1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyển hoá năng lượng " trượt " do thắng trên xe máy

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi bibi2010, 14/09/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Hình như người đưa vấn đề ra là người thuộc ngành khác hoặc học sinh mới học vật lý hay sao ấy. Diễn giải bằng ngôn ngữ khác khoa học và hơi giống ở 'quán ốc'.
  2. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0


    Hí Hí [:D] chào Bác

    Đúng rùi Bác ơi , cháu là người Sài gòn mà ( thường có sao nói vậy , đang là hs chuyên LÝ trường MINH KHAI ) chỉ mới " đọc " rùi mấy thứ cơ học cổ điển , nên chỉ có thể DIỄN bằng ngôn ngữ " quán tre " thui :P .

    Mà cháu thấy các Bác có kiến thức " cao " về vật lý nên mạo mụi đưa vấn đề mang tính thực dụng có ít , để các Bác vận dụng " sở học " giúp ích thực sự cho cuộc sống _ có lẽ nếu thành công còn có chổ dùng và mọi người nhắc đến mai sau __

    Cháu nghe nói vận dụng được sở học là đả đứng được ở nấc thang cuối cùng của sự học ( chỉ sau phát minh là tạo cái cho người ta học ! :-* )
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    :D
  4. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Chào các Bác.

    ** Các Bác vui lòng cho hỏi : công để di chuyển một thể tích chất lỏng có thay đổi khi

    __ chất lỏng ở trạng thái tĩnh

    __ chất lỏng đang di chuyển vận tốc đều

    __ chất lỏng đang di chuyển có gia tốc


  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trường hợp 1,2 công do lực Q dịch chuyển khối nước A đoạn d là như nhau (tiên đề Einstein: mọi định luật vật lý đều đúng như nhau trong các hệ qui chiếu đứng yên hay chuyển động đều).

    Trường hợp 3, chất lỏng A di chuyển có gia tốc là do lực F. Tùy chiều mà ta có T= F+Q hay T=F-Q.

    Còn cách lý giải nào hay hơn không nhỉ ?:-??

    Cháu giúp các bác ở đây ôn bài \:D/[:D]
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đúng thế.
    Trường hợp 1: Công của lực A= Q.S = t^2.Q^2/m
    A: Công
    Q: lực sinh công.
    S: Quãng đường chất lỏng di chuyển do tác dụng lực Q.
    m: khối lượng của khối nước.

    Trường hợp 2:
    Gọi v là vận tốc của chất lỏng.
    Q: lực sinh công.
    m: khối lượng chất lỏng.
    a: gia tốc gây ra do lực Q.
    Q = m.a => chất lỏng chuyển động có gia tốc.
    Sau khoảng thời gian từ 0 ->t, chất lỏng chuyển động từ vận tốc v -> v' với quãng đường là S.
    S' = v.t +1/2(a.t^2)
    Nếu không có lực Q, khối nước sẽ di chuyển được 1 đoạn sau thời gian t là: S = v.t
    Vậy, công của lực Q gây ra sau thời gian t là:
    A = Q.(S'-S) = (Q).a.t^2.(1/2) = (Q)^2.t^2.[1/(2m)]
    Nếu Q ngược chiều với v, ta có công A = - (Q)^2.t^2.[1/(2m)]

    Trường hợp 3.
    Nếu khối nước chuyển động có gia tốc a'.
    Ta thấy khối nước đã chịu tác dụng của một lực F.
    Do đó khi tác dụng một lực Q gia tốc phụ thêm của khối nước sẽ là: a = Q/m
    S' = v0 + (a+a').t^2/2
    Quãng đường khối nước di chuyển khi không có Q là S'' = v0+a'.t^2/2
    Quãng đường Q sinh công là S = S' - S'' = a.t^2/2 = t^2.(Q)/2m
    Công lực Q sinh ra là A = Q.S = t^2.Q^2/2m
    Nếu ngược với hướng chuyển động ta có giá trị (-)
    Tóm lại là thế.

    Có thể tính công theo cách tính động năng của khối nước nữa.
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Cháu hỏi công của lực nào? Khái niệm công = Lực x quãng đường, vậy khi xét trên những quãng đường bằng nhau thì nếu lực tác dụng vào khối chất lỏng bằng nhau, công sẽ bằng nhau, chẳng liên quan đến trạng thái chuyển động.
    Chất lỏng không chuyển động (ở trạng thái tĩnh) mà có lực sinh công thì bác mới nghe lần đầu :P.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chẳng có gì là lạ.
    Chắc cu BiBi đã nhìn nước trong ống rồi nghĩ ra các trường hợp này.
  9. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Chào các Bác .

    Cháu đặt vấn đề công để di chuyển khối chất lỏng là có ý .

    ** nếu tinh ý quan sát chiếc xe máy sẽ thấy chỉ có 2 bánh xe là nằm trong hệ quy chiếu mặt đất . phần trọng lựơng người & phần còn lại của xe là nằm trên 2 ống nhún , mà bản chất của ống nhún là khối chất lỏng di chuyển theo quy luật ..

    Xét cho cùng cả " khối" tạo ra lực quán tính khi thắng có thể đẩy " khối " đó di chuyển theo quy luật riêng ( tịnh tiến theo phương nhún ) khi có gia tốc .

    ** Cháu nghĩ ( có thể sai ) khái niệm công là tính trên chất điểm . nhưng khi tính công thì phải tính đến " trọng lực " của vật x độ dời x cos của phương lực tác động

    " trọng lực "
    trong trường hợp này phải được hiểu là TỔNG các lực tác động lên nó chứ không chỉ là
    trọng lượng khối chất lỏng đó . lý do là ta đang xét trong chuyển động có gia tốc nên khối chất lỏng đó đang bị sức ép gia tốc của chính nó và cả lực quán tính của người & phần còn lại của xe tác động .
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thế thì hơi tham lam.
    Trước hết thì nên nắm chắc các phần vật lý học đại cương đã.
    Mấy thứ 'nước trong giảm xóc' kia nó thuộc hẳn một môn học khác - thủy lực.
    Mà cái gì chưa học thì chưa biết.
    Chưa đến tuổi thì chưa được học.
    Còn nguyên lý của việc phanh xe thì nó là một chuỗi chuyển hóa lẫn nhau của các dạng năng lượng:
    Động năng => ma sát là chuỗi chính.
    Song để tăng độ an toàn, nó chuyển động năng đó qua các khâu trung gian: chuyển một phần vào thay đổi nội năng của giảm xóc (tạm chuyển và điều hòa) đồng thời dồn lực vào giảm xóc, qua đó chuyền xuống bánh trước => tăng lực pháp tuyến lên mặt đường => tăng lực ma sát => giảm quãng đường phanh. (Ở đây bỏ qua ma sát lăn, chỉ tính ma sát trượt).
    Tuy nhiên nếu chỉ giảm được quãng đường (bóp chết phanh và không cho bánh xe quay) thì momen động lượng của bánh xe giảm đột ngột, người có thể bị ảnh hưởng của trọng lực và lực quán tính và sẽ quay ngang, văng ..v.v. vào bụi rậm.
    Do vậy, người ta vẫn phải để cho bánh xe quay một chút bằng cách nhấp phanh rồi nhả. Tuy rằng như thế sẽ làm tăng quãng đường dừng xe nhưng vẫn đảm bảo xe không đổ.

    Có thể viết phương trình biểu diễn toàn bộ quá trình này.

Chia sẻ trang này