1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan điểm của TT về hấp dẫn.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Tran_Thang, 09/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ông bạn chưa hiểu khái niệm Big Bang. Sao lại tư duy rằng "Big Bang nổ giữa chân không" (!?).

    Khái niệm "nặng, nhẹ" có phải là khái niệm phổ quát trong vũ trụ ?
  2. diendaiviem

    diendaiviem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Bài viết:
    1.142
    Đã được thích:
    0
    Chả hiểu sao nhiều người lại tin vào cái giả thiết Big Bang vớ vỉn nhỉ.
    Vũ trụ tự nhiên đã tồn tại rồi, không có điểm khởi đầu hay kết thúc.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không phải là tôi không hiểu mà vấn đề đó là do TT đưa ra. Tôi xin trích:
    Tôi bắt đầu từ quan điểm của TT đấy chứ? Và tôi chỉ ra sai lầm chỗ nào trong quan điểm đấy.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Suy nghiệm là tự đặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời. Một cái gì đó sẽ dẫn đến một cái gì đó, hay một kết luận mang tính võ đoán cũng sẽ dẫn đến một cái gì đó. Nếu cái sau sai thì chứng tỏ sự kết luận võ đoán kia sai.

    Trở lại vấn đề điều gì đã khiến các thiên thể trong vũ trụ có hình cầu. Các thiên thể đều là những khối khí tích tụ dần sau Big Bang. Như ta thấy các thiên hà đều xoáy cuộn. Có thể chính "hiệu ứng cuốn" của ntt đã vo tròn các thiên thể. Ta lại tiếp tục ngược thời gian chút. Khi còn là những khối khí chúng có vẻ xoáy cuộn rõ rệt hơn là khi hình thành thiên thể. Tại sao thế ? Qui nạp xem : Sự xoáy cuộn giảm dần khi mật độ vật chất tăng lên và trên bề mặt thiên thể sẽ hình thành cái gọi là trọng lực. Như thế quan hệ giữa sự xoáy cuộn và trọng là quan hệ tỉ lệ nghịch. Nhưng điều này cũng chưa thể dẫn đến kết luận hấp dẫn không phải là thuộc tính của vật chất. What more ?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Thứ i, chưa ai biết được trước Big Bang là gì, cho nên tôi giả thiết là trước Big Bang có "một cái gì đó" nó ùa vào trong khi Big Bang nổ.

    Thứ ii, tôi chỉ lấy một hình ảnh để minh họa cho ý tưởng của mình. Ta có thể biểu diễn không gian 1,2,3 chiều nhưng chưa biểu diễn được không-gian 4 chiều...
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    À ra thế. Với phương pháp quy nạp, việc lần ngược trở lại lịch sử của vũ trụ đưa ta tới khái niệm 'điểm kỳ dị'. Chúng ta đã nén toàn bộ thông tin về vũ trụ, năng lượng, khối lượng về một 'điểm kỳ dị'. Nó là nguyên nhân chứa đựng toàn bộ, cả không gian và thời gian (lưu ý thời gian). Giới hạn là kích thước planck và thời điểm planck. Trước đó là gì thì ta chịu. Do đó việc nói rằng có Big Bang là hoàn toàn mang tính võ đoán, không phải một thuyết vì hoàn toàn không ai kiểm chứng. Tức là đến đấy chúng ta chịu cứng. Do vậy, giả thuyết thêm một chất gì đấy ùa vào trong khi big bang nổ lại càng thừa thãi. Vì sao? Vì ở kích thước plank, thời gian trở thành vô nghĩa. Nó đã chứa đựng mọi thông tin trong nó, kể cả năng lượng, không gian và kể cả thời gian. Do đó đừng hỏi trước đó là gì nữa.
    Thứ nữa, không gian 4 chiều lại càng mang tính giả thiết võ đoán. Vì sao? Vì giả thiết có ai đó chui qua được 'điểm kỳ dị' để kiểm chứng thì anh ta đã thống nhất tất cả vào 1 không gian 3 chiều. Chiều thứ 4 là hoàn toàn không có cơ sở và không cần thiết.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nếu TT thích chúng ta cùng suy nghiệm về thời điểm từ kích thước planck trở đi.
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Đỏ:
    Trong câu chuyện về con ếch, ông cha ta ý nói nó quả quyết trời bằng cái miệng giếng. Tức là tầm nhìn ngắn cộng với sự ngu muội sinh ra sự quả quyết. Con người chúng ta ko phải con ếch. Chúng ta biết ngoài miệng giếng còn rất nhiều thứ. Chúng ta biết sự hạn chế của mình. Câu nói đó cần được hiểu theo nghĩa như vậy. Ko nên làm sai ý nghĩa giáo dục của nó.

