1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đi và viết] Lính và những chuyến đi...

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi GiangQD, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Nếu k tra xét để cho ai muốn lên thì lên, ai muốn làm gì thì làm, để cho kẻ xấu muốn phá hoại thượng nguồn dòng sông giàu tiềm năng thủy điện nhất đất nước này sao (tổng công suất 3 thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu sau khi hoàn thành là 5.200 Mhw. Dân phượt chỉ biết đi chơi thỏa lòng mà ko hiểu cho nỗi khổ của những người lính biên phòng phải canh giữ nơi đây...
  2. letaon22

    letaon22 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2007
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Hê đồng chí này nhậy cảm quá cơ.
    Nếu ghét thì đã chả bị đánh hội đồng rượu.
    Còn việc dân phượt đi đâu làm gì,biên phòng khổ hay không thì là tùy cảm nhận của mỗi người.
  3. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 3
    MIỀN CỔ TÍCH SÔNG ĐÀ





    Nơi vách đá còn ghi bia Lê Lợi
    Lịch sử ngược sông Đà nước réo tiếng gươm khua
    Em đứng đó mỉm cười khi anh hỏi
    Như hoa Ban chỉ nở lúc sang mùa…

    (Trần Mạnh Hảo)

    Gần 600 năm trước…

    Năm 1432, ông vua họ Lê đem quan binh bình định miền châu Ninh Viễn (tên cũ của tỉnh Lai Châu), đánh đuổi tộc trưởng người Thái Đèo Cát Hãn, chấm dứt sự chi phối của nhà Minh, thu phục miền Tây Bắc đất nước. Sau khi dẹp loạn xong, Lê Lợi đích thân dong thuyền ngược lên thượng nguồn dòng Đà giang hũng vỹ để trạm lời răn dạy với non sông lên đỉnh núi Pú Huổi Chò (nay thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu).

    Di địch chi vi biên họa, tự cổ hữu chi, Hán chi Hung Nô, Đường chi Đột Quyết, ngã Tây Việt chi Mang Lễ, chư man thị giả, khoảng do Trần Hồ suy chính, phiên thần quân thổ, Cát Hãn nữu ư cựu tập, phụ cố phất thoan, dư kim xuất sư vãng chinh thủy lục tịnh tiến, nhất cử tựu bình, nhân tả nhất luật, khắc chi vu thạch dĩ giới hậu thế man tù chi cánh hóa dã vân:

    “Cuồng tặc cảm bô tru
    Biên dân cửu hệ tô
    Bạn thần tòng cổ hữu
    Hiểm địa tự kim vô
    Thảo mộc kinh phong lạc
    Sơn xuyên nhập bản đồ
    Đề thi khắc nham thạch
    Trấn ngã Việt Tây ngung”.

    Tân Hợi quý đông cát nhật
    Ngọc Hoa động chủ đề.

    Tạm dịch: Dân ở đây có một mối lo giặc Di địch, mối lo đó từ xưa đã có. Đời nhà Hán có giặc Hung Nô, đời nhà Đường có rợ Đột Quyết, các quan vùng Mường Lễ phía Tây nước Việt ta là như vậy, không lâu việc chính sự nhà Trần, nhà Hồ suy yếu, Cát Hãn khư khư giữ theo thói cũ nổi lên làm loạn. Nay ta đem quân đi đánh, đường thủy, đường bộ cùng đi một lúc, đánh một trận dẹp yên. Nhân đây ta làm bài thơ luật khắc vào vách đá để lại cho đời sau và răn các tù trưởng về sau phải theo đức hóa, thơ rằng:

    Bọn quân điên cuồng sao dám tránh sự trừng phạt
    Dân biên thùy đã từ lâu đợi ta đến cứu sống
    Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có
    Đất đai hiểm trở từ naykhông còn
    Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sợ
    Sông núi từ nay nhậpvào bản đồ
    Đề thơ khắc vào núi đá
    Trấn giữ phía Tây nước Việt ta.

    Ngày lành tháng chạp năm Tân Hợi (tức 1/1432)
    Ngọc Hoa động chủ đề.(Bản dịch của Trần Lê Văn).

    Vua Thái

    Người Thái ăn theo nước, người Xá ăn theo lửa, người Mông ăn theo sương…Ở Tây Bắc tất cả các tên sông, suối, ghềnh thác của Đà giang đều đặt theo tiếng Thái. Những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, xứ Lai Châu là miền đất của vua Thái Đèo Văn Long cai quản. (Tây Bắc khi ấy có 3 tộc trưởng – vua của người thiểu số cai quản là Vương Chính Đức – Vương Chí Thành ở Đồng Văn-Hà Giang; Hoàng A Tưởng ở Bắc Hà – Lào Cai và Đèo Văn Long ở Mường Lay-Lai Châu). Người Thái họ Đèo là họ làm vua. Đèo Văn Long là con trai của Đèo Văn Trì, một bá quan của thực dân Pháp dựng lên nhằm cai trị đồng bào dân tộc Thái sống ven lưu vực sông Đà (năm xưa là Đèo Cát Hãn). Đèo Văn Long tham lam, độc ác, theo chân thực dân đàn áp đồng bào, bắt sưu cao, thuế nặng, phu phen phục dịch quanh năm. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, oán than,. Chưa kể, tất các các cô gái Thái đẹp nhất các xứ, các mường từ Mường So (Phong Thổ_Lai Châu) đến tận Mường Lò (Yên Bái), Mường Tấc (Phù Yên-Sơn La)…đều phải mang về cống nạp cho vua Thái và phục vụ quan Pháp. Cho đến tận bây giờ, ở Phong Thổ, Mường Tè, Mường Lay…và nhiều nơi khác vẫn còn có những đứa trẻ sinh ra mang trong mình dòng máu Âu pha tạp ấy…Dinh thự vua Thái Đèo Văn Long nằm ở ngã ba sông Đà và Nậm Na, qua hàng trăm năm vẫn tồn tại cùng sóng dữ Đà giang nhưng giờ đây đã phải chịu khuất phục trước sức người khi bị nhấn chìm trong lòng hồ thủy điện Sơn La…Tàn tích về ông vua Thái không còn nhưng câu chuyện bi ai về một thời đau thương của đồng bào Thái bên dòng sông ấy vẫn còn lưu dấu mãi như câu thơ thiết tha, trĩu nặng của nhà thơ Trần Mạnh Hảo năm xưa…

    Nơi lịch sử còn ghi thời thống khổ
    Cô gái xòe xưa lao mình xuống sông Đà
    Nơi em đứng sân vua Đèo giờ biếc cỏ
    Anh đi tìm nước mắt gặp lời ca….


