1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảng Cam Ranh cho ai thuê?(Phần 2)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi terahezt, 31/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Bác có thể đọc cái linhk này, " không chiến trên bầu trời đất việt " http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5477.0 liệu nó có thể giúp được cho bác chăng?

    Còn nếu b
    ác muốn đọc sách của nước ngoài thì đây: cuộc chiến bằng Ko quân của Anh và Argentina trên bầu trời Falkalnd - Osprey Combat Aircraft 28 - Air War in the Falklands 1982 http://rapidshare.com/#!download|63|...1982.rar|10710


    Còn theo em thì có thể do tổng hòa của các yếu tố: Công nghệ, chiến thuật, con người ( trình độ và tinh thần) và đương nhiên cả do hên xui
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Cảng Cam Ranh: Khai thác sao cho hợp lý?
    Quyết định của Chính phủ đưa cảng Cam Ranh thành trung tâm dịch vụ Hậu cần kỹ thuật hiện đại cho tàu hải quân nước ngoài trở nên vô cùng nhạy cảm.

    Việc khai thác cảng đang ở giai đoạn dự án, khả năng thuê tư vấn nước ngoài, mua thiết bị công nghệ của Nga dần khả thi sau nhiều lần đàm phán.

    Tháng 10/2001, ngay khi Tổng thống Nga Putin tuyên bố kết thúc việc thuê cảng trước thời hạn hai năm, Chính phủ Việt Nam khẳng định sẽ sử dụng cảng vào mục đích phát triển kinh tế.

    Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ không để bất cứ nước nào sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự”.

    Cam Ranh thường được biết đến dưới tầm nhìn chiến lược quân sự, trong CTTG II, Nhật đã sử dụng cảng làm căn cứ hậu cần xâm chiếm Đông Dương.

    Từ năm 1965 đến 1972, Mỹ đã xây dựng nơi đây thành căn cứ quân sự quy mô lớn, khống chế hành lang phía Tây Thái Bình Dương.

    Liên Xô đã thuê Cam Ranh từ năm 1978 với thời hạn kết thúc vào năm 2004 để dùng vào mục đích quân sự.

    Chỉ một lần Cam Ranh được nhắc đến dưới góc độ kinh tế là vào cuối thập niên 60, khi chính quyền Sài Gòn dự kiến biến nơi đây thành cảng biển.


    Sân bay Cam Ranh.

    Nhưng đến thời điểm 2010 chính phủ quyết định Cam Ranh trở thành một trung tâm dịch vụ mà hiểu cách giản đơn thì đây là một hoạt động kinh tế do quân đội đảm trách và chỉ làm dịch vụ hậu cần.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khi trả lời báo chí trong và ngoài nước quan tâm đến tương lai cảng Cam Ranh đã nói rõ: “Việt Nam nhiều lần tuyên bố không hợp tác với nước ngoài sử dụng vào mục đích quân sự mà sẽ khai thác tiềm năng ở vịnh Cam Ranh phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”.

    Vịnh Cam Ranh nằm ở cực Nam của vịnh Khánh Hòa, nằm ở vòng cung phía Đông, là vị trí yết hầu chiến lược có tầm nhìn bao quát Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nhờ khoảng cách từ vị trí này đến tuyến hàng hải quốc tế ở hai đại dương nói trên chỉ bằng hải trình một tiếng đồng hồ.Vì thế Cam Ranh có vị trí chiến lược hết sức quan trọng xưa nay đối với các nhà quân sự.

    Vịnh Cam Ranh bốn bề được bao bọc bởi một quần thể núi đá cao khoảng 400 mét, ăn sâu vào đất liền 17km, rộng 6km, diện tích mặt nước hơn 100 cây số vuông. Độ sâu trong vịnh chỗ sâu nhất đến 32m, là một trong những cảng nước sâu tự nhiên có giá trị nhất thế giới. Trong vịnh có thể là nơi đậu của hàng trăm tàu cỡ lớn hàng vạn tấn, kể cả tàu sân bay.

    Phía trong cảng được phân thành hai khu vực là cảng quân sự và cảng thương mại, trong đó cảng quân sự nằm ở bờ phía Đông thị trấn Cam Ranh có sáu cầu tàu, xưởng đóng tàu có thể sửa chữa tàu cỡ lớn và đóng tàu cỡ nhỏ. Ngoài ra nơi đây còn có kho chứa dầu, kho đạn dược và kho quân nhu đảm bảo cơ sở vật chất, hệ thống trinh sát điện tử và thông tin cũng tương đối hoàn thiện.

    Đa phương hóa quan hệ

    Việc khai thác cảng Cam Ranh được dư luận và báo chí nước ngoài chú ý rất nhiều trong tình hình hiện nay. Một số nhà bình luận cho rằng sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã có những tiến bộ phát triển kinh tế.

    Về mặt quân sự, Việt Nam đang muốn xây dựng một số cảng quốc tế để vừa có được lợi ích kinh tế vừa nâng cao hình ảnh đất nước.

