1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

câu chuyện về triều lý

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi bhavaghita, 03/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    câu chuyện về triều lý

    trong các câu ca dao và các câu hát người mẹ ru con có một câu ca dao rất nổi tiếng rằng : “
    con vua thì lại làm vua
    con sãi ở chùa thì quét lá đa
    bao giờ dân nổi can qua
    con vua thất thế lại ra quét chùa”
    câu ca dao đó biểu hiện một trật tự mãi khó đổi thay trong triều đại phong kiến thế nhưng trong triều Lý nước ta đả xãy ra một câu chuyện hết sức thú vị khác biệt hoàn toàn với câu ca dao trên: con sãi khi gặp thời vẫn có thể từ quét chùa một bước nhảy lên làm vua, và con vua khi thất thế chỉ mong được quét chùa nhưng thật trớ trêu người ta cũng không cho quét.
    [​IMG]Vị vua mở đầu triều lý chính là Lý Công Uẩn ông sinh ra tại làng Cổ Pháp huyện Từ Sơn tỉnh Bắc NInh ngày nay. Thuở lên 3 tuổi ông được mẹ cho làm con nuôi thiền sư Lý Khánh Văn trụ trì chùa Cổ Pháp. Thật ra thân thế của ông rất mù mờ. Dân làng ở đây vẩn thường có lời đồn đại rằng ông là con của thiền sư Lý Khánh Văn qua câu ca dao :
    con ai đem bỏ chùa này
    Nam mô di phật con thầy thầy nuôi”
    Dù rằng Lý Công Uẩn là con ruột hay là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn thì rõ ràng ông vẩn là con sãi. Thuở nhỏ khi còn ở chùa Cổ Pháp ông thường tỏ ra là một đứa trẻ thông minh nhưng đôi khi rất nghịch ngợm. Tương truyền có lần bị thầy phạt bắt quỳ cả đêm ông đả làm một bài thơ nổi tiếng thể hiện bãn lĩnh và khẩu khí đế vương ngút trời:
    trời làm màn chiếu đất làm chiên
    Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên
    Đêm khuya chẳng dám giang chân duỗi
    Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng”
    Không biết răng bài thơ này có thật hay không nhưng tương truyền rằng sau khi đọc xong bài thơ ấy thiền sư Lý Khánh Văn đả nhận thấy bản lĩnh và khẩu khí đế vương của chú tiểu này và ông đả đem Lý Công Uẩn sang gởi bên thiền sư Vạn Hạnh là anh trai mình lúc này đang giử chức quốc sư dưới triều Tiền Lê. Có thể nói đây là bước ngoặt mang tính quyết định với cuộc đời của Lý Công Uẩn. sau này dưới sự tiến cử của thiền sư Vạn Hạnh ông lần lượt giử các chức vụ chủ chốt như “ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ” chỉ huy quân cấm vệ. sau khi Lê Long Đĩnh mất, dưới sự ủng hộ của thiền sư Vạn Hạnh và các quan Lý Công Uẩn bước lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Thuận Thiên mở ra triều Lý rực rỡ về sau. Có thể nói trong lịch sử Việt Nam ông là người duy nhất từ kẻ quét chùa mà sau được ngồi ngai báu. Chính vì xuất thân từ của phật và được sự giúp đở to lớn của thiền sư Vạn Hạnh trong việc giành ngôi báu nên ông trở nên sùng kính đạo Phật, hết lòng vào việc phát triển đạo phật và chính vì thế đạo phật trở nên phất triển rực rỡ nhất và huy hoàng nhất vào thời nhà Lý, các con của ông cũng tiếp nối truyền thống này và triều lý chính là triều đại có nhiều vua hâm mộ đạo phật nhất. chính điều này là một trong những nguyên nhân mà dẫn đến tai họa về sau.

