1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi nguyen58n, 23/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT

    Các chuyên gia về cột sống đều khuyên rằng lựa chọn phương pháp mổ chỉ là cuối cùng khi bằng các phương pháp khác không cải thiện được tình hình : bởi lẽ mổ cột sống còn một tỉ lệ rủi ro khá lớn (khoảng 30% ). nếu mổ tốt bệnh nhân trở về sinh hoạt và công tác bình thường, còn trường hợp mổ rủi ro, thì bệnh nhân có thể bị đau hơn trước khi mổ, có thể bị liệt và rủi ro lớn nhất là tử vong.Trong một bài viết mấy năm trước đây trong chuyên mục này(http://ttvnol.com/suckhoe/888307), tôi có nói rằng so với chữa trị bằng Đông y, Tây y và các phương pháp không dùng thuốc thì chữa bằng Tác Động Cột Sống là phương pháp có nhiều ưu việt hơn cả . Lần này tôi trở lại vấn đề này để trao đổi thêm một số ý mà rất ít người biết tới nhằm giúp các bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất theo từng hoàn cảnh cụ thể của các bạn:
    Điều thứ nhất chưa từng thấy đăng ở trên bất cứ tài liệu nào kể cả trong nước và quốc tế mà chúng tôi cần cung cấp để các bạn, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm - thần kinh toạ được rõ : đó là khi trên một cột sống bị thoái hoá thì có chỗ thoái hoá nhiều hơn, có chỗ ít hơn, thường thì ở vùng thắt lưng và đốt sống cổ là hay bị thoát vị đĩa đệm nhất. Khi một đốt sống bị thoát vị đĩa đệm thì thường đĩa đệm đốt sống ở phía trên và phía dưới đã bị lồi ra như bức ảnh chúng tôi đăng ở dưới đây là của bệnh nhân Phí Thị T, công tác tại ngân hàng nông nghiệp Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã được chúng tôi chữa trị khỏi cách đây 4 năm. Nhìn trên bức ảnh ta thấy đĩa đệm L4-L5 bị thoát vị đĩa đệm rất nặng, còn đĩa đệm L3-L4 và đĩa đệm L5-S1 đã lồi ra rất rõ bệnh nhân đã bị đau thần kinh tọa nhiều năm,một chân đã bị teo nhỏ hẳn so với chân kia. Trong trường hợp này nếu chúng ta mổ đĩa đệm L4-L5 thành công thì bệnh nhân sẽ thấy không bị đau thần kinh tọa nữa, nhưng thường cũng chỉ được khoảng 1 năm, vì sau đó hai đĩa đệm L3-L4 và L5-S1 ở phía trên và dưới đốt sống vừa mổ sẽ bị thoát vị tiếp. Chả nhẽ chúng ta cứ tiếp tục mổ mãi sao ?!
    Cách đây 4 năm chị Huỳnh Mỹ A ở quận 4 TP HCM đến chỗ chúng tôi điều trị chị bảo : "gần 2 năm trước tôi đã đi mổ đĩa đệm ở Singapore, họ mổ không tốt hay sao mà tôi lại bị đau lại !" Sau khi khám cho chị tôi nói : " Người ta đã mổ đốt sống đó cho chị khá tốt, nhưng bây giờ chị đang bị thoát vị đĩa đệm ở đốt sống kề nó phía trên". Sau đó chúng tôi đã chữa cho chị khỏi đau thần kinh tọa mà không cần phải mổ sẻ. Cách đây 2 năm chị Ngô Thị Th ở Nghi Lộc, Nghệ An vào chỗ chúng tôi điều trị chị bảo chị đã mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 103 của quân đội ở Hà Đông, nhưng mới được chưa đầy một năm thì chị lại bị đau thần kinh tọa, sau khi khám kỹ cho chị, tôi cũng nói với chị rằng " ở viện 103 đã mổ cho chị quá tốt đốt sống L2-L3, nhưng bây giờ chị lại bị thoát vị đĩa đệm ở đốt sống L4-L5 kề ngay dưới đốt sống đã mổ.
    Thế mạnh của phương pháp tác động cột sống là khi chúng ta dùng một lực nhỏ để kích thích lên một số điểm trên cột sống, tạo tín hiệu gửi về não bộ, sau đó não bộ sẽ phát lệnh bằng các sung điện để điều chỉnh sự bất bình thường đó trên cột sống nhờ vậy khi ta điều chỉnh được một đốt sống thoát vị đĩa đệm thì các đốt sống bị lồi ở phía trên và dưới cũng được đưa về vị trí cân bằng, nhờ thế bệnh nhân khỏi bệnh một cách ổn định lâu dài hơn mà không cần phẫu thuật.
    Điều thứ hai mà các bạn cần biết là Tây y cho rằng thần kinh tọa 95% xẩy ra là do các đốt sống ở thắt lưng (L1 đến L5) bị thoát vị đĩa đệm, qua hơn 20 năm chữa trị chúng tôi nhận ra rằng điều đó không thật chính xác, vì rằng có khá nhiều ca đau thần kinh tọa nhưng lại do đốt sống ở giữa lưng ( D7,D8,D9...) bị thoát vị đĩa đệm, phải chữa vào đó thì thần kinh tọa mới khỏi, điều đó đã được chỉ rõ trong bài giảng của tác động cột sống. Tôi đã đọc trên chục ngàn phim cộng hưởng từ (MRI) thì hầu như chỉ có chụp ở phần đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng, chưa từng thấy một ca thần kinh tọa nào chụp ở phần giữa lưng. Trong những trường hợp đó nếu phẫu thuật đĩa đệm ở phần thắt lưng để chữa thần kinh tọa thì tiền vẫn mất mà tật vẫn mang- bệnh nhân không hề khỏi bệnh.