    Gần 600 năm sau…

    Năm 2009, có một ông họ Lê nhưng là Lê Triều Dương (tự Du Già) nức tiếng giang hồ đi du lịch bụi…Mùa xuân năm ấy, Du Gìa dong ngựa cùng các chiến hữu lên thượng nguồn Đà giang để thỏa lòng mong ước và chiêm nghiệm cảnh sắc, con người nơi biên ải xa xôi. Chẳng hẹn mà gặp, 6 anh em chúng tôi: Quang già, Du Gìa, Long Waves, Giang Mèo, Hải ĐT, Thành jonh gặp nhau ở thị trấn huyện Mường Tè, cùng hiệp đồng để chinh phục điểm sông Đà chảy vào đất Việt.

    Sau đêm đổ rượu ở Đồn biên phòng 311…Sáng sớm, chúng tôi dậy thưởng ngoạn biển mây Ka Lăng rồi khẩn trương thu xếp quân trang, chào chỉ huy đồn để hành quân vào Kẻng Mỏ. Lần này (sau khi được đích thân Chính ủy BP Lai Châu chỉ thị giúp đỡ), đoàn lên đường với “gai” cực kỳ pro: Trung úy Trịnh Thế Gia, vừa tốt nghiệp Học viện Biên phòng, cầm chiếu thư xuống nhậm chức quan nhỏ, trông coi trạm thượng nguồn Đà giang. Dù vội vã nhưng quan coi trạm vẫn kịp nhanh tay bắt 2 con vịt và hái một bó rau cải buộc sau lưng ngựa để coi như có chút lễ lạt chào hỏi với huynh đệ dưới trạm đang chờ…

    Dòng Đà giang khởi nguồn từ núi Nguỵ Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Sông Đà dài 983km (đoạn chảy trên đất Việt dài 543km), trong đó có 232km chảy trên địa phận tỉnh Lai Châu. Trong hơn 230km ấy có 170 thác và 130 ghềnh. Người Thái sinh sống ven dòng sông này gọi con sông là Nậm Tè (sông Thật). Do độ dốc lớn và sức nước chảy xiết, sông Đà được các nhà nghiên cứu xếp vào loại "sông hung dữ bậc nhất ở Đông Dương". Chính đặc điểm ấy đã tạo cho nó trữ năng thủy điện dồi dào với 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam là Hòa Bình, Sơn La đang trong giai đoạn hoàn thành và thủy điện Lai Châu đang triển khai với tổng công suất dự kiến sau khi hoàn thành là 5.200 Mhw…

    Trở lại chuyện ông họ Lê (Du Gìa). Sau khi đánh chén cá Lăng và đêm ngủ lại trạm với Tình “xuồng” (lái đò 30 năm của s Đà Lò Văn Tình) và Phiến phiên dịch, buổi sáng gương mặt lão dường như rất phởn phơ, tự mãn…Tôi hỏi thầm: anh có gì vui mà tươi tỉnh thế?. Lão khề khà: “Thằng Phiến phiên dịch ko cho tao lên cầu treo Kẻng Mỏ, ko cho ra mốc 18 mặc dù nó ngay sau lưng trạm. Tao bực mình tối qua ép rượu cho chúng nó say ngoắc, thằng Phiến mang cả bình rượu quý ngâm để Tết về biếu bố vợ ra đãi. Cuối cùng ngất ngây nằm gục cả lũ, tao giả vờ “đi đái” rồi phóng thẳng lên cầu treo Kẻng Mỏ, xuống mốc 18 đứng hút thuốc cả đêm mà chả ai biết. Sáng nay nó vẫn tưởng tao chưa biết mốc ở đâu…ha ha”. Đúng là cao nhân tắc hữu cao nhân trị…

    Sau khi lái đò Lò Văn Tình (người ở 3 Tè - bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè) liên hệ thuê được 1 chiếc tàu khai thác vàng để chở anh em lên mốc 17.1 (khoảng 6km đường sông), chúng tôi hăm hở xuống tàu. Quan coi trạm Trịnh Thế Gia, đứng trên bờ mà lòng như lửa đốt, đoạn cứ nhắc đi nhắc lại lời dặn dò: “Các anh đi cẩn thận, an toàn, em lo lắm. Hôm nay là ngày đầu em nhậm chức. Trộm vía không may có chuyện gì thì em ân hận suốt đời, mà sự binh nghiệp của em mới mở màn coi như cũng tiêu tan…”.