    Vị vua cuối cùng của triều Lý tính trong gia phả bát đế chính là Lý Huệ Tông. Ông là con trai của vua Lý Anh Tông và sau khi cha mất ông được nối ngôi và lấy niên hiệu là Lý Huệ Tông. Ông lên ngôi khi triều Lý đang trong giai đoạn suy tàn. Lúc này trong triều nhà Trần đả củng cố thế lực và lấn át nhà vua, bên ngoài thì khắp nơi nổi loạn bản thân ông lại không có con trai nối dõi. Vì quá phiền loạn nên ông trở nên hóa điên truyền ngôi cho đứa con gái 7 tuổi là Lý Chiêu Hoàng rồi xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo. Ông chỉ mong mình có một nơi an thân chứ không còn mong tranh giành quyền lực nữa nhưng cuộc đời không để ông được toại nguyện, đến mong ước được làm một kẻ quét chùa cũng không thể. Khi ông đang nhổ cỏ chùa thì Trần Thủ Độ đến và nói: “nhổ cỏ phải nhổ cả rễ nó đi”. Chỉ một câu nói này đã khiến ông đủ hiểu chứng tỏ ông không bị điên, ông chỉ quá hiền lành đến mức nhu nhược và cuối cùng ông đả thắt cổ tự tử chứ không phản kháng giống như tinh thần “bất bạo động” của phật giáo và cũng có thể ông biết mình không thể làm điều gì khác hơn nửa.
    Triều Lý là một trong những triều đại phát triển rực rở nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, là triều đại đánh dấu quá trình dộc lập tự chủ lâu dài của Đại Việt. triều Lý là triều đại gắn bó sâu sắc với đạo phật và thật là trớ trêu sự mở đầu và kết thúc của nó cũng tuân theo quy luật nhân quả và luân hồi của đạo phật: triều đại mở đầu ở một ngôi chùa: chùa Cổ Pháp và kết thúc cũng tại một ngôi chùa: chùa Chân Giáo. Người mở đầu triều đại từ một chú tiểu quét chùa sau lại trở thành một ông vua. Người kết thúc triều đại từ một ông vua sau lại trở thành một nhà sư cuối cùng chỉ mong yên ổn để quét chùa mà cũng không thể được. Mở đầu triều đại do Lý Công Uẩn được chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ sau đó được ngôi vua mở đầu triều đại và thật trớ trêu Lý Huệ Tông cũng bị một kẻ giử chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ là Trần Thủ Độ cướp thiên hạ trao về tay nhà Trần. phải chăng tất cả đều là Nhân Quả. Và một điều thật trớ trêu khi triều Trần kết thúc nhà trần vẩn còn có dòng Hậu Trần nổi lên một vài đời, nhà Lê kết thúc vẩn còn có dòng Lê Trung Hưng tiếp nối, chỉ có triều Lý khi kết thúc là tất cả chấm dứt không còn một chút dư âm và tiếng tăm mặc dù triều Lý là một triều đại phát triển huy hoàng và cực kì phồn thịnh, người dân được ấm no, các vua nhân từ lãnh đạo. Phải chăng bởi vì Trần Thủ Độ cực kì tàn nhẫn và khôn khéo trong việc diệt trừ các tôn thất nhà Lý và xóa các tàn dư có liên quan đến triều Lý hay bởi vì nhà Lý quá chú trọng vào đạo phật mà đạo phật với tôn chỉ vô thường của mình thì việc tồn tại và diệt vong của một triều đại cũng giống như một lẽ vô thường không có gì phải nuối tiếc và mong tưởng.
  2. hsukaka

    hsukaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Bác nhận xét quả tinh tường, e xưa nay chả bao giờ để ý đến việc mở đầu, kết thúc của nhà Lí lại đều ở chùa cả. Nam mô boong boong.^:)^
    Nói rằng nhà Lí mải theo lẽ vô thường e chẳng phải. Theo chỗ em biết thì Phật tổ đã từng từ bỏ ngôi vua, hay hoàng tử_ đại loại thế; Lí Công Uẩn thì vơ lấy, chẳng thể gọi đấy là vô thường được. Nhà Lí tắt rùi ngóm luôn không có tăm hơi, theo e có ba lí do chính "hai chấm xuống dòng gạch đầu dòng"=))
    1. Nhà Lí đi lên lúc í chưa xa thời nghìn năm bắc thuộc mấy, nhà mình còn đang cố kì cọ cho sạch dấu vết của thời kì ấy mà đề cao tinh thần Việt Nam vô địch, bởi vậy phong trào theo cổ mà làm lên cao ghê lắm_trước đấy Họ Đinh họ Lê còn có tới vài (5) bà hoàng hậu, khác hẳn kiểu một vợ (chính) một chồng của Trung Quốc. Trung quân ái quốc kiểu Đổng Trọng Thư không phải là thứ mốt thời thượng lúc bấy giờ. Vì lẽ đó mèo nào bắt chuột được là mèo hay, không kể mèo đó họ gì.
    2. Nhà Trần đi lên vừa đuổi (khéo) giết bớt, vừa nuôi. Cái này tồn nghi(e thấy Đại Việt Sử Kí Toàn Thư nói thế). Thành ra ai đáng chết thì chết rồi, ai còn thì cũng chả muốn chết.
    3. Nhà Trần làm ăn còn có phần hoành tráng hơn nhà Lí; lại nữa: Nhà Trần ba lần đánh bạch cốt tinh lừng lẫy quá, mọi người ai còn nhớ mấy ông ngồi chùa quét lá đa làm gì, mà có nhớ thì lên chùa thắp mấy nén hương cho Phật là xong thôi.
    Đấy e nói hết rồi.[r24)]
  3. Lacabon