    Tím:
    Câu này Mac đã nói rồi mà:
    "Vật chất tồn tại là khách quan" - tức đương nhiên nó tồn tại. Hư vô là một khái niệm của triết học. Nó thường được dùng trong cum từ Chủ nghĩa hư vô - tức những người coi cuộc sống là vô nghĩa. Còn quan niệm hư vô là ko có gì là quan niệm của nhà Phật với cụm từ Cõi hư vô. Trong khoa học, ko có gì người ta dùng từ chân không. Nay khái niệm chân không cũng đang bị lung lay.

    Xanh:
    Giả sử quả táo của Newton rơi xuống đất mất 1s. Ko có loài người chúng ta suy nghĩ về vấn đề đó. Khoảng 1s đó còn có ý nghĩa gì? Tất nhiên vẫn là 1s. Và nếu bạn cho là nó có ý nghĩa, tôi xin hỏi nó có ý nghĩa với cái gì? Chả lẽ một hòn đá lại quan tâm quả táo rơi mất 1s? Giả sử do lỗi tiến hóa, tự nhiên chỉ tiến hóa đến loài khỉ. Thời gian là gì? Đồng hồ là gì? Trái đất quay quanh nó 1 vòng hay 3 vòng khác nhau sao?

    Tía:
    Định nghĩa một mét nay đã được định nghĩa lại là bằng bao nhiêu phần bao nhiêu của sóng ánh sáng gì gì đó. Định nghĩa trên của bạn người ta bỏ rồi.

    -o0o-

    Thêm nữa đọc mấy bài bên trên tôi thấy các bạn dùng từ "võ đoán" cho các nhà khoa học là ko đúng.

    Võ đoán hay vũ đoán - bản thân cái từ đó đã nói lên ý nghĩa của nó. Quan võ (vũ) mà bàn chuyện văn thì một nửa là đi nghe lỏm - Lâm Ngữ Đường. Đầu óc ko có, tinh thần thì rất dễ nóng này, mất bình tĩnh... khi bàn mưu lược cho nên hay phán bừa, quả quyết lung tung. Một người trong khi nói mà trạng thái tâm lý bị thay đổi, ấy là kẻ tầm thường.

