1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các vấn đề tâm lý - Lý thuyết và ứng dụng. (Phần 2)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 03/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xuytuyet

    xuytuyet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    1
    Nếu nói về toán chẳng hạn, theo tôi nghĩ thì mấy cái bài trong sách giáo khoa hay đến đề thi đại học thì hầu hết các hs có khả năng làm đến 8-9 điểm. Tuy nhiên các em không phát huy hết cái vốn tư duy của mình.
    Nói đơn giản như việc đi xe đạp; có người học nhanh, có người học chậm; nhưng hầu hết là sau 1 thời gian là biết đi hết. Có nghĩa bộ não của mình đủ để giữ thăng bằng và xử lí tình huống đi; trong khi đó lúc loài người sinh ra thì bộ não là tự nhiên chứ không có đặc thù để đi xe đạp. Vậy thấy rằng não điều kiện tự nhiên ban cho chúng ta bộ não có thể làm được nhiều thứ mà ta chưa biết lúc sinh ra, vấn đề còn lại là ta phải luyện tập và đúng cách để biết được nhanh nhất.
    Nói về học toán, các hs có bộ não đủ để học các bài cơ bản, hay nói rộng ra là đủ để có các suy diễn logic phức tạp nhất định. Vậy do đâu vẫn có hs quá dốt???
    Theo kinh nghiệm của tôi thì đầu tiên người là người thầy. Thầy là cần phải dạy cho hs cách suy nghĩ chứ không phải là đưa ra VD rồi để hs tự suy diễn; cần đi sâu vào cách suy nghĩ của hs, giúp hs biết phán đoán và nhận ra suy nghĩ đúng, hợp lí, dẫn dắt các vấn đề để đi đến kết quả mong muốn.
    Thứ đến là do tâm lí của hs. Có những hs quá sợ hãi đến nỗi không vượt qua được chính mình; cái này chắc phải cần nhà tâm lí học trị liệu.
    Việc học nói nó cũng vô cùng; thay đổi cái đang diễn ra lại càng khó; sửa được đến đâu thì sửa - đã tận sức là tốt rồi. Đây chỉ là ít quan điểm cá nhân.
    Thân!
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    " border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">" smilieid="54" class="inlineimg" border="0"> - " border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">" smilieid="54" class="inlineimg" border="0">

    Các câu giãi thích của Bác có thể có ~ điễm hợp lí fần nào của nó (tuy nhiên còn tùy trường hợp !!!) .
    Còn về câu chuyện "đi xe đạp" của Bác củng đã có 1 Bác TLH về dạy toán cho trẻ ,nổi danh & có rất nhiều uy tín tại VN bàn qua (Đây có fải là ~ tư tưởng Lớn gặp nhau kh0 nhỉ?)
    & Ông đề xuất giãi fáp “công nghệ giáo dục” “CNGD /CGD” (& quả Thật là rắc rối K0 hẳn như Bác nghỉ).
    Tuy vậy Ông đã gặp fải k0 ít ~ fản biện của các Học giả - nhà nghiên cứu qua ~ loạt bài dài sau đây (trên báo mạng Tia Sáng) :

    GS. TS. Nguyễn Tiến Dũng (Theo Blog ZETAMU )

    http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=5428&CategoryID=6
    Chuyện cái xe đạp
    1. http://zung.zetamu.net/tag/ếch-vang/

    _ TS Đỗ Kiên Cường (một chuyên gia về vật lý sinh vật học) đã viết một bài dài rất đáng tham khảo, gồm hai phần “Giáo dục hơn là một công nghệ!” [2] và “Giáo dục còn là một nghệ thuật”[3], đưa ra nhiều lý lẽ xác đáng phản biện lại các luận điểm chính của “CNGD”.