    Lacabon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2010
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot]1. Đúng là các Vua nhà Lý vốn sùng đạo Phật cho nên ngoài việc xây thành Thăng Long, đã cho xây dựng rất nhiều chùa tháp. Trong đó đáng kể là chùa Một Cột (tức Diên Hựu tự, xây năm 1049), chùa Sùng Khánh (Lý Thánh Tông cho dựng 1056), Tư Thiên Bảo tháp (1057)... Chính triều đại này đã đưa múa rối nước thành môn nghệ thuật duy trì tới nay. Từ đây tín ngưỡng Thần Ðồng Cổ (Thần Trống Ðồng) được triều đình chính thức áp dụng. Thần Hoàng Thổ thần cùng với Tam giáo, Phật Nho và Lão với Phật giáo ảnh hưởng chính. Tư tưởng này trải tới đới Trần ^:)^. Nhưng đâu phải vì thế mà không con dư âm?[/FONT]
    [FONT=&quot]2. Chuyện Hoàng tử (Lý Long Tường) sang Cao Ly sinh sống, lập nhiều chiến công và lập ra dòng họ Lý Hàn Quốc ngày nay ?. Lý Long Tường là con thứ của vua Lý Anh Tông, em của vua Lý Cao Tông và là chú của vua Lý Huệ Tông hay do hiền phi Lê Mỹ Nga sinh vào năm Giáp Ngọ 1174 ? Kiến Hải vương Lý Dương Côn, đô đốc thủy quân, cũng mang gia quyến lên thuyền lưu vong đến Cao Ly vào năm 1150 quan hệ thế nào với Lý Long Tường và hậu duệ của 2 Vương tử này có liên hệ với nhau không?. Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee, 1875-1965) từng là tổng thống Đại Hàn dân quốc có phải là hậu duệ của Hoàng tử triều Lý không? ~X[/FONT]
  4. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Triều Lý có được thiên hạ là do cướp ngôi rồi mất thiên hạ vì bị người khác cướp ngôi [r2)]
  5. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    bạn làm ơn chỉ cho tôi biết triều đại nào của Việt Nam lên ngôi mà không cướp ngôi của người khác kể từ sau khi Ngô Quyền thắng quân Nam Hán giành lại độc lập cho nước nhà
  6. mltr_sg

    mltr_sg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Lê Lợi cướp ngôi ai?
  7. Oliver_Reis

    Oliver_Reis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Lê Lợi chẳng cướp ngôi ai nhưng ít ra cũng xử đẹp Trần Cảo, Trần Nguyên Hãn, bắt người họ Trần phải đổi sang họ Trình. Mà thôi, triều đại phong kiến nào chẳng thế.

    @Lacabon Lý Long Tường là ông tổ dòng họ Lý Việt Nam ở Hàn Quốc thôi, chứ không phải là tổ của cả họ Lý ở Hàn Quốc. :D

