩa vụ cũng trốn chứ leo lên hàng sỹ quan là nợ máu với nhân dân chồng văn chất òy phải không nào ! Nhiệt tình nhất đi lính ngụy vẫn là bọn côn đồ mặt rô trốn truy nã. Bạn thấy nó lên mạng mà cứ mở mồm ra là đòi đánh người, lại còn xưng hô "anh nính ngụy". Ctéo mẹ, cái máu côn đồ đậm chất ngụy đúng là đến đời F2 vẫn chưa tịt !

    Còn cái vụ Gạt Ma bạn bênh TQ wá , [r37)] , Trung-Việt tung quân vào giằng xé 3 đảo chìm là: Gạt Ma, Leng Đao, Cô Liêu. Kết quạ VN chiếm 2, TQ chiếm nhõn có 1, như zậy là VN thắng 2-1. Hồi đó VN chỉ còn là thế lực quân sự thứ 4 thế giới mà như zậy là được òy !
  6. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Đội mồ sống dậy nữa à?Cứ tưởng đầu thai kiếp khác rùi???
  7. vivaforwin

    vivaforwin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    60
    del
  8. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563
    Chó dại lập nhiều nick quá nhỉ.
  9. Vet.Mang

    Vet.Mang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2012
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Hít-le tài tành về chánh trị thôi chứ hok phải về quân sự đâu bạn ạ.

    Mún có chiến thắng cuối cùng thì cần phải tài tành cả về quân sự lẫn chánh trị. Cũng giống như âm dương phải hòa hợp thì mới lục nghi mới bục phát được. Chứ có nhõn một thứ hok ăn thua. [-X

    Nếu xét tài năng cả về quân sự lẫn chánh trị thì thì rất hiếm, đó là lãnh tụ của những đạo quân thường thắng: Ví dụ như Xít-ta-lin, Mao Chủ Tịch, Hồ Chủ Tịch, Kim Chủ Tịch.