    Mặt khác nếu tính về chi phí điều trị thì tác động cột sống có giá cả điều trị là thấp nhất so với các phương pháp khác :
    -Nếu mổ bằng laser thì mỗi đĩa đệm thoát vị mất khoảng hơn 10 triệu đồng.
    -Nếu mổ bằng các phương pháp thông thường thì mất khoảng 15 đến 20 triệu.
    -Nếu mổ bằng dùng sóng radio ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM 1 đĩa đệm mất khoảng 35 triệu, ở bệnh viện Triều An khoảng trên 40 triệu.
    -Nếu chữa bằng phương pháp Chiropractic của người Mỹ tại số 8 Trương Định TP HCM thì mỗi lần chữa mất 50 USD, chữa từ 6-7 lần mới bắt đầu thấy hiệu quả và theo bác sĩ phụ trách ở phòng mạch này cho biết một ca thoát vị đĩa đệm phải mất trung bình 20 lần chữa .Tính ra cũng ngót 20 triệu đồng cho một đĩa đệm.
    -Nếu đi mổ thoát vị đĩa đệm tại Singapore thì theo anh Nguyễn Văn S, công tác tại VITACO cho biết : anh bị thoát vị đĩa đệm 4 đốt sống lưng, đã từng đi khám tại Mỹ nhưng anh nói ở Mỹ không thể mổ nổi vì chi phí quá cao - mình không có bảo hiểm y tế mà - còn anh đã hai lần tới một trung tâm phẫu thuật cột sống lớn nhất tại Singapore để khám và xin tư vấn thì họ trả lời rằng họ chỉ phẫu thuật từng đốt sống một, giá phẫu thuật của một đĩa đệm là 7000 đô la cho người Việt Nam( bao gồm cả vé máy bay đi về)
    Trong khi chữa bằng tác động cột sống một ca thoát vị đĩa đệm chỉ mất từ 10 đến 20 lần chữa ( có ca chỉ mất 1-2 lần điều trị là đĩa đệm thoát vị đã được đưa về vị trí cũ, như trường hợp của anh Nguyễn Văn T ở 65 Lãn Ông, Hà Nội và chị Nguyễn Thị Ph ở quận 7 TP HCM), mỗi lần mất 50-100 nghìn, tính ra mất khoảng 1 đến 2 triệu đồng. Có những ca bị thoát vị từ 2 đến 3 đĩa đệm, đã được bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương chỉnh hình STO Phương Đông đưa ra giá phẫu thuật từ 60 đến 80 triệu đồng, sau đến chỗ chúng tôi điều trị, bệnh đã khỏi với tất cả chi phí điều trị chưa tới 5 triệu đồng.
    Tuy nhiên, với những ca thoát vị đĩa đệm quá nặng thì cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật, còn những trường hợp khác thì nên điều trị bằng tác động cột sống. Trong hơn 20 năm điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG thì trong một trăm ca đã được chỉ định phẫu thuật tới chỗ chúng tôi điều trị, có 90 ca đã thành công thật mãn ý mà không cần phải mổ sẻ.
    Cho tới nay, TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc duy nhất được Bộ Y Tế nước ta công nhận và đưa vào giảng dạy trong các trường Y.
    Tiếc rằng hiện nay trên mạng có rất nhiều bài viết về phương pháp này nhưng cho đến thời điểm này (20/12/2011) chưa có bài viết nào hiểu đầy đủ về phương pháp này cả, thậm chí có người mới từ Hà Nội vào mở phòng mạch tại TP HCM, tự xưng ông ta là chuyên gia cao cấp về tác động cột sống, nhưng thực ra ông ta không biết một tý gì về PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG cả, người Hà Nội gọi cách chữa bệnh của ông ta là "chữa bệnh bằng nắm đấm", nghĩa là người chữa bệnh nắm tay lại đấm thùm thụp trên lưng bệnh nhân...Trò Đời thật lắm....
    Lại có người lập trang web "TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VIỆT NAM", nhưng ở dưới lại ghi VIETNAMESE CHIROPRACTIC METHOD. Qua nội dung trang web thì đúng người này có học TĐCS, nhưng dòng tiếng Anh này không ổn, hoặc vì người này không biết tiếng Anh hoặc không hiểu CHIROPRACTIC, hoặc do cả hai. Vì CHIROPRACTIC là tên gọi một phương pháp chữa bệnh của người MỸ, dịch đúng sang tiếng Việt là "phép nắn, chỉnh cột sống",thực chất đây là cách chữa bệnh bằng bấm huyệt, châm cứu của Trung Quốc cải biên, không thể so sánh với PP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG của Việt Nam được (có điều kiện tôi sẽ so sánh 2 pp này sau). Phòng khám CHIROPRACTIC đã có mặt tại Việt Nam mấy năm nay rồi, địa chỉ là : American Chiropractic Clinic Vietnam số 8, Truong Dinh Str., Ward 6, District 3, HCM City, Vietnam . Hồi mới sang giá chữa một lần là 50 USĐ, hiện tại là 65 USĐ, từ lần thứ 2 trở đi giảm 5USĐ.Bạn có thể tới đó chữa để thấy điều tôi nói là hoàn toàn đúng.