    Từ nên dùng ở đây có lẽ là "dự đoán" hay "tiên đoán" - đồng nghĩa với từ "chiêm" vậy. Đó cũng là do sự hạn chế của con người, và chúng ta biết điều đó. Các phương tiện KHKT tốt nhất cũng chỉ có thể giúp chúng ta quan sát được đến vậy. Chứ còn làm khoa học ai chả muốn chính xác, chuẩn xác.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi không đi phân tích ý nghĩa giáo dục của câu chuyện con ếch, tôi lấy hình ảnh và hoàn cảnh của con ếch mà so sánh với hình ảnh và hoàn cảnh của con người nói chung và khoa học nói riêng. Khi đứng trước 'điểm kỳ dị', tất cả chúng ta cũng là 'con ếch dưới giếng' mà thôi. Sự sỉ vả về sự 'ngu muội', hay 'tầm nhìn thiển cận' là điều vô nghĩa. Vì trong xã hội loài người nói chung, ai có 'tầm nhìn xa' hơn, vượt ra ngoài 'điểm kỳ dị'? Tôi lưu ý cần phân biệt rõ sự 'nhìn' và sự 'hoang tưởng'. Sự nhìn nó có đối tượng cụ thể, rõ ràng và có căn cứ hiện thực. Sự 'hoang tưởng' là những võ đoán vô căn cứ.
    Một giả định, giả sử vô lý. Thứ nhất là nó không thực tế rằng không có sự hiện diện của con người. Thứ hai đã giả sử không có con người rồi lại còn khẳng định: 'Tất nhiên vẫn là 1 s'. Rõ ràng câu khẳng định này là 'của con người' - đang vận dụng những khái niệm trong hệ thống lý thuyết của mình.
    Tôi nói thế vì sao? Vì trước kia, khi chưa có loài người, chẳng có khái niệm thời gian. Thậm chí ở thời kỳ đầu phát triển của xã hội, người ta còn xem vũ trụ như một tổng thể liên hoàn, vĩnh cửu. Ở đó thời gian là vô nghĩa.(Như nhiều tư tưởng quan niệm). Có một cái gì đó vĩnh hằng, bao phủ toàn bộ.
    Nhưng tư duy khoa học bắt đầu phát triển bắt đầu bằng việc chia ra các ranh giới (Có lẽ bắt đầu từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, tách khỏi đời sống bầy đàn) của vật chất. Sự tư hữu ra đời. Họ bắt đầu phân chia ranh giới của thời gian bằng các vạch khắc phân chia rạch ròi sự vật, hiện tượng. Mỗi sự vật hiện tượng đều được gắn cho một giá trị, ý nghĩa nào đấy của con người. Nó có đời sống hữu hạn và một giá trị nhất định. (Không còn chuyện 1 Ông A kiện 1 Ông B về việc đã thịt mất con gà của Ông và bắt đền Ông này bằng giá trị: Ông A cho rằng con gà của Ông ta, mỗi ngày đẻ 1 quả trứng, và những quả trứng đó lại nở ra rất nhiều gà và những con gà đó lại đẻ ra rất nhiều trứng..v..v. Tóm lại là bắt đền một số tiền rất lớn).
    Từ đó, thời gian cũng đã được gắn cho một giá trị nhất định.
    Thời gian ra đời từ đấy, trong tư duy khoa học, gắn liền với hoạt động của con người nói riêng, vận động của vật chất nói chung (sự chuyển hóa của các sự vật riêng biệt). Cũng như sự quan hệ giữa 'hấp dẫn' và 'khối lượng', 'thời gian' cũng có quan hệ không thể tách rời với 'sự vận động' (sự chuyển hóa giữa các sự vật, hiện tượng) của vật chất. Như vậy, thời gian phụ thuộc quan niệm của con người. Và cụ thể thời gian là một đại lượng chỉ nằm trong hệ thống lý thuyết khoa học của con người. Do vậy câu khẳng định: Tất nhiên vẫn là một giây.