    Hết kỳ 3:

    Kỳ 4: Vượt thác trở về


    [​IMG]

    Đà giang huyền thoại
    [​IMG]

    Cầu Hang Tôm bắc qua sông Đà từng là niềm tự hào của người dân Lai Châu trong suốt 30 năm giờ đã chìm dưới lòng hồ thủy điện
    [​IMG]
    [​IMG]

    hoang dã khi xưa
    [​IMG]

    ngã ba s Đà - Nậm Na. Bên kia là khu phế tích dinh thự vua Thái Đèo Văn Long
    [​IMG]

    Hang Tôm mới hôm nay
    [​IMG]

    tàn tích Hang Tôm (chụp tháng 7-2011). Gio thì ko còn gì nữa
    [​IMG]

    nước sông Đà dâng lên đã nhấn chìm mọi thứ
    [​IMG]

    thủ phủ của tỉnh Lai Châu 40 năm nằm bên bờ sông Đà giờ chỉ là hoài niệm cũa những người đã qua nơi đây
    [​IMG]
    [​IMG]

    người Thái bao đời nay ăn đời ở kiếp với dòng sông Đà. Nay nó đã không còn là Đà dang hung dữ và thiêng liêng của ngày xưa nữa
    [​IMG]

    sau khi hoàn thành thủy điện Sơn La và Lai Châu sẽ hình thành 3 hồ lớn nhất Việt Nam trên dòng sông Đà. Tổng trữ lượng nước (xả đủ) khoảng 27 tỉ mét khối nước. Nếu vỡ ra sẽ xóa số đồng bằng sông Hồng
    [​IMG]

    Bản làng mới của người Thái ven sông Đà
    [​IMG]

    Bản tái định cư
    [​IMG]

    dừng chân trước Trạm Kẻng Mỏ
    [​IMG]

    quan coi trạm Trịnh Thế Gia triển khai nhiệm vụ với binh lính bên mốc 18 Kẻng Mỏ
    [​IMG]

    Cầu treo Kẻng Mỏ, cây cầu đầu tiên bắc qua Sông Đà phần lãnh thổ Việt Nam
    [​IMG]

    bắt được 1 tên phượt tìm cách trốn ra mốc
    [​IMG]

    lang thang nhặt đá sông Đà
    [​IMG]

    mốc 18 với quan coi trạm Kẻng Mỏ Trịnh Thế Gia
    [​IMG]

    Cầu treo Kẻng Mỏ nhìn từ lòng sông. Trên cầu vẫn thấp thoáng bóng Trịnh Thế Gia đứng chờ đợi, dõi theo chuyến đi của đoàn...
    [​IMG]

    xuống thuyền
    [​IMG]
  4. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Tập trung chuyên môn đê.

    Mai bác Pờ Sì Tài về HN ,tau lại gặp nhậu với bác ấy rồi ...Khà...Khà...
  5. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Hix! Sướng thế anh ơi! cho em gửi lời hỏi thăm bác Tài nhé!
  6. tisina2003

    tisina2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Bác GiangQD: đường vào năm 2009 vất vả quá, cuối 2010, em mới vào tới Pắc Ma, đã đỡ hơn nhiều rồi. Chỉ sợ ngày mưa thôi.
    Bác DuGia: bác cho ít thông tin về địa điểm nhậu đi bác, cuối buổi em qua gửi bác Pờ Sí Tài ít ảnh!
  7. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    CỬA ĐẠI NGÀY BUỒN CUỐI NĂM





    Sáng sớm ngày 26-12, tiết trời thành phố Hội An (Quảng Nam ) se sắt lạnh, mưa bụi bay lất phất, bầu trời xám ngắt một màu u ám, dòng sông Thu Bồn vẫn mênh mang buồn đổ ra Cửa Đại… Trên bờ biển hàng nghìn người dân cùng chính quyền, lực lượng vũ trang vẫn đang tập trung ngóng về phía biển với mọi nỗ lực cao nhất để tìm kiếm 5 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 70 (Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam) mất tích sau vụ chìm tàu trưa ngày 25-12.

    Chuyến tàu không cập bến...

    Sau bữa cơm trưa ấm áp, vui vẻ ở đảo Cù Lao Chàm ngày 25-12, 29 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 70 (Bộ CHQS Quảng Nam) phấn khởi lên tàu vào Hội An với niềm vui riêng trong những ngày cuối năm sắp hết. Trong số này có 10 đồng chí cán bộ về dự hội nghị ở tỉnh đội, 18 đồng chí mang theo quân tư trang để về Trường Quân sự Quân khu 5 học lớp Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và 1 đồng chí vừa có quyết định về nhận nhiệm vụ tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Núi Thành…Ngoài ra còn có 5 người dân đi nhờ tàu, trong đó có Bí thư Đảng ủy xã đảo Tân Hiệp và hai phụ nữ là vợ của quân nhân thuộc tỉnh đội Quảng Nam. Biển miền trung những ngày này tuy không có bão nhưng sóng lớn và động, khi tàu tới cách bãi biển Cửa Đại khoảng gần 1km thì chao mạnh. Mọi người trên tàu đều nằm nép mình xuống sàn để tránh say sóng. Nhưng sóng lớn đã đẩy tàu lên cao rồi bẻ gãy bánh lái khiến tàu lật úp…

    Thiếu úy Phùng Ngọc Tuấn, Trợ lý tham mưu Tiểu đoàn kể lại: “Khi đó tôi đang nằm im thiu thiu ngủ thì bất chợt tàu dựng mạnh lên rồi ụp xuống. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, tôi thấy mọi người la hét rồi rơi cả xuống biển”. Còn chiến sĩ Brướch Cheo, người dân tộc Kơ Tu (Đông Giang, Quảng Nam) thì nói rằng: “Tôi đang nằm thì tàu giật mạnh rồi đã thấy mình ở dưới nước, lạnh cóng và hoảng sợ. Rất may tôi bám được vào một thùng dầu và cố bơi vào. Sau đó có người dân trên bờ ra cứu đưa lên”. Ông Nguyễn Cường, một ngư dân ở phường Cửa Đại rùng mình nhớ lại: “Buổi trưa đó, nhà tui đang ăn cơm, tui nghe tiếng người la hét tàu chìm liền bỏ vội bát cơm chạy ra. Tui thấy trên biển lô nhô đầy người ôm thùng dầu, ôm mảnh thuyền vỡ…đang kêu gào. Ngay lập tức tui lao ra biển bơi và cứu được 3 người đưa vô bờ để đưa đi cấp cứu. Sau đó tui quay lại bơi và đưa thêm được 2 người nữa vô, sóng lớn quá nên rất khó tìm và bắt được người bị nạn...”. Đại tá Phạm Xuân Thiện, Phó chỉ huy trưởng Bộ CHQS Quảng Nam cho biết, vào thời điểm xảy ra tai nạn, ngay lập tức các lực lượng hỗ trợ của chính quyền và địa phương chưa thể có mặt. Người dân khu vực phường Cửa Đại đang ở hiện trường đã tích cực hô hào, cùng nhau tham gia cứu nạn và đưa được nhiều người lên bờ…

