1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng. (Phần 2)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 03/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Hoan Nghênh Bác CoDep tham gia đóng góp , Xây dựng.
    ~ ca'i GIẢN ĐƠN nhưng Ko la` lĐƠN GIÃNG !!!!!!!!

    to Bac CODEP !!!

    Bác ko tự mâu thuẫn với chính mình chứ ??? !!!
    :-??:-??:-??[r2)][r2)] :-ss:-ss
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn không hiểu mà thôi, chứ tôi đâu có
    tự mâu thuẫn với chính mình chứ?
    *
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Nghe vè kể tiếp........&#33
    Nghe vẻ nghe ve… Nghe vè Hai Lúa (HL) nói chuyện đời xưa:

    Trang Tử thường giao du thân mật với Huệ Thi, người nước Tống, và cùng biện luận với nhau luôn.
    Trong sách Trang Tử có rất nhiều sự tích về sự tranh luận của hai ông.
    Trang Tử cùng Huệ Thi đứng chơi trên cầu sông Hào.
    Trang Tử nói: - Đàn cá xanh bơi lội thung dung,cá vui đó.
    Huệ Thi nói: - Ông không phải là cá, sao biết cá vui?
    Trang Tử nói:
    - Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết?
    Huệ Thi nói:
    - Tôi không phải là ông nên không biết ông, còn ông không phải là cá nên ông cũng hẳn không biết cái vui của cá.
    Trang Tử: - Xin xét lại câu hỏi đầu. Ông hỏi tôi làm sao biết cá vui. Đã biết là tôi biết, ông nói: làm sao mà biết?
    Thì đây, làm như vầy: Tôi đứng trên cầu sông Hào mà biết đó." ( Thiên Thu Thủy).
    [r2)][r2)]
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Nghe vè kể tiếp.......

    TRi Chi Vi TRi CHI; Bất tri Vi Bất tri ; Th Tri dã 知 之 為 知 之, 不 知 為 不 知, 是 知 也.

    Bảy khúc biến tấu trên một chủ đề của Khổng phu tử

    Cao Xuân Hạo
    Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt – Nxb Trẻ

    Thầy Khổng (Khổng tử, húy là Khổng Khâu), người được cả và Thiên hạ tôn làm THẦY, dạy rằng:
    Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã (Luận ngữ)

    Các cụ đồ xưa giảng : tri là “biết”, chi là “chưng”, vi là “làm”, bất là “không”, thị là “ấy”, dã là “vậy”; cho nên câu trên có nghĩa là biết chưng làm biết chưng, không biết làm không biết, ấy là biết vậy”.
    Nếu trong đám học trò có đứa tối dạ nghe câu giảng này chẳng hiểu mô tê gì, thầy đồ sẽ nói cho rõ thêm:
    - Phải chi trò sáng dạ hơn chút đỉnh, trò phải hiểu ra rằng ý thầy Khổng nói:
    “Biết thì lấy làm biết, không biết thì lấy làm không biết, ấy chính là biết vậy”
    Tục ngữ của dân gian ta - tinh hoa của sự sáng dạ, cho ta một biến tấu khá chính xác và tài tình :

    Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
    Sự khác nhau giữa chủ đề và khúc biến tấu thứ nhất này, mà ta có thể tạm coi là cổ xưa nhất, là ở chỗ khúc biến tấu có bổ sung một điểm quan trọng: đó là cái thái độ mà người không biết phải có : thái độ im lặng để lắng nghe người khác nói. Nghe để mà học, và học là để bớt dần cái khối lượng khổng lồ, vô biên bất tận, của những điều mình không biết (Học dĩ dũ ngu -Học là để bớt ngu đi). Sở dĩ Khổng Khâu không thấy cần nói rõ phần này ra, có lẽ là vì muốn cho cái công thức mà ông dùng để định nghĩa thế nào là biết lộ ra thật rõ. Nếu viết bằng một thứ văn không hay lắm, nhưng cận đại hơn, cái công thức định nghĩa ấy sẽ có dạng như sau (tạm gọi là biến tấu thứ hai) :

    Thế nào là Tri thức? Nội dung của Tri thức là biết được chính xác hai điều sau đây :
    1. mình đã biết được những gì, và 2. mình còn chưa biết những gì.
    Và nếu so sánh điều 1 với điều 2 một cách nghiêm túc, ai cũng sẽ thấy rằng những điều mình biết được chỉ là hạt muối cỏn con, vô nghĩa lý, bỏ vào cái biển mênh mông vô tận của những điều mình chưa biết.
    Trong câu Học dĩ dũ ngu người đọc không thể không chú ý đến chữ . là “bớt”, “giảm”, “đỡ” chứ không phải là “hết”, “khỏi”, vì một khi cái chưa biết đã là mênh mông vô tận, thì làm sao có thể, dù chỉ trong tưởng tượng mà thôi, làm cho nó “hết” đi được? Không những thế, mà thậm chí cái phần chưa biết ấy, ta cũng không thể biết nó gồm có những gì, dù sức tưởng tượng của ta có phong phú đến đâu chăng nữa, chứ đừng nói gì đến cái ý đồ tìm cách thủ tiêu nó. Nếu có ai, trong một giây phút rồ dại nào đấy, thấy trong trí này ra cái ý đồ này, thì người đó có thể biết chắc rằng mình đã hoá điên.
    Thế nhưng số người ấy hình như lại khá đông đúc, nhất là trong giới trí thức, thế giới của những bậc thiên tài (hay tự thấy mình là thiên tài). Âu cũng chẳng có gì là lạ, vì người điên với bậc thiên tài nhiều khi suy nghĩ hết sức giống nhau.
    Cho nên cái vế sau của câu danh ngôn của Khổng Tử quan trọng hơn và khó thực hiện hơn vế trước rất nhiều.