    Có thể nói rằng chữa thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa bằng phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG là phương pháp chữa trị hiệu quả nhất, an toàn nhất, ổn định lâu dài nhất và ít tốn kém nhất cho bệnh nhân.



    [​IMG]
  2. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA
    Đau lưng là một bệnh phổ biến, lại thường xảy ra vào thời sung sức của người lao động (20 đến 50 tuổi), do đó có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tinh thần, kinh tế của cá nhân, gia đình và xã hội. Ở nước ta chưa có thống kê đầy đủ, còn ở Mỹ có khoảng 80% người đau lưng ở các mức độ khác nhau.(1). Còn ở Châu Âu,ở nước Áo hàng năm có khoảng 4 triệu thấy thuốc tham gia vào các khóa đào tạo chống bệnh đau lưng(2). Vì thế, nghiên cứu chữa trị đau lưng là một đề tài được nhiều người trên thế giới quan tâm.
    Có một số nguyên nhân dẫn tới đau lưng, nhưng nguyên nhân chính của đau thắt lưng dẫn đến thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm cột sống. Năm 1984 ở Hoa kỳ người ta ước tình toán bộ chi phí cho thoát vị đĩa đệm là 21 tỉ đô la (3)
    Sau khi bị thoát vị, đĩa đệm sẽ chèn ép lên dây chằng dọc và các rễ thần kinh cột sống (thường đĩa đệm đốt sống L4-L5 và L5-S1 và D7-D8 dễ bị nhất), làm cho lưng bị đau cứng , hạn chế vận động; có truong hợp đau lưng, nằm liệt giường, quay trở nhẹ, thậm chí thở cũng đau, khi đó là đau lưng cấp, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang đau lưng mãn tính. Sau thời kỳ đau lưng mãn tính, bệnh sẽ chuyển dần xuống mông rồi chuyển xuống chân (có thể một hoặc hai chân) đến khi đó gọi là đau thần kinh tọa. Ngày nay , người ta xác định đau thần kinh tọa 95% là do thoát vị đĩa đệm, số còn lại là do gai cột sống, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống và một vài suy giảm chức năng nội tạng khác.
    Như vậy, muốn chữa khỏi đau thắt lưng hay thần kinh tọa thì phải chữa khỏi được thoát vị đĩa đệm, phải đưa được đĩa đệm hoặc đốt sống lồi, lệch về vị trí cũ đến khi đó các dây chằng thần kinh lưng không bị chèn ép nữa, bệnh nhân sẽ hết đau. Nói thì dễ vậy ,nhưng làm được điều đó thì không dễ chút nào ! Vì thế mà thần kinh tọa thường khó chữa khỏi hoàn toàn, dễ tái đi tái lại, càng về sau bệnh càng nặng thêm.Người ta có thể chữa đau lưng, thần kinh tọa bằng đông y, tây y hoặc các phương pháp không dùng thuốc – gọi là điều trị không dùng thuốc (ĐTKDT ).
    Về Đông y có thể dùng xoa bóp , bấm huyệt , châm cứu hoặc kết hợp các thuốc bổ dưỡng và thông kinh hoạt lạc điều trị cũng thu được kết quả nhất định.
    Về Tây y có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa :
    -Về điều trị nội khoa, các bệnh viện hiện nay đang dùng một phác đồ tuơng thích nhất là :Cho bệnh nhân nằm bất động (nếu quá nặng ) 2 đến 3 tuần , rồi kết hợp các thuốc giảm đau ,kháng viêm, giãn cơ,an thần đồng thời cho kéo giãn kết hợp vật lý trị liêu. Với thuốc kháng viêm, giảm đau lúc đầu dùng các thuốc không corticoid, nếu sau 3 tuần không đỡ các bác sĩ sẽ cho dùng corticoid ( còn gọi là cortison) uống hoặc tiêm. Nếu bệnh tình không đỡ thì sẽ chuyển sang phẩu thuật. Nhưng hiện nay bệnh nhân rất ngại phẩu thuật vì tỉ lệ rủi ro lớn (khoảng 30%), sức hồi phục chậm và chi phí cao. Nếu rủi ro xảy ra thì hậu quả sẽ xấu hơn trước lúc mổ: bệnh nhân có thể đau hơn trước, hoặc bị tê liệt một hoặc hai chân, rui ro lớn nhất có thể xảy ra là tử vong( điều nay không chỉ ở nước ta mà cả các trung tâm phẫu thuật lớn trên thế giới vẫn bị)
    -Chữa bằng tia Laser : Là phương pháp dùng tia Laser đốt cháy một phần nhân đĩa đệm ,làm cho áp lực trong đĩa đệm giảm xuống , khi đó đĩa đệm sẽ thu nhỏ lại , không còn chèn ép gây đau nữa . Phương pháp này viết tắt là PLDD ( Viết tắt cụm từ tiếng Anh Percutaneous Laser Disc Decompression nghĩa là làm giảm Áp lực của đĩa đệm bằng Laser xuyên qua da) .
    - Phương pháp dùng sóng cao tần được tiến hành như sau: Người ta đưa sóng cao tần vào nơi đĩa đệm bị thoát vị thông qua một mũi kim. Với nhiệt độ từ 40-70oC, các bước sóng cao tần sẽ tác động đến khối thoát vị, làm cho khối thoát vị thu nhỏ lại, trở về đúng vị trí, không chèn ép vào các rễ thần kinh cột sống nữa. Ưu điểm của nó là ít đau, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày, ít gặp biến chứng.
    Đây là một biện pháp điều trị có chỉ định rất hẹp. Nếu chỉ định đúng thì có thể mang lại thành công khoảng 80 - 90%. Tại Việt Nam để sàng lọc ra những bệnh nhân theo đúng yêu cầu chỉ định của phương pháp này là không dễ do nhiều yếu tố như: dịch tễ học của bệnh, máy móc chẩn đoán hình ảnh ...
    Dùng sóng cao tần để điều trị TVĐĐ không phải lúc nào cũng thay thế được phẫu thuật và không phải lúc nào cũng mang lại thành công . Thất bại của điều trị sóng cao tần không phải tại phương pháp mà phải xem lại chẩn đoán đã đúng chưa, kỹ thuật thực hiện có bảo đảm không và người bệnh có tuân thủ đúng những yêu cầu sau điều trị không...
    Phương pháp này chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân TVĐĐ trong thời gian chưa lâu và không có bệnh lý nào khác ở cột sống đi kèm. Trong khi đó hầu hết bệnh nhân TVĐĐ ở nước ta đến bệnh viện điều trị thường có thời gian mắc bệnh đã lâu, đều có các bệnh lý cột sống đi kèm, hay gặp nhất là thoái hóa cột sống, gai cột sống... Điều trị bằng sóng cao tần chỉ giải quyết được phần thoát vị mà không xử trí được các bệnh cột sống khác, do vậy những bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác thì sẽ vẫn còn bị đau sau khi điều trị.
    Về chi phí điều trị bằng sóng radio cao tần sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.