    Nỗ lực tìm kiếm

    Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó tư lệnh Quân khu 5 nhấn mạnh, đây là một tai nạn đáng tiếc do điều kiện thời tiết bất thường, gây thiệt hại lớn cho lực lượng vũ trang và nhân dân. Tất cả các đồng chí đi trên tàu đều đang đi làm nhiệm vụ của đơn vị giao phó. Lực lượng vũ trang đã huy động 1 máy bay trực thăng MI 171 của Sư đoàn Không quân 372 bay tìm kiếm trong hơn 1 giờ đồng hồ trên khắp vùng biển Hội An. Thượng tá Nguyễn Việt Hùng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 954 (Sư đoàn 372), cơ trưởng chuyến bay cho biết: “Ngay sau khi nhận lệnh, chúng tôi đã tổ chức bay tuần quanh khắp khu vực biển Hội An-Cửa Đại và xung quanh để tìm kiếm nhưng do thời tiết xấu, biển động nên tầm nhìn rất hạn chế nên chưa tìm thấy đồng chí nào ”. Ngoài ra đã có 2 tàu của Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, 1 tàu của Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn khu vực 2, 4 tàu của Bộ đội biên phòng Quảng Nam, Đà Nẵng, 2 ca nô của Bộ CHQS Quảng Nam cùng 20 tàu, 11 thuyền thúng của ngư dân Hội An, Núi Thành tham gia tìm kiếm liên tục trên biển. Theo Đại tá Phạm Xuân Thiện, Bộ CHQS Quảng Nam đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ tham gia ứng trực, tìm kiếm cứu nạn và trực đêm tại bờ biển. Ngoài ra lực lượng dân quân, du kích của thành phố Hội An và các huyện ven biển Tam Kỳ, Núi Thành, Duy Xuyên, Điện Bàn đều được huy động tham gia.

    Quân khu 5 đã hỗ trợ mỗi gia đình có cán bộ, chiến sĩ hy sinh và người dân bị chết 10 triệu đồng, đồng thời Bộ CHQS Quảng Nam sẽ tổ chức lo chu tất toàn bộ mai táng. Đối với cán bộ, chiến sĩ mất tích, quân khu sẽ chuẩn bị mọi thủ tục sau khi tìm thấy và chuẩn bị hồ sơ báo cáo Bộ Quốc phòng để có chế độ, chính sách hợp lý. Trước đó tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ mỗi gia đình có người chết 5 triệu, người bị thương 1 triệu. Thành phố Hội An hỗ trợ gia đình có người chết 5 triệu, người bị thương 1,5 triệu. Chính quyền cũng sẽ biểu dương, khen thưởng và chi trả toàn bộ tiền xăng dầu, ngày công cho các tàu, thuyền của ngư dân tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

    Bộ quốc phòng hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ hy sinh và người dân bị nạn

    Chiều ngày 26-12, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Trung tướng Đào Duy Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu đã tới thăm hỏi, động viên và gửi tiền hỗ trợ của Bộ đối với các gia đình nạn nhân. Theo đó, Bộ Quốc phòng hỗ trợ mỗi gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinh và người dân bị chết 50 triệu đồng. Trung tướng Đào Duy Minh đã tới thắp hương và động viên và gửi tiền hỗ trợ gia đình nạn nhân Nguyễn Thị Hương. Đồng thời tới Đồn Biên phòng Cửa Đại gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ và người dân trực tiếp tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển. Trong số này tiêu biểu có anh Nguyễn Cường, ngư dân 41 tuổi ở phường Cửa Đại, thành phố Hội An. Ngay sau khi biết tàu bị chìm, mặc dù trời gió to, biển động và rất lạnh nhưng anh Cường đã không hề e ngại mà bơi ngay ra biển để cứu người. Vật lộn với sóng to, gió lớn anh đã đưa hết lượt người này tới người khác vào bờ để cấp cứu. Không chỉ có vậy, anh còn hô hào, kêu gọi bà con xung quanh để chung sức hỗ trợ cứu người. Trong lúc hiểm nguy, sóng to, gió lớn anh Cường đã cứu được 10 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 70 vào bờ…Ngoài ra còn có những ngư dân khác và Binh nhất Nguyễn Văn Minh ở Đồn Biên phòng 260 Cửa Đại đã tích cực tham gia cứu nạn. Chiến sĩ Nguyễn Văn Minh quê ở Điện Bàn, Quảng Nam mới nhập ngũ được 8 tháng, khi thấy tàu chìm đã dũng cảm lao ra để cứu được một đồng đội đưa vào bờ…Trung tướng Nguyễn Duy Minh đã chân thành cảm ơn và khen ngợi các ngư dân, cán bộ, chiến sĩ vì sự dũng cảm, hy sinh, không sợ nguy hiểm để cứu được nhiều quân nhân cho quân đội và gia đình. Đồng thời trao tiền thưởng của Bộ Quốc phòng 10 triệu đồng cho anh Nguyễn Cường, 5 triệu đồng cho Binh nhất Nguyễn Văn Minh và 3 triệu đồng/người cho 7 ngư dân khác đã tham gia cứu hộ.