    Gần đây, trong mục Diễn đàn của các nhà khoa học, tuần báo Văn nghệ có đăng hai bài báo rất hay, một của Đỗ Kiên Cường (ĐKC), nhan đề là Giới hạn của Nhận thức (VN số Tết Quý Mùi, tr.44), một của Phạm Việt Hưng (PVH), nhan đề là Bất Khả (VN số 15 (12-4-2003), tr. 15).

    Quan niệm của hai tác giả này trong khi bàn về những vấn đề tri thức luận trong ngành toán học và trong khoa học nói chung, chúng tôi hoàn toàn tán thành, và có lẽ nếu Khổng tử có đọc hai bài này, chắc người cũng đồng tình không kém.


    Nhưng câu nói của Khổng tử lại được hai tác giả trích dẫn dưới dạng sau đây:
    1. (bài của ĐKC): Biết cái không biết chính là biết vậy.
    2. (bài của PVH): Biết cái không biết, ấy là biết.
    Chúng tôi xin mạn phép gọi chung hai câu trích dẫn này là biến tấu thứ ba trên chủ đề của Khổng phu tử, vì hai câu đó chỉ khác nhau ở một dấu phẩy và ở hai hư từ ấy, vậy, 1 nếu không kể chữ chính làm cho câu của ĐKC có phần quả quyết hơn câu của PVH một chút.

    Ta thấy phần đầu của câu “chủ đề” bị hai tác giả gạt đi, không rõ vì lý do gì (có lẽ họ không tán thành phần này, hoặc cho rằng nó không hay bằng phần sau chăng). Nhưng ngay cái phần sau này cũng được hai tác giả sửa lại một cách không thương tiếc, hay nói cho đúng hơn, được họ thay hẳn bằng một câu có nghĩa hoàn toàn ngược lại : Bất tri vi bất tri vốn có nghĩa là “không biết thì nhận là không biết” được họ chuyển thành biết cái không biết. Và phần này, nối với phần sau : ấy (chính) là biết vậy, sau khi đã khử cái phần đầu là tri chi vi tri chi đi, làm thành một nhận định độc đáo không tiền khoáng hậu mà người trần, dù có là bậc đại hiền như Khổng tử, cũng không thể nào tưởng tượng được.
    Để diễn đạt cái ý bất hủ này, tiếng Hán thời Khổng tử phải viết “Tri sở bất tri, thị tri dã”, chứ không phải là bất tri vi bất tri, thị tri dã. Như vậy, khúc biến tấu thứ ba này chính là một nghịch đề đối với cái chủ đề của Khổng tử.

    Nhưng “Biết cái không biết” (tri sở bất tri”) nghĩa là gì? Đây là một nhận định (statement), một tiểu cú (clause) làm chủ ngữ cho mệnh đề sau (thị tri dã) chăng? Hay chỉ là một lời khuyên hay một mục tiêu để tìm đến? Trong câu nguyên văn (được phục nguyên) cũng như trong câu dịch ra tiếng Việt không thấy có vị từ tình thái (modal verb) nào cho phép hiểu theo hai cách sau. Và nếu vậy, phải chăng ý của tác giả là “phải biết cái mà mình không biết được mới gọi là biết”?
    Nhưng trong tất cả những lời dạy của Khổng tử xưa nay chưa từng có một ý nào tương tự như vậy, dù là một cách gián tiếp và xa xôi đi nữa. Ngược lại, người bao giờ cũng tránh rất xa cái “sở bất tri”, tức lãnh vực siêu hình học, mà người nói một cách hoàn toàn hiển ngôn là nên “kính nhi viễn chi” (cf. Luận ngữ: Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị trí hỉ -” Vì dân chuyên làm việc nghĩa, tôn trọng quỷ thần nhưng tránh xa nó ra, thì có thể nói là có trí vậy”). Lĩnh vực siêu hình bị Khổng tử loại hẳn ra khỏi cái HỌC của người. Và chính câu Tri chi vi tri chi … là một trong những tuyên ngôn dứt khoát nhất của Khổng tử nói rõ thái độ này của người và của toàn thể môn phái đối với thế giới siêu hình. Ai đã từng tìm hiểu đạo Khổng ít nhiều đều lý giải câu này như một lời khuyên:

