1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 13/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    "Nói 1 đàng làm một....[:D]"?

    Việt Nam, Asean và Mỹ vẫn đề cập tới Biển Đông cho dù chủ đề này được loan báo là không nằm trong nghị trình của ADMM+.

    Đại diện ban tổ chức hội nghị, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh xác nhận với BBC Tiếng Việt rằng việc bảy quốc gia trong có Việt Nam và Mỹ đề cập tới Biển Đông là "bình thường".

    Trong bài phát biểu ngắn tại hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước Asean cùng tám nước đối tác, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã nhắc tới Biển Đông và nhấn mạnh rằng các bất đồng về chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền biển đang là "thách thức ngày càng tăng đối với ổn định và thịnh vượng trong khu vực".

    Lời nói của ông Gates rõ ràng ám chỉ tới căng thẳng của nhiều quốc gia với một nước lớn trong khu vực, vốn đang có lập trường ngày càng mạnh bạo tại Biển Đông.

    Các phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hoàn toàn không đề cập gì tới vấn đề Biển Đông, nhưng đại diện Trung Quốc tại ADMM+ lần thứ nhất chắc chắn không thể không nghe thấy thông điệp rõ ràng từ các nước đang ngồi quanh bàn đối thoại.

    Nếu như quốc gia chủ nhà, cũng là nước đã có sáng kiến mở hội nghị ADMM+, muốn thông qua diễn đàn khu vực mở rộng để bày tỏ quan tâm và quan ngại của mình về Biển Đông thêm một lần trước khi chuyển chiếc ghế chủ tịch Asean cho nước khác, thì dường như Việt Nam đã thành công.

    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh chốt lại với các nhà báo sau hội nghị, rằng nay "các bộ trưởng sẽ giao cho các quan chức và nhóm làm việc tìm ra biện pháp duy trì ổn định ở Biển Đông".

    Ông Thanh khẳng định ADMM+ nhằm tìm kiếm các giải pháp cụ thể cho các vấn đề và "không chỉ có nói mà phải làm".
    Không trong nghị trình nhưng vẫn bàn


    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2010/10/12/101012084008_nguyenchivinh_226x283_nocre***.jpg Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là trưởng ban tổ chức hội nghị


    Trước khi ADMM+ lần một được tiến hành, các nước tham gia thống nhất sẽ chỉ mang tới bàn hội nghị các chủ đề chung, chứ không bàn các vấn đề cụ thể.
    Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, 18 vị lãnh đạo quốc phòng cao cấp nhất đã chính thức bàn năm chủ đề lớn, trong có an ninh biển, mà ông Thanh nói là "rất quan trọng".
    Nhưng ông nói: "Trong an ninh biển, có vấn đề Biển Đông."
    Cũng chính vì vậy, mà theo đại diện ban tổ chức ADMM+ lần thứ nhất, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, việc bảy quốc gia trong có Việt Nam và Mỹ đề cập tới Biển Đông là "việc bình thường".
    Ông Vịnh nói với BBC Tiếng Việt có mặt tại hội nghị Hà Nội: "Biển Đông không phải một chủ đề nhưng nếu các bộ trưởng đề cập tới Biển Đông nằm trong an ninh hàng hải thì đó là điều bình thường".
    "Ông Gates đề cập, Thủ tướng Việt Nam đề cập, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đề cập và một số bộ trưởng Asean cũng đề cập (tới chủ đề Biển Đông) ..."

    Trong khi đó, đại diện Trung Quốc chỉ lên tiếng trấn an các nước trong khu vực, rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc hoàn toàn là để tự vệ và "không đe dọa bất cứ quốc gia nào".