    Danh sách 5 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 70 mất tích

    1. Trung úy Bùi Phước Tâm, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 70, quê quán phường Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
    2. Thiếu úy Nguyễn Hồng Duy, quê quán xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
    3. Thiếu úy Nguyễn Hồng Chiến, vừa có quyết định về làm Trợ lý Tác chiến, Ban chỉ huy Quân sự huyện Núi Thành; quê quán huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
    4. Chiến sĩ Lê Văn Chí, quê quán, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
    5. Chiến sĩ Đặng Ngọc Thiện, quê quán xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
    [​IMG]

    những gì còn lại của con tàu
    [​IMG]

    hàng nghìn người dân ngóng ra biển chờ đợi
    [​IMG]

    những người trở về
    [​IMG]

    ngóng tin trước cửa BV Hội An
    [​IMG]

    tìm kiếm
    [​IMG]

    chiếc balo tìm thấy...
    [​IMG]

    người mẹ chờ con
    [​IMG]

    dựng trại dã chiến
    [​IMG]




    NƠI SÓNG DỮ ĐI QUA....



    Biển Cửa Đại ngày sắp hết năm lạnh tê tái, những con sóng vẫn ầm ì nhào lên bờ cát, gió lộng thổi tung làm tắt dụi những đốm lửa nhỏ để trơ ra rải rác khắp mép nước rất nhiều chân hương còn cháy dở… Hàng trăm cặp mắt thẫn thờ, buồn bã vẫn dõi theo từng đợt sóng nhô lên, nhấn xuống ngoài khơi…Xa đó, ngoài kia, vẫn còn những cán bộ, chiến sĩ hy sinh chưa trở về…Vụ chìm tàu đáng tiếc xảy ra đã 3 ngày nhưng nỗi đau, trách nhiệm, tinh thần đoàn kết và tình người vẫn còn nguyên đó…





    Nỗi đau và trách nhiệm



    Sáng sớm ngày 27-12, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Trung tướng Đào Duy Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã tập trung từ rất sớm. Trung tướng Đào Duy Minh sốt ruột nên hẹn đoàn đi sớm để kịp viếng đám tang chị Trương Thị Kim Tiến, ở huyện Quế Sơn, Quảng Nam bị thiệt mạng trong vụ chìm tàu vừa qua. Chị Tiến (sn 1983) là giáo viên Trường THCS Phú Thọ (huyện Quế Sơn), ra thăm chồng là Trung úy Trần Ngọc Luận, Chính trị viên phó Đại đội pháo hỗn hợp, Tiểu đoàn 70 công tác tại đảo Cù Lao Chàm, khi trở về thì gặp nạn. Trung tướng Đào Duy Minh đại diện Bộ Quốc phòng đã chia buồn cùng gia đình, động viên đồng chí Trần Ngọc Luận vượt qua nỗi đau, sớm bình tâm trở lại với cuộc sống và công việc. Đồng thời đồng chí đã trao khoản tiền hỗ trợ 50 triệu đồng của Bộ Quốc phòng cho gia đình nạn nhân.



    Ngày thứ 3 kể từ khi vụ chìm tàu xảy ra, thật dễ để nhận thấy nét ưu tư nặng trĩu, thương cảm, lo lắng, ngóng chờ…trên gương mặt tất cả mọi người có mặt ở bãi biển Cửa Đại. Điều đó thể hiện trên thần thần sắc của Trung tướng Đào Duy Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thiếu tướng Trần Quang Phương, Chính ủy Quân khu 5, Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó tư lệnh Quân khu 5, đồng chí Lưu Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đồng chí Nguyễn Sự, Bí thư thành ủy Hội An…cho đến từng người dân xứ Quảng đang ở đây và cả cánh phóng viên đã ngóng chờ mấy ngày cùng mong tin các anh trở về… 3 ngày qua, thường xuyên có mặt ở bờ biển Cửa Đại tham gia tìm kiếm, chờ đợi là không kể hàng nghìn lượt người dân còn có 10 đồng chí cán bộ tỉnh Quảng Nam, 40 đồng chí cán bộ thành phố Hội An, 20 đồng chí chỉ huy bộ tư lệnh và các đầu mối Quân khu 5, 45 đồng chí Vùng 3 Hải quân, hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS, Bộ CHBP Quảng Nam, Hội An, 200 dân quân tự vệ…Không chỉ có vậy, ngoài Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam…cùng nhiều lãnh đạo, chỉ huy khác vẫn liên tục chỉ đạo từ xa, kiểm tra, hỏi thăm tình hình tìm kiếm các đồng chí mất tích qua điện thoại…



    Trên bờ biển, tại Sở chỉ huy dã chiến, các chỉ huy lực lượng vũ trang cùng lãnh đạo chính quyền đang hiệp đồng mọi phương án để xử lý các tình huống xảy ra cũng như lo giải quyết hậu sự cho gia đình người thiệt mạng. Bên cạnh đó là hàng chục cán bộ quân y, bác sĩ, y tá của Bệnh viện quân y 17, Bệnh viện Hội An…túc trực sẵn sàng sơ cứu người bị nạn. Ngoài biển, ở gần bờ là hàng chục thuyền đánh cá, thúng rái của ngư dân đang mải miết rà lưới quét, bỏ câu để tìm kiếm. Xa hơn một chút là các chiến sĩ của Tiểu đoàn đặc công 409 đeo kính lặn, dòng dây để ngụp mình trong biển nước lạnh buốt mong nhìn thấy đồng đội…Ngoài khơi kia còn có tàu của bộ đội biên phòng, bộ đội hải quân, Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn khu vực 2 đang quần lộn với sóng để sớm thấy đưa các anh trở về…Trên bầu trời Cửa Đại u ám, máy bay trực thăng của Sư đoàn Không quân 372 vẫn vòng lượng bao nhiêu lần với hy vọng mong nhìn thấy được đồng chí nào đó…Và những nỗ lực đó đã có kết quả khi khoảng 15 giờ chiều ngày 27-12, tại bờ biển xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, lực lượng dân quân và nhân dân địa phương đã tìm thấy thi thể của chiến sĩ Lê Văn Chí, quê quán xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Theo Đại tá Phạm Xuân Thiện, Phó chỉ huy trưởng Bộ CHQS Quảng Nam, sau khi cơ quan điều tra hình sự và pháp y làm việc xong, thi thể chiến sĩ Lê Văn Chí sẽ được bàn giao cho cơ quan quân sự huyện Thăng Bình để đưa về gia đình làm thủ tục mai táng.