    Không nên bàn tới những điều mà ta không biết là không thể biết.
    Đây có thể coi là một khúc biến tấu thứ tư của cái “chủ đề” nói trên. Nó hoàn toàn trái với cách hiểu và dịch của hai tác giả DKC và PVH, tuy hai vị đều có một quan điểm nhận thức luận và giáo dục học mà theo cách hiểu nông cạn của chúng tôi là hoàn toàn nhất trí với Khổng tử. Thế nhưng câu nguyên văn của Khổng tử lại bị chính họ hiểu thành một cái gì như:
    (Tri sở tri, thị bất tri dã, nhi) tri sở bất tri, thị tri dã
    có nghĩa là : “biết cái gì mình biết, ấy là không biết, còn biết cái gì mình không biết, ấy mới thật là biết” (“biến tấu thứ năm”) - một nhận định hoàn toàn trái ngược với quan điểm của chính họ. Cả bài báo của PVH chỉ là một lời thuyết minh xuất sắc, được ứng dụng cho giáo dục học một cách chí lý, cho quan điểm của J. Barrow trong cuốn Impossibitity. The limits of Science and the Science of Limits mà chúng tôi xin tạm dịch là “Tính bất khả. Giới hạn của Tri thức và Tri thức về Giới hạn”.Tôi xin thú thật là đọc cái đầu đề này, tôi không cưỡng được cái cảm giác đây chính là khúc biến tấu thứ sáu, và là một trong những khúc biến tấu hay nhất, của cái chủ đề mà Khổng tử đã lập thức một cách tối giản và tối ưu như vậy.

    Còn khúc biến tấu thứ năm trên kia, vì hoàn toàn trái ngược với ý của Khổng tử, của J. Barrow. của PVH, ĐKC và cả của lương thức (common sense) nữa, cho nên tất nhiên phải kéo theo một loạt phản ứng tự phát dưới dạng những khúc biến tấu khác phản bác nó một cách có sức thuyết phục hơn nhiều, chẳng hạn như

    Nhận rằng mình biết cái gì mình biết, ấy là biết thật, còn tưởng rằng mình biết cái mà mình không biết và không thể biết, ấy là tự lừa dối mình và lừa dối người khác vậy.
    Khúc biến tấu thứ bảy này hoàn toàn nhất trí với tinh thần hai bài báo của ĐKC và PVH - xin nhắc lại rằng đó là hai bài rất hay và rất bổ ích đối với độc giả, trong đó có bản thân tôi, một người không chuyên về toán học, đã học được rất nhiều khi đọc hai bài đó. Chỉ riêng đối với cách dịch câu danh ngôn của Khổng tử, may ra mới có thể ứng dụng khúc biến tấu này mà tôi, một người làm phiên dịch chuyên nghiệp, chính vì ngưỡng mộ hai tác giả, thấy cần nêu lên để góp phần chỉnh lý một chi tiết rất nhỏ nhưng lại có thể phương hại đến phẩm chất của hai áng văn hay nói trên.

    -----------------------------------------------
    1 Bài của PVH có chú thích rõ là câu này trích dẫn từ bài của ĐKC.
    Nguồn: Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt – Nxb Trẻ

    Ghi Chú :
    Viết đến đây; Hai Lúa (HL) chực nhớ đến 1 Mem trong Chủ đề:

    [Khóa] - Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng.
    http://ttvnol.com/TamLy/324918/page-17 xoá do đả kích cá nhân.Được lesromansfrancais sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 18/12/2004
    http://ttvnol.com/TamLy/324918/page-18 "Thêm về cái đoạn định nghĩa ngây ngô này của đồng chí "

    Có lẻ Sau khi đọc xong Các Bài; **** này lại >:D phán:
    Biết mà không biết được gọi là biết vậy. OK. Lão Tử Đạo Đức Kinh.=))

    Thế Các Bác có biết: Bươ'm nào ấy nhỉ ????
    @};-@};-@};-[r2)]^:)^^:)^@-)@-)@-)[:P][:P]:))
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Tiếp Theo bài viết Bảy khúc biến tấu trên một chủ đề của Khổng phu tử của Cố Giáo sư Cao Xuân Hạo & 2 bài báo rất hay:
    một của Đỗ Kiên Cường (ĐKC), nhan đề là Giới hạn của Nhận thức (VN số Tết Quý Mùi, tr.44),
    & 2 của Phạm Việt Hưng (PVH), nhan đề là Bất Khả (VN số 15 (12-4-2003), tr. 15).
    PGS Phạm Quang Trung (*) đả trình bày 1 số quan điểm về GD Dạy Học Và Dạy Văn‎ > ‎Dạy Học‎ >

    Cần điều chỉnh quan niệm dạy học theo xu hướng hiện đại
    http://www.pqtrung.com/day-hoc-va-day-van/day-hoc/cn-iu-chnh-quan-nim-dy-hc-theo-xu-hng-hin-i