    [2] http://thethaovanhoa.vn/132N20091012052054711T0/giao-duc-hon-la-mot-cong-nghe!-bai-1-chi-nghe-si-moi-co-nhu-cau-lap-lai-thao-tac-cua-mozart.htm
    [3] http://tintuc.xalo.vn/00517334982/G...ghe_Bai_2_Giao_duc_con_la_mot_nghe_thuat.html

    _Phạm Việt Hưng trong loạt bài : Chân học & Hư học
    http://viethungpham.wordpress.com/2011/08/16/chan-học-vs-hư-học-1/
    http://viethungpham.wordpress.com/2011/08/16/chan-học-vs-hư-học-2/

    http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/maths/chanhocvahuhoc.htm

    http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=5433

    Trang mạng của ông Dũng còn co' fần: (Bổ sung lần cuối: ngày 06/08/2012) 1 Bộ sách về thần kinh học trong giáo dục

    http://zung.zetamu.net/2012/07/b%e1%bb%99-sach-v%e1%bb%81-th%e1%ba%a7n-kinh-h%e1%bb%8dc-trong-giao-d%e1%bb%a5c-h%e1%bb%8dc/

    có kèm theo đánh giá của tác giả

    Bác có thể giải thích Tại sao có người mất căn bản và (Có cái Tâm) ghét (cái Lý Luận) của toán học k0?
    & Vì sao có người (Có cái Tâm) sợ (cách Lý Luận) của toán học ?

    Hỏi các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông, thậm chí cả đại học có ai hiểu được ý nghĩa của tích phân, vi phân, đạo hàm là gì?
    Và sau một thời gian đi làm, có lẽ các công thức cũng chẳng còn ai nhớ đến !!!???
    Nếu có điều kiện & thời gian rỗi, chúng ta thảo luận xem sao nhé !!! ???

    & Để Vượt qua khỏi câu hỏi & V/đ này:" TÂM LÝ : đâu cái chử để điền? (Trả lời :ĐIÊN Cái CHỬ để ĐẦU)" & thư giản 1 ti chúng ta hảy:

    LĂN TĂN sang ~ CÂU CHUYỆN FIÊN ÂM (trước khi chấm dứt các Bài viết của I M Yaglom)

    (Còn Tiếp)
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    LĂN TĂN qua ~ CÂU CHUYỆN FIÊN ÂM

    Ng gửi: nguyencung (học sinh lớp 11)
    Tôi đang là học sinh lớp 11 và muốn góp ý về sách giáo khoa (SGK). Trong SGK ở hầu hết các môn học hiện nay, tên nhân vật, địa điểm nước ngoài đều được viết theo kiểu phiên âm gạch nối mà không ghi chính xác tên làm học sinh khá "lan man" với các nhân vật lịch sử...
    Trong SGK Lịch sử 11, ở bài 7, bài có tựa đề "Những thành tựu văn hóa thời cận đại", hàng loạt tên các nhà thơ, nhà văn, nhà soạn nhạc, họa sĩ, nhà tư tưởng lớn được viết theo kiểu phiên âm tiếng Việt như La Phông-ten (La Fontaine), Bét-tô-ven (Beethoven), Mô-da (Mozart), Lép Tôn-xtôi (Lev Tolstoy), Mác Tuên (Mark Twain), Van Gốc (Van Goth),... hay ở những bài khác như Hít-le (Hitler), Lê-nin (Lenin) dù cho các từ "Hitler" hay "Lenin" đều rất dễ nhớ, dễ viết.
    Đó đều là các nhân vật có ảnh hưởng to lớn đến lịch sử, văn hóa, tư tưởng của thế giới.

    Trong SGK Địa lý 11, từ đầu đến cuối sách, tên các nước đều viết theo phiên âm tiếng Việt.
    Ví dụ như: Ca-na-đa (Canada), Niu Di-lân (New Zealand), Ác-hen-ti-na (Argentina),...
    Trong SGK Văn học cũng vậy, tên các tác giả, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đều viết theo kiểu trên như Pus-kin (Pushkin), Vích-to Huy-gô (Victor Hugo),...
    Đó chỉ là những cuốn SGK có hiện tượng trên nhiều nhất.
    Ngoài ra, các nhà toán học, vật lý học, hóa học hay các nhà triết học, TLH thiên tài đều bị thay tên (theo cách suy nghĩ của tôi).