    Khi những đạo quân thường thắng này choảng nhau ở cấp sư trở lên thì cũng thường là bất phân thắng bại. Ví dụ: Xô-Trung 1969, Trung-Việt 1979 v.v....
  10. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    II. Ai mới là “Ấu trĩ đến mức thảm hại”?
    1. Vấn đề 1:
    Đại tá Trần Đăng Thanh:
    “Điều thứ hai, chúng ta không được quên, đó là tháng 12 năm 1950 chúng ta giành thắng lợi chiến dịch biên giới, khai thông biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Và trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc, hai điều không được quên.”
    GS Hà Văn Thịnh:
    “Ông TĐT cho rằng chúng ta không được quên “ƠN” TQ đã “giúp” VN trong chiến tranh, sao ông không hỏi lại TQ mang ơn nhân dân VN những gì? Ví dụ, trong Chiến tranh thế giới Hai, Mỹ viện trợ cho Liên Xô 11 tỷ USD để chống lại phát xít Đức (được cụ thể hóa bằng hàng trăm ngàn máy bay, xe tăng, đại bác, xe vận tải…) không có nghĩa là LX phải mang ơn mà chính ra là ngược lại: Người Nga hy sinh 27 triệu người trong khi Mỹ chỉ mất có 343.000 người”
    Sairagon:
    Tổ tiên ta đã dạy “Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no”.
    Trung Quốc giúp đỡ chúng ta trong chiến tranh cả thế giới này biết. Hay giờ Ngài muốn thế giới thấy rằng Đặng Tiều Bình nói Việt Nam ăn cháo đá bát là “đúng”? và rằng “Phải dạy cho Việt Nam một bài học” là phải?
    Thế giới cần phải hiểu rằng:
    Ai giúp đỡ Việt Nam thì Việt Nam quyết không quên ơn họ. Nhưng Việt Nam không cho phép dùng cái ơn đó để gây ảnh hưởng, xâm phạm đến nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
    Cá nhân tôi rất thất vọng vì 1 vị GS lịch sử lại có 1 cái nhìn cực đoan như vậy và ông dường như không hiểu truyền thống của dân tộc này thì phải?
    2. Vấn đề 2:
    Đại tá Trần Đăng Thanh:
    Với Mỹ. Xin thưa với các đồng chí, trong giáo dục, đặc biệt là phòng sinh viên và đoàn thanh niên, các đồng chí nhớ, người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.
    GS Hà Văn Thịnh:
    Mặt khác, ông TĐT đã lú lẫn tuyệt đối khi không hề đánh giá tội ác của quân xâm lược TQ gây ra với VN năm 1974, 1979, 1988…, mà lại đánh giá tội ác của Mỹ là “trời không dung đất không tha”? Đã là tội ác thì trời không bao giờ dung, đất chẳng bao giờ tha mà chỉ có con người có thể xóa bỏ hận thù hay không mà thôi. Xin hỏi ông TĐT rằng “tiêu chí” để đánh giá tội ác là căn cứ vào mốc thời gian (gần – xa) hay số lượng, hay hành vi, cách thức gây ác? Về thời gian, tội của quân xâm lược TQ gây ra với VN gần hơn Mỹ. Về số lượng thì chỉ riêng tội ác làm chết 57,5 triệu người dân TQ (theo số liệu của chính ông TĐT trong bài giảng này) đã gần bằng toàn bộ số người chết trong cuộc Chiến tranh thế giới Hai rồi – đó là chưa nói chuyện ngưởi TQ giết người TQ. Ông TĐT cho rằng đó là tội của Mao (?) Thưa ông, đó là tội ác của ĐCS TQ chứ một mình Mao sao có thể giết nhiều người thế? Ông cố tình đổi trắng thay đen khi nói về tội ác ấy bằng cách đổ sai cho một người (Mao) nhằm biện minh cho giả thiết “lòng tốt” của “anh bạn vàng” ư? Về hành vi, trên đời này có bao giờ có anh bạn của chúng ta (từ của TĐT) nào nhân khi bạn mình mới thương hàn ốm dậy (sau 30.4.1975) lại tìm đến đánh vùi, đánh lấp cho tàn hại thêm không? Trên thế giới, cách hành xử tàn nhẫn đến tận cùng như thế, chỉ có thiên đường XHCN TQ mới đối xử với CNXH VN kiểu đó thôi, thưa ông. Và, cũng nhấn mạnh thêm rằng, chẳng có chính quyền nào dùng xe tăng để chà lên sinh viên như TQ, năm 1979. Con em họ mà họ còn dã man, táng tận lương tâm đến thế, chẳng lẽ ông và không ít người nữa còn hy vọng vào “lòng tốt” của anh bạn hay “đá lung tung” ư?
    Sairagon:
    Như GS đã viết:
    Đã là tội ác thì trời không bao giờ dung, đất chẳng bao giờ tha mà chỉ có con người có thể xóa bỏ hận thù hay không mà thôi
    Vậy theo như những gì GS nói thì giờ này nước Mỹ trời vẫn còn dung đất vẫn tha tức là Mỹ không hề gây tội ác chiến tranh ở Việt Nam nói riêng hay sao?
    Hay giờ GS lộ rõ bản chất ********* của mình rồi?
    Lan man và thiếu logic là những gì mà ngài GS quên đi khi mải mê bêu riếu Đại tá Trần Đăng Thanh.
    - Về thời gian ông ta đề cập tội ác của TQ gần hơn Mỹ. Mà quên đi độ dài của cuộc chiến và hậu quả kéo dài cho đến ngày nay mà đế quốc Mỹ gây ra.
    - Đến phấn số lượng thay vì nêu tội ác TQ gây ra trong cuộc chiến gần đây với Việt Nam mà ông nói ở thì thay vào đó ông lại đề cập đến con số 57,5 triệu người dân TQ bị chết. Phải chăng vì thấy con số “quá hấp dẫn” mà ông quên đi tính logic trong bài viết của mình?
    - Cũng may vì ông không phải là lãnh đạo. Bởi với phát biểu kết tội ĐCS TQ của ông có khi lại gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng cũng nên. Và lúc đó cái mồm của ông có khi lại làm hại biết bao nhiêu người.
    Như vậy trong khi Đại tá Trần Đăng Thanh đang phát biểu quan điểm về Mỹ thì thay vì có đồng ý hay không đồng ý với Đại tá về nhận định đó hay không thì vị GS của chúng ta lại có 1 động thái rất buồn cười khi cố kể tội TQ ở đây. Cá nhân tôi thực sự không hiểu GS sử học đang diễn trò gì ở đây nữa? Hay dạo này kể tội TQ là mốt nên có thể áp vào bất cứ chủ đề gì. Nếu gia đình tôi có ai theo học ông chắc có khi tôi khuyên họ nên viết về tội ác của TQ trong bất kỳ bài kiểm tra của ông mà không cần quan tâm về câu hỏi trong bài kiểm tra đó là gì?
    3. Vấn đề 3:
    Đại tá Trần Đăng Thanh:
    "Phần thứ nhất, mời các đồng chí xem một đoạn video clip khoảng độ 20 phút, về 5 sự kiện của thế giới 2009. Nói là năm 2009, mà bây giờ năm 2012 chúng ta mới xem thì có vẻ là lạc hậu, nhưng thực ra, mãi tới 2010, chúng ta mới tổng hợp được. Năm sự kiện đó đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, và phát triển thêm."
    GS Hà Văn Thịnh:
    "Ông coi thường “nguyên khí quốc gia” (như ông nói) một cách đáng phẫn nộ: Nói chuyện với tinh hoa trí tuệ của Thủ đô Hà Nội mà ông “dọn món” cơm thiu ôi với các hình ảnh lấy từ năm 2009 (!)"
    Sairagon:
    Biết nói sao nhỉ? một GS sử học nói những sự kiện xảy ra trong năm 2009 như món cơm thưu. Vậy những sự kiện về trước nữa chắc là "lên men phẩn hủy" hết rồi cũng nên.
    Nếu không bị mù chắc ai cũng có thể nhìn thấy rõ sự đả kích cá nhân một cách mù quáng của ngài GS sử học Hà Văn Thịnh khi viết những lời như vậy.
    4. Vấn đề 4:
    Đại tá Trần Đăng Thanh:
    "Nước Mỹ đến năm 2011 tên của họ vẫn không có gì thay đổi, vẫn là Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Rồi dân số nước Mỹ hiện nay, đến năm 2011 là 301 triệu người dân"
    GS Hà Văn Thịnh:
    "Đó là chưa nói chuyện ông khinh khi quá quắt khi oang oang hợm hĩnh rằng “báo cáo các đồng chí nước Mỹ đến năm 2011 tên của họ vẫn không có gì thay đổi, vẫn là Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Rồi dân số nước Mỹ hiện nay đến năm 2011 là 301 triệu người dân…”. Nói như thế chẳng khác gì nói “báo cáo các đồng chí tình hình tên gọi không có gì thay đổi, bé trai có chim và bé gái thì có ****”. Xin thưa với ông là CHÚNG chứ không phải ‘chủng’ và dân số Mỹ đến 31.12.2010 là 308,6 triệu người. Số liệu công bố đầy dẫy mà ông không biết chứng tỏ ông có đọc bao giờ đâu!"
    Sairagon:
    Kính mời ngày GS ghé thăm website của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Ngài sẽ thấy sự xuất hiện đồng thời của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