    Nhiều năm nay, toàn ngành giáo dục chúng ta hầu như dồn mọi nguồn lực và sức lực vào công cuộc cải cách, trước hết là về nội dung, và cùng với nội dung là về phương pháp, cách thức đào tạo. Tất cả là nhằm hướng tới việc đào luyện nên những con người ngày một thích ứng hơn với thời cuộc vốn luôn không ngừng đổi thay. Phải nói là mọi nỗ lực của chúng ta đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nếu thật sự nghiêm khắc mà nói, thì đó mới chỉ là những kết quả bước đầu, còn cách rất xa với đòi hỏi của công cuộc Đổi mới và nhất là mong mỏi của chúng ta. Tôi nghĩ, khâu mắc chính cần tập trung tháo gỡ nằm ở quan niệm dạy học. Vì, hầu như ai cũng biết rằng, chính quan niệm sẽ quyết định hành động của con người. Điều này đặc biệt đúng với sự nghiệp đào tạo đầy ý thức của chúng ta.
    Tôi nhớ tới Chùm thơ Kinh (1922 - 1924), trong đó có bài Người vợ của Lốt của nhà thơ Nga nổi tiếng A. Akhmatova. Theo Kinh Thánh, Sáng thế ký, chương 19 – 26, thì Gihơva vì căm giận dân thành Sôđôm vô đạo, đã phái hiên sứ xuống hủy diệt thành. Do ngoan đạo, tiếp đón và che trở cho Thiên sứ thóat được cuộc săn lùng của dân Sôđôm, Lốt được Thiên sứ cứu sống, dẫn chàng trốn qua đường núi khi thành bốc lửa, với một điều kiện là không ai được phép quay đầu lại. Vợ Lốt không đừng được, quay lại nhìn v lập tức bị biến thnh một cột muối trắng. Cảm khái về việc đó, nữ nhà thơ xúc động viết: “Chỉ mỗi trái tim tôi chẳng bao giờ quên được / Kẻ hiến dâng đời cho mỗi cái nhìn thơi”. Vậy đấy, cái nhìn thật sự quan trọng đối với mỗi người, càng quan trọng hơn đối với cộng đồng và x hội.
    Trước nay, mục tiêu dạy và học ở nhà trường Việt Nam được xác định rõ ràng trên 3 phương diện chính yếu là
    GIÁO DƯỠNG, giáo dục và rèn luyện kỹ năng. Trong bài viết này, tôi chỉ xin bàn tới mục tiêu thứ nhất.
    GIÁO DƯỠNG tức là nhằm giúp học sinh, sinh viên trau dồi tri thức về tự nhiên, xã hội và con người. Phương châm chỉ đạo ở đây là: tri thức phải cơ bản, toàn diện, hiện đại, phù hợp và hệ thống.
    Nội dung chương trình các cấp học, bậc học phải nhằm hướng tới mục tiêu đó.
    Phương pháp dạy & học của thầy & trò cũng vậy. Từ đó tiêu chí đánh giá trên phương diện GIÁO DƯỠNG cũng rất rõ rệt.
    Thầy có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn, chuyên ngành mình phụ trách và biết cách truyền thụ những tri thức sâu rộng đó đến người học hay không?
    Trò có hiểu đúng, đủ, sâu những tri thức sâu rộng mà người thầy có ý định truyền đạt hay không?
    Đó đồng thời là cơ sở để xem xét đóng góp của nhà trường đối với xã hội.
    Thành bại của một nền giáo dục phần chính cũng tuỳ thuộc vào điều đó.