    Về chuyện Lý Huệ Tông, tôi rất nghi ngờ việc ông có bị điên thực hay không. Có lẽ ông chỉ quá nhu nhược thôi. Lý do rất đơn giản, trong lịch sử phong kiến Việt Nam và Trung Quốc, tất cả các ông vua/hoàng tử thất thế trong cuộc tranh giành quyền lực đều bị vu cho một trong ba tội: điên, hung bạo, hoang dâm lắm bệnh. Trăm ông như một. Ngay vua Thành Thái triều Nguyễn cũng bị vu tội này khi thực dân Pháp cần một cái cớ để phế truất ông. Trong khi đó, nói thực, đâu ra lắm vị vua chúa bị điên đến thế. Các phi tần tuyển vào cung đều được xét tổ tông mấy đời, nếu gia đình có tiền sử bệnh tật ai cho vào cung. Cho nên về mặt sức khỏe, các ông hoàng toàn được thừa hưởng gien trội cả.
    Có thể Lý Huệ Tông bị trầm uất sau một quãng thời gian dài đất nước loạn lạc, bản thân bị o ép nhiều. Nhưng phát điên theo kiểu hò hát, múa may quay cuồng không nhận ra bản thân thì hơi khó. Điên thì làm sao còn tỉnh táo để nhận ra thâm ý trong câu nói của Trần Thủ Độ. Hẳn là nhà Trần nói phao lên để bức ông nhường ngôi đấy thôi.
  8. Lacabon

    Lacabon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2010
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    @Oliver_Reis :
    Cám ơn bạn, Thêm chút: chỉ là ông tổ một nhánh (Hoa Sơn)
    @caytrevietnam
    Việc thay ngôi, đổi triều là chuyện xưa nay của Lịch sử. Nhưng chưa thấy ai gọi nhà Lý , nhà Trần là "nguỵ triều" trong khi nhà Mạc, nhà Hồ đã có nhiều người gán cho danh xưng này!

  9. Oliver_Reis

    Oliver_Reis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Đùa chứ, mình thì mình chỉ quan tâm đến cái này:
    Trích wiki:
    "Năm 1226... Lý Long Tường đã mang đồ thờ cúng, vương miện, áo long bào và thanh Thượng phương bảo kiếm truyền từ đời Vua Lý Thái Tổ cùng sáu ngàn gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông..."

    Tất cả những thứ đó giờ ở đâu hả giời? Nước Việt mình từ khi dựng nước tiếng là ngàn năm nhưng đánh giết nhau chí chóe, chả còn giữ được cái gì. Với tư cách là con cháu đời sau mình chỉ quan tâm đến những di vật còn lại của cha ông mà thôi, còn cái gì xảy ra thì đã xảy ra rồi.
  10. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    cái này là theo sử chính thống. Nhà Lý lên ngôi tuy là cướp ngôi của Lê Long Đĩnh nhưng Lý Thái Tổ làm việc này rất khéo. Lê Long Đĩnh bị bệnh mà chết, các quan cùng đem người hiền đức là Lý Công Uẩn lên với sự hậu thuẫn đặc biệt từ Thiền Sư Vạn Hạnh, nhà Trần kế thừa nhà Lý cũng rất danh chính ngôn thuận: Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh, người kế vị Trần Cảnh là Trần Hoãng là con của công chúa Lý Thuận Thiên có nghĩa là có 1 nữa dòng máu nhà Lý, việc kế thừa của nhà Trần hoàn toàn danh chính ngôn thuận, bao giờ có dịp tôi sẽ phân tích kĩ hơn về chuyện này.
    2 triều đại Hồ và Mạc là N.guy triều vì hai triều đại này lên ngôi không danh chính ngôn thuận, Hồ Quý Ly cuop ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu đế, bức ông này nhường ngôi cho mình. Mạc Đăng Dung cướp ngôi của Lê Cung Hoàng và bắt ông này nhường ngôi sau đó đầu độc chết. Lúc này Nguyễn Kim nôi dậy ở Ai Lao mò ra được con rơi của vua Lê Chiêu Tông là Lê Trang Tông và lập lên ngôi sau này nhà Lê thắng trở lại, vì đã có thời gian Nam bắc triều tồn tại cả Lê và Mạc, nhà Lê là chính thống thì nhà Mạc phải là N.guy triều rồi, với lại bộ sử cổ nhất còn tồn tại đầy đủ là bộ Đại việt sử Ký Toàn Thư mà bộ này lại do tôi của Triều Lê là Ngô Sĩ Liên biên soạn nên nhà Mạc là Nguy triều là điều dễ hiểu.
    nhà Hồ là Nguy triều còn bởi vì nó đã để mất nước ta vào tay giặc Minh và nó tồn tại quá ngắn chẳng tạo nên công trạng gì

Chia sẻ trang này