    -Về điều trị không dùng thuốc : CÓ nhiều phương pháp có thể chữa được thoát vị đĩa đệm ,nhưng trong gần 20 năm nghiên cứu, chữa trị cân bệnh này chùng tôi thấy TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG tỏ ra có nhiều ưu việt hơn cả . So với các phương pháp khác thì T. Đ.C.S có thời gian chữa trị ngắn hơn, ìt tốn kèm hơn, hiệu quả cao hơn , không có tác dụng phụ và có tình ổn định bền vững hơn Mời quì vị tham khảo một số ca đã được chúng tôi điều trị bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG trong thời gian qua :
    1. Tháng 11 năm 1993 tại Trưởng Y học dân tộcTUỆ TĨNH, nhân dịp lớp Tác động cột sống tốt nghiêp, đã có buổi hội thảo về phương pháp này. Trong số quan khách tới dự hôm đó có Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Nhân (hồi đó là Bộ trưởng Bộ Y tế ) cùng 4 vụ trưởng (vụ Tổ chức , vụ Đào tạo, vụ Kế hoạch, vụ Điều trị) , Phát biểu với hội nghị, Bộ trưởng nói: “Tôi là người chịu đặc ân của phương pháp này, vì tôi bị đau thần kinh tọa đã lâu, đã chữa trị nhiều nơi trong và ngoài nước nhưng bệnh chỉ ổn định, thỉnh thoảng vẫn đau trở lại, nhưng từ ngày được chữa trị bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG tới nay đã hơn 4 năm, kết hợp với tập luyện tôi chưa bị đau lại lần nào” .
    2. Cũng tại hội thảo có một báo cáo của bệnh nhân tên là Thiết khá hấp dẫn. Anh cho biết trước kia anh là cầu thủ thể công, đá bóng bị ngã nhiều, đặc biệt có một đốt sống lồi hẳn ra phìa sau, khi nằm phải nghiêng người, vì đốt sống ấn xuống giường đau không chịu nổi. Trong 28 năm, anh đã được chữa trị nhiều nơi không khỏi, đi còng và chống gậy, thế mà giờ đây anh đã được chữa khỏi mà không cần phải dùng tới một viên thuốc nào cả, chỉ bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG thôi. Anh viết thật cảm động : “Cảm ơn các thấy thuốc tác động cột sống vô cùng, vì sau 28 năm bị bệnh, giờ đây khi đi tôi không cần gậy nữa, khi nằm tôi đã được thấy trời” (tức đã nằm ngửa được)
    3. Anh Thuận, con nhà thuốc Thài Bình ở 65B Lãn Ông – một trong vài hiệu thuốc bắc lớn nhất ở Hà Nội lúc bấy giờ- năm 1994 bị thoát vị đĩa đệm, đã chữa trị bằng Đông y, châm cứu kết hợp Tây y cả tuần mà không bớt đau, cả tuần nằm không dậy được. Khi thấy tôi tới cân thuốc bắc, cô Nhi - em anh Thuận – mừng rỡ bảo tôi : Cả tuần nay nhà em tìm thầy mà không được ,vì số điện thoại bị thất lạc đâu mất ! Gia đình nhờ tôi chữa cho anh Thuận . Bằng tàc động cột sống kết hợp với các liệu pháp không dùng thuốc khác, chỉ sau 30 phút chữa , anh đã ngồi dậy rồi đứng lên đi được mấy bước, tuy nhiên vẫn còn đau. Cả nhà reo lên, không ngờ chữa không dùng tí thuốc nào mà lại nhanh đến thế. Hôm sau tôi có việc đi công tác gấp không tới chữa được; một tuần sau tôi mới quay về, tới thăm , người nhà bảo: anh đã khỏi, đi làm được 2 hôm rồi ; chỉ sau lần chữa đó là anh nhẹ dần, rồi khỏi đau mà không dùng thêm thứ thuốc nào cả. Thật là kết quả vượt xa sức tượng tượng của tôi, chỉ chữa một lần mà khỏi thoát vị đĩa đệm !. Sau này qua đọc các tài liệu của nước ngoài, được biết các thầy ở Mỹ, Nhật Bản cũng có những ca ĐTKDT một lần mà khỏi, đó là ở những bệnh nhân trẻ, khỏe, mới mắc bệnh, có sức hồi phục rất lớn, còn ở những bệnh nhân nhiều tuổi, bệnh mãn tính, cơ thể yếu thì sẽ hồi phục chậm hơn.
    4. Lần đó, khi tôi đang chuẩn bị để chuyển cả gia đình vào Thành phố HCM sinh sống, thì có người tới mời chữa cho giáo sư Ng.T.D giảng dạy ở khoa hóa ĐHSP Hà Nội 1 bị thoát vị đĩa đệm. Tôi đang rất bận, nhưng người nhà giáo sư nói ông bị thoát vị đĩa đệm, đã được chữa trị ở viện 2 tuần, bớt không đáng kể, nghe người ta giới thiệu, muốn đến nhờ thầy giúp đỡ cho, tuy biết thầy đang rất bận, nhưng gia đình tôi không biết cầu cứu vào đâu. Tôi không nỡ từ chối, đành phải nhận lời giúp ông. Khi tới nhà, ông nói: Tuần tới tôi có 2 buổi làm Chủ tịch Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, giờ tôi đau thế này, nếu phải hoãn lại thì tội cho các anh em nghiên cứu sinh quá ! Ba, bốn năm nghiên cứu rồi, nay tới khi bảo vệ thì trục trặc do thầy đau, nên rất muốn phiền thầy giúp tôi đỡ được càng sớm càng tốt. Tôi nói giáo sư yên tâm, tôi sẽ cố gắng hết sức, nếu hồi phục nhanh thì vẫn kịp theo kế hoạch của thầy trò. Và sau hai lần chữa, giáo sư bớt hẳn, đến tuần sau đó, ông đã cùng hội đồng thực hiện đúng kế hoạch chấm luận án tiến sĩ.
    5. Bệnh nhân V.Đ.L ở Hàm Tân, Bình Thuận bị đau lưng, đau chân nặng, đi lại khó khăn phải vào thành phố HCM chữa trị, khi cơn đau lên thì có một đưởng chạy dọc từ mông xuống mặt sau đùi , qua bắp chân xuống mắt cá đau căng, co rùt dẫn đến làm thân người vặn như vỏ đỗ, miệng kêu la, mặt nhăn nhó. Thường những ca thần kinh tọa mà có một đường co rút như trên đều là những ca khó chữa. Đây là những ca thoát vị đĩa đệm nặng, đã chữa ở nhiều nởi nhưng không khỏi. Vẫn ĐTKDT, sau một tuần bệnh nhân bớt đau hẳn, sau 2 tuần bệnh nhân gần như không còn cảm giác đau nữa, nóng ruột về đi làm nên tôi đã cho bệnh nhân uống thêm ít thuốc đông y kết hợp để củng cố kết quả . Anh làm kiểm lâm, suốt ngày đêm ở trong rừng Tánh Linh. Vậy mà 2 năm qua không bị đau lại lần nào.
    Trên đây là năm trong hàng ngàn trường hợp đau lưng đến thần kinh tọa đã được chúng tôi chữa trị bằng phương pháp TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG mà tôi muốn gửi tới quý vị đề tham khảo, để có lúc cần chữa THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM và ĐAU THẦN KINH TỌA thì quý vị có thể tìm đến pbương pháp có nhiều ưu việt này, nhằm giúp cho cột sống của quý vị sớm được hồi phục, sức khỏe của quý vị sớm được bình an, tiền bạc của quý vị ít bị hao tán,thời gian của quý vị ít bị phí hoài, những cơn đau hành hạ quý vị sớm phải đội nón ra đi .. Tuy nhiên trong thực tế, người ta có thể kết hợp phương pháp này với các phương pháp không dùng thuốc khác như Nhân Điện, Diện Chẩn- Điều Khiển liệu pháp của giáo sư Bùi Quốc Châu, YOGA của Ấn Độ, Chiropractic( của Mỹ); Umeho, Xìatxu ( của Nhật bản), chữa bệnh theo Hà Đồ Lạc Thư ( của Trung Quốc) , Thủ Châm của Triều Tiên v.v… thì hiệu quả chữa trị càng cao hơn.