    là một câu khẳng định trái với giả sử ở trên: Giả sử quả táo của Newton rơi xuống đất mất 1s. Ko có loài người chúng ta suy nghĩ về vấn đề đó. Tất nhiên, khi có con người (đồng nghĩa vũ trụ đang còn tồn tại, vũ trụ đang còn vận động), vấn đề thời gian sẽ được đặt ra. Điều này không mâu thuẫn với khẳng định của tôi: Thời gian luôn gắnliênv với sự vận động.
    Rõ ràng như phân tích ở phần trên, thời gian có ý nghĩa với cái gì ư? Thời gian có ý nghĩa với khoa học, với sự vận động của 'sự vật'. Giả sử tiếp theo là giả sử sai. Nếu quả thực tự nhiên chỉ tiến hóa đến loài khỉ, không ai sẽ đặt ra câu hỏi này. Thực tế tự nhiên không tiến hóa tới loài khỉ, và thậm chí tới loài người rồi, thì loài người vẫn còn là một sinh vật 'hạn chế'. Chúng ta biết chúng ta hạn chế. Đến giới hạn planck, chúng ta không biết là gì nữa. Điều này thật đáng lo ngại. Vì sao? Vì nếu như gặp một nền văn minh cao hơn, biết được gì đấy dưới kích thước planck, họ có cho rằng chúng ta là 'động vật cấp thấp' và 'ăn thịt' chúng ta như chúng ta 'ăn thịt' loài động vật khác không? Thực tế diễn ra đã có quan niệm như vậy, về một dân tộc 'thượng đẳng' và 'hạ đẳng'. Và nhân loại đã đấu tranh vì tư tưởng ấy. Để làm gì? Để tạo ra một cơ hội cho dân tộc 'hạ đẳng' tiến hóa lên chứ không cho phép một sự tuyệt diệt nếu quả thực có một sự phân chia như vậy.
    Điều đó không ngừng thôi thúc loài người tiếp tục tìm kiếm tri thức, LHC tạo ra cũng là từ sự thôi thúc ấy. Ngô Bảo Châu cũng đã giải quyết xong 'điểm kỳ dị' trong toán học, đưa đến sự thống nhất lớn của toán học. Hy vọng không lâu nữa, chúng ta cũng sẽ thống nhất được trong vật lý.
    Đến đây, tôi đã nói rất rõ về thời gian và ý nghĩa của nó. Chấm hết.
    Thứ nhất: Tương tự như khái niệm thời gian, khái niệm không gian lại là một khái niệm cũng có tính lịch sử, có sự quan tâm, sáng tạo của con người. Từ tư duy phân chia cụ thể, ngày càng chính xác dựa trên những kết cấu vật chất ổn định. Ví dụ như dùng cây sào, chia vạch trên cây sào, đến việc chia vạch trên những vật liệu khác ổn định hơn như trên kim loại. Từ đó, phát triển việc phân chia (dựa trên toán học) và đo đạc kiểm chứng, thí nghiệm mà người ta đo đạc được bước sóng của ánh sáng. Qua lịch sử kiểm chứng, hiệu chỉnh và dẫn đến những sự phân chia ngày càng chính xác, người ta đã có thể phân chia tới mức độ nguyên tử - sự tồn tại có thể coi là vĩnh cửu của vật chất (nhờ các lực hạt nhân). Lưu ý là một que kim loại vẫn có thể biến dạng. Và hơn nữa nguyên tử đó sẽ nhận năng lượng và bức xạ ra một sóng ánh sáng nào đó, ổn định và không thay đổi mà người ta gọi là 'đơn sắc'. Từ bước sóng đó, mới có định nghĩa 1m 'bằng bao nhiêu' bước sóng ánh sáng (lưu ý vẫn là tư duy phân chia: 'một phần bao nhiêu đó').
    Tóm lại, định nghĩa này là thành quả của lịch sử đo đạc. Nó là hệ quả, là cái ngọn của nghành này. Nếu tư duy chộp giật chỉ nhìn thấy ngọn mà không rõ gốc thì thật đáng quan ngại cho học thuật, bởi lúc đó 'Ngài' ntt0180 có nguy cơ lấy đuôi con voi lắp cho con bò, đánh tráo khái niệm và người ta gọi đó là 'Ngụy biện' và không có cơ sở (không căn cứ).