    Tôi có nhớ lại 1 học sinh cải chày cải cối cho rằng Lê Ôn Chép (LeonTiev Lêônchép (A N Леонтьев nhà TLH nổi tiếng Ng Nga )) là gốc Ng Việt họ Lê (# vừa chép vừa ôn bài chắc !!!??? =)))

    Còn ông Lê nin củng là gốc Ng Việt họ Lê ( # Cái này làm Ng viết đây từ NIn đến Nín luôn:-??-[:P])

    Việc ghi phiên âm như thế thật không nên, nhất là đối với SGK, một loại sách cần độ chính xác trong mọi thông tin là rất cao.
    Điều này sẽ khiến cho không ít người không thể viết chính xác tên nhà thám hiểm Christopher Columbus khi trong sách cứ ghi là Cô-lom-bô (# Colombo : Thủ đô nước công hoà XHCN Sri LangKa).

    Khi làm thuyết trình về bài "Những thành tựu văn hóa thời cận đại", nhóm thuyết trình của tôi thật sự khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu một cách chính xác về các danh nhân trong bài với cách ghi tên như vậy.

    Ngoài ra, theo tôi, việc không ghi đúng tên danh nhân cũng là một sự thiếu tôn trọng đối với họ.

    Trong từ điển Oxford, phở, áo dài, những thứ truyền thống của dân tộc ta, họ đều ghi đúng tên gọi (cũng chỉ bỏ dấu thôi).

    Thế nhưng, ta lại không ghi đúng tên những danh nhân trên thế giới. Một vấn đề cần suy nghĩ, nhất là trong thời kỳ hội nhập.

    Để không khỏi tuột lại sau lưng các nước khác về kiến thức xã hội & KH, tôi nghĩ nền giáo dục Việt Nam cần phải xem xét và điều chỉnh vấn đề này.

    Bộ GD&ĐT cần xem xét lại cách ghi tên bằng tiếng Anh thay vì bằng cách phiên âm hiện tại.
    Tôi có một ý kiến nhỏ, SGK nên ghi tên các nhân vật, địa điểm theo tiếng Anh (vì nó được xem là tiếng quốc tế) và ghi phiên âm trong dấu ngoặc đơn như Mozart (Mô-gia).

    Nó vừa giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn về kiến thức và dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức, tìm kiếm thông tin cũng như sử dụng kiến thức một cách chính xác.

    K0 chỉ riêng các lớp THPT mà đến cả các ngành chuyên ngành ĐH hầu như đều như thế

    Ví dụ là Ngành TLH là 1 chuyên ngành mới tại VN
    Tên các nhà TLH đều được fiên âm 1 cách tùy tiện:
    1 ví dụ điển hình cho cái sự nhầm lẫn đó: nhà TLH Freud ở VN có 2, 3 cách phiên âm là Phờ-roi (theo cách đọc tiếng Đức) có nơi fiên âm là Phờ-roy-đơ”, “Phờ-rớt”, hay là gì gì đi nữa !!!

    Ỳ Kiến của các Bác ???

    ^:)^^:)^^:)^:-??:-??:-??
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    LĂN TĂN qua ~ CÂU CHUYỆN FIÊN ÂM Cu`ng Anh Hai Lúa

    Định thảo luận cùng bác HL (Hàn Lâm) tiếp dịch bài:
    OECD, Understanding the brain: the birth of a learning science, 2007

    & post tiếp Bài viết ((#* I. M. YAGLOM ) thì bất chợt, Anh hai lúa nhà ta sưu tập được đâu ra cái bài hịch này, do 1 người xưng là Ông Giáo già fổ biến trên các báo mạng có nhiều fiên âm tiếng Anh, (k0 fải tên nhân vật, địa điểm), đề cập đến nhiều v/đ nổi cộm hiện nay Trong đó có tên Hai Lúa (& Để các Bác xả xì-trét")

    Bài này dài,có chỉnh sửa 1 ít cho hợp, phỏng giai điệu theo như nguyên văn của Hịch tướng sỹ (Trần Quốc Tuấn)
    (http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/tranhungdao_hichtuongsi.htm)

    nên hơi dài chút.

