1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cá và con cá

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi linhanh09, 27/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linhanh09

    linhanh09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn thảo luận và cho biết từ "cá" khác với từ "con cá" như thế nào nhé!
  2. ovalove

    ovalove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    1
    "Cá" và "Con cá" giống như "mẹ" với "con mẹ" bạn đã hiểu chưa ?
  3. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Tuỳ từng văn cảnh mà 2 từ này khác nhau.

    Nếu để chỉ về loài cá, thì 2 từ này đều là danh từ, và nó đồng nghĩa.

    Nếu từ "cá" dùng trong văn cảnh khác thì đôi khi nó lại là động từ, ví dụ: "Tôi cá là anh ta đi lối này".

    Tạm thời chỉ nghĩ được như thế, chủ top có đóng góp gì mới à? :D
  4. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Hay thật! Cứ thích tìm hiểu những cái gì đâu đâu không à, nhưng hồi những cái đơn giản, dùng hàng ngày như vầy ta lại chẳng giải thích ra hồn được.
    Trước hết không bàn đến “cá” trong “cá cược”, vì nó là từ cùng âm khác nghĩa.

    Không chắc lắm nhưng có thể hiểu là “cá” có những điểm khác “con cá”.
    “Cá” chỉ một loài động vật có xương sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. Và “cá” này dùng với nghĩa chung chung, không cụ thể về một đơn vị nào cả.
    Vd:
    - Hồ này nhiều cá lắm! (c1)
    - Người Việt thích ăn cá. (c2)
    - Cơm cá có ngon hơn cơm rau không? (c3)
    - Em ra chợ mua giùm anh 5 lạng cá bống! (c4)
    - Cá này bán thế nào hả em? (c5)
    Chắc là không thể thay thế từ “con cá” vào những chỗ có từ “cá” ở 5 câu trên để giữ i ý của câu.

    “Con cá” cũng là nói đến 1 loài động vật là cá nhưng ý chính ở đây là chỉ cho từng đơn vị (những) cá thể động vật; tức là nó có tính chi tiết, cụ thể. Đây là 1 từ ghép, theo đúng cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt, “con” là thành tố chính, do đó nói lên ý nghĩa chính của từ; còn “cá” chỉ là thành tố phụ, bổ trợ, làm sáng tỏ cho thành tố chính.
    Vd:
    - Con cá bơi qua, bơi lại nhưng không chịu đớp mồi. (c6)
    - Tôi mới bắt được con cá trắm cỏ nặng cỡ 5 kí. (c7)
    - Có mỗi con cá mà cũng giành nhau! (c8)
    - Con cá này bán thế nào hả em? (c9)

    Khả năng kết hợp từ (kết cấu từ ghép) của tiếng Việt hết sức đơn giản, dễ dàng. Cơ bản là cứ theo trật tự xuôi và có logic về nghĩa là được. Nghĩa này là sự tổng hợp từ những nghĩa của các từ thành phần. Bởi vậy mà có “con cá”, và “cá con” cũng có.
    Tiếng Việt cũng lại rất linh hoạt trong khả năng chia tách từ. “Con cá” dễ dàng thành “con” + “cá”. Từ khả năng này mà người ta hoàn toàn có thể gọi tắt, rút bớt từ trong nhưng hoàn cảnh giao tiếp ngôn ngữ cụ thể. Tiếng Việt thường dùng những thành tố chính, từ có nghĩa khái quát để “thay mặt” cho cả cụm từ. Với vd “con cá”, người ta có thể dùng “con” hoặc “cá” để thay thế trong một số trường hợp.
    Vd:
    - Câu (c5) từ “cá” được thay cho “những con cá”
    - Câu (c7) rút gọn được “con cá trắm” thành “con trắm”
    - Câu (c9) rút gọn được “con cá” thành “con”

    Tây họ học tiếng Việt chắc rất khó phân biệt “con cá”, “con” và “cá”.
    “Con cá” là một từ ghép hoàn chỉnh, chức năng chắc cũng giống như “quyển sách”, “nhà khách”, “cây ổi”, “xe máy”,... Nhưng có điều ta khó mà tra được từ điển nào có mục “con cá” hay “cây ổi” trong khi lại có mục “nhà khách”, “xe máy”. Theo các bác thì người ta dựa vào tiêu chí gì để xếp từ vào từ điển?

    Tóm lại:
    “Cá”: tính khái quát, chung; chỉ loài
    “Con cá”: tính đơn vị, cụ thể; nhấn mạnh đến nghĩa “con”
    “Con cá” có thể được rút gọn thành “con” hoặc “cá”
  5. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    =)) bàn về tiếng Việt thì sẽ không bao giờ dứt...









































































    ... vì lối tư duy không rõ ràng của người Việt.
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
    Cần phân biệt là Danh Từ, Động trừ hay Tỉnh Từ Loại tử nhé.

    (*) Nếu là Danh từ :
    Cá, Con Cá:

    động vật có xương sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây.
    Danh từ [​IMG]
    miếng gỗ (giống hình con cá) dùng để giữ chặt các mộng gỗ khi lắp ghép.
    miếng gỗ chốt giữa bộ phận thân cày với bộ phận nối liền lưỡi cày.
    miếng sắt cứng cài vào cạnh đứng của răng trong bộ bánh cóc, để cho bánh răng chỉ quay được một chiều

    xe bị trượt cá
    miếng sắt đóng vào đế giày da để chống mòn.

    (*) Nếu là Tiếng Hán Việt (Tỉnh Từ Loại tử):
    cá biệt 个别cá nhân 个人cá tính 个性cá tử 个子các cá 各个chỉnh cá 整个hạ cá nguyệt 下个月hạ cá tinh kỳ 下个星期kỷ cá 几个nhất cá 一个thượng cá 上个

    (*) Nếu là Động từ [​IMG]
    (Phương ngữ) cuộc
    cá nhau xem ai thắng ai thua

    Tạm biết Thế nếu Ai Cao Nhân xin chỉ bảo thêm.

Chia sẻ trang này