1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không nên dịch những tên riêng Trung Quốc sang tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi comauxanh, 11/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. comauxanh

    comauxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy TV, báo chí VN, người VN mỗi lần nói về Trung Quốc, người TQ, chúng ta đều ráng Việt hoá tên các địa danh, tên người, Tuy nhiên khi noi đén những dân tộc Châu Á khác thì gần như không thấy xuất hiện hiện tượng Việt hoá này. Chẵng hạn như, chúng ta viết Tô Châu, Bắc Kinh thay vì Suzhou, Bẹiing. Trong khi đó ta gần như luôn luôn sử dụng Pnom Penh, Vientiane, Bangkok, Tokyo, Seoul thay vì Nam Vang, Vạn Tượng, Vọng Các, Đông Kinh, Hán Thành. Và chúng ta (gần như) luôn luôn sử dụng đúng tên riêng của mọi người thuộc mọi chủng tộc trên thế giới ngoại trừ người Trung Quốc.


    Thiết nghĩ một là Việt hoá mọi tên riêng, ít nhất là từ những quốc gia trong khu vực, những quốc gia có quan hệ từ hàng trăm năm. Hai là nên tôn trọng và sử dụng những tên riêng đó theo tên quốc tế. Đừng nghĩ rằng sử dụng tên quốc tế sẽ gây khó khăn cho người Việt. Thưa không. Có biết bao tên tuổi nỗi tiếng trên thế giới dù khó viét và khó đọc vẫn được viết, dọc và nhắc tới mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông. Đúng ra nghe, thấy nhiều lần làm cho chúng ta nhớ và lập lại đúng. Vì vậy tôi nghỉ chỉ nên tiếp tục sử dụng những tên Việt hoá trong quá khứ, những tên đã ăn sâu vào ký ức và văn hoá VN.


    Thực ra khoảng một nữa họ của người Trung Hoa đều có thể tìm thấy tại Việt Nam, tuy nhiên có một số họ thịnh hành tại Viêt Nam thì khan hiếm ở Trung Hoa và ngược lại những họ phổ biến bên ấy lại ít thấy ở bên mình.. Khoảng 10 năm trỡ lại nhiều nghệ nhân Việt vì muốn có những tên nghệ nhân thật ấn tượng nên nhiều khi họ bị chê là bắt chước lấy tên của người TQ. Bởi vậy theo tôi đả đến lúc người Việt hãy chấm dứt Việt hoá tên TQ vì vài nguyên nhân sau:


    - Tạo cơ hội cho người Việt có khả năng nhận biết, nói và viết được những tên nỗi tiếng của người để có khả năng giao dịch về đề tài TQ khi tiếp xúc với người TQ và các dân tộc khác. Thí dụ: Huỳnh Đức Bân : Kenny wong ; Trần Hào : Moses Chan ; Ôn Gia Bảo : Wen Jiabao ; Tứ Xuyên : Szechwan. Tên Việt hoá chỉ người Việt hiểu mà thôi, người Trung Quốc, người Tây hay bất cứ dân tộc nào khác đều không thể hiểu nỗi qua cách viết và giọng nói. Hơn nữa chúng ta cần phải tôn trọng tên riêng của nơi đó và người đó. Việc làm trước mắt của báo chí là nên ghi cả tên Việt và tên thiệt viết trong ngoặc kép ( ) đồng thời hạn chế dần việc dịch những tên riêng mới.


    - Hạn chế Việt hoá tên riêng để người Việt nhận biết qua tên viết và cách phát âm, bất cứ người Việt bình thường nào cũng có thể nhận ra đâu là Việt đâu là ngoại quốc.


    - Tên Trung Quốc nhiều khi dịch sang tên Việt dễ bị lầm lẫn không biết đó là nam hay nữ hoặc tên sao giống tên thuần Việt quá chẵng hạn như: Lê Tư, Trương Tử Lâm, Trương Bá Chi và Lê Minh, Trần Khôn, Huỳnh Hiểu Minh. Vì vậy nếu người Việt làm quen với tên Việt hoá thì sẽ có thể tên không thuần Việt, tên nam nữ sẽ được dùng lẫn lộn trong tương lai.


    - Nếu làm được như vậy thì tiếng Việt sẽ bao la hơn đối với người Việt. Sẽ không còn ai thắc mắc Lương Tùng Quang,, Đàm Vĩnh Hưng, Lâm Nhật Tiến, Lý nhã Kỳ, Tăng Bảo Quyên, Lương Triệu Vũ, Tăng Thanh Hà, vân vân, có phải là người Việt thật sự không? Dĩ nhiên người Việt sẽ cảm thấy không bị lấn sân trên sân nhà và không phải lo tìm hiểu thắc mắc về nguồn gốc của chính người Việt mình.