    HỊCH TIẾN SỸ

    Ta cùng các ngươi
    Sinh ra phải thời bao cấp
    Lớn lên gặp buổi thị trường.

    Trông thấy:
    Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
    Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
    Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
    Anh dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo…

    Thật khác nào:
    Đem cổ tích biến thành hiện thực
    Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
    Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
    Dẫu cho trăm thân Óc tò mò này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong nhà Điên Nặng nguyên tử, ta cũng cam lòng.

    Các ngươi ở cùng ta,
    Học vị đã cao, học hàm không thấp
    Ăn thì chọn cá nước, chim trời
    Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
    Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
    Lương ít thì Lậu nhiều (xin lỗi lộc nhiều).
    Đi bộ A tít, Cam ry
    Hàng không Elai, Xi pic.

    Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
    Lúc tiệc tùng thì cụng chén “dô dô”.
    Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
    Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
    Lại còn chính sách khuyến khoa
    Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.

    Thật là so với:

    Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
    Thuở Chiến Quốc, Mạnh Thường quân đãi sĩ chiêu hiền.
    Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin mời Mét vê đép,
    Ta nào có kém gì?

    Thế mà, nay các ngươi:

    Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
    Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
    Từ Giáo dục sang Kỷ thuật không sao kể siết ...
    Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
    Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
    Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
    Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
    Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
    Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm

    Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
    Không thích chọn đề tài mà nghiên ngẫm nghiên cứu
    Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
    Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
    Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
    Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
    Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
    Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.

    Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu ni chuyện na nô hạt Híc ?
    Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút nghiên biên ngọng.

    Cho nên:

    “Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
    “Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
    Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
    Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.

    Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
    Chỉ chuyện nhỏ phiên âm lại lo không nổi.

    Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
    Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
    Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
    Biển bạc ở đâu, để Vi na sình nổi Vini Lìn khỏi chìm, lưởi bò liêm liếm
    Rừng vàng ở đâu, mà bô xít khi đen lúc đỏ

    Thật là:

    “Dân gần trăm triệu ai người lớn
    Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!

    (co`n tiếp)
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    (TT)
    Nay nước ta:

    Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
    Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
    Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
    Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
    Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!

    Chỉ e:

    Bệnh hình thức không khi náo chối bỏ
    Tính háo danh không mua nổi trí khôn
    Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
    Thói khoa trương không gột được cái ngông.
    Giỏi mánh mung không gạt nổi đối tác nước ngoài
    Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
    Cặp chân dài làm nghiêng ngả giáo sư
    Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.

    Hỡi ôi,

    Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
    Tài giỏi thông minh, mà muôn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.

    Nay ta bảo thật các ngươi:

    Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
    Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
    Phải xem lạc hậu, nợ công là nỗi nhục quốc gia
    Phải lấy đói nghèo là nỗi đau thời đại
    Mà lo học tập chuyên môn
    Mà lo luyện rèn nhân cách
    Xê mi na khách đến như mưa
    Vào thư viện người đông như hội
    Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
    Trẻ xông pha mổ xẽ Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ

    Được thế thì:

    Kiếm giải thưởng “Phiêu” cũng chẳng khó gì
    Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
    Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lê xút, xuống Rôn roi
    Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
    Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
    Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
    Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
    Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
    Chẳng những tên tuổi ta không mai một trên mu rùa Văn Miếu,
    Mà thương hiệu các ngươi cũng được sử sách lưu truyền.
    Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
    Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
    Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?

    Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu góp thành hợp tuyển, gọi là Chiến lược
    Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta mách bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
    Nhược bằng không tu tâm tích trí vượt tầm, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.

    Vì:

    Kém trí để Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
    Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
    Giữ một ngọn cỏ, cành cây, giọt nước trong giang sơn ta cũng làm ta quên ăn mất ngũ
    Mà các ngươi cứ điềm nhiên lo tranh quyền đoạt lợi
    Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
    Nếu vậy rồi đây không biết dân Việt ta đi về đâu nữa, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?