    Bộ trưởng Lương Quang Liệt nói : "Trung Quốc có thái độ tích cực và cởi mở đối với hợp tác an ninh khu vực".
    Đại diện Trung Quốc cũng khẳng định không bàn chuyện Biển Đông trong cuộc gặp giữa hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Trung.
    Cục phó Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Trung Quốc Quản Hữu Phi nói "tình hình Biển Đông đang ổn định", với ý không có lý do gì để mang chuyện an ninh Biển Đông ra bàn.
    Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông thông qua đàm phán song phương với các quốc gia liên quan và phản đối điều mà họ gọi là "can thiệp" của Hoa Kỳ tại khu vực.
    Là nước lớn, Trung Quốc thường giành thế chủ động và tiếng nói áp đảo trong các diễn đàn khu vực. Thế nhưng tại Hà Nội lần này, chiếc ghế của Bắc Kinh chắc hẳn không được êm và thoải mái như ở nhiều cuộc họp khác.
  3. 45chip

    45chip Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/10/2010
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    18
    Nói 1 đằng làm 1 nẻo là sở trường của VN ta mà hehe
  4. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Việt Nam chuẩn bị thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình
    Tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ sáng 13/10 tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đề nghị Ấn Độ cử chuyên gia giúp Việt Nam đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình mà Việt Nam chuẩn bị thành lập
    Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arackaparambil Kurian Antony trong khuôn khổ hoạt động thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, Ấn Độ có kinh nghiệm trong lĩnh vực Hải quân, Không quân, đào tạo sỹ quan, vì vậy Việt Nam mong muốn Ấn Độ sẽ chia sẻ kinh nghiệm này với Việt Nam.
    Cụ thể giúp Việt Nam đào tạo tiếp thu một số công nghệ quốc phòng mới, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, sỹ quan hải quân, không quân...
    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, Việt Nam cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin với Ấn Độ trong một số lĩnh vực: sẵn sàng tiếp nhận tàu Hải quân của Ấn Độ tới bảo dưỡng, sửa chữa, tiếp nhiên liệu tại các cơ sở của Việt Nam.
    Việt Nam đề nghị Ấn Độ tăng cường hơn nữa việc giao lưu sỹ quan hai nước, trao đổi vấn đề học thuật quân sự..., đồng thời đề nghị Ấn Độ cử chuyên gia sang Việt Nam giúp Việt Nam đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình mà Việt Nam chuẩn bị thành lập.
    Bộ trưởng Antony khẳng định Ấn Độ luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam. Việt Nam có vị trí quan trọng trong chính sách hợp tác của Ấn Độ, trong đó có hợp tác quốc phòng.
    “Ấn Độ sẽ giúp Việt nam trong việc trợ giúp huấn luyện Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam, thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Học viện quốc phòng, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, thông tin về những lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như Hải quân, Không quân,” Bộ trưởng Antony khẳng định.
    Nhân dịp này, Bộ trưởng Antony đã mời Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm Triển lãm Không quân Ấn Độ năm 2011.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cái nhìn của 1 học giả Mỹ về quan hệ VN-US.