    Nếu các bạn đồng tình với những gì nêu trên, thì hãy ráng sử dụng tên riêng của người ta cho quen dần.
    http://songtra.wordpress.com/2010/07/26/hello-world/
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ý tưởng của bạn khá mâu thuẫn. Việc Việt hóa các địa danh hay tên TQ nói lên thế mạnh của tiếng Việt. Ngược lại nếu ta gọi Pnom Penh là Nam Vang, Tokyo là Đông Kinh thì ta đã Hán hóa từ đó. Mặt khác tiếng Việt thuộc hệ Nam Á nhóm Mong-Khme nên ta đọc Pnom Penh dễ hơn Suzhou (Tô Châu) hay Beijing (Bắc Kinh).
  3. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    TTVN giờ không có chế độ hi-light nữa, đành quote chay vậy...

    Toàn bộ đoạn này dựa trên chữ "gần như". Phải không bạn?

    Tiép, ý bạn nói là "đúng chính tả...mẫu tự Latinh bản Anh hóa" tên riêng của mọi người thuộc mọi chủng tộc trên thế giới ngoại trừ người TQ phải không bạn? Chứ tôi thấy mấy ông Ảrập đó, có ai nói đúng chính tả tiếng Arập tên mấy ổng đâu? Mấy ông Israel cũng vậy...toàn dùng phiên bản tiếng Anh của tên mấy ổng không đó chứ.

    Đúng rồi, tôi cũng đề nghị gọi thành phố Venezia là Venezia chứ đừng gọi theo phiên bản tiếng Pháp của nó là "Venice". Cũng vậy, gọi tp Andalucía là Andalucía chứ đừng gọi theo phiên bản tiếng Pháp của nó là "Andalusie". [:P]


    Bạn nói gì mà ghê vậy: Tạo cơ hội cho người Việt có khả năng nhận biết, nói và viết được những tên nỗi tiếng của người để có khả năng giao dịch về đề tài TQ khi tiếp xúc với người TQ và các dân tộc khác. [...] Tên Việt hoá chỉ người Việt hiểu mà thôi, người Trung Quốc, người Tây hay bất cứ dân tộc nào khác đều không thể hiểu nỗi qua cách viết và giọng nói.

    Bạn có "hiểu nổi" tp Francoforte là thành phố nào không bạn? Đó đó, đó là tên Ý hóa của thành phố Đức Frankfurt đó bạn. Nếu bạn không biết tiếng Ý thì bạn làm gì mà "hiểu nổi" (tạm giả sử bạn học tiếng nào, biết tiếng ấy, bạn không phải là người dù không biết tiếng nhưng vẫn có ít kiến thức nhất định về 1 thứ tiếng). Bạn có "hiểu nổi" tp Niza là tp nào không bạn? Đó là tên TBN của tp Pháp Nice đó bạn. Nếu bạn không biết tiếng TBN thì làm gì mà "hiểu nổi."

    Tóm lại, bạn đừng có chê là "tên Việt hóa chỉ mình người Việt hiểu mà thôi, người TQ, ng Tây hay bất cứ dân tộc nào khác đều không thể hiểu nổi", vì tôi vừa lấy ví dụ là 1 thằng TBN hay Ý cũng có thể nói y chang bạn: "tên TBN/Ý hóa chỉ mình người Đức/Ý mình hiểu mà thôi, người Pháp/Đức, VN hay bất cứ dân tộc nào khác đều không thể hiểu nổi."

    Chẳng qua là bạn trong đầu chỉ có mấy thứ sau: tên TQ viết bằng tiếng TQ, tên TQ viết bằng mẫu tự Latinh, tên TQ viết theo kiểu tiếng Việt, nên bạn mới lật đi lật lại mấy loại đó. Chứ bạn mà còn biết các kiểu: tên Pháp viết lối tiếng Anh, tên Pháp viết lối tiếng Việt, tên Anh viết lối tiếng TBN, tên TBN viết lối tiếng Đức, tên Đức viết lối tiếng Ảrập, tên Ảrập viết lối tiếng Việt...thì tôi không biết bạn liệu có khả năng tìm ra một chuẩn mực nào đó để sắp xếp mức độ ưu tiên 1-2-3... hay không nữa.

    Đã gọi là Việt hóa, thì dĩ nhiên chỉ ng biết tiếng Việt mới hiểu. Vậy nên, chê là "Việt hóa NÊN chỉ người biết tiếng Việt hiểu" thì đâm ra là đem nguyên nhân ra làm kết quả. TBN hóa thì cũng chỉ có ng biết tiếng TBN mới hiểu. Pháp hóa thì cũng chỉ có ng biết tiếng Pháp mới hiểu...

    Bạn nói HÀI quá. Ví dụ nhe: Một thằng Pháp sống ở Pháp tên nó là tên Đức, thì người ta có "thắc mắc xem nó là người nước nào" không? Nếu nó là một người nổi tiếng thì tên nó có là VN đi nữa, người ta cũng biết gốc gác nó. Nếu nó không nổi tiếng thì cứ tự đi mà hỏi nó là biết. Chứ lo sợ sẽ có người thắc mắc làm gì. Tên có quan trọng khỉ gì đâu. Ba má nó thích tên Đức, họ của họ lại là họ Đức, thì họ cứ đăng ký khai sinh 1 cái tên Đức chứ lo sợ vẩn vơ làm gì, có làm "mất gốc" gì thằng con của họ đâu!

