1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoạn Thư là nhân vật bản lĩnh nhất trong truyện Kiều.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi bhavaghita, 12/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    Từ bé đến giờ tôi đọc sách đã nhiều nhưng chưa có nhân vật nữ nào tạo cho mình cảm giác nể phục như Hoạn Thư, người ta thường hay nói phụ nử ghen là " nổi máu Hoạn Thư " nhưng tôi chưa từng thấy ai có bản lĩnh và phong cách ghen như Hoạn Thư cả, thật là đáng nể phục. Trong truyện kiều tôi chỉ nể phục duy nhất nhân vật này còn các nhân vật khác không cho tôi một chút nể phục hay ấn tượng nào cả, không biết có ai trong diễn đàn này khi đọc truyện Kiều có cùng cảm nhận như tôi?
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Có tôi.
    Tôi còn tặng thêm cho Hoạn Thư mấy chữ:
    "Đại Trí, Đại Nhân, Đại Dũng" nữa.
  3. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    xóa
  4. bondeptrai

    bondeptrai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    21
    ko nghe đĩ kể chuyện, Từ hải vì đính vào Thuý Kiều mà vong mạng
  5. poisonwind

    poisonwind Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    1
    Ko hiểu sao những thể loại truyện như thế này cũng đc đưa vào sgk nhỉ?
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Không hiểu sao SGK không giải thích được cho học sinh hiểu
    không có tác phẩm tiếng Việt nào sánh được với Truyện Kiều nhỉ?
    Ngoài ra, tác phẩm tiếng nước ngoài nào có thể hơn được TK?
  7. JICKLE

    JICKLE Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    18
    Đọc Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc cũng hay lắm.
    Truyện Kiều là một tác phẩm lớn, cách nghiên cứu, cảm nhận của mỗi người một khác, có người thương em Kiều, có người đi vào các chi tiết "cao trào" như bác chủ topic... Chỉ có điều từ trước đến nay, các SGK cũng như giáo viên, thay vì dạy theo hướng mở rộng cách suy nghĩ, cảm nhận của học sinh thì chủ yếu dạy theo định hướng tôn vinh nàng Kiều, thuơng xót nàng Kiều nên học sinh không có cách nhìn toàn diện về tác phẩm.
  8. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    xóa
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn bhavaghita đã viết những bài rất hay, khó có thày giáo dạy văn nào viết được.
    Tôi thật tiếc cho thế hệ trẻ ViệtNam, chẳng phải mất gốc, nhưng có thể như thế.
    Ngoài cái nói được tiếng Việt ra, thì các em các cháu chẳng còn gì ViệtNam nữa.
  10. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    trước hết là về cách xưng hô tôi đoán là bác nhiều tuổi rồi, nếu gặp ngoài đời tôi sẽ gọi bác là bác và xưng cháu. Nhưng trên diễn đàn này vì chúng ta cùng học hỏi và tranh luận nên tôi sẽ gọi bác và xưng tôi, mong bác hiểu và thông cảm.
    cảm ơn bác codep vì lời khen. Thực ra chuyên ngành mà tôi học không phải là chuyên nghành văn học hoặc lịch sử. Tôi tốt nghiệp nghành địa lý và hiện nay làm việc không liên quan gì đến văn học hay lịch sử cả.
    chút kiến thức mà tôi có được chính là nhờ niềm đam mê đọc sách và nghiên cứu mà tôi có được từ nhỏ. Điều này cũng chẳng có gì để tự hào, thậm chí đôi khi tôi thấy hối hận vì mình đã đọc quá nhiều, biết quá nhiều thứ không phù hợp với chuyên môn, giá như tôi để dành thời gian học các chuyên nghành kinh tế hay ngoại ngữ thì mọi chuyện có thể tốt hơn.
    Chính vì nguyên nhân đó mà bác sẽ thấy các bạn trẻ bây giờ sẽ thờ ơ với lich sử và văn hoá dân tộc Việt. khi học các chuyên nghành đó họ sẽ thất nghiệp hoặc có việc làm thì cũng không kiếm được nhiều tiền. Mà để giải trí thì họ có rất nhiều thú vui khác tốt hơn là cầm quyển sách nặng trịch và nhiều chử chỉ để biết về các cụ thời xưa chẳng có ích lợi gì và càng thêm nặng đầu, áp lực cuộc sống có hàng trăm ngàn thứ phải lo, khi cần giải trí họ sẽ chú ý tới những gì được cho là thời thượng, là mốt là hiện đại chứ công đâu mà biết về văn hoá và lịch sử làm gì cho vô ích.
    Tôi tốt nghiệp đại học xã hội nhân văn Tp HCM trước đây là đại học văn khoa sài gòn. Tôi học chuyên nghành địa lý thế mà khi hỏi các bạn sinh viên khoa sử về một số viên tướng thời nam bắc triều Như Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn, Nguyễn Kính, Hoàng Duy Nhạc, Trần Chân ... họ ngơ ngác tưởng đâu là các viên tướng trung quốc, hỏi các bạn khoa văn về một số tác phẩm văn học cổ Việt Nam họ bảo chưa đọc bao giờ, các sinh viên chuyên nghành còn như vậy thì thử hỏi giới trẻ việt nam không hiểu rõ văn hoá lịch sử Việt Nam là chuyện đương nhiên.
    nhưng tôi nghĩ bác không nên quá nãn và lo vì điều này. Đó là xu hướng chung mà bất cứ nước nào đều phải gặp. Bác vào diễn đàn bác cũng thấy có rất nhiều người am hiểu chứng tỏ giới trẻ không phải là quá thờ ơ về lịch sử và văn hoá Việt nam như bác lo.

Chia sẻ trang này