    Sẽ chẳng có điều gì đáng bàn nếu ta giả định hệ thống tri thức được nhân loại tích luỹ từ trước đến nay là hoàn toàn ổn định, đáng tin cậy. Tuy nhiên sự thể không như vậy.
    Theo ý kiến được nhiều nhà khoa học tán đồng của Đỗ Kiên Cường thì: “Có lẽ thành tựu quan trọng nhất của khoa học thế kỷ XX là khám phá những giới hạn mang tính nguyên lý của nhận thức” (Xem bài Giới hạn của nhận thức, Báo Văn nghệ số Tết Quý Mùi).
    Xin nói ngay, tôi thuộc trong số những nhà khoa học không chỉ chấp nhận mà còn tin tưởng vào điều đó. Hãy bắt đầu bằng Thuyết tương đối của Einstein mà hệ luận quan trọng nhất của nó là: Không thể tồn tại chân lý tuyệt đối. Rồi Nguyên lý bất định Heisenberg.
    Nguyên lý này giúp ta tin rằng: Chớ mong xác định chính xác hành trạng của tự nhiên. Rồi nữa, Định lý bất toàn Godel. Nó chứng minh hoàn toàn có cơ sở sự thật: Không thể có lý thuyết cho mọi thứ (#TOE=Theory Of Eveythng), lý thuyết cuối cùng mà một số nhà vật lý học đang tìm kiếm.
    Chưa hết, còn có thể kể tới Lý thuyết đa vũ trụ (không biết đâu là tận cùng của vũ trụ), Lý thuyết hỗn độn (có thể có kết quả không tất định ở một hệ thống tất định). Có thề chia sẻ với nhận định sau của R.March: “Vật lý hiện đại dạy chúng ta rằng, bất luận các lý thuyết của chúng ta khôn ngoan thế nào, các đo đạc cẩn thận ra sao, và bất luận máy tính của chúng ta mạnh mẽ đến thế nào, tương lai luôn không thể dự đoán được”.
    Trên Báo Văn nghệ số 15 / 2003 còn đăng một bài rất đáng lưu ý khác của Phạm Việt Hưng với nhan đề Bất khả (được hiểu là không biết cái không thể biết, chứ không phải là bất khả tri).
    Tác giả bài báo tập trung giới thiệu cuốn Bất khả – Giới hạn của khoa học và khoa học của giới hạn của John Barrow, giáo sư toán học và thiên văn học Đại học Sus***, London. Tôi tâm đắc với nhận định sau của tác giả cuốn sách: “Cả nhà khoa học lẫn nhà triết học đều quan tâm đến khái niệm bất khả. Nhưng trong khi nhà khoa học có xu hướng chứng minh cái bất khả là khả thì nhà triết học lại lưu ý rằng nhiều cái ta tưởng là khả thực ra chỉ là bất khả”. Trong bài báo, Phạm Việt Hưng còn nhắc đến hình tam giác và mô hình bậc thang mang tên nhà vật lý học, nhà toán học lỗi lạc Roger Penrose để nhằm mô tả khái niệm bất khả như là sự bất lực của khoa học trong việc nhận thức cái toàn bộ. Rõ ràng, đúng như tác giả viết: “Nhận thức chỉ có thể tới chân lý cục bộ thay vì chân lý toàn phần, chân lý tuyệt đối”. Tóm lại, giáo sư John Barrow có lý khi đưa ra nhận xét sau về nhà toán học Hilbert – người luôn đề cao uy lực tuyệt đối của logic toán học hình thức trong thế kỷ XX: “Điều duy nhất ông ta không biết ấy là sự biết”. Cũng có thề nói như thế về chính những người luôn tin vào sự tồn tại của chân lý tuyệt đối, vào khả năng vô hạn của nhận thức con người.
    Sau đó, trên Báo Văn nghệ số 25, năm 2003, Phạm Việt Hưng lại cho công bố một bài viết rất đáng đọc khác có tên Nghịch lý tự quy chiếu và siêu ngôn ngữ. Một phương diện khác của sự bất khả được soi sáng. Ấy là khi một hệ thống nhận thức muốn nhận thức về chính bản thân mình. Và ở đây giới hạn của nhận thức lại càng bộc lộ rõ. Câu nói của I.Kant được tác giả dẫn ra thật đúng lúc, đúng chỗ: “Câu trả lời làm dấy lên những câu hỏi mới”. Tuy nhiên, ý tưởng đáng nói nhất lại được nêu ra trong bài báo trước đó khi anh liên hệ tới sự nghiệp giáo dục. Anh cả quyết: “Sự thành công hay thất bại phụ thuộc vào các chuyên gia sư phạm… Nếu những chuyên gia này khiêm tốn học hỏi nghiên cứu, hiểu rõ khái niệm bất khả trong chuyên môn và trong sư phạm thì xã hội may mắn. Ngược lại, nếu những chuyên gia này tự phụ cho kiến thức của mình là giỏi, là đủ, là duy nhất đúng thì xã hội chịu khổ”. Tôi nhớ đến những kết luận quan trọng sau của bài báo: “Hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác, lĩnh vực giáo dục cần nắm vững khái niệm bất khả: Bất khả trong bản thân nội dung của ngành khoa học chuyên môn, và bất khả trong tương quan nhận thức mỗi ngành giữa các tổng thể”.
    Vậy, theo tinh thần trên, việc dạy và học trong nhà trường chúng ta hiện giờ nên điều chỉnh, thay đổi ra sao? Trước hết là việc dạy của thầy. Đã là thầy thì phải hơn trò về tri thức. Hơn một cái đầu. Để truyền thụ tri thức có hiệu quả, người truyền thụ phải có niềm tin khoa học. Phải tin vào điều mình nói. Càng tin càng có sức thuyết phục người học. Trong khi hiểu biết của người thầy vốn rất có giới hạn. Chính khoa học còn có giới hạn kia mà! Nghịch lý bắt đầu hé lộ. Nên sử lý như thế nào ở đây? Một mặt, chính người thầy không được phép nghi ngờ những gì có ý định nói với người học nơi giảng đường. Mặt khác, điều này mới thật đáng lưu tâm, người thầy không nên coi những gì mình nói ra là chân lý tuyệt đối. Nhất là không được phép nghĩ rằng mình biết được mọi thứ, hiểu được mọi điều, thậm chí hiểu biết mọi thứ mọi điều đến ngọn ngành. Rất nhiều lĩnh vực nằm ngoài nhận thức của chúng ta. Đó là chuyện bình thừơng. Không phải thầy là biết được hết. Và không phải khi không biết một điều gì là không xứng đáng làm thầy.
    Cần ghi nhớ lời dạy chí lý của Đức Khổng Tử: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, ấy mới là người biết.
    (# TRi Chi Vi TRi CHI; Bất tri Vi Bất tri ; Thị Tri dã 知 之 為 知 之, 不 知 為 不 知, 是 知 也.)