    1. Theo Readèrs số tháng 9/01.
    2. Theo Y học bằng tay XB tại NewYork 1991
    3. Theo Đau thắt lưng và thoài vì đĩa đệm của PGS.TS Hồ Hữu Lương.
    Nguyen58n@yahoo.com
  3. Springsea

    Springsea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Bs nói rõ hơn về phương pháp điều trị này. Trong quá trình điều trị có cần sử dụng thêm loại thuốc nào không? Phương pháp này có tính ưu việt gì?
    Cám ơn
  4. lutmyla

    lutmyla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    em bị thoát vị cột sống, đi tác động cột sống ở một số "lương y" tự cho mình là thần y như bác, hết chục triệu mà chả tác dụng gì, tuy nhiên em ko có ý nói xấu khả năng của bác
  5. lantimlantim

    lantimlantim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    @Bác sĩ
    em bị L5 trượt sau (hoặc L4 trượt trước) nên rất muốn tìm phương pháp hoặc nơi đièu trị cụ thể, bác vui lòng pm cho em biết địa chỉ để có thể đến khám với. ts
  6. nguyen58n

    nguyen58n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Phòng mạch của tôi ở Phú Mỹ Hưng, quận 7, nhà riêng tôi ở Thảo Điền quận 2, tp HCM. Tôi chỉ chữa bệnh có một buổi, thời gian còn lại tôi còn đi dạy và qua Viện. Bạn hãy gọi cho tôi theo số : 0982 929658 để tiện trao đổi nhé. Cảm ơn.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Phòng mạch của tôi ở Phú Mỹ Hưng, quận 7, nhà riêng tôi ở Thảo Điền quận 2, tp HCM. Tôi chỉ chữa bệnh có một buổi, thời gian còn lại tôi còn đi dạy và qua Viện. Bạn hãy gọi cho tôi theo số : 0982 929658 để tiện trao đổi nhé. Cảm ơn.
  7. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Trẻ viêm đường hô hấp hàng loạt vì thời tiết thay đổi

    [SIZE=0.5]


    [/SIZE] Trời trở lạnh đột ngột đã khiến lượng bệnh nhi nhập viện do viêm tiểu phế quản, viêm phổi tăng cao.
    [​IMG]
    Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, nơi tiếp nhận bệnh nhi ở TP HCM và các tỉnh lân cận, trong ngày 31/10 đã có khoảng 2.000 cháu đến khám, trong đó số trẻ bị ho, cảm, sổ mũi chiếm lượng lớn.
    Theo nhận định của các bác sĩ khoa Hô Hấp, số trẻ nằm viện hiện hơn 200, cao hơn so với những tuần trước. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi.
    Bác sĩ Trần Thị Thu Loan, Trưởng khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng cho hay, lượng trẻ mắc bệnh nhập khoa điều trị đã tăng dần từ hơn một tháng nay, tuy nhiên đỉnh cao là trong tuần qua. Mỗi ngày, khoa tiếp nhận mới từ 50-60 bé nâng tổng số bệnh nhi nằm viện mỗi ngày trên 200 em.

    Cũng theo bác sĩ Loan, viêm tiểu phế quản, viêm phổi là những bệnh thường thấy. Lượng bệnh nhân tại TP HCM chiếm khoảng 1/4. Nhiều bé nhập viện trong tình trạng suy hô hấp phải nằm phòng cấp cứu để được chăm sóc đặc biệt.

    “Trẻ mắc suy hô hấp thường từ 2 tuổi trở xuống, đặc biệt trường hợp nặng thường rơi vào các cháu dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân do đường thở của các bệnh nhi này nhỏ, dễ gây nghẽn đàm, hoặc sưng, viêm”, bà Loan nói.

    Không chỉ TP HCM, những ngày qua, Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai, số trẻ mắc bệnh hô hấp đến khám cũng tăng gấp 2 lần những tuần trước. Nhiều trẻ đến bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp phải thở máy.

    Phân tích nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh hô hấp trong thời điểm này, theo bác sĩ Loan là do thời tiết thay đổi khiến khả năng đề kháng của các bé giảm, virus nhân cơ hội này mà tấn công.

    "Để phòng bệnh, phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng tốt, ngoài ra cần giữ ấm cơ thể", bác sĩ Loan nói.

    Bà Loan cũng khuyên phụ huynh, khi thấy con mắc bệnh hô hấp, không nên tự mua thuốc uống, nhất là thuốc ức chế ho vì dễ gây tắc đàm dẫn đến khó thở và suy hô hấp.

    "Để được chẩn đoán và điều trị đúng, phụ huynh cần đưa bé đến bác sĩ. Riêng trường hợp trẻ bú khó, thở nhanh, ngủ li bì hoặc co giật thì phải đưa ngay đến bệnh viện", bác sĩ Loan nói.

    Tại Hà Nội, sau hơn một tuần trời trở lạnh, số trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp cũng tăng đáng kể.

    Bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan, Trưởng khoa Hô hấp Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, cả tháng nay, khoa hô hấp nhi luôn trong tình trạng quá tải vì số trẻ phải nhập viện quá đông. "Số trẻ đến khám do ho, khò khè, viêm mũi họng tăng gấp đôi, còn số cháu nằm viện mỗi ngày khoảng 80-90, trong khi khoa chỉ có 45 giường bệnh. Nhiều trường hợp chúng tôi phải cho bệnh nhi ra viện sớm để lấy chỗ các các trẻ khác vào", bà Lan nói.

    Theo bác sĩ, thời tiết miền Bắc trong đợt rét đầu, với độ ẩm thấp, trời hanh khô, nhiệt độ chênh lệch lớn trong một ngày, khiến các bệnh do virus có điều kiện phát triển, như cúm, viêm đường hô hấp, và rất dễ lây lan. Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, chưa kịp thích nghi dễ đổ bệnh hoặc bị lây từ người lớn.

    Bác sĩ Lan cho biết, đa số trẻ vào viện là do bị viêm hô hấp do virus hoặc trẻ có sẵn tiền sử bị hen tái phát cơn, bệnh trở nặng. Các biểu hiện thường gặp là ho, thở khò khè, khó thở, co rút ***g ngực, trẻ nhỏ thì bỏ bú, quấy khóc...

    "Những trường hợp viêm đường hô hấp này đa số đều chỉ điều trị triệu chứng, cho uống kháng sinh giai đoạn đầu vừa không có tác dụng, vừa khiến trẻ mệt thêm", bà Lan khuyến cáo.
    Theo bác sĩ, để phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết đầu đông này, bố mẹ cần lưu ý giữ ấm cho con, đồng thời thay trang phục cho trẻ phù hợp với nhiệt độ môi trường (buổi sáng và tối mặc ấm, trưa nắng nên cởi bớt đồ), hạn chế cho bé ra ngoài trời lúc có sương, gió.

    Cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, đồng thời thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thêm các loại trái cây, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng

    "Khi trẻ bị bệnh, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ và hỏi ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng kháng sinh. Với những bé dưới hai tháng tuổi, khi bị viêm nhiễm đường hô hấp sẽ rất dễ bị biến chứng, nên cần được khám bệnh kịp thời", bác sĩ Lan khuyên.

  8. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Các xét nghiệm trong thời kỳ mang thai

    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Nếu có điều gì bạn không thể tránh được khi mang thai, thì đó chính là các xét nghiệm! Tất nhiên bạn sẽ thấy hơi căng thẳng nhưng hãy cố gắng thoải mái bằng cách nghĩ rằng những xét nghiệm này là nhằm mục đích đảm bảo bé của bạn đang phát triển khỏe mạnh. Bác sĩ của bạn sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về mỗi xét nghiệm, do vậy bạn sẽ luôn biết trước điều gì sẽ xảy ra. Ở đây chúng tôi đưa ra rất nhiều thông tin chỉ dẫn, và hãy nhớ rằng bạn có thể liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào!
    Xét nghiệm để chăm sóc bạn và bé

    Điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ là cứ 9 trên 10 trường hợp mang thai và sinh nở là diễn ra êm ả. Xét nghiệm khi mang thai chỉ đơn giản là để giúp bảo đảm rằng mọi vấn đề, nếu có, sẽ được phát hiện càng sớm càng tốt, để bé và bạn được chăm sóc tốt nhất trong thời kỳ mang thai. Một vài xét nghiệm nghe có vẻ phức tạp nhưng thực ra lại chỉ là những xét nghiệm thường qui.
    Xét nghiệm chọc dò nước ối

    Thường được thực hiện khoảng từ tuần thai thứ 10 - 18, xét nghiệm này giúp chẩn đoán xem liệu con bạn có Hội chứng Down hoặc mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể khác hay không. Bạn thường được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn đã quá 35 tuổi, đã từng sinh con mắc triệu chứng nào đó, hoặc nếu gia đình bạn hoặc chồng bạn có tiền sử bất thường về gen.
    Bạn cũng sẽ được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn có nguy cơ cao từ kết quả của xét nghiệm máu hoặc siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi (siêu âm NT).
    Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí thai nhi, nhau thai và xác định ngày dự sinh. Sau đó, lớp da bụng ở phía trên tử cung của bạn sẽ được sát trùng và một mũi kim nhỏ sẽ được chọc vào tử cung. Mẫu nước ối bao quanh thai nhi được lấy ra bằng một xi-lanh và gửi đi làm xét nghiệm. Vị trí của bé và mũi kim được giám sát cẩn thận trong suốt quá trình siêu âm.
    Nhiều bà mẹ nói rằng xét nghiệm này gây cảm giác khó chịu hơn là đau đớn và thấy tựa như đau bụng khi có kinh. Xét nghiệm này kéo dài khoảng 25 phút và bạn sẽ có được kết quả trong vòng 2 tuần lễ.
    Bạn nên nghỉ ngơi thư giãn trong một vài ngày sau xét nghiệm, nếu bạn có con nhỏ cần chăm sóc thì hãy tìm người giúp đỡ.
    Chọc dò nước ối thường khá an toàn và nhiều phụ nữ thấy rằng lợi ích của xét nghiệm này (giúp chẩn đoán những bất thường có thể có đối với thai nhi) lớn hơn nhiều so với mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu không thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng có một chút rủi ro, 1 trong số 200 thai phụ gặp biến chứng sau đó và có thể dẫn đến sẩy thai. Do vậy, để đưa ra một quyết định sáng suốt, tốt nhất bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ của bạn.

    Xét nghiệm chọc hút gai nhau (VCS)

    Chọc hút gai nhau được thực hiện qua ngã âm đạo hoặc qua ngã bụng. Các chỉ định chủ yếu vẫn là khảo sát di truyền học . Xét nghiệm này thường được đề nghị cho những thai phụ trên 35 tuổi và gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gen hoặc đã từng sinh con không bình thường. Xét nghiệm này kéo dài khoảng nửa giờ và hơi đau hơn một chút so với chọc dò nước ối. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào lông nhung màng đệm từ nhau thai để xét nghiệm.
    Sau khi làm xét nghiệm, bạn cần nghỉ ngơi yên tĩnh trong vài ngày. Và giống như xét nghiệm chọc dò nước ối, xét nghiệm VCS cũng có rủi ro nhỏ về sẩy thai. Do vậy, bạn cần phải thảo luận mọi vấn đề hoặc quan ngại của bạn với bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm.