    U.S. and Vietnam Build Ties With an Eye on China

    [​IMG]
    By SETH MYDANS

    Published: October 13, 2010


    HANOI, Vietnam — A visit to Vietnam this week by Robert M. Gates, the United States defense secretary, is just the latest step in a bilateral relationship that is at its warmest since diplomatic ties were established 15 years ago.
    A steady progression of careful gestures has eroded the enmities of the Vietnam War, built a basis of increasing trust and turned the two nations’ attention, in large part, from issues of the past to the present.
    It is the second American cabinet-level visit to Vietnam in four months; Secretary of State Hillary Rodham Clinton came in July. Exchanges at this level have become almost common, if not routine.
    Mr. Gates was here for a gathering of defense chiefs from the 10-member Association of Southeast Asian Nations and partner countries.
    “I would say that relations are at their highest point in 15 years,” said Hung M. Nguyen, director of the Indochina Institute at George Mason University in Fairfax, Va. “We have basically removed the major hurdles of suspicion in military-to-military relations, and I would expect things to proceed quite fast,” he said.
    The main concern shared by the two nations underscores the shifts in alliances in the 35 years since the war came to an end: Chinese claims in the South China Sea.
    It is an issue with some historical paradox. While the United States sought during the war to contain an expansion of Chinese Communism into Vietnam, it is aligned with Vietnam today in concern over an escalation of China’s maritime claims.
    China was an ally of North Vietnam in its war against South Vietnam and the United States in the 1960s and ’70s and is now a partner of a unified Vietnam in an uneasy relationship between Communist nations of vastly different size.
    “Vietnam worries about Chinese in the South China Sea, and America worries about interference in freedom of navigation,” Dr. Hung said. “Because of this, the strategic interests of Vietnam and the United States converge.”
    On Tuesday, Vietnam announced that China had released a Vietnamese fishing boat and crew it had seized near the disputed Paracel Islands a month ago, ending the latest flare-up between the nations. China earlier said that the crew must pay a fine, and Vietnam said that the crew members had been mistreated.
    By Vietnam’s count, 63 fishing boats with 725 crew members have been seized since 2005 in areas claimed by China.
    In March, China raised the level of its territorial claim, asserting that the South China Sea was a “core concern,” a phrase that placed it on a par with Taiwan and Tibet, its most politically contentious territorial interests.
    In response, during a visit to Hanoi in July, Mrs. Clinton hardened Washington’s stance by saying the United States had a “national interest” in freedom of navigation in the area.
    In balancing its relations between the two major powers, Vietnam has been at pains to reassure China, the giant on its doorstep, that it would have no alliances, military bases or military coalitions that threatened China.
    While Vietnam marked the 15th anniversary of diplomatic ties with the United States this year, it also celebrated a much longer diplomatic relationship of 60 years with China.
    Hanoi’s warming toward Washington has also been slowed by suspicions of American motives and commitment to a Vietnam policy, analysts said.
    They said Washington’s relations with Vietnam had always been part of larger international interests and could shift as those interests changed.
    Once again, as it was during the war, America’s stance toward Vietnam is one piece in a broader China policy.
    Toeing a careful line, Vietnam insists that its policies toward the two nations are independent of each other.
    “You should not look at Vietnam’s relationship with the United States through the prism of China,” said Nguyen Nam Duong, a research fellow at the Diplomatic Academy of Vietnam, a branch of the Foreign Ministry.
    “Vietnam will have independent relations with both the United States and China, and we want to separate those relations from each other,” he said in an interview on Tuesday.
    Quite apart from their relations with China, the two former wartime enemies have grown steadily closer. Trade relations were normalized in 2006. Port calls by United States naval vessels have become more frequent since the first one in 2003.
    “It’s a very deliberate pace that’s being kept here,” said Carlyle Thayer, an expert on Vietnam at the Australian Defense Force Academy at the University of New South Wales in Sydney.
    “Neither side wants to be used by the other, but both want to advance the relationship,” he said.
    Mrs. Clinton took an exuberant tone last month when she said, “The progress between Vietnam and the United States has been breathtaking.”
    Vietnamese officials have been less effusive, but they seem to agree.
    “Vietnam and the United States are enjoying an excellent period of bilateral relations,” the Vietnamese ambassador to the United States, Le Cong Phung, said in remarks quoted by the official Vietnam News Agency last month.
    However, warming relations have been slowed by American concerns over human rights abuses in Vietnam and by Hanoi’s suspicion that Washington is using the issue to undermine the Communist government.
    The Vietnamese often use the phrases “peaceful evolution” and the “color revolutions,” expressions that refer to their view that the collapse of the Soviet Union and other European Communist governments was brought about at least partly by outside support for democracy and human rights.
    The competing concerns involving human rights renew themselves in something of a vicious circle. Vietnam’s fear of American motives leads to the arrests of dissidents it sees as connected with the West. And those arrests in turn intensify concerns of the United States over human rights abuses.
    The two nations’ alignment on the issue of the South China Sea illustrates the emergence of a more forward-looking relationship, said Kim Ninh, the country representative in Vietnam for The Asia Foundation, which is based in San Francisco.
    For the United States, the chief issue from the past continues to be a full accounting for military service members still missing from the war, though that concern no longer carries the power that it once did.
    For Vietnam, the chief remaining postwar issue is a demand for greater American assistance in addressing the effects of Agent Orange, a chemical defoliant that was sprayed in parts of the country, causing widespread birth defects.
    Mr. Duong of the Foreign Ministry said these postwar issues remained “very relevant.”
    “In terms of defense relations, we still need to settle the issues of the past so as to build trust to move toward the future,” he said.
    But he said that bilateral relations “have never been better” and that “they can only go upward. They cannot go downward.”
  5. Eo_Bien