    Bạn nha, nếu bạn muốn bảo vệ nguồn gốc, lai lịch, danh tính, tính chất của các nền văn hóa khác nhau, thì tôi khuyên là bạn nên đi học nhiều ngoại ngữ nha, rồi sau đó viết chính tả và phát âm đúng tên riêng và tên địa danh của mọi vùng miền tại chính vùng đó nha, đừng có nói chệch đi tí xíu gì hết nha. Ví dụ thấy ghi XavI thì đọc là /cha-bi/ nhe, tên catalán của người ta đó, đừng có đọc nhầm thành /sa-vi/ nha. Còn thất Javier thì hỏi nó xem nó người nước nào để phát âm cho chuẩn chữ j trong tên nó nha, đừng có phát âm trật. Có vậy mới bảo tồn văn hóa các vùng miền trên toàn thế giới được. Chứ đừng có nửa vời, bảo toàn "phiên bản chính tả lối tiếng Anh của các tên tiếng Hoa" không thôi.

    À quên, Xavier là phiên bản tên Javier trong tiếng catalán, bạn ạ. [:D] Đọc khác mà viết cũng khác. Nhưng bạn mà gọi thằng Xavier là Javier là nó sẽ rủa bạn là "mày phải ráng sử dụng tên riêng của tao cho quen dần." ;))
  4. comauxanh

    comauxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    ++Việc Việt hóa các địa danh hay tên TQ nói lên thế mạnh của tiếng Việt. Ngược lại nếu ta gọi Pnom Penh là Nam Vang, Tokyo là Đông Kinh thì ta đã Hán hóa từ đó. Mặt khác tiếng Việt thuộc hệ Nam Á nhóm Mong-Khme nên ta đọc Pnom Penh dễ hơn Suzhou (Tô Châu) hay Beijing (Bắc Kinh). ++

    Nam Vang Đông Kinh, Nửu Ước , Cựu Kim Sơn, Mạc Từ Khoa, vv, đều là tên Việt hoá từ tiếng TQ đó bạn à. 40 năm trở về trước ta đã có thói quen sử dụng chúng.
    Dễ hay khó chỉ là lúc đầu, thích hay không thích, vì có hàng trăm tên danh nhân với đủ loại tên lạ hoắc, không thể nào nghĩ tới, có khi còn dài lê thê mà ta vẫn nhớ dễ dàng.
    Tên riêng tiếng Latin của người TQ lúc nào cũng dễ hơn so với bất cứ người thuộc dân tộc nào khác.

    Bạn Anxiety,

    ++tên Pháp viết lối tiếng Anh, tên Anh viết lối tiếng TBN++

    Chắc bạn nói chuyện bên châu Âu? Tôi thật không biết, nhưng ở Mỹ, Anh, Úc và Canada thì không có chuyện đó. Tiếng Anh là ngôn ngữ quá lớn, mỗi năm có thêm hàng ngàn từ mới. Thầy dạy Anh văn chỉ biết chừng 20 tới 40 ngàn từ, tức là chỉ biết 1/20-1/30 phần trăm của tổng số từ đang có. Mọi ngôn ngữ trên thế giới đều phải vay mượn những từ chuyên môn từ tiếng Anh và chế biến chút đỉnh cho hợp tình hợp lý.

    Khoảng 1/2 từ mới của TQ có nguồn gốc từ tiếng Anh và dĩ nhiên là người TQ không bao giờ tự hào về sự thật này, nhưng họ không có cách nào khác. Người Pháp ở Pháp cũng gặp rắt rối với sự xâm nhập của tiếng Anh, nhưng cũng đành cay đắng chấp nhận. Bạn có biết, tại các tháp điều khiển không lưu các các phi trường quốc tế ở Pháp, theo luật lệ được ban hành (đã được khoảng 10 năm), thì nhân viên phải liên lạc với những máy bay sắp đáp hay sắp rời bằng tiếng Anh để tránh xãy ra tai nạn.

    Chúng ta không nên để ý đến việc tên tiếng Latin của người TQ, Ả Rập, Ấn Độ, Hàn, Nhật, Thái, vv được dịch ra không chính xác. Quan trọng là những tên đó là tên trong giấy tờ, passports của họ và do họ tự chọn. Đó là lý do tại sao ta không nên cứ cố ý quên những tên riêng của người TQ thuộc thế hệ trẻ, trong khi ta cố ý tuyệt đối tôn trọng tên riêng của những dân tộc khác. Dĩ nhiên tôi cũng công nhận là Việt hoá hết tên TQ, Hàn, Nhật, vv thì nhớ mau hơn, vui hơn và quan trọng hơn là ta cảm thấy gần gủi hơn, gắng bó với cái nôi văn hoá của chúng ta hơn.

    Nói chung, những giải thích của bạn hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên bạn đã hiểu sai ý của tôi.

    Có thể vài lý do tôi nêu ra không có sức thuyết phục, nhưng ý chính tôi muốn nêu lên là: khi nào viết về một người TQ trên báo, nên viết tên Việt hoá CỘNG với tên trên passport của họ thì hay hơn, vì những tên đã có từ xưa hay là vài chục năm trước thì đa số người Việt biết hoặc có thể đoán biết. Tên riêng của những nhân vật mới thì cần có thời gian.