    Xét nghiệm dung nạp đường glu-cô

    Trong nửa thời gian sau của thai kỳ bạn có thể được đề nghị kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ vì cứ 100 thai phụ thì có khoảng 2 – 3 người mắc phải. Những người có nguy cơ cao nhất thường là những thai phụ trên 35 tuổi, bị béo phì và có thể đã bị chứng bệnh này ở lần mang thai trước. Bệnh này phổ biến hơn ở các bà mẹ là người Ấn Độ, Ca-ri-bê gốc Phi hoặc người Trung Đông. Lần xét nghiệm máu đơn giản này sẽ phát hiện liệu bạn có bị bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.
    Nhiều bà mẹ tương lai có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ chế độ ăn uống lành mạnh và một chương trình tập luyện đều đặn. Nếu bạn bị tiểu đường trước khi mang thai thì khi bạn có thai bạn không được dùng các thuốc hạ đường huyết qua đường uống, chỉ được dùng Insulin. Bạn cần được bác sĩ hướng dẫn cách tự chăm sóc, tiết chế, cách đo đường huyết tại nhà và tự phát hiện những dấu hiệu báo động để kịp thời báo cho bác sĩ điều chỉnh lượng Insulin. Chăm sóc sản khoa và nội khoa phải tích cực hơn trong 8 tuần lễ cuối của thai kỳ.

    Xét nghiệm máu theo định kỳ

    Trong thời kỳ mang thai bạn có thể phải làm khá nhiều xét nghiệm máu. Bạn không có gì phải lo lắng, tất cả đều là xét nghiệm theo định kỳ. Những xét nghiệm đó sẽ kiểm tra những vấn đề sau:
    • Lượng sắt trong máu: Nếu thấp bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Bạn nên bổ sung các lọai rau có màu xanh đậm (cải bó xôi) và thịt đỏ (thịt bò) vào khẩu phần ăn để tăng cường nguồn cung cấp sắt. Nếu sự thay đổi trong chế độ ăn vẫn không đủ, bạn có thể được chỉ định uống bổ sung viên sắt để tránh không bị thiếu máu do thiếu sắt. Vì lượng sắt trong máu của bạn thay đổi trong suốt thai kỳ, bạn sẽ được xét nghiệm lại vào khoảng tuần thai thứ 28.
    • Nhóm máu và yếu tố Rherus: Bác sĩ của bạn cần biết nhóm máu của bạn để ghi vào sổ khám thai và xem xét liệu máu của bạn có Rherus dương (RH+) hay Rherus âm (RH-), vì cả hai loại máu này không tương thích với nhau. Nếu máu của bạn là RH- và bạn đang mang thai em bé có máu RH+, thì sẽ có khả năng cơ thể bạn sản sinh ra kháng thể chống lại các tế bào máu RH+. Điều đó có thể ảnh hưởng đến con bạn ở giai đoạn sau của thai kỳ. Bằng việc biết sớm nhóm máu của bạn, bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng cho con bạn.
    • Bệnh sởi Đức (hay còn gọi là Rubella): Bạn có thể đã được tiêm chủng để miễn dịch bệnh Rubella khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn không có khả năng miễn dịch, bạn sẽ biết rằng mình cần tránh tiếp xúc với những người đang bị sởi bởi vì nó có thể gây hại cho em bé của bạn.
    • Các bệnh khác: Bạn cũng được xét nghiệm máu để kiểm tra có bị viêm gan siêu vi B và giang mai hay không vì cả hai bệnh này đều nguy hại cho thai nhi. Bạn cũng sẽ được đề nghị xét nghiệm HIV/AIDS. Và bạn không có gì phải lo lắng vì kết quả xét nghiệm sẽ được bảo mật và mục đích làm xét nghiệm là để chăm sóc sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.
    • Bệnh Toxoplasma: Đây là một bệnh gây nên bởi một loại ký sinh trùng có trong phân mèo, chó hoặc thịt chưa nấu chín kỹ và có thể gây hại cho thai nhi. Xét nghiệm để phát hiện bạn có bị nhiễm Toxoplasma không phải là một xét nghiệm thường qui, nếu bạn nghi ngờ bạn có nguy cơ bị mắc bệnh này.hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

    Xét nghiệm nước tiểu

    Bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu theo định kỳ trong suốt thời kỳ mang thai để kiểm tra những vấn đề sau:
    • Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc nếu kèm theo các triệu chứng khác như phù hoặc cao huyết áp là biểu hiện của bệnh lý tiền sản giật. Bệnh lý này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn có thể cung cấp thêm thông tin cho bạn, hoặc bạn có thể tham khảo thêm về tiền sản giật.
    • Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây cho bạn các vấn đề ở giai đoạn sau của thai kỳ nếu không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng tiểu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Qua xét nghiệm nước tiểu và biểu hiện lâm sàng bác sĩ sẽ chẩn đóan bạn có bị nhiễm trùng tiểu hay không, nếu có thì bệnh lý này sẽ được bác sĩ điều trị cho bạn một cách dễ dàng.
    • Có glu-cô trong nước tiểu có thể chứng tỏ bạn ăn nhiều thức ăn có lượng đường cao, hoặc đơn giản là bạn vừa ăn các thực phẩm có đường. Nếu bạn thường xuyên có glu-cô trong nước tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả bạn và thai nhi, tuy nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh đường huyết bằng các chế độ dinh dưỡng , vận động thích hợp.
  9. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?

    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} 9 câu hỏi dưới đây sẽ giúp mọi người tự nhận biết mình có thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh hay không để có kế hoạch dự phòng.


    Nếu bạn trả lời “có” cho bất cứ câu nào thì bạn được 1 điểm, nếu trả lời “không” là 0 điểm. Điểm của bạn càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

    Câu 1: Bạn có bị thừa cân béo phì hay béo bụng không? Để biết mình có thừa cân béo phì hay không, bạn có thể tính dựa theo công thức BMI, bằng cách lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (tính theo m). Nếu BMI trên 23 là thừa cân, BMI trên 25 là béo phì. Ngoài ra, béo phì vùng bụng còn được định nghĩa là vòng bụng đo ngang mức rốn trên 80cm ở nữ giới và 90cm ở nam giới.