    Tình quân dân



    Có thể khẳng định, vượt qua nỗi đau, mất mát là trách nhiệm, tình cảm của cả hệ thống chính trị, các đơn vị lực lượng vũ trang, chính quyền và đặc biệt là nhân dân. Suốt những ngày qua hàng nghìn người dân thành phố Hội An và cả những địa phương khác đã về bãi biển Cửa Đại để chung sức tham gia tìm kiếm và ngóng chờ tin các đồng chí mất tích. Anh Nguyễn Cường, người ngư dân phường Cửa Đại đã cứu sống 10 quân nhân tâm sự rằng: “Suốt mấy ngày qua tui không yên dạ chút nào, mặc dù cứu được nhiều người và được khen thưởng nhưng thực lòng tui buồn lắm và mong đợi tìm thấy được các anh còn lại. Người dân sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ chính quyền, lực lượng vũ trang khi có yêu cầu không nề hà chi. Tui nghĩ đó là truyền thống và là tình cảm lâu đời của dân tộc Việt Nam mình. Bản thân tui khi thấy tàu chìm cũng chẳng kịp suy nghĩ gì mà bơi ngay ra biển để cố cứu càng nhiều người càng tốt.”.



    Đại úy Trịnh Quang Hân, Đồn phó Đồn Biên phòng Cửa Đại nhớ lại: “Khi đơn vị đang ăn cơm trưa thì có ông Lê Hạnh Em và ông Phạm Bê ở phường Cửa Đại chạy tới báo tin tàu chìm. Ngay lập tức chúng tôi báo động đơn vị đưa toàn bộ cán bộ, chiến sĩ với áo phao ra bờ biển. Ngoài đó sóng lớn, gió to, lại không có phương tiện, may mà người dân đã có mặt rất nhanh và đông. Đa phần số họ lại là ngư dân nên có kinh nghiệm và rất nhiệt tình, dũng cảm, khi đó các lực lượng chức năng chưa có mặt, nếu không có người dân thì có lẽ đã không cứu được nhiều người như vậy. Phải kể đến những người như anh Nguyễn Cường, ông Phạm Sơn, ông Lê Công Khánh, ông Nguyễn Chút, Lê Văn Thành…đã nhanh chóng kêu gọi các đội thúng và mang dây để buộc người đưa ra cứu hộ. Ngay cả khi Binh nhất Nguyễn Văn Minh của Đồn Biên phòng Cửa Đại bị sóng đánh ra ngoài khơi, nhiều người dân rất đã rất lo lắng và kêu với tôi rằng, các anh phải cứu bằng được cậu Minh, không thể để mất cậu ấy…Đó chính là điều xúc động nhất thể hiện tình cảm quân dân gắn bó, tinh thần tương thân tương ái bất kể với ai, ở đâu, khi nào”.



    Vụ chìm tàu đi qua, ngoài những mất mát, đau thương, chúng ta còn nhìn thấy những bài học và tình cảm quân dân, sức mạnh đoàn kết. Sức mạnh do sự phối hợp, đồng lòng, nhiệt tình, giúp sức hiệu quả của người dân với chính quyền, lực lượng vũ trang là điều mà trước đây chúng ta ít nhìn thấy trong các phương án diễn tập, các khẩu hiệu, tuyên truyền về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Sức mạnh này cần được nhân lên…!







    [​IMG]

    tiếp tục tìm kiếm

    [​IMG]

    trực thăng của Sư đoàn Không quân 372 trước giờ bay

    [​IMG]

    tàu cá ngư dân dùng lưới quét tìm

    [​IMG]

    ngư dân dùng thuyền thúng đưa bộ đội đặc công nước ra lặn

    [​IMG]

    bất chấp sóng lớn, giá lạnh, các anh vẫn lặn tìm đồng đội nhiều giờ

    [​IMG]

    [​IMG]

    mong con trở về

    [​IMG]

    cầu khấn

    [​IMG]

    chờ đợi

    [​IMG]

    [​IMG]

    thắp nhang cho đồng đội

    [​IMG]

    [​IMG]

    cha của Trung úy Bùi Phước Tâm

    [​IMG]

    anh Luận chồng chị Tiến. Hai vợ chồng lấy nhau 3 năm nhưng chưa có con vì anh phải ra HN học 2 năm. Lần này chị ra Cù Lao Chàm thăm anh để chúc mừng chồng ngày 22-12 và ko trở về nữa...

    [​IMG]

    những ngư dân dũng cảm tham gia cứu người

    [​IMG]

    Anh hùng ngư dân Nguyễn Cường băng mình qua sóng dữ cứu 10 quân nhân

    [​IMG]

    Ở tuổi 20, binh nhất Nguyễn Văn Minh đã liều mình lao ra biển cứu được 1 đồng đội. Mặc dù sau đó chính anh bị sóng đánh ra khơi....



    --
  8. tisina2003

    tisina2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Ặc, bác viết gì mà nội dung lại bị ẩn mất rồi
    Em gửi các bác tấm ảnh em vừa chụp lúc ngồi với cụ Pờ Xí Tài tối nay.

    Nghe nói, cụ Du Già đã nhậu từ chiều cơ!

    [​IMG]
  9. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0

    NGƯỜI HÙNG BÊN BỜ CỬA ĐẠI




    Buổi sáng ngày cuối năm, trước hiên ngôi nhà nhỏ ở Tổ 4, phường Cửa Đại, thành phố Hội An, Quảng Nam, ngư dân Nguyễn Cường cầm tấm Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam mà thoáng chút trầm tư, dõi mắt ra cửa biển xa xăm. Đã gần 1 tuần trôi qua sau vụ chìm tàu thương tâm ấy, nhiều người biết đến anh như một người hùng đã xả thân lao vào sóng dữ cứu sống 10 quân nhân. Nhưng trong câu chuyện thân tình, anh vẫn chỉ nhắc đi nhắc lại rằng: “Tui cứu người vì nghĩ mình phải cứu chứ chẳng ngờ tới được khen thưởng, được lên báo chí như thế này…”.