    Thôi, cảm ơn các bạn đã góp ý.
  5. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Bạn nói chính xác 2 câu này: "Tôi thật không biết." + "ý chính tôi muốn nêu lên là: khi nào viết về một người TQ trên báo, nên viết tên Việt hoá CỘNG với tên trên passport của họ thì hay hơn, vì những tên đã có từ xưa hay là vài chục năm trước thì đa số người Việt biết hoặc có thể đoán biết. Tên riêng của những nhân vật mới thì cần có thời gian."

    Chẳng qua là cái hệ quy chiếu của bạn nó chỉ gồm có "tiếng Anh và các nước nói tiếng Anh" nên bạn mới đòi ở VN dùng phiên bản tiếng Anh của tên riêng TQ. Nó kiểu kiểu như là: "Ở nhà tôi ai cũng bỏ dép ra đi chân đất [cho sạch], cho nên tôi thấy là ai cũng đều NÊN bỏ dép ra khi vào nhà", và tình huống ở đây là bạn chưa từng được sống trong nhà nào mà không cần bỏ giày dép ngoài đường ra [mặc dù họ vẫn giữ gìn được vệ sinh nhà cửa.]

    Chuyện tiếng Anh mang tính quốc tế, tính toàn cầu, là không ai không thừa nhận. Nhưng nó không phải là lý do để "ở VN chúng ta nên dùng phiên bản tiếng Anh của các tên riêng TQ". Bạn thay vì CHỈ CẦN nói câu in đậm, thì lại đưa ra 1 loạt dẫn chứng mà cá nhân tôi chẳng hề thấy thuyết phục gì cả, như tôi đã có ghi như bài trước.

    Tiếp nữa, về câu in đậm của bạn, thì tôi xin hỏi bạn "tên trên passport của họ" là cái gì? Bạn thử nhìn hình này nhé: http://messiestobjects.typepad.com/.a/6a00d8341c22f253ef013485f00742970c-800wi

    Đó đó, ví dụ về một thứ tiếng không dùng bảng chữ cái La tinh đó. Giờ "tên trên passport" nó loằng ngoằng như con rắn mối, người đọc chưa biết có lợi gì hay không, nhưng việc in ấn đã rất vất vả rồi. Cân nhắc về giá trị kinh tế, thì bạn là chủ bút tờ báo thì bạn có nhất quyết đòi in cái mớ loằng ngoằng ấy trong ngoặc đơn không?

    Đấy là hình tiếng Ả rập, nhưng tôi nghĩ tên TQ nó cũng vẽ loằng ngoằng trong passport thôi, có ghi là Qiao Hong ra đâu, trừ khi nó...bỏ ngoặc đơn. Vây giờ bạn thích Kiều Hồng, Qiao Hong, hay [vẽ vẽ]?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    À, nhân thể tôi trích dẫn chỗ này rồi cho ví dụ luôn héng.

    Bạn hình như cứ nghĩ là người khác vì thấy dễ/khó mà quyết định gọi tên, nên đánh vào lý do này: "dễ khó chỉ là lúc đầu, thích hay không thích, còn khi đã muốn là nhớ được". Nhưng có ai bảo đấy là "vì dễ/khó mà quyết định gọi tên TQ theo lối nào" đâu??? Kiểu như bạn cho rằng lý do là A nên bạn đả phá A, nhưng có phải A là lý do đâu!!!

    Giờ đến cụm "tên riêng tiếng La tinh của người TQ" nha. Tôi không biết nhiều, chỉ biết nhõn 1 ví dụ, tôi ghi ra héng, toàn là "mẫu tự La tinh" nha.
    - Trong tiếng Pháp, người ta gọi Bắc Kinh là Pékin.
    - Trong tiếng Ý, người ta gọi Bắc Kinh là Pechino.
    - Trong tiếng TBN, người ta gọi Bắc Kinh là Pekín.
    - Trong tiếng BĐN, người ta gọi Bắc Kinh là Pequim.

    Tiếng này hổng phải La tinh nha, tiếng Germanic nhe:
    - Trong tiếng Anh, người ta gọi Bắc Kinh là Beijing.
    - Trong tiếng Đức, người ta gọi Bắc Kinh là Peking.

    Rồi đó, bạn nói "Tên riêng tiếng Latin của người TQ lúc nào cũng dễ hơn so với bất cứ người thuộc dân tộc nào khác", là ý bạn nói phiên bản nào? Pháp? Ý? TBN? BĐN? Hay là phiên bản Anh hay Đức, vốn là họ Germanic?