    Đoạn này thì thông cảm. Tôi không phải là ngôn ngữ học, từ Hán Việt và các điển tích, điển cố của nó thì không phải từ nào cũng biết. Tuy nhiên tôi sử dụng với nghĩa Việt hóa và thông dụng.
    Đơn giản võ đoán là 'vô căn cứ', và 'không cơ sở'. Tôi không chấp nhân dùng từ 'dự đoán' hay 'tiên đoán' vì 'dự đoán' và 'tiên đoán' vẫn kèm theo một căn cứ, cơ sở nào đó của nó.
  8. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Đừng dùng sai tục ngữ! Nếu dùng sai rồi thì đừng biện bạch! Chúng ta ko nhìn được quá được điểm kỳ dị như con ếch ko nhìn quá được miệng giếng. Nhưng chúng ta biết hạn chế của mình. Chúng ta ko nói bừa. Còn con ếch thì chém gió!

    Bạn vẫn chưa hiểu rõ khái niệm thời gian. Quả táo rơi mất 1s. Nếu dùng đồng hồ đo thì là cái cót của nó bị nén lại lúc lên dây cót. Khi dãn ra để giải phóng thế năng nó dãn ra một khoảng nào đó, tương ứng với khoảng 1s đó. Tức là một cái khoảng đó là 1s, nếu gọi là 1 giờ hay 1 ngày cũng chỉ là cách gọi. Nhưng cái khoảng đấy là có thực. Nó hoàn toàn có thật về mặt thực tế. Còn nếu ko có loài người sẽ ko có sự so sánh giữa khoảng quả táo rơi và khoảng thế năng giải phóng của cót đồng hồ. Tất nhiên cũng ko có ý niệm 1s.

    Bạn đừng bấu vào cái đồng hồ. Về bản chất nó cũng như quả táo rơi thôi. Một dạng năng lượng đang được giải phóng. Con người chọn nó làm tiêu chuẩn, làm mốc để so sánh (để đo) những gì chúng ta cần trong cuộc sống.

    Còn đoạn bên dưới tôi ko bàn! Chúng ta đang nghiên cứu tự nhiên, ko phải nghiên cứu xã hội loài người. Nếu bạn muốn nghiên cứu cái ấy, mời bạn đọc lịch sử, kinh tế, chính trị...

    Bạn cứ suy nghiệm kỹ đi, rồi sẽ hiểu! Mà từ ngụy biện bên trên bạn dùng sai đó, từ đúng là biện bạch cơ.

    Thật nguy hiểm nếu một nhà khoa học ko am tường về ngôn ngữ học, triết học. Ngôn ngữ học xây dựng các khái niệm khoa học. Ngôn ngữ học quản lý các khái niệm khoa học và triết học. Sẽ là sao đây nếu FS viết một lý thuyết mà ko hiểu nghĩa của các từ ngữ trong đó? Tính mang gửi đi đâu đây? Cho các cơ quan nào đây? Khi bị phản biện trả lời thế nào đây? Tôi ko hề có hàm ý gì ở đây cả.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thế vấn đề câu cảm thán có thuộc về lĩnh vực ngôn ngữ học không nhỉ?
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Yêu cầu đọc kỹ và bám vào văn bản. Tôi không dùng khái niệm 'Năng lượng' thì đừng đưa vào để giải thích. Trong giải thích của tôi, có gì mâu thuẫn không? Thời gian có ở mặt thực tế không lại phụ thuộc vào quan niệm của con người. Đối với con người ngày xưa, Thần ở lẫn với Người, cái vĩnh cửu nó bao trùm. Người ta coi đời người bằng một 'khắc', là giấc Nam Kha. Đấy là tư duy khoa học chưa phát triển.
    Quan niệm về thời gian chỉ có khi bắt đầu có tư duy khoa học, có sự phân chia sự vật.
    Thôi, đừng biện bạch nữa. Đánh tráo khái niệm được thống nhất là một hành vi nguỵ biện. Là tư duy lầm lạc do cố ý hoặc vô ý. Tìm đọc tài liệu đi.
    Sặc. Nếu tôi là nhà khoa học, tôi bắt buộc phải là nhà ngôn ngữ học ư? Quy định ở đâu đấy. Yêu cầu đọc kỹ văn bản.
    Tôi đã định nghĩa: Đơn giản, võ đoán là 'vô căn cứ' và 'không cơ sở'.
    Nguyên văn: ...Đơn giản võ đoán là 'vô căn cứ', và 'không cơ sở'. Tôi không chấp nhân dùng từ 'dự đoán' hay 'tiên đoán' vì 'dự đoán' và 'tiên đoán' vẫn kèm theo một căn cứ, cơ sở nào đó của nó....
    Định nghĩa đó đã nói rõ ý của tôi. Không cần xem xét từ 'võ đoán' về mặt ngôn ngữ, nguồn gốc.
    Nên nhớ, trong các Hợp đồng kinh tế, v..v. người ta cũng có một mục định nghĩa các khái niệm. Và trong văn bản ấy, chỉ được sử dụng với nghĩa đó, người đọc không được tự ý đưa các ý nghĩa khác thay cho khái niệm. Đấy là tư duy khoa học.
    Ntt0180 liên tục mắc sai lầm trong việc này, thảo nào luôn râu ông nọ cắm cằm bà kia. Ngụy biện và sai lầm. Thảo nào.

Chia sẻ trang này