    Thêm nữa, nghề dạy học cùng với nghề y, rất cần kinh nghiệm. Càng hành nghề lâu càng có điều kiện thấu nghề, lành nghề, tinh nghề. Ưu thế thật rõ. Nhưng nếu không biết giới hạn, ỷ lâu năm, rất dễ rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa. Cuộc sống lại luôn đổi thay. Cuộc sống hiện đại lại càng đổi thay nhanh hơn. Tri thức hiện đại phát triển đôi khi đến chóng mặt. Sự thoả mãn phải được xem là lực cản lớn nhất đối với người thầy. Phương châm học mãi, học suốt đời đối với nghề dạy học hoá ra là một đòi hỏi tự bên trong của nghề, nó góp phần chính tạo ra ý nghĩa tồn tại đích thực của người thầy trong việc thực hiện chức phận cao cả của mình.
    Đi cùng với việc dạy là việc học. Cần có sự thay đổi những thói quen ăn sâu trong hành động, những thành kiến bám sâu trong đầu óc. Học sinh phải trọng thầy. Đó là một trong những đạo lý gốc gác. Nhưng trọng không có nghĩa là xem những điều thầy truyền giảng toàn là chân lý, lại là chân lý tuyệt đối, chân lý vĩnh hằng. CẦN BIẾT HOÀI NGHI KHOA HỌC.
    CẦN BIẾT ĐẶT RA NHỮNG CÂU HỎI Ở CẢ NHỮNG NƠI TƯỞNG CHỈ TOÀN ĐIỀU HAY LẼ PHẢI, Ở CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC XEM LÀ HIỂU BIẾT uyên thâm. Nếu không thế, ta chỉ tạo ra những con vẹt bắt chước giỏi giang.
    Khi đụng phải thực tế sống động, chưa từng gặp ở giảng đường vì chưa được thầy dạy (những điều này tiếc thay lại nhiều vô kể), người ta phải chịu bó tay.
    CẦN HOÀI NGHI (HOÀI NGHI KHOA HỌC, CỐ NHIÊN) KHÔNG CHỈ Ở BÀI GIẢNG CỦA THẦY MÀ CẢ NHỮNG TRANG GIÁO KHOA, GIÁO TRÌNH, NHỮNG TẬP CHUYÊN KHẢO, CHUYÊN LUẬN DO NHỮNG NHÀ SƯ PHẠM, NHỮNG HỌC GIẢ UY TÍN VIẾT RA. Ở ĐÓ KHÔNG CHỈ TOÀN NHỮNG CÁI ĐÚNG, CÁI MỚI. CÒN BIẾT BAO CÁI LỖI THỜI CẦN ĐƯỢC HIỆN ĐẠI HOÁ, BIẾT BAO KHIẾM KHUYẾT CẦN ĐƯỢC BỔ SUNG.
    Sự bổ sung và sự hiện đại hóa này là liên tục, là thường xuyên. Như vậy, người học, người đọc chỉ nên coi những tài liệu trên là những gợi ý. Bổ ích, quý giá đến đâu cũng chỉ là những gợi ý. Quyết không được xem đó là những thánh kinh. Mê tín trong khoa học theo ý nghĩa ấy là phi khoa học, là phản khoa học. "Không có cái đúng, chỉ có cái tự thân", nh phê bình danh tiếng người Mỹ H. Bloom đã nói như vậy.



    Trên đây chỉ là một vài suy nghĩ bước đầu của tôi về một vấn đề hệ trọng liên quan tới việc nâng cao chất lượng giáo dục – một việc đang được những người trong và ngoài giới quan tâm. Rất mong được sự sẻ chia của các nhà khoa học và các nhà sư phạm.
    Đà Lạt, ngày 6/9/2006

    (*)
    PGS Phạm Quang Trung :
    http://www.pqtrung.com/Home

    Phần (# Là ghi chú của Ng Viết)




    @};-[r2)]
  6. evilzone

    evilzone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2012
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Dài quá
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Thé Bác thích theo Tây hay theo Ta ??? !!!!!
    ^:)^^:)^[r2)][r2)]
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    NHững cái GIẢN ĐƠN nhưng Ko la` ĐƠN GIẢNG 简单但不是单讲

    NHững cái Ko la` ĐƠN GIẢNG nhưng GIẢN ĐƠN 不单讲 但是 简单

    Đoạn sau đây trích ở chương 2 sách Lão Tử, luận về lẽ tương đối của tốt xấu, thiện ác, hữu vô, khó dễ, dài ngắn, trước sau…
    天 下 皆 知 美 之 為 美, 斯 惡 已; 皆 知 善 之 為 善, 斯 不 善 已.
    故 有 無 相 生, 難 易 相 成,
    長 短 相 形, 高 下 相 傾, 音 聲 相 和, 前 後 相 隨
    1. Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ; giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ.
    Cố hữu vô tương sinh,nan dị tương thành,
    TRƯỜNG ĐOẢN TƯƠNG HÌNH,[1] cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy.

    Khi thiên hạ đều biết cái tốt là tốt thì đó đã là cái xấu rồi. Khi thiên hạ đều biết cái thiện là thiện thì đó đã là cái bất thiện rồi.
    Cho nên cái Hữu và cái Vô sinh ra nhau, cái khó và cái dễ nghiêng vào nhau,
    CÁI DÀI VÀ CÁI NGẮN GIAO TIẾP NHAU [1], âm và thanh chuyển hóa cho nhau, cái đi trước và cái đi sau đi theo nhau

    Phan Ngọc dịch

    Trích Lão Tử CHƯƠNG 2 : DƯỠNG THÂN

    ****Câu chuyện giữa Bác "Hàn Lâm" (HL) & Anh "Hai Lúa" (hl).

    Bác "Hàn Lâm" (HL) : E hèm ! Bác "Rồng đợi (hL)"

    đang Rời Động đi tìm câu chuyện :
    (*) PSYCHE of the LOGOS ((theo Chủ đề sau: Tâm lý học môi trường - Cũ mà lại mới -(Tiếp)http://ttvnol.com/TamLy/1332780)

    từ câu chuyện
    (*) LOGOS of The PSYCHE chứ gì ?
    Chủ đề Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng http://ttvnol.com/TamLy/324918

    Anh "Hai Lúa" (hl) : (vội Tra Từ điển) ; Khựng lại vài phút :
    Ý Bác muốn bảo là Bác ý muốn chuyễn
    câu chuyện từ cái LÝ của TâM sang câu chuyện TâM của cái LÝ chứ gì !!