    Hình như vì bạn chỉ biết có tiếng Anh nên cứ ngỡ là trên đời này chỉ có đúng 1 phiên bản "tên riêng TQ viết bằng mẫu tự La tinh" á! Đó, 4 (trong số nhiều) tiếng La tinh phía trên đó, ở tiếng nào cũng có phiên bản "bằng mẫu tự La tinh" của Bắc Kinh hết đó. Giờ bạn nói lả ở VN nên chua thêm "tên riêng TQ bằng mẫu tự La tinh" là ý bạn nói chọn cái nào trong toàn bộ hết loạt ngôn ngữ nhóm La tinh?
  6. comauxanh

    comauxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Nói một cách dễ hiểu hơn, hầu như ở mọi đất nước và mọi dân tộc trên thế giới người ta đều gọi hay viết tên riêng của một người TQ bằng DUY NHẤT MỘT CÁI TÊN RIÊNG ĐƯỢC VIẾT BẰNG MẪU TỰ LA TINH, chẵng hạn như: Wen Jiabao, Yao Ming, vv. Khi nào người TQ ra nước ngoài họ đều sử dụng tên La Tinh đó trên passport, trên mọi giấy tờ dùng để giao dịch với thế giới bên ngoài TQ, trên thẻ nhận dạng mang trên người hay trên lưng áo, vv. Có thể có vài trường hợp đặc biệt giống như là Giám mục Bá Đa Lộc, Cha Cả, vv trong tiếng Việt.

    Không những chỉ người TQ mà tất cả các dân tộc không viết chữ theo mẫu tự La Tinh đều như vậy - nghĩa là đều có một tên riêng nữa. Dĩ nhiên là họ tự chọn chứ không có phải vì chính phủ hay một nền văn hoá, chính phủ nước nào khác ép họ. Về mặt xã giao trước hết ta tôn trọng tên riêng La Tinh của họ. Khi đã quen thân hơn ta nên tìm hiểu rõ hơn để có thể phát âm chính xác hơn.

    À, hình cái thẻ tạm trú của Kuwait chỉ ghi tên bằng tiếng Ả Rập cho người Ả Rập. Tôi thấy vậy thì bình thường. Tôi nghĩ người Việt xin visa đi Kuwait họ sẽ không dịch tên Việt sang tên họ. Họ chắc cũng không dại gì cấp passport cho dân của họ mà thiếu đi cái 2nd name - có thể cả 2 tên, nhưng 1st name không còn cần thiết khi ra khỏi nước. Tôi vừa sực nhớ khi tôi du lịch TQ thì họ vẫn giử nguyên tên Việt của tôi trong hộ chiếu.