    Trí thức là nguyên khí quốc gia
    Tiến sỉ là Hại tiền (À quên Hiền Tài) Đất Nước
    Cho nên ta mới thảo Hịch này
    Xa gần ngâm cứu
    Trên dưới nên theo!~X

    Lời Bình ??? !!!!

    [r23)][:P]_:-O_:((_" border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">_[r37)]_:)" border=0 alt="" src="/images/smilies/19.gif" smilieid="27">_+[r2)]:-bd_[-(_:D_[r24)]_b-(_^:)^+@-)+:x+[:D]
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Bác Hàn Lâm, sau khi đọc xong bài, chỉ thấy bác ấy cười HỊCH HỊCH..HỊCH suốt ngày:-??. Anh Hai Lúa bảo: " Bác ta đang HâM Bài HỊCH tiến sỹ đấy !!!"b-(@-)>
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Lại truyện tiến sỹ !!!

    »He he mới nhận được truyện này bà con thư giãn chút (Anh Hai Lúa sưu tập)

    Nam kêu gà đẻ trứng; Bắc gọi trứng sinh gà.
    Nam nói là vòng vo, Bắc cho là Biện chứng & tư duy Biện chứng ( Bứng ra chiện- chuyện tiến sỹ do Anh Hai Lúa)


    Gia đình nọ có ba thế hệ Ông - Bố và Cháu. Ông và Cháu đều là tiến sĩ .
    Ông là tiến sĩ (Trạng , nghè cống) thời Thuộc địa và Cháu tiến sĩ thời Hiện đại (he he hại điện !!) hậu chiến
    trong khi ông Bố mãi mê kháng chiến lại không có học vị gì.


    Chính vì thế ông Bố thường hay bị bố và con của mình cằn nhằn. Một hôm trong bữa cơm,hai ông cháu lại cằn nhằn như thường lệ.

    Ông Bố tức giận quá đập bàn đứng dậy,chỉ mặt thằng con quát :
    - Này mày đừng có tưởng mày hay! Thế ****** có bằng tiến sĩ như bố của tao không mà bày đặt kênh kiệu...!
    Đọan quay sang chỉ vào bố :
    - Cả ông nữa, ông đừng có mà "nổ" và nói năng lắm quá nhé !
    Ông hãy xem lại chính ông đi !!!...con ông có bằng tiến sĩ như con tôi không?


    @-)+^
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    (tiếp theo)

    Quay lại câu hỏi của đề bài này:
    TẠI SAO PASCAL(*), FERMAT(*) & DESCARTES KHÁM PHÁ RA các lý thuyết xác xuất-thống kê & HÌNH học giải tích CÙNG thời &
    TẠI SAO Newton(*)VÀ LEIBNIZ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gottfried_Leibniz) LẠI KHÁM PHÁ RA TOÁN HỌC CAO CẤP CÙNG LÚC ?

    Điều đặc biệt là sự khác nhau trong cách tiếp cận của Leibniz (*) và Newton(*) đến sáng tạo chính yếu của họ: phép tính VI PHÂN và TI'CH PHÂN (giải tích toán học).

    NEWTON(*)là người TƯ DUY rất vật lý và ông nhận thức quá trình lấy VI PHÂN và TÍCH PHÂN các hàm số 1 cách thuần tuý vật lý: là quá trình tìm tốc độ theo định luật chuyển động của vật theo phụ thuộc x = x(t), ở đây t - thời gian, còn x - toạ độ của vật ("chất điểm") và quá trình ngược phục hồi đường đi theo tốc đô thay đổi đã biết.
    Mặt phong phú này của các phép tính VI PHÂN và TÍCH PHÂN đã lôi cuốn ông hơn cả, trong khi đó vấn đề đặt tên và ký hiệu cho các phép toán này nói chung là không căn bản (do đó mặc dù tên gọi các phép toán và ký hiệu của Newton(*)LOGIC hơn của Leibniz (*), nhưng bản thân Newton(*)không phải lúc nào cũng sử dụng chúng và ngày nay chỉ nhũng người làm lịch sử toán học biết chúng mà thôi).