    Câu 2: Bạn thiếu vận động thể lực trầm trọng? Bạn có thuộc típ người di chuyển bằng xe máy, làm việc văn phòng, ít tập thể dục, không chơi thể thao, không đi bộ hằng ngày, ít làm việc nhà?

    Câu 3: Bạn ăn uống không điều độ? Có phải bạn thường uống nước đóng chai có đường, thích ăn ngọt, thích ăn các món béo như thịt mỡ, các món chiên ngập dầu? Ăn ít rau quả, uống nhiều bia rượu? Thường xuyên đi làm về trễ và ăn tối sau 20g?

    Câu 4: Bạn quá 40 tuổi chưa? Sau tuổi 40 nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường càng gia tăng.

    Câu 5: Bạn bị tăng huyết áp hoặc cholesterol máu?

    Câu 6: Bạn có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường? Nếu có thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của bạn cao hơn người khác bởi bệnh này có tính di truyền mạnh.

    Câu 7: Bạn là nữ và từng bị chẩn đoán đái tháo đường trong lúc mang thai hoặc bạn sinh con nặng ký (trên 4kg)? Nếu có, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường về sau.

    Câu 8: Yếu tố chủng tộc. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới, người dân sống vùng Nam Á như nước ta có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường và bạn đương nhiên nhận 1 điểm ở câu này.

    Câu 9: Bạn bị bác sĩ chẩn đoán rối loạn dung nạp đường huyết hay tăng đường huyết lúc đói? Nếu bị chẩn đoán gặp một trong hai vấn đề trên, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường sau này. Các tình trạng này theo y học gọi là tiền đái tháo đường.

    Với chín câu hỏi, có thể bạn chưa trả lời được ngay một số câu, như vấn đề cholesterol máu, rối loạn dung nạp đường, huyết áp... Vì thế, bạn nên thu xếp một buổi để đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

    Ngoài ra, trong các yếu tố nguy cơ đã liệt kê có nhiều yếu tố bạn có thể thay đổi được, ví dụ các yếu tố nguy cơ liên quan đến cân nặng, vòng eo, ăn uống, vận động thể lực. Do vậy, bạn nên thay đổi lối sống trước khi quá muộn, bởi một khi bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bạn phải mang căn bệnh này suốt đời.
  10. medelab

    medelab Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2010
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Cẩn thận các bệnh chân tay trong mùa đông

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Dù ở trong phòng ấm mà chân tay vẫn lạnh giá; trời chuẩn bị chuyển lạnh, đầu gối đã "báo cáo" bằng biểu hiện đau nhức... là những chứng bệnh thường gặp trong mùa đông.
    Tay chân lạnh

    Mùa đông đến, có rất nhiều phụ nữ bị bệnh tay chân lạnh. Vậy là dù ở trong phòng ấm áp vẫn phải quần áo dày cộm, đeo bao tay và không thể thiếu tất chân. Điều này một phần là do huyết quản thu co vì lạnh, máu không được cung cấp đủ nhưng chủ yếu là do thói quen ít vận động, luyện tập thể thao.

    “Sợ lạnh” là phản ứng bình thường của cơ thể trong mùa đông nhưng nếu lạnh đến tận đốt ngón tay đầu bàn chân, thậm chí cảm thấy tê buốt, đau nhức, lúc đó bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sỹ.
    Giải pháp: Nếu hút thuốc thì nên bỏ thuốc, tránh các đồ uống, thực phẩm chứa cafein (cà phê, trà đặc, cocacola…), nên ăn nhiều thực phẩm hoạt huyết mang tính ôn, nóng; nên mặc đủ quần áo ấm, thường xuyên làm động tác vận động làm ấm cho cơ thể như co duỗi các ngón tay, vươn và quay vòng cánh tay, chuyển động bàn chân…, tránh ngồi yên một chỗ trong thời gian dài và quá tập trung tinh thần, đặc biệt là liên tục sử dụng não trên 7 tiếng.

    Viêm khớp

    Người bị bệnh viêm khớp sẽ giống như nhà “dự báo thời tiết”, chỉ cần trời vừa chuyển lạnh, đấu gối sẽ báo ngay. Thông thường, nhiệt độ trong ngày thay đổi từ 3 độ trở lên, áp suất thay đổi lớn hơn 10 HPA thì tương đương với nhiệt độ thay đổi lớn hơn 10%. Số người cảm thấy bị đau khớp sẽ nhiều lên rõ rệt. Đa phần các bộ phận xung quanh khớp ít có mạch máu phân bố nên việc cung cấp máu ở vùng này vốn dĩ đã không đủ, thêm vào việc tứ chi thường phải “hứng chịu mưa gió” ở ngoài, vì vậy dễ tản mất nhiệt lượng, làm cho khớp bị cứng và đau nhức không ngừng.

    Giải pháp: Bình thường ngoài việc chú ý giữ ấm cho tứ chi, cơ thể, chúng ta còn có thể dùng tấm bảo vệ gối, bảo vệ cổ tay như các vận động viên hay dùng.

    Ngoài ra, chúng ta nên luyện tập đôi chân một cách đều đặn, như thế có thể làm cho cơ bắp vùng chân mạnh khỏe, thúc đẩy tuần hoàn máu. Tập động tác trong nước khi ở trong bể bơi nước ấm, và bơi là môn thể thao rất tốt. Chúng ta cũng có thể dựa vào dự báo thời tiết, áp dụng các biện pháp giữ ấm, đuổi hàn tốt trước khi thời tiết thay đổi.

    Bệnh Gout

    Bệnh Gout có tính chất di truyền và thường phát tác vào buổi tối trong tiết trời lạnh lẽo. Nguyên nhân gây bệnh là do acid uric trong cơ thể quá nhiều, kết tinh và tích tụ ở trong phần khớp, các bạch cầu sẽ tiêu diệt những tinh thể này đồng thời cũng tấn công tế bào khớp, gây ra viêm và dẫn đến đau nhức.

    Giải pháp: Chú ý ăn uống, tránh béo phì...; hạn chế ăn tim, gan, thận, óc động vật và con hàu, cá mòi, đồng thời cai rượu triệt để; tăng cường uống nước để thúc đẩy trao đổi chất.

    Đối với những người mà trong gia đình có người bị Gout thì nên đi kiểm tra hàm lượng uric trong máu định kỳ.

Chia sẻ trang này