    Nếu bạn nào khác không đồng ý thì làm ơn vào thẳng vấn đề bằng cách nêu lên lý do tại sao chúng ta nên duy trì sự khác biệt này.
  7. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Bạn comauxanh,
    Bạn đã muốn và đề nghị người khác “vào thẳng vấn đề” thì tôi xin nói với bạn vài ý thế này:
    - Việc thay đổi thói quen của 01 cá nhân đã là một việc khó/rất khó rồi, huống hồ là thay đổi thói quen của nhiều người/cộng đồng. Ví dụ như bạn là một người gốc Việt (cụ thể là miền Nam Việt Nam - tôi đoán vậy qua việc đọc mấy bài trên của bạn) nhưng hiện sống ở nước ngoài, quen/thường xuyên sử dụng tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt, bạn có thói quen “nói sao viết vậy” trong tiếng Việt nên bạn không để ý (vì mình và nhiều người mình biết cũng nói/phát âm như vậy hoài) hoặc không kiểm tra lại những từ mình viết ra có đúng chính tả tiếng Việt hay không, có đúng nghĩa trong ngữ cảnh mình định/đang nói hay không (vì trong tiếng Việt, cùng một chữ nhưng nếu mang dấu thanh ‘huyền/sắc/hỏi/ngã/nặng’ khác nhau thì sẽ mang nghĩa khác hẳn nhau) nên bạn có thể viết ra những từ sai chính tả tiếng Việt hoặc nghĩa thực của từ bạn viết ra đó không hề phù hợp với vấn đề bạn đang nói, thậm chí có từ không có nghĩa trong tiếng Việt luôn, chẳng hạn những từ “nửa” và từ “nữa”; “nghỉ” và “nghĩ” là những từ có nghĩa khác hẳn nhau, từ “trở” thì có nghĩa nhưng “trỡ” thì không,.v.v…
    - Việc đọc đúng/viết đúng tên riêng/tên thiệt/tên ‘cúng cơm’/… của người khác là việc cần thiết, vừa tỏ sự tôn trọng cần thiết nên có và còn có thể giúp ích cho mình trong một số tình huống khác (xã giao, kinh doanh,…)
    - Lý do về sự khác biệt giữa việc những tên riêng TQ với tên riêng của các nước khác đối với người Việt theo ý kiến của tôi thì nguyên nhân sâu xa nhất bắt nguồn từ hàng ngàn năm trước đây rồi. Trong tất cả các nước trên thế giới thì TQ là nước duy nhất có ngàn năm đô hộ VN, ảnh hưởng về văn hóa, ngôn ngữ,…đối với Việt Nam cũng là lớn nhất.
    - Theo một vài số liệu bạn nói ở những bài trên thì có nhiều họ có cả ở TQ lẫn Việt Nam, vậy thì việc tên người TQ giống tên người VN hay ngược lại có gì là đáng ngạc nhiên, khả năng 01 người TQ và 01 người VN trùng cả họ lẫn tên + tên đệm cũng có luôn nếu cùng viết ra chữ Hán, lý do đơn giản là vì trong tiếng Việt số từ có nguồn gốc từ tiếng Hán cũng nhiều hơn so với những từ có xuất xứ từ tiếng nước khác. Các cái tên như Lý A B, Triệu C D, Huỳnh/Hoàng E F,…. đều có thể là tên 01 người Việt hoặc một người TQ được hết.
    - Bạn nên biết người TQ không phải ai cũng đặt những cái tên kiểu như Kenny Wong, Moses Chan, Bruce Lee,… đâu và dù có đặt như vậy thì khi người khác hoặc phóng viên báo chí nói chuyện họ thì vẫn là “Thưa ông Huỳnh/Hoàng,…” ; “Thưa ông Trần,…” “Thưa ông Lý,…” chứ những cái tên cho bạn dễ đọc theo kiểu Anh/Mĩ như Kenny, Moses, Bruce,….cũng không mấy khi được nhắc đến đâu vì Wong, Chan, Lee là HỌ, với người TQ, để tỏ ý tôn trọng/lịch sự người ta thường chỉ gọi HỌ chứ không gọi TÊN, chính Việt Nam cũng bị ảnh hưởng cách gọi này trong những thế kỷ trước.
    - Cách đặt tên con nhưng muốn giữ lại họ gốc của người Việt ở hải ngoại cũng không khác gì người TQ, bạn có thể khẳng định được những cái tên như Jimmy Lee, Jennifer Chan,…chỉ có thể là người gốc Việt hay gốc Hoa được hay không?
    - Trong tiếng Hoa, những từ đồng âm nhưng khác nghĩa là rất nhiều nên dù bạn có phát âm được đúng âm đó chưa chắc người ta đã hiểu là bạn đang nói với nghĩa nào/đến chữ nào (viết ra như thế nào) đâu. Nếu bạn chỉ nhớ được dạng Kenny Wong, Moses Chan,…thì dù có người phiên dịch (chỉ biết tiếng Anh/Việt và tiếng Trung) cũng không giúp gì được cho bạn nhiều đâu nếu người phiên dịch và người đối thoại với bạn không biết gì nhiều/ít quan tâm tới Kenny Wong, Moses Chan là ai.
    - Lấy một ví dụ khi qua TQ, tôi cùng 01 anh bạn và người phiên dịch đi tìm mua mấy cái DVD hoặc sách báo gì đó có /nói về nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh, người bán hàng lại không biết tiếng Anh, anh bạn tôi (chỉ biết tiếng Anh) nói thế nào họ cũng lắc đầu, tôi nhờ người phiên dịch viết giùm 3 chữ Huỳnh/Hoàng Hiểu Minh ra tiếng Hoa: 黃曉明 thì chỉ vài phút sau họ mang ra cho cả xấp để mình tùy ý chọn.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
  8. comauxanh

    comauxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Bạn Lehongphu,

    Tôi đồng ý với hầu hết các ý của bạn đưa ra. Tuy nhiên có vài điểm chưa thuyết phục lắm:

    bạn có thể khẳng định được những cái tên như Jimmy Lee, Jennifer Chan,…chỉ có thể là người gốc Việt hay gốc Hoa được hay không?

    - Ở nước ngoài, đọc một cái tên ta có thể khẳng định đó là người Việt hay TQ vì người TQ có cách dịch riêng của họ - hầu như không bao giờ trùng hợp với tên 'họ' của ta.

    Ví dụ:
    Họ Huỳnh của người Việt tức là họ Wong của người TQ.
    Họ Lý của người Việt tức họ Lee của người TQ.
    Họ Nguyễn của người Việt tức họ Ng hay Juan của người TQ (Juan An: Nguyễn An, một tù nhân người Việt và cũng là kiến trúc sư số một của TQ)

    - Nếu bạn có đọc báo tiếng Anh online của TQ hay của bất cứ mọi dân tộc nào khác, bạn sẽ nhận ra dễ dàng mọi người dân của mọi quốc gia đều có tên La tinh. Tôi có vài người bạn gốc TQ nên tôi đồng ý với trình bày của bạn về tình hình tên La tinh bên TQ - không phải ai cũng biết tên La tinh của người khác. Tuy nhiên khi nói về người TQ hay tên riêng La tinh của họ được dùng ở ngoài TQ thì lại là một chuyện hoàn toàn khác.

    Một ví dụ nữa nha: Một người Việt làm việc, tiếp xúc hằng ngày với người nước ngoài hay là một du học sinh chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi bàn chuyện điện ảnh TQ với bạn bè TQ đang du học, sống ở nước ngoài và tất cả các bạn không phải là người VN khác. Trong khi họ có thể nói chuyện điện ảnh Hàn quốc tương đối thoả mái với người Thái, Khmer, Trung đông, vv.