    Eo_Bien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Chiên gia này ở trên trời không . chiên gia nghĩ là ai cũng đọc tiếng Anh được hay sao vậy. Mà chiên gia nghiên cứu chính trị hay chính chị vậy
  6. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Bác nào biết tại sao ở hội nghị ADMM+ nhà ta tổ chức nước nào nước nấy cử bộ trưởng tới àm anh ngố chỉ gửi mỗi ông phó tổng tham mưu trưởng tới không vậy??
    => TTMT không phải phó.
    Chả ảnh hưởng gì đến hội nghị cả.
    uhm, cái này Hùng biết, vì trong ADMM+ lần này Nga không có vấn đề để bàn bạc, nể mặt người e cử ô phó đi lấp chiếc ghế.
    => Không biết thì đừng phán.
  7. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Mở 2 tuyến bay thẳng từ Nga đến Cam Ranh
    (Dân trí) - Chiều 13/10, tại TP Nha Trang, Hãng hàng không Vladivostok Air (Nga) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về việc sẽ mở 2 tuyến bay thẳng từ hai thành phố của Nga là Khabarovsk và Vladivostok đến sân bay Cam Ranh.
    [​IMG]
    Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh
    Theo đó, sẽ có 14 chuyến bay từ 2 thành phố trên đến sân bay Cam Ranh, bắt đầu từ ngày 15/12 tới. Đại diện Hãng hàng không Vladivostok Air cho biết, sẽ sử dụng hai loại máy bay là TU240 hoặc A330 có sức chứa 140 ghế để vận chuyển hành khách.
    Hành trình Vladivostok (VVO) - Nha Trang (NHA) sẽ khởi hành vào thứ ba và chiều ngược lại vào thứ tư.
    Hành trình Khabarovsk (KHV) - Nha Trang (NHA) sẽ khởi hành vào thứ tư và chiều ngược lại vào thứ năm.Đây được xem là hoạt động bước đầu để Hãng hàng không Vladivostok Air tiến tới mở tuyến bay thường xuyên đến sân bay Cam Ranh.
    Tại buổi làm việc, đại diện Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh cho biết cảng đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu hoạt động bay quốc tế. Bên canh đó, cam kết sẽ giảm 50% phí các dịch vụ mặt đất cho Hãng hàng không Vladivostok Air.
    Nhiều khách sạn lớn và khu du lịch đạt tiêu chuẩn 4, 5 sao ở Nha Trang cũng cam kết sẽ giảm giá dịch vụ lưu trú ít nhất 20% trên giá ký kết hợp đồng cho hành khách trên hai tuyến bay này.
    Sân bay Cam Ranh trở thành cảng hàng không quốc tế từ tháng 12-2009. Trong hai tháng 7 và 8 vừa qua, đã có 14 chuyến bay thẳng từ Incheon (Hàn Quốc) đến và đi tại cảng hàng không này.
    Vladivostok và Khabarovsk là hai thành phố lớn nhất vùng Viễn Đông. Việc mở hai tuyến bay thẳng từ Vladivostok và Khabarovsk đến Cam Ranh sẽ thu hút đông đảo du khách Nga đến với Nha Trang.
    Nguyễn Thành Chung
    Mấy hôm trước, Nga đòi thuê Cam Ranh, bây giờ lại mở thêm đường bay tới Cam Ranh. Có phải là ...[:D][:D][:D]
  8. 0vuongmac

    0vuongmac Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    30
    TQ tuyên bố thả ngư dân nhưng VN chưa liên lạc được với các ngư dân.

