1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôn ki hô tê đánh nhau với cối xay gió có ý nghĩa gì?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi ngkhang09, 29/11/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngkhang09

    ngkhang09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2010
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Ông tác giả viết thế có ngụ ý gì?
  2. saodoingoi80

    saodoingoi80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    3.424
    Đã được thích:
    5
    Mình nhớ trong chương trình văn học nước ngoài có đoạn trích này mà ? :) Như vậy chắc thầy/cô giáo của bạn sẽ giảng chứ nhỉ ? :)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mình nhớ trong chương trình văn học nước ngoài có đoạn trích này mà ? :) Như vậy chắc thầy/cô giáo của bạn sẽ giảng chứ nhỉ ? :)
  3. ao2daybenho

    ao2daybenho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Bài viết:
    1.641
    Đã được thích:
    0
    Ngu ngu đâu? Trả lời giùm bạn này đi
  4. thieubinh

    thieubinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    1
    Trích lời giới thiệu :
    Đôn Kihôtê yêu tự do, công lý, chính nghĩa. Chàng mong muốn với "cánh tay dũng mãnh" của mình mang lại hạnh phúc, cuộc sống yên vui cho mọi người. Với một tinh thần dũng cảm, không biết sợ, không ngại gian nguy, đơn thương độc mã, chàng lao vào "cuộc chiến đấu không cân xứng", luôn luôn tin tưởng và lạc quan, mặc dù mỗi lần lại bị biêu đầu sứt trán trước những thực tế đáng buồn của thời đại.
    .......
    Prôxper Mêrimê (Prosper Mérimée), nhà văn thế kỷ XIX của Pháp, cũng đã nói: "Bất hạnh thay kẻ nào không có được một vài ý nghĩ của Đôn Kihôtê và không dám cả gan nhận roi đòn cùng sự chế giễu để bênh vực kẻ yếu hèn!".
  5. promese

    promese Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2009
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    0
    Lên án nhiều thói hư tật xấu của cả trí thức, quý tộc , tăng lữ, hiêp sĩ lẫn bình dân thời đó.
    Đó là tật mọt sách, đọc mà không ý thức mình đang đọc cái gì/ đọc thế nào/ dẫn đến ngộ chữ, hoang tưởng. Huyênh hoang về khả năng của bản thân. Lúc nào cũng tưởng tượng ra có kẻ thù, quái vật tấn công ..đến độ xông vào đánh nhau với..cối xay gió vô hại.
    Tiểu thuyết này còn châm biếm thói kinh viện học không đi đôi với hành, không ý thức được đời sống thực tế bên ngoài, đi mây về gió.
    Bệnh hoang tưởng, vĩ cuồng thích lập chiến công vua biết mặt chúa biết tên. Trong khi không chịu chí thú làm ăn( Đôn ki hô tê nghèo rớt, làm trò cười cho thiên hạ).
    Tiểu thuyết này hơi giống AQ của Lỗ Tấn.
  6. thieubinh

    thieubinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    1
    xóa.....
    Đó là tật mọt sách, đọc mà không ý thức mình đang đọc cái gì/ đọc thế nào/ dẫn đến ngộ chữ, hoang tưởng. Huyênh hoang về khả năng của bản thân. Lúc nào cũng tưởng tượng ra có kẻ thù, quái vật tấn công ..đến độ xông vào đánh nhau với..cối xay gió vô hại.
    Tiểu thuyết này còn châm biếm thói kinh viện học không đi đôi với hành, không ý thức được đời sống thực tế bên ngoài, đi mây về gió.
    Bệnh hoang tưởng, vĩ cuồng thích lập chiến công vua biết mặt chúa biết tên. Trong khi không chịu chí thú làm ăn( Đôn ki hô tê nghèo rớt, làm trò cười cho thiên hạ).
    Tiểu thuyết này hơi giống AQ của Lỗ Tấn.[/QUOTE]
    Hình như ý nghĩa sâu xa không phải vậy :-w-->
  7. ngkhang09

    ngkhang09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2010
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Cái gì đây???????
    Đônki hô tê là kẻ hoang tưởng, nhìn cối xay gió mà tưởng quái vật, làm những việc vô nghĩa
  8. chua_lap_nick

    chua_lap_nick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    2
    Hoang tưởng vĩ cuồng + ngây ngô
    Nhiệt tình + ngu dốt
    Sến, lãng mạn không phải lúc + Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} thiếu khả năng nhận định tình huống

    Nói chung là ngu, được cái là không ác, thế nên mọi người chỉ cười xòa chứ cũng chẳng ai sỉ vả nhiếc móc hay thù ghét gì mấy.
  9. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Truyện này được viết theo lối văn hài hước, châm biếm và thực sự mang nhiều tầng ý nghĩa.
    Có thể hiểu việc tác giả khắc họa Đôn Kihôtê như một kẻ gàn dở, hoang tưởng theo các ý sau đây:
    - Chế giễu... như bạn @Promese đã nói.
    - Ca ngợi... như bạn @thieubinh nói. Và đây mới thực sự là điều làm nên giá trị của tác phẩm. Bởi nó ca ngợi tinh thần xả thân vì chính nghĩa, tình yêu thương, lòng nhân đạo.
    - Một ý nghĩa khác - cũng hết sức ý nhị sâu sắc - được gửi gắm qua hình tượng Đôn Kihôtê, đó là một triết lý: khi mà con người sống quá ích kỷ, cùng với những thị hiếu tầm thường, chỉ biết bon chen, lo cho bản thân mình, thì những người xả thân vì nghĩa, biết yêu thương, biết đấu tranh vì những điều tốt đẹp - trong mắt người đời sẽ dễ bị cho là gàn dở, tâm thần, hoang tưởng v.v...
    Thời đại nào cũng vậy thôi. Ngay trong thời đại ngày nay thì ý nghĩa đó vẫn còn nguyên giá trị. :)

    Hình tượng Đôn Kihôtê cũng mang những ý nghĩa như trên. Đây được coi là hình ảnh tiêu biểu và đáng nhớ nhất của câu truyện. Chàng Đôn Kihôtê đáng thương nhưng cũng đáng yêu vô cùng bởi sự ngây thơ, mù quáng, mà lại rất đáng trân trọng khi quyết tâm xả thân vì nghĩa một cách vô điều kiện và đầy nhiệt huyết. Hiển nhiên là chàng đã bị "thua" một cách ê chề và thảm hại - điều này là chắc chắn, ai cũng biết và thấy trước được (sẽ có nhiều người rủa là "ngu" và "điên" :D. Nhưng ý nghĩa thật sự mà Cervantes muốn gửi gắm trong đó thì lại chính là sự ca ngợi và trân trọng dành cho tinh thần bảo vệ công lý và chính nghĩa của chàng hiệp sĩ gàn dở xứ Mantra.
  10. chua_lap_nick

    chua_lap_nick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    2
    Cái này do em đọc kỹ tác phẩm mà nhận thấy hay do 1 giáo viên dạy văn hay 1 cuốn sách văn mẫu nào viết?

Chia sẻ trang này