    Hy vọng các bạn hãy thông cảm cho những người yếu tiếng Việt như tôi bằng cách đọc kỹ để nhận ra ý chính trước khi trả lời. Hỏi lại nếu có thắc mắc và nên giảm bớt những trích dẫn không cần thiết. Hy vọng cả trăm ngàn người nước ngoài đang sống, làm việc, du học tại VN sẽ cảm thấy thoả mái hơn trong việc ráng học tiếng Việt và tham gia vào các diễn đàn VN dù Việt văn của họ còn rất sơ đẳng.

    Oi, tôi thấy hơi buồn vì báo phát hành bằng tiếng La tinh của người TQ thì lúc nào cũng chỉ ghi tên La tinh của người TQ. Mọi báo chí viết bằng mẫu tự La tinh trên thế giới đều như vậy, nhưng hình như chỉ có VN là khác người. Chỉ cần viết kèm thêm cái tên La tinh trong ngoặc đơn không ngờ đối với người Việt lại là chuyện gần như không thể nào làm được.
  9. comauxanh

    comauxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2010
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,

    Trong chương mục Du lịch, tôi có đăng một bài tên là: "Kiến thức DL quan trọng chúng ta nên có", tôi chỉ tổng hợp những thông tin về du lịch VN nhằm giúp một số bạn có thể nói về đề tài này dễ dàng hơn với người nước ngoài. Tuy nhiên, thread đó đã bị lock. Vì vậy có bạn nào giải thích dùm tôi lý do tại sao. Cảm ơn.
  10. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13


    Khi người TQ ra nước ngoài thì trên passport VẪN vẽ hình loằng ngoằn, khi người có tên Ảrập ra nước ngoài thì trên passport VẪN vẽ hình loằng ngoằn. Cái hình tôi đưa cho bạn xem chứng tỏ điều đó. Bạn cố ý nói ngược lại làm gì?

    Đừng nhập nhèm giữa "giấy tờ tùy thân" và "giấy tờ nước sở tại" - vốn sử dụng ngôn ngữ của dân tộc đó, bất chấp cái đứa phải điền hồ sơ là người nước nào.

    TẤT CẢ - nhưng trong ngữ cảnh là họ phải sống trong một môi trường dùng bảng chữ cái La tinh.

    Chẳng qua là BẠN đang sống trong cái môi trường đó nên bạn chỉ nhìn từ góc nhìn của bạn mà thôi. Rồi cứ đề nghị với đề xướng cái này cái kia.

    Đấy là bạn NGHĨ? Bạn NGHĨ "
    Họ chắc cũng không dại gì cấp passport cho dân của họ mà thiếu đi cái 2nd name - có thể cả 2 tên, nhưng 1st name không còn cần thiết khi ra khỏi nước." Oé? Thôi, bạn nghĩ nhiều quá rồi. Thành nghĩ dại. Cứ "có thể" với "chắc" mãi.

    Mình thấy bạn hài hài thế nào ấy. "
    Tôi vừa sực nhớ khi tôi du lịch TQ thì họ vẫn giử nguyên tên Việt của tôi trong hộ chiếu." Chính phủ VN dĩ nhiên dùng tiếng Việt để cấp phát passport, rồi chua thêm tiếng Anh vào. Hay bạn nghĩ trước đến giờ có trường hợp họ cấp phát hộ chiếu mà ghi tên tiếng lơ lớ cho người Việt, kiểu "Nguyen Van Thang"?

    Tôi thích sự Hán hóa tên riêng tiếng TQ (mà tôi gọi là "Việt hóa"). Còn nếu tốt hơn thì chua thêm phiên bản tên TQ bằng tiếng Anh, nhưng không nhất thiết. Và nếu ai thích chua bằng phiên bản tiếng Pháp, tôi cũng không có gì khó chịu. Và nếu không chua gì, tôi cũng thấy chẳng sao. Nếuthưcực sự cần biết về người đó thì tôi PHẢI tự tìm hiểu, thế thôi, không có đi trách móc đứa nào đã không có nhiệt tình nhét kiến thức vào đầu tôi, bày kiến thức ra trước mắt tôi.

    Hôm trước tôi cần biết tên "Việt hóa" của ông Wong Kar-Wai, và chỉ cần 10s trên internet tôi đã tìm ra cụm "Vương Gia Vệ". Tôi không biết tiếng Hoa, nhưng tôi không để chuyện đó làm trở ngại cho mình. Tôi biết tiếng Anh, nhưng tôi không ép người khác phải nói/viết cho tôi sử dụng tên phiên bản tiếng Anh.

    Nhiều thứ tiếng đều biến đổi tên riêng của người/địa danh nước khác sang một phiên bản tiếng nước mình. Tôi thích điều đó, nó thể hiện khả năng thâu nhập những thứ mới lạ của một ngôn ngữ, nó thể hiện khả năng "giữ gìn bản sắc" của một ngôn ngữ. Tôi thấy Việt hóa tên tiếng Hoa là rất hay và đẹp.

    Đấy, thế thôi, tôi cũng "lý luận" theo kiểu của bạn đấy nhé: Đề nghị sự thay đổi vì mình thích thế!