    Trong khi đó Đài RFI của Pháp lại nhìn vấn đề một cách trực diện khi cho rằng quyết định mở cửa Cam Ranh là một tính toán chiến lược mới. Sự kiện thủ tướng *************** thông báo quyết định này, rồi sau đó được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh làm rõ thêm, chứng tỏ tầm quan trọng của động thái này.
    Phải nói là khi loan báo thông tin về Cam Ranh, các lãnh đạo của chúng ta đều nhấn mạnh đến tính chất thương mại của quyết định. Trong cuộc họp báo hồi cuối tháng 10/2010, Thủ tướng *************** nói rõ: “Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, khi có yêu cầu”.

    Còn theo tướng Thanh, dự án này hoàn toàn nhằm mục tiêu kinh tế thương mại. Lẽ dĩ nhiên, Cam Ranh cũng có quân cảng của Việt Nam, nhưng tách biệt với khu trung tâm dịch vụ quốc tế.

    Về các hoạt động tương lai của khu dịch vụ nói trên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nói không loại trừ việc phục vụ các hàng không mẫu hạm. Về các đối tượng phục vụ, ông bộ trưởng xác định Việt Nam là chủ đầu tư, là người quản lý, các nước đều có thể vào cảng với điều kiện phải có hợp đồng kinh tế. Những nước có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, chúng ta có thể xem xét việc cho tàu vào.

    Nhận xét của báo chí về việc mở cửa này cũng không khác quan điểm của các chuyên gia nghiên cứu. Trong bài phỏng vấn dành riêng cho đài phát thanh RFI, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc, đã đánh giá cao quyết định của Việt Nam.

    Theo ông, việc cho phép tàu hải quân nước ngoài ghé vịnh Cam Ranh là một động thái khôn ngoan, vì nó có hình thức như là một biện pháp công bằng về địa chiến lược, xem mọi nước như nhau.

    Việc mở cửa vịnh Cam Ranh là biểu hiện một chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam, nó sẽ thu hút những lực lượng hải quân duy trì một sự hiện diện thường xuyên và tuần tra trên biển Đông. Cũng theo ông, ý nghĩa quan trọng đầu tiên của quyết định liên quan đến Cam Ranh là vấn đề chiến lược, sau đó mới đến khía cạnh kinh tế.

    Dù dư luận nước ngoài có nhận định thế nào đi nữa, thì việc khai thác cảng Cam Ranh chỉ còn là vấn đề thời gian. Trả lời câu hỏi của báo chí liệu khi nào trung tâm dịch vụ Cam Ranh đi vào hoạt động, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết ít nhất cũng phải mất ba năm. Và hiện nay chúng ta vẫn chưa nói trước được tính hiệu quả về kinh tế của trung tâm này.

    Nguồn Doanh nhân Sài Gòn
  3. muongte1000

    muongte1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2011
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Không ảnh hưởng tới ai mà mỗi năm mà 300tr usd thì duyệt. Mình làm thì làm sao đc 300TR usd 1 năm
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cứ sống trong sợ hãi thì bao giờ mới ngoi lên được
  4. TuanBinh7069

    TuanBinh7069 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    đâu có cho ai thuê đâu nhỉ .?
  5. flooring

    flooring Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2008
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    “Việt Nam nhiều lần tuyên bố không hợp tác với nước ngoài sử dụng vào mục đích quân sự mà sẽ khai thác tiềm năng ở vịnh Cam Ranh phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”.
    Không sử dụng vào mục đích quân sự, chỉ tiếp dầu, sữa chữa hậu cần cho tàu chiến, kể cả tầu sân bay thôi (?)[r23)]
    Mà Vịt thì làm gì đủ trình làm dịch vụ tàu chiến. Chắc rồi cũng phải lập liên doanh với Nga Mỹ Nhật Hàn thôi. [:P]
    Tũi nó là khách hàng thường xuyên ở đây rồi thì làm gì chấp nhận đường lưỡi bò.
  6. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    :-w, đó là con bài chiến lược nếu không sử dụng đúng cách sẽ lãng phí [​IMG]
  7. Nhan_vien_chan_de

    Nhan_vien_chan_de Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2011
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cam ranh để lâu không sử dụng là mất một đống tiền vì vậy xem xét kỹ, nhà mình có dự định làm gì không . Để dăm năm là mất tiền tỷ USD như chơi
  8. DamSearch

    DamSearch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Kinh ! Nick hongsonvn đòi mua Su, Kilo về để tổng tiến công lấy lại HS nữa mới ghê ! Cứ như thời trung cổ vậy ! Nếu chỉ dựa trên sức mạnh thì 3 Tàu nó lấy luôn cả VN rồi ( còn giữ được hay không thì không biết :))

    Nếu chỉ dựa trên sức mạnh thì khỏi cần mua thêm bây h NC cũng đủ sức lấy lại HS rùi ( còn lúc đó giữ được HS và cả TS hay không thì không biết :))
  9. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Binh bất yếm trá hư hư thật thật, đây là điều bình thường. 3 ship nó biết cả nên nó cứ tập trận cứ hung hăng tranh giành thì cũng chẳng có Mĩ nhật hàn nga nào tới sửa tàu đâu. TQ là thị trường lớn của nó nên nó cũng chẳng vì VN mà làm ảnh hưởng đâu. Trừ khi đụng vào nó thôi. Chỉ còn cách cho quách thằng Nga hay mĩ thuê thì may ra còn có cửa nc với TQ
  10. minhnhat2003

    minhnhat2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    Trừ khựa ra ai cũng có thể vào được.

Chia sẻ trang này