    http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_x.html

    Đối với những người thích bắt bẻ số liệu như ngài GS đây thì tôi cũng xin cung cấp cho ngài vài nguồn để tham khảo:
    " Tại thời điểm 1/4/2010, dân số Mỹ là 308.745.583 người, tăng hơn 27,3 triệu (9,7%) kể từ Tổng điều tra 2000..." (Theo tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình)
    Nguồn:
    http://www.gopfp.gov.vn/so-4-121;js..._groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=31936
    Và kết quả tổng kết điều tra dân số Mỹ 2010 là 310.233.000 người
    Nguồn:
    http://www.gopfp.gov.vn/so-5-98;jse...v_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=2348
    Con số 301 và 310 một lần nữa khiến tôi suy nghĩ liệu Đại tá Trần Đăng Thanh có nhầm lẫn ở đây không? Tuy nhiên nhầm lẫn hay không nhầm lẫn thì kết quả như 2 lần trước GS của chúng ta chỉ chờ có thế là lao vào và xổ ra 1 loạt những lời lẽ thậm tệ thể hiện rõ sự hằn thù cá nhân. Khoảng cách về địa lý khiến tôi rất khó hiểu tại sao ông Thịnh lại thù ghét Đại tá Thanh như vậy? hay là vì ông Thanh là quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam?

    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này