    Cái phần này + toàn topic của bạn thể hiện cái thái độ của bạn rất rõ: Bạn THÍCH điều A nên bạn cho rằng cả thế giới PHẢI/NÊN làm A.

    Ô, thưa bạn, bạn yếu tiếng Việt, bạn diễn đạt kém tiếng Việt, thì bạn nên hiểu rằng chẳng ai rảnh rỗi đi tìm hiểu xem bạn nói về điều gì. Ai thừa cơm? Bạn MUỐN người khác hiểu bạn thì bạn hãy học tập cách diễn đạt tốt hơn, chứ ai lại bảo người khác hãy "đọc kỹ để nhận ra ý chính của tôi". Thái độ xem mình là trung tâm của vũ trụ đấy bạn ạ.

    Tôi thấy buồn...cười: Dĩ nhiên bài báo đang in bằng bản mẫu tự La tinh thì họ ghi phiên bản tên tiếng Anh của tên TQ đó là dễ hiểu. Hay bạn nghĩ họ có thể in phiên bản tiếng Hàn của tên TQ đó? (Hình như tiếng Hàn cho phép "ghép vần" để tạo ra âm tương tự âm một từ nước ngoài.)

    Nghe bạn "lý luận", tôi nhớ đến câu này trong truyện của Azit Nezin (à, tiếng Anh là "Aziz Nesin" nha, tiếng Ảrập là عزیز نسین nha): Hồi tôi ở Đức, tôi thấy người ta luôn luôn dạy tiếng Đức trong trường, thậm chí cho cả học sinh tiểu học và thậm chí là mọi môn học!

    Bạn nói thế này thì hơi quá: Mọi báo chí viết bằng mẫu tự La tinh trên thế giới đều như vậy, nhưng hình như chỉ có VN là khác người. Chỉ cần viết kèm thêm cái tên La tinh trong ngoặc đơn không ngờ đối với người Việt lại là chuyện gần như không thể nào làm được. Có sẵn phiên bản Hán hóa rồi, chua thêm cái phiên bản tiếng Anh cho nó vô duyên hả bạn? Nước này là nước VN hay nước Anh?

    Tôi thử tưởng tượng nha:
    - Đạo diễn Vương Gia Vệ (王家衛, Wong Kar-Wai) đã bla bla bla...
    - Nhà văn Axit Nezin (عزیز نسین, Aziz Nesin) đã bla bla...
    - La ciudad de Nueva York (New York, Niu-óc) es...

    Hi hi, chua thêm kiểu đó thì dở hơi lắm. Tự nhiên đang viết tiếng TBN mà chua thêm tiếng Việt (cho ng đọc Việt dễ hiểu đó) thật vô duyên. Tự nhiên đang viết tiếng Việt mà chua thêm tiếng Ảrập là hâm. Cũng vậy, đang viết tiếng Việt mà chua thêm tiếng Hoa với tiếng Anh, người nào (NHƯ BẠN CHẲNG HẠN) thấy thích là thích, còn ai thấy thừa vẫn sẽ thấy thừa, còn ai thấy nhảm sẽ thấy nhảm.

    Đâu phải vì BẠN muốn cái này cái kia mà cả thế giới phải điều chỉnh quanh cái trung tâm là bạn???

    Thôi, bạn thích phiên bản tiếng Anh (đừng nói "mẫu tự La tinh" nhen, trật lấc đó) của tên tiếng Hoa thì đi kiếm cộng đồng nào chuyên nói / viết như bạn cho thỏa lòng bạn đi, chứ đừng có đòi hỏi cả xh thay đổi cho vừa lòng bạn.

    Ghi chú: Chữ viết tiếng Việt được tạo ra từ cách ký âm tiếng BĐN, vốn là một tiếng gốc La tinh, nên mới có cụm "bản mẫu tự La tinh", chứ tiếng Anh (cái thứ bạn vẫn nhất định phải chua thêm trong ngoặc đơn) không phải là mẫu tự La tinh nhé bạn. Tiếng Anh "dùng mẫu tự La tinh" mới là hài chứ. Nó có là tiếng gốc La tinh đâu. Bộ nhìn "giông giống" là mặc định xem tiếng Anh là tiếng gốc La tinh luôn á?

    Đã muốn chuẩn thì chuẩn luôn, còn không thì thôi, đừng có nói trật mà cứ nói hoài hoài, không có tốt.

    Bạn có thể vào trang chính của box đó, nhìn danh sách mod ở cuối trang, và PM cho mod(s) ở đó để hỏi lý do. Còn bạn cầm sang box khác mà hỏi thì mods Du lịch làm gì biết bạn hỏi ở đây để mà trả lời? Mà những câu trả lời của thành viên không thuộc BQT box Du lịch thì cũng chỉ là suy đoán, có phải là phát ngôn / thông báo chính thức của BQT box Du lịch đâu? Vậy nhé, lần sau bạn cần cái gì thi đi hỏi trúng box, đừng có cầm việc box A chạy sang box B hỏi. Những box khó khăn thì mod còn xóa bài + khóa nick bạn vì lỗi "thắc mắc không đúng chỗ" nữa đó.

Chia sẻ trang này