1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nguoi_Ban_Gom

    Nguoi_Ban_Gom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/12/2012
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Sự nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn
    Quote:
    Một trong những nguyên nhân chủ yếu nước VN mất về tay Pháp và phải chịu ách đô hộ hơn 80 năm trời là sự nhu nhược của triều đình Huế. Năm 1802, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn hai thế kỷ, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô tại Huế. Nguyễn Ánh lại sai sứ sang nhà Thanh cầu phong – An Nam quốc vương, cống nạp 3 năm một lần, 200 lạng vàng, 1000 lạng bạc và các báu vật khác. Nhớ lại chuyện họ Mạc cầu viện vua Thanh để chống vua Lê, đã không được gì mà còn phải chịu mất nhiều động sáp nhập vào TQ. Trong buổi nộp sổ đinh sổ điền trên biên giới, họ Mạc phải tự trói mình bằng lụa quấn cổ và phải đi chân đất đến quỳ lạy đại diện của nhà Minh. Họ Mạc làm mất danh dự dân tộc đến nhường ấy. Mối nhục thật khó tưởng tưởng nổi!

    Có một câu hỏi, có “triều đình” nào làm mất danh dự dân tộc và làm nhục quốc thể hơn họ Mạc?

    Nhà Nguyễn thống nhất giang sơn, từ Lạng Sơn đến Hà Tiên quy về một mối, có một chính quyền duy nhất, việc quản trị đất nước hết sức chặt chẽ, nhưng lòng dân không yên. Dù thống nhất đất nước nhưng triều Nguyễn để mất lòng dân nghiêm trọng. Mà mất dân là mất tất cả. Chưa đến 100 năm tồn tại mà triều Nguyễn chứng kiến hơn 400 cuộc khởi nghĩa là đủ rõ. Sở dĩ có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra là do chính sách cai trị hà khắc, do đời sống khổ cực của người dân. Triều đình chỉ bày cách làm lễ tế trời, ăn chay vài bữa, vua quan làm vài bài thơ “sám hối” là coi như xong trách nhiệm, lại tiếp tục xây cung điện, lăng tẩm.

    Lại có một câu hỏi, có “triều đình” nào xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm như triều Nguyễn? Và có “triều đình” nào thống nhất đất nước mà lại để mất lòng dân như triều Nguyễn?

    Với cái nhìn thiển cận, triều đình Huế không dự kiến một cuộc xâm lăng từ phương Tây, không chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ độc lập dân tộc. Cho đến khi quân Pháp đánh chiếm Gia Định rồi mà triều đình vẫn còn lập luận rằng, Pháp xa ta lắm, họ lấy nước ta, cắt đất ta để làm gì. Họ chỉ cần mấy rẻo đất để lập thương điếm mua bán kiếm lời và truyền đạo, cùng lắm là gây chiến để đòi bồi thường chiến phí cao mà thôi!

    Nói cho công bằng, triều đình Huế cũng chú trọng việc phòng thủ, nhưng không phải phòng thủ để bảo vệ đất nước mà là phòng thủ để chống lại nhân dân!

    Ngày 1.9.1858, quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Ngày 2.9 họ chiếm xong Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà. Quân VN rút lui về lập phòng tuyến chặn địch ở bờ biển. Quân Pháp lại vào chiếm Gia Định. Các đại thần triều đình Huế ngây thơ nghĩ rằng, lâu nay ta lạnh nhạt với họ, họ bị các nước láng giềng chê cười, cho nên họ đem quân đánh ta để được hòa! Làm quan đại thần mà lập luận quái gở như thế và nhà vua vẫn nghe – còn quái gỡ hơn nữa!