    Ngược lại, LEIBNIZ (*) xem việc đầu tiên là đưa ra NGÔN NGỮ VỀ PHÉP TÍNH các VI PHÂN mà sẽ cho những thuật toán tin cậy để giải quyết số lượng lớn các bài toán đa dạng; trong tính đúng đắn của các kết quả nhận được bằng con đường sử dụng tự động các qui tắc của ông đề ra, ông đã thấy việc bảo đảm cho tính đúng đắn của các qui tắc:
    Việc tự động hoá các phép toán rất lôi cuốn Leibniz (*) nhưng ông không có xu hướng tư duy/suy nghĩ về lỗ hổng rành rành trong sự lý giải phép tính mới (lý giải chặt chẽ "phép tính các VI PHÂN" của Leibniz (*) mãi đến năm 1960 (!) mới được nhà LOGIC nổi tiếng Abraham Robinson (1918 -1974) đưa ra).
    Về phương diện đó, điều tiêu biểu là tên gọi của công bố chủ yếu là Leibniz (*) về cơ sở của giải tích toán học: "Phương pháp mới để tìm maximum, minimum và cũng như tiếp tuyến mà các đại lượng hữu tĩ và vô tỉ đối với nó không phải là trở ngại, và dạng phép tính đặc biệt" (1684). Ở đây từ "phép tính" khẳng định mặt thuật toán của các quá trình mà Leibniz (*) tìm ra đối với ông là quá đỗi quan trọng.
    Theo sự thú nhận của chính Leibniz (*), ông tìm ra được phép tính mới là do kết quả của VIỆC TÌM KIẾM 1 NGÔN NGỮ TỔNG HỢP, nói riêng ra là 1 NGÔN NGỮ BIỂU DIỄN sự thay đổi và chuyển động có thể nói thêm rằng cống hiến cá nhân của Leibniz (*) vào việc xây dựng giải tích toán học trong quá trình ganh đua với Newton, ở 1 mức độ đáng kể mang tính chất của các công thức biện giải các thuật toán mà ông đề ra (như công thức Leibniz (*) để tính đạo hàm bậc n của tích hai hàm số).

    Nếu Leibniz (*) được đánh giá như 1 nhà LOGIC (hay 1 nhà đại số) thì Newton(*)cũng với 1 chừng mực không kém có thể xếp vào nhóm các nhà vật lý (các nhà HÌNH học), tức là người mà bẩm sinh nhận thức thế gới hoàn toàn bằng HÌNH ảnh, nghĩa là nhận thức được kích thích bởi hoạt động của bán cầu đại NÃO PHẢI. Tiêu biểu về mặt này là HÌNH ảnh của Newton(*)đưa ra, khi ông ví mình như cậu bé lang thang trên bờ biển cân lý bao la, tìm được những vỏ ốc đẹp đặt lên bờ (tức là giải đoán được những qui luật riêng rẽ của thiên nhiên),trong khi đó biển lại chao đảo trước mặt cậu bé và ôm chặt tất cả các bí mật của mình.
    Viết nhiều hơn về hoạt động bằng NÃO PHẢI của nhà VẠN VẬT HỌC này không phải là dễ. Điều đặc biệt là những nghiên cứu về thần học của Newton(*) (dĩ nhiên là được ông rất chú ý, bởi vì nhà bác học vĩ đại này đã cống hiến nhiều năm của đời mình cho chúng) đã cố gắng giải thích cho cái gọi là "Lời bộc bạch của thánh Ioan (John/Jean)", tức là giải thích những mảnh HÌNH tượng nhất của tất cả các mặt Cựu ước (# Old Testaments) và Tân ước (# New Testaments) (của Thánh kinh và của tất cả các bài giảng tạo ra 1 cuốn sách gọi là Phúc âm).