    !(hL) Rồng đợi (hL)" hay Rời Động: Cái này có DÀI QUÁ k0 nhỉ ?
    :-??:-??:-??
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Bác "Hàn Lâm" (HL) :

    Anh "Hai Lúa" (hl) hảy Tham Khảo : WIKIPEDIA:
    (*) 'PSYCHE http://en.wikipedia.org/wiki/Psyche_(psychology))
    (*) LOGOS : http://en.wikipedia.org/wiki/Logos

    Anh "Hai Lúa" (hl): Pó Tay !!! ^:)^^:)^^:)^ Cái này Tây QUÁ !!!:((:((:((

    Từ điển VN ko có !!!~X~X~X
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chào HoaiLong, long time no see ! [:D]. Thế ra bác cư ngụ ở cái xó xỉnh này[:D]. Tôi tuy bận nhưng cũng đang viết 1 quyền sách về...Triết. Thế mới oai chứ. Cảm hứng bài viết bình câu nói của Khổng Tử, tôi đã viết một lèo cũng về câu trên (phần này cũng thuộc cuốn sách của tôi). Xin trích ra cho topic thêm phần xôm tụ. Bác có đăng bài tôi trên báo nào cũng được, miển là gửi tiền nhuận bút cho tôi là ok.[:D]



    KHÔNG VÀ KHÔNG CÓ GÌ HAY BIẾT VÀ KHÔNG BIẾT.​


    Có một nhà buôn Ấn Độ trên con đuờng tơ luạ. Ông ta có một cửa hàng và một nguời con. Anh ta vẫn thuờng quan sát, phân loại các loại hàng hóa mà nguời cha mang về, đặc biệt là việc đếm số luợng của chúng, từ 1,2,3...đến trăm, vạn...vv.
    Một hôm có một vị khách ngoài vũ trụ ghé cửa hàng. Vị khách đặt mua hai món hàng, đó là lạc đà và môtô. Ông ta mô tả kĩ từng món hàng và dặn nguời con hãy ghi lại số luợng từng món hàng trên mặt cát ngoài sân. Khi nguời cha về, anh ta bèn nói :
    - Thưa cha, có một vị khách, ông ta đặt mua 2 món hàng, món thứ I thì nhà ta vẫn thuờng bán, đó là lạc đà, còn món hàng thứ II thì ông ta bảo nó giống như con ngựa vậy, nhưng có 2 bánh xe thay cho 4 chân và chỉ uống một loại nuớc gọi là xăng thay vì ăn cỏ.
    - Món hàng thứ I nhà ta có bán nhưng hết rồi, còn món hàng thứ II thì ta chưa từng thấy.
    - Vậy thì phải kí hiệu gì cho ông ta ?
    - Có gà ắt phải có trứng, hết gà thì hẳn phải còn trứng. Vậy lạc đà nên kí hiệu bằng một quả trứng (hình ovan). Còn mô-tô vì ta phải tìm nên kí hiệu bằng dấu X vậy.

    Dĩ nhiên, trong trường hợp này ta có thể kí hiệu bằng bất cứ thứ gì, nhưng vấn đề là làm sao ta hiểu mà người khác cũng hiểu, cho dù giữa họ và ta chưa có bất cứ qui ước gì về kí hiệu. Cái gì tượng trưng cho “có nhưng hết rồi” và cái gì cho “chưa biết” ? Nói về “biết” hẳn Nho học cũng đã qua hàng thiên niên kỷ suy ngẫm về câu nói của Khổng Tử, sau đây là một dạng diễn đạt:

    - Biết cái không biết, ấy là biết.

    Một khái niệm bao trùm, tiên nghiệm, hợp nhất giữa “biết” và “không biết”. Từ cái biết cụ thể đến cái biết khái niệm có gì khác biệt. Phải chăng “không biết” là một tập rỗng so với một tập đầy ? Phải chăng cái biết được dán nhãn và cái không biết cũng được dán một nhãn khác ? Phải chăng cái biết là nhãn mác chứa nội dung và cái không biết là nhãn mác vô nội dung ? Hoặc là cái được biết được dán nhãn “không biết”? Một cái biết phổ quát, bao hàm và đồng dạng với cái biết cụ thể, nghĩa là nó vẫn có nghĩa và qui về một hiện thực.Cái biết kiến tạo nên cái không biết, như con gà và quả trứng, nguyên nhân và hậu quả. Biết và không biết phải chăng có điểm chung ? Không hẳn là như thế. Đấy chính là logic của hệ thống. Về mặt dấu hiệu học, kí hiệu “biết” không qui về cái được kí hiệu, tức “cái được biết” hay khái niệm cụ thể, mà hướng về kí hiệu “không biết”, đấy là xu hướng độc đoán của các biểu tượng, phù hợp với quan điểm dấu hiệu hiện đại. Đặc biệt với trì-biệt (J. Derrida), từ “biết” đến “không biết” là cả một quá trình, tạo nghĩa của kí hiệu “biết” gần như không thể “chạm” đến “cái được biết”. Ta cũng có thể hiểu, hoặc biết “điều đối lập của biết” cũng là biết, hoặc hệ thống logic trên tiến triển đến việc phủ nhận chính nó. Có vẻ như định lý bất toàn của Kurt Godel đã được Khổng Tử chứng minh cách nay những 2500 năm.