    Bốn năm sau, ngày 5.5.1862, triều đình Huế ký kết hòa ước, nhận cắt ba tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường cho Pháp, lại còn phải trả cho Pháp 20 triệu quan chiến phí. Đổi lại, triều đình chỉ được Pháp hứa là sẽ cho chuộc lại ba tỉnh. Tất nhiên, làm gì có chuyện Pháp cho chuộc lại ba tỉnh, chỉ thêm sự khờ khạo tột bậc của vua quan triều đình Huế thôi. Việc cắt đất sao mà triều đình đồng ý dễ dàng đến thế. Triều đình cũng mù tịt, không biết gì về sự sa lầy của Pháp trong cuộc chiến tranh với Mê-hi-cô ngay trong những năm 1862-1863 để có thể lợi dụng tình thế ấy.

    Sự nhu nhược của triều đình Huế còn tăng hơn nữa khi mà cuối năm 1870, chiến tranh Pháp – Đức nổ ra và Pháp đại bại. Quân Pháp ở Nam Kỳ nghĩ rằng chỉ còn chờ quân triều đình đến tiêu diệt. Bấy giờ, nếu quân triều đình tiến công quân Pháp thì hoàn toàn chắc thắng. Ấy thế mà không, ngược lại, Tự Đức lại cử một phái đoàn vào Sài Gòn, chia buồn về việc Pháp bại trận, đồng thời dò hỏi khi nào Pháp trả lại 6 tỉnh cho triều đình. Câu trả lời của Pháp là không bao giờ – tất nhiên.

    Không dám đánh địch, chủ trương mềm mỏng, “hảo hảo” với kẻ xâm lăng, nhu nhược, tất yếu sẽ đưa đến đầu hàng, mất nước.

    Không chớp lấy thời cơ đánh lấy lại Nam Kỳ lục tỉnh, triều đình Huế chỉ biết án binh bất động, kiên trì đường lối hòa bình với Pháp, mong được lòng Pháp để chuộc lại đất đã mất. Pháp không những không cho chuộc lại mà còn tiến quân ra Bắc Kỳ, đánh chiếm Hà Nội chỉ với 100 quân, 3 tàu chiến nhỏ. Quan quân triều đình chỉ biết bó tay quy hàng.

    Thế nhưng, trong tình thế khẩn cấp, đại quân triều đình từ Tây Bắc và các tỉnh tự động kéo về Hà Nội, đánh trận Cầu Giấy, Gác-nhê bị tử trận, quân Pháp tháo chạy. Quân Pháp bị vây trong các thành Hải Dương, Nam Định và Ninh Bình đều không thể chạy về Hà Nội, chỉ còn chờ chết. Ấy thế mà Tự Đức cho rằng, giết được Gác-nhê chỉ là kết quả nhất thời, đột xuất mà thôi. Nếu đánh thắng họ cũng khó giữ lâu dài được? Tự Đức liền hạ lệnh cho tư lệnh chiến trường Hoàng Tá Viêm phải ngưng chiến để hiệp ước với Pháp được ký kết – ngay trước giờ quân Pháp bị tiêu diệt không còn một mống. Bấy giờ quân Pháp chỉ còn một dúm chờ chết trong Hà thành, bị cả vạn quân ta bao vây, chỉ còn sống được vài hôm nữa mà thôi. Thế mà, ngay trên thế mạnh của mình, triều đình Huế lại ký kết hiệp ước 1874 – một hiệp ước ngu ngốc nhất! (Giáo sư Trần Văn Giàu).

    Để kết thúc, chúng ta có một câu hỏi nữa, vậy trong lịch sử, có “triều đình” nào nhu nhược hơn triều đình Huế đã làm mất nước VN về tay Pháp và ngoại bang?