    (còn tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    ( tiếp theo)

    Quay lại câu hỏi của đầu bài này ta có thể nói rằng sự trùng hợp của việc xây dựng "toán học cao cấp" (tức là giải tích toán học) của Newton(*)và Leibniz (*) được lý giải bởi TÍNH TRÁI NGƯỢC CÁC DẠNG TÂM LÝ của những người sáng tạo ra phép tính VI -TÍCH PHÂN "toán học cao cấp" (dạng NÃO PHẢI và NÃO TRÁI) tất yếu sẽ tạo ra hai cách tiếp cận khác nhau (nhưng quan trọng như nhau!) trong việc xây dựng của họ (giải thích toán học như là vật lý, như là 1 cách viết các quá trình vật lý xảy ra trong tự nhiên,và giải thích toán học như là 1 phép tính, 1 thuật toán cho phép giải các bài toán khác nhau bằng cùng 1 phương pháp!).

    Một vài nhà viết lịch sử khoa học đã thấy trong sự không tương hợp CÁC ĐẶC TÍNH TÂM LÝ của hai bậc tiền bối vĩ đại thời khai sáng Pháp.

    2 bậc tiền bối vĩ đại của lý thuyết số hiện đại (liệu ở đây có cần phải nhắc lại các số (tự nhiên) là đối tượng thuần tuý của NÃO TRÁI hay không ?), pie fecma (P. Fermat) chủ yếu TƯ DUY bằng các công thức. đó chính là tiếp cận của ông đến phương pháp toạ độ cho phép, ví dụ như (trường hợp mà fecma (Fermat) đánh giá rất cao) việc sắp xếp tập hợp tất cả các đường cong (đại số) bắt đầu từ các đường bậc 1 (các đường viết bằng phương trình bậc 1 hay là phương trình tuyến tính trong hệ toạ độ); sau đấy các đường bậc hai, được viết bằng phương trình bậc 2, v.v...

    Ngược lại, Descartes trong 1 mức độ đáng kể bẩm sinh đã TƯ DUY bằng HÌNH ảnh (# dạng NÃO PHẢI ), và để khẳng định điều đó có thể lấy HÌNH ảnh "các cơn lốc" xuyên thiên hà, biểu tượng há những quá trình mà Descartes hô hào các nhà khoa học nghiên cứu, ngược lại xu hướng cứng nhắc của các nhà triết học và toán học cổ đại.

    Theo đúng điều đó, Descartes chủ yếu tư duy/suy nghĩ về mặt phẳng toạ độ bằng HÌNH học chứ không phải bằng đại số, vì thế ông sử dụng phương pháp toạ độ để giải các bài toán HÌNH học cơ bản, đầu tiên là các bài toán "quĩ tích" các điểm.

    Tuy nhiên, ở đây cần phải đưa ra lời nhận xét ngược lại LUẬN THUYẾT của chúng ta về Descartes và fecma (Fermat),
    và LUẬN THUYẾT này không thể nào dùng làm cơ sở loại bỏ nó được.
    Lời nhận xét này 1 lần nữa lại khẳng định tính ước lệ của việc chia tất cả các nhà khoa học ra làm các nhà HÌNH học và đại số.

    Với quan niệm của chúng ta ngày nay thì fecma (Fermat) dĩ nhiên đã đi sâu vào lĩnh vực HÌNH học giải tích hơn là Descartes:

    LUẬN THUYẾT về đối tượng của fecma (Fermat) (có cả chứng minh tất cả các đường bậc 1 đều là đường thẳng, còn các đường bậc hai (mà không bị suy biến thành đường thẳng -đó là elip, parabol và hyperbol) gần với các giaó trình đại học hiện thời, hơn hẳn so với LUẬN THUYẾT của Descartes.



    (còn tiếp)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Đang loay hoay định post tiếp câu hỏi của đề bài
    TẠI SAO PASCAL(*), FERMAT(*) & DESCARTES KHÁM PHÁ RA các lý thuyết xác xuất-thống kê & HÌNH học giải tích CÙNG thời &
    TẠI SAO Newton(*)VÀ LEIBNIZ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gottfried_Leibniz) LẠI KHÁM PHÁ RA TOÁN HỌC CAO CẤP CÙNG LÚC ?

    thì tình cờ Anh Hai Lúa đem câu chuyện "Hóc Xương" sang bàn !!! ???b-(@-)

Chia sẻ trang này