    Trở lại câu chuyện của nhà buôn trên, chúng ta dễ dàng nhận biết sự tương đương:

    - Biết = Lạc đà = Trứng = Gà, và
    - Không biết = Mô-tô = X.

    Hoán vị một số vị trí trong câu nói Khổng Tử, ta được một số dạng:

    - Biết (lạc đà) cái không biết (mô-tô), ấy là biết (kí hiệu).

    [​IMG]

    Cả cái đã biết (lạc đà) và cái chưa biết (mô-tô) đều vắng mặt, một thuộc về quá khứ, một thuộc về tương lai. Đấy là một điểm khác biệt. Một cái “khuôn” đã định hình nhưng không chứa gì hết, và một cái “khuôn” tương tự bất cứ chiếc khuôn danh từ nào, cũng được dành cho cái chưa biết. Công việc của dấu hiệu học là đánh dấu, dán nhãn, là kí hiệu cho mỗi thứ. Dĩ nhiên, chúng khác biệt từ hình, dạng đến tính chất và hình thức cho chúng là để phục vụ cho định lượng. Chúng ta lại ở vào tình huống mà chính Saussure cũng phân vân, giữa hình thức, độc đoán hay bản chất, hợp lý ? Vậy thì điều gì giúp chúng ta truyền đạt một thông điệp ? Đấy chính là qui ước mà ở trên, nhà buôn đã có một nửa giao kèo, song mọi con số đều để chỉ những cái cụ thể đang hiện diện, chưa có tình huống nào như tình huống đó, cả 2 đều vắng mặt, và một trong số đó chưa được biết đến. Nếu không thể truyền đạt trực tiếp, vậy thì phải gián tiếp vậy. Mọi kí hiệu đều là trung gian gián tiếp. Truyền đạt gián tiếp là khai thác những kinh nghiệm chung về các hiện tượng cả của tự nhiên lẫn văn hóa. Lạc đà thuộc về phạm trù vật nuôi mà bất cứ xã hội nào cũng biết. Trong phạm trù vật nuôi này, người ta lại chia ra làm nhiều loại (hay loài) vật nuôi khác nhau, trong đó có gia cầm, điển hình là gà. Dân tộc nào cũng biết đến một loại gia cầm, chúng gắn liền với những quả trứng tạo nên một vòng tuần hoàn nhân quả có thể chuyển hóa, biểu đạt tương hổ lẫn nhau. Không gì vừa lạ lùng vừa mỏng manh hơn hình ảnh quả trứng giữa những vật thô sơ vô tri vô giác. Trứng và gà mang nhiều ý nghĩa triết học, nào là hiện tượng học, nào là nhân quả, biện chứng, nhất là dấu hiệu học. Mục tượng của dấu hiệu là phương thức nhận thức sát thực nhất, một thứ “cốt lõi” của phép biện chứng. Cho nên, đối với những người từng trải, dày dặn kinh nghiệm thì không có phương cách gì để truyền đạt thông điệp hay hơn hình ảnh quả trứng, một thứ tín hiệu đánh thức lương thức và gợi ý về sự chờ đợi. Ta cũng có thể hoán chuyển câu nói của Khổng Tử như sau:

    - Biết gà đẻ trứng, ấy là biết.

    Nếu lạc đà, cùng với gà-trứng thuộc về phạm trù vật nuôi thì mô-tô ta chưa biết xếp vào phạm trù nào. Nếu nó tương tự con ngựa thì ta cũng có thể xếp vào phạm trù vật nuôi và có thể kí hiệu bằng quả trứng (ở đây tên gọi hay biểu đạt cho các sự vật đã được thừa nhận theo giao kèo, vấn đề là ta phải kí hiệu cho số lượng của chúng). Song, nếu ta kí hiệu (số lượng) mô-tô bằng quả trứng (hình ovan) thì mặc nhiên xác nhận rằng nhà buôn kia sở hữu cả mô-tô (một thứ chỉ có ở tương lai) và gợi ý rằng sẽ có cả 2 món hàng cho người khách kia ! Hơn nữa qui định về ngữ đoạn và hệ biến hóa cũng không cho phép ta xác định đối tượng mô-tô, huống hồ là về số lượng của chúng. Vì thế chiếc mô-tô có thể được kí hiệu bằng bất cứ kí hiệu nào, trừ hình ô van. Giả sử ta kí hiệu bằng X đi nữa thì X cũng chỉ là một dạng dấu hỏi hay câu hỏi mà thôi. Mọi thứ khác lạ đều có thể được biểu đạt một cách khác lạ. Câu nói của Khổng Tử trong trường hợp này có thể chuyển hóa thành:

    - Biết kí hiệu, ấy là biết.

    Về mặt dấu hiệu học, “cái không biết”cũng biểu đạt cho điều không biết. “Biết” và “không biết” cũng là 2 mặt đối lập nhị nguyên. Cái “biết” kết câu là cái biết vượt lên trên những đối lập đó vậy. Mô hình thái cực vượt lên trên một mức, và hiện đại hơn cả mô hình Saussure.
    Phan Biên.

Chia sẻ trang này