    http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21950/

    Không loại trừ khả năng 9 ngư dân đã bị TQ "khử", ai hỏi thì chúng nó bảo đã thả rồi, còn tại sao chưa về Vn thì ko biết.[r37)][r37)][r37)]
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Ngư dân được TQ thả về đến VN

    Giới chức cho hay chín ngư dân Quảng Ngãi vừa được Trung Quốc trả tự do đã về đến đảo Lý Sơn.
    Quan chức UBND huyện Lý Sơn xác nhận với BBC họ đã trở về.
    Báo Sài Gòn Tiếp thị thì dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, ông Võ Xuân Huyện, rằng các ngư dân trên tàu của ông Mai Phụng Lưu, xã An Hải, đã về tới nhà tối hôm thứ Ba 12/10 bằng đường biển.
    Tàu cá số hiệu QNg 66478TS bị Trung Quốc bắt từ hôm 11/09 tại vùng biển Hoàng Sa.
    Ngay trước thềm hội nghị ADMM+ tại Hà Nội, Trung Quốc đã quyết định trả tự do cho họ mà không nói rõ liệu các đòi hỏi ban đầu như về tiền phạt... đã được đáp ứng hay chưa.
    Thông tin thả chín ngư dân đã đ̣ược quan chức quốc phòng Việt Nam cung cấp cho báo giới, nhưng bản tin về việc này trên nhiều tờ báo sau bị gỡ xuống một thời gian trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt có mặt tại Hà Nôi để tham dự hội nghị quốc phòng.
    Tuy nhiên sau khi ADMM+ kết thúc, các báo đồng loạt đăng tải thông tin các thuyền viên được trả tự do.
    Trong khi đó có tin giới chức Quảng Ngãi vừa duyệt chi 4,5 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân trong năm 2010 tại các huyện ven biển và đảo Lý Sơn đánh bắt xa bờ.
    Thông thường ngư dân Quảng Ngãi hay tới đánh bắt ở vùng biển gần Hoàng Sa, mà họ cho là "ngư trường truyền thống" của mình.
    Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu trên tàu cá QNg 66478TS đã bị Trung Quốc bắt tới ba lần.
    Thả vô điều kiện

    Báo Thanh Niên nói các ngư dân Việt Nam được thả vô điều kiện.
    Một nguồn tin cũng nói với BBC phía Trung Quốc đã không thu tiền phạt, được nói là lên tới 70.000 Nhân dân tệ mỗi người, và trao trả nguyên thiết bị máy móc trên tàu.
    Trước đó phía Trung Quốc giải thích rằng "tàu cá QNg 66478TS đã sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá nên các cơ quan chức năng của phía Trung Quốc quyết định xử phạt và sau khi nộp phạt, phía Trung Quốc sẽ thả tàu và ngư dân".
    Phía Việt Nam cực lực bác bỏ cáo buộc, nói những người này lặn bắt hải sâm nên không hề có thuốc nổ.
    Sau khi chín ngư dân được trả tự do, vẫn còn 21 tàu cá với khoảng 90 ngư dân Quảng Ngãi đang bị 'nước ngoài' giam giữ.
    Đa số họ bị Trung Quốc bắt khi hành nghề gần Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm hoàn toàn từ 1974.
    Cập nhật: 06:56 GMT - thứ tư, 13 tháng 10, 2010
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/10/101013_viet_fishermen_update.shtml


    LÀ SAO TA? LIỆU ĐÂY LÀ CÁI GÌ NỮA ĐÂY? AI ĐÚNG ? AI SAI?~X
  10. claymore

    claymore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    973
    Đã được thích:
    1
    hôm trước đáng tiếng muốn trở lại Cam Ranh
    Bây giờ lại mở đường bay trực tiếp Cam Ranh mà tại sao không là Vũng Tàu hay Đà Nẵng !!!!???
    Dù gì thì gì mình vẫn không khoái mấy anh nhẹp nhẹp --300 triệu $ quay lại tý nào
    khoái anh no no - 500$ hơn hoăc không thì để kg cho VN phát triển cũng được, cho thuê thì dễ như há miệng mắc quai, đòi lại cũng khó lắm

Chia sẻ trang này