    htx.dongtak.net/spip.php?article4476

    Nhà Nguyễn chỉ có công lao nhỏ nhoi là đã sinh ra Bác Hồ mà thôi =D>
  2. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563
    Hình như má mày đẻ thứ quái thai như mày đã là một sự thất bại của tạo hóa rồi nhỉ.
  3. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
  5. superduck1102

    superduck1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2012
    Bài viết:
    1.381
    Đã được thích:
    1
    đấy là báo Việt Nam giật tít thế thôi, đấy là phát biểu của Việt kiều yêu nước Thang Dinh Tran, đang đi tìm những bằng chứng lịch sử thông qua những tấm bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
    bài gốc ( cảm ơn bác PNT đã bỏ công tìm kiếm bài gốc :-bd)
    http://www.csmonitor.com/World/Maki...etnam.-That-may-put-him-in-the-eye-of-a-storm
  6. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
    nhân kỷ niệm ngày 34 năm ct Biên giới với Bành Trướng, để tưởng nhớ đến những anh hùng đã khuất mổi anh em vào chủ đề này nếu cũng muốn tưởng niệm giống em chỉ cần bấm nút "thích" cho em là đã được ghi nhận thành ý :-":-":))( các bác thông cảm tại em bắt chước một số nhân vật cơ hội muốn nhân dip các sự kiện đánh bóng tên tuổi của mình ^:)^^:)^)
  7. tr.C

    tr.C Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2012
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    lốn cái bòng [r23)] [r23)] [r23)]
  8. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
    Lổi nhận biết trong việc đọc hiểu=))[-X
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Không phải em vui vì bản chất sự việc, em vui vi hành động nó chịu cho đăng bài có ý nghĩa cho nhà mình trên một tờ báo Mỹ[r2)]
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    a đã nhiều lần nói với e và mọi người trên này rồi. Yêu nước không phải bằng hình thức như vậy mà bằng con tim, bản lĩnh chính trị và những hoạt động có ý nghĩa. Những người yêu nước thật xự thì những gì họ làm cũng chẳng cần ai biết[:D]
  10. Nguoi_Ban_Gom

    Nguoi_Ban_Gom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/12/2012
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Gọng kìm TQ-Pak tận diệt Ấn độ, đe dọa hạm đội 5 đế quốc Mỹ [r32)]

    Pakistan giao cảng chiến lược cho Trung Quốc

    Pakistan và Trung Quốc hôm 18/2 ký thỏa thuận chuyển giao quyền quản lý hoạt động cảng chiến lược Gwadar cho Công ty điều hành cảng hải ngoại Trung Quốc (OPHL).

    [​IMG]

    Vị trí cảng chiến lược Gwadar. Đồ họa: Opinion-maker Theo PTI, việc tiếp nhận cảng Gwadar thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh thiết lập một căn cứ hải quân tiềm tàng trên Biển Arab và gây ra mối quan ngại an ninh nghiêm trọng cho Ấn Độ.

    Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari thông báo: "Hợp đồng điều hành cảng Gwadar đã chính thức được trao cho Trung Quốc". Ông Zardari cho rằng việc này mở ra những cơ hội mới và tạo ra những động lực mới cho quan hệ Pakistan - Trung Quốc, đồng thời gắn hợp tác chính trị song phương với hợp tác kinh tế.

    Theo thoả thuận, cảng chiến lược nước sâu Gwadar vẫn là tài sản của Pakistan song công ty OPHL được chia sẻ lợi nhuận từ việc điều hành hoạt động của cảng.
    Việc chuyển giao công việc điều hành cảng Gwadar cho Trung Quốc cho thấy mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa hai nước và sự tin trưởng của Pakistan vào năng lực của Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng.

    Phát triển hành lang thương mại nối Khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) tới Trung Đông đi qua cảng Gwadar sẽ đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước và trong khu vực.

    Gwadar có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì khoảng 60% lượng dầu thô Bắc Kinh nhập khẩu từ các nước Vùng Vịnh đi qua khu vực gần cảng Gwadar.

    Ngoài ra, theo giới chuyên gia, thỏa thuận trên sẽ giúp Trung Quốc rút ngắn hàng nghìn km quãng đường vận chuyển dầu khí mà nước này nhập từ Châu Phi và Trung Đông.


    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/02/pakistan-giao-cang-chien-luoc-cho-trung-quoc/

Chia sẻ trang này