    Cứu một người phúc đẳng hà sa…

    Có lẽ cho đến khi đi hết cuộc đời, anh ngư dân 41 tuổi ấy sẽ không quên được buổi trưa 25-12-2011, vào cái hồi biển Cửa Đại nổi cơn sóng dữ nhấn chìm tàu công vụ của Tiểu đoàn 70 (Bộ CHQS Quảng Nam) đi từ Cù Lao Chàm về Hội An. 34 con người trong đó có 29 quân nhân và 5 người dân đã chới với trong biển nước dậy sóng buốt lạnh để cố gắng bấu víu, níu kéo sự sống. Giữa lúc thiên nhiên nổi giận, con người trở nên mong manh bé nhỏ đó, những ngư dân miền biển xứ Quảng đã có mặt kịp thời, dũng cảm và hy sinh hơn bao giờ hết. Ở đó có anh Nguyễn Cường. Anh ngư dân ấy có gương mặt chữ điền rất đỗi hiền hậu, vóc dáng khỏe khoắn, làn dan rám nắng còn mang hơi muối của người đi biển lâu năm và chất giọng Quảng Nam đặc sệt chân chất không thể lẫn đi đâu được. Mặc dù anh hơn tôi cả chục tuổi đời nhưng ngôn ngữ nói chuyện thật thà, khiêm nhường của một ngư dân xứ Quảng vẫn luôn đệm những từ “vâng”, “dạ” khiến cho người đối diện cảm thấy vô cùng gần gũi, chân tình.

    Mở đầu câu chuyện anh Cường nói rằng: “ Thực sự tui cứu người vì nghĩ mình phải cứu chứ chẳng ngờ tới được khen thưởng, được lên báo chí như thế này. Bây giờ tui kể lại nhà báo nghe thôi. Hôm đó khoảng ngoài 12 giờ trưa, tui vừa ăn cơm xong, đang ngồi dỡ lưới trước cửa nhà. Bỗng nghe bà con trong xóm la rằng có tàu bộ đội bị chìm ngoài bờ biển. Tui chẳng kịp nghĩ gì mà vô lấy xe đạp phóng thật nhanh ra ngoài bờ biển. Từ nhà tui ra tới đó cũng hơn 1 cây số. Ra tới nơi tui thấy biển sóng dữ lắm, ngoài đó nhấp nhô, chới với rất nhiều bộ đội. Có người thì ôm thùng dầu, có người ôm ba lô đang kêu cứu và cố gắng bơi nhưng không được. Lúc này bà con cũng đã ra rất đông, bộ đội của Đồn Biên phòng Cửa Đại đã có mặt và đang tìm cách cứu người nhưng không được vì sóng quá to, trời lại mù mịt. Tui lấy được một chiếc áo phao của ngư dân mặc vô rồi bơi ngay ra biển để cứu người. Lần đầu bơi ra khoảng hơn 100 mét, tui bắt được hai anh bộ đội đang ôm ba lô chới với. Tui thấy họ đuối lắm rồi nên bơi tới bắt vào ba lô để kéo vô. Có anh bộ đội cứ bấu vào vai làm tui bơi không được, tui phải bảo anh ấy buông ra, bám vào ba lô để tui đưa vô. Lúc bơi vô bờ, sóng mạnh đã đánh đứt dây buộc áo phao, tui cố gắng giữ kéo các anh ấy lên bờ, rồi người dân cấp cứu. Lần thứ 2 tui bỏ áo phao, chỉ mặc mỗi áo thun và quần cộc để bơi ra, mấy người bà con gần nhà họ la tui là “mi không mặc áo phao, sóng to mi chết ai nuôi vợ nuôi con mi…”. Khi đó tui cũng không thấy sợ mà chỉ muốn ra cứu thêm người nên vẫn bơi tiếp. Lần này tui nói với anh Phạm Sơn (người em cọc chèo) là “mi lấy dây cột để tao ra cứu thêm người vô”. Tui bơi ra gặp ba anh nữa đang ôm một thùng dầu bị đẩy ra ngoài khơi, tui bám vô thùng dầu bảo các anh ấy bám chắc để tui đẩy vô bờ…Cứ như vậy lần thứ 3 tui ra cứu thêm bốn người, lần thứ 4 ra cứu một người nữa là 10 người…Khi này các ngư dân, bà con đều tham gia rất đông để đưa người bị nạn vào…”.

    Khi tôi hỏi anh Nguyễn Cường rằng anh không sợ mình cũng thiệt mạng khi lao ra biển cứu người hay sao, anh cười hiền trả lời: “Lúc đó chẳng còn nghĩ tới sợ nữa rồi, tui là dân biển lâu năm, bơi tốt lại rành luồng cửa biển này nên tôi tin mình sẽ không sao và cứ thế bơi ra thôi…” Theo lời kể Đại úy Trịnh Quang Hân, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Đại: “Khi đơn vị đang ăn cơm trưa thì người dân tới báo tin tàu chìm. Ngay lập tức chúng tôi báo động đơn vị đưa toàn bộ cán bộ, chiến sĩ với áo phao ra bờ biển. Ngoài đó sóng lớn, gió to, lại không có phương tiện, may mà người dân đã có mặt rất nhanh và đông. Anh Nguyễn Cường đã có mặt ngay từ đầu và là một trong số những người đầu tiên băng mình ra sóng lớn để cứu người. Dù không có áo phao nhưng anh đã rất dũng cảm bơi ra vào nhiều lần để cứu được 10 đồng chí …”.

    Cha chài, mẹ lưới, con câu – Ăn nhờ bọt nước lấy đâu mà giàu!

    Chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Cường, căn nhà xây nhỏ đơn sơ nằm trong xóm chài nghèo của phường Cửa Đại, thành phố Hội An. Khu xóm ngư dân này là đất tái định cư được thành phố cấp, bán với giá rẻ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Mấy chục năm đi biển, tích cóp mãi anh mới xây nổi ngôi nhà cấp 4 tường 10 theo đúng kiểu truyền thống của dân miền biển. Căn nhà có 3 phòng với gian khách trống trơn chỉ có bộ bàn ghế gỗ đặt bộ ấm chén uống nước, phía trên tường treo ảnh Bác Hồ, bên dưới là tấm bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam vừa mới tặng…Ngư dân Nguyễn Cường sinh ra (1971), là con thứ ba trong số bẩy anh em, lớn lên ở vùng cuối sông, cửa biển này và đã có truyền thống nhiều đời làm nghề biển. Năm anh 10 tuổi, gia đình khó khăn, không được học hành nhiều, anh theo tàu đi “làm bọn” (làm thuê cho tàu cá của người khác). Hơn 30 năm sau, có vợ và hai con rồi nhưng anh vẫn đeo đuổi cái nghề lênh đênh đó với những đồng tiền ít ỏi phải cực nhọc, chắt chiu kiếm được. Bây giờ anh đi làm thuê cho tàu cá để mỗi tháng nếu may mắn trời cho sóng yên biển lặng, tôm cá dạt dào thì cũng chỉ có khoảng trên 2 triệu đồng. Mỗi chuyến đi biển từ 7-10 ngày hoặc có khi lâu hơn cũng chỉ kiếm được 500-700 nghìn đồng…Vợ anh, chị Ngô Thị Mưa cũng là một phụ nữ thuần chất ngư dân nhưng chỉ ở nhà, thi thoảng chạy qua, chạy lại nhặt nhạnh tôm cá bán tới, bán lui kiếm 400-500 nghìn đồng một tháng…Anh có hai người con, cậu con lớn Nguyễn Phú Mạnh năm nay đã 17 tuổi, đang học lớp 11, cô con gái Nguyễn Thị Bích Thảo 11 tuổi đang học lớp 5. Cuộc sống khá chật vật với một gia đình ngư dân có thu nhập thấp, trông chờ vào sự rộng lòng của biển khơi…

    Anh Cường nói, 3 tháng vừa rồi biển động, mưa gió suốt nên anh không theo tàu đi đánh cá được, chỉ ở nhà làm vài việc vặt, thu nhập của gia đình gần như không có gì. Tôi hỏi anh, cứ ở nhà thế thì sinh hoạt, chi tiêu ra sao, còn lo cho con cái học hành nữa thì anh cười trả lời rất mộc mạc: “Có sao thì ăn vậy mà, lúc đi biển kiếm được chút tiền thì dành dụm, tới khi mùa bão ở nhà thì dè xẻn chi tiêu. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm thôi nhưng thực tình thì cũng khó khăn lắm nhà báo ạ”. Anh nói rằng, cả cái khu Cửa Đại này bà con đều nghèo vậy, cuộc sống bám biển, phụ thuộc vào sự hào phóng của thiên nhiên nên cũng bấp bênh và chật vật. Mặc dù sống gần đô thị du lịch Hội An nhưng với ngư dân, đời sống của họ vẫn chỉ là đi theo những con tàu để vật lộn với sóng, với gió chờ đánh được lưới cá, mẻ tôm…

    Từ lúc xảy ra sự việc, mấy hôm nay anh Cường cứ bồn chồn, suy nghĩ nhiều lắm, bỗng dưng anh trở thành người nổi tiếng, được tặng bằng khen rồi Bộ Quốc phòng thưởng nóng 10 triệu đồng, tỉnh Quảng Nam thưởng 5 triệu đồng…Gia đình cũng chưa bao giờ mà bỗng nhiên có được khoản tiền lớn như vậy, anh càng trăn trở vì việc mình làm, vì sự giúp đỡ, hỗ trợ động viên của quân đội, chính quyền và đặc biệt là lại càng nghĩ tới những người lính hy sinh mà không cứu được…Anh nói với tôi: “Tui biết trong số những anh bộ đội hy sinh ấy có những gia đình cũng rất khó khăn, bố mẹ cũng có thể là ngư dân như tui, bây giờ các anh ấy ra đi chắc chắn sẽ còn nhiều vất vả nữa cho người sống. Tui mong các cơ quan chức năng giúp đỡ họ nhiều để ổn định. Mấy hôm rồi tui cứ băn khoăn vì những gì đã xảy ra, thực tình hôm đó có nhiều người cũng tham gia cứu hộ như tui mà giờ tui được khen thưởng nhiều cũng nghĩ tới anh em, bà con nữa. Tui cảm ơn các cơ quan đã động viên, khen thưởng tui nhưng cũng mong sớm tìm hiểu để khen thưởng thêm những người dân thầm lặng hôm đó đã cứu người. Những anh Phạm Sơn, Võ Thuấn, Đỗ Ka, Phạm Bê…đều đã không nghĩ nguy hiểm để bơi ra biển đưa bộ đội vô bờ…Cuộc sống gia đình những ngư dân ấy đều khó khăn như tui cả…”

    Sự chân thật đến mộc mạc, người ngư dân miền biển Cửa Đại Nguyễn Cường đã dũng cảm quên mình lao vào sóng dữ cứu người trong cơn hoạn nạn. Rồi đến khi được động viên, khen thưởng anh lại thấy ái ngại, trăn trở, muốn chia sẻ với bà con, hàng xóm của mình. Có lẽ bản chất tốt đẹp, lòng dũng cảm, sự hướng thiện, khiêm nhường, đức hy sinh…của anh là những phẩm chất truyền thống, lâu đời được giữ gìn bồi đắp, nuôi dưỡng như dòng sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang cùng nhập vào nhau đổ dồn ra Cửa Đại…

    [​IMG]

    nhận khen thưởng của Bộ Quốc phòng
    [​IMG]

    Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam
    [​IMG]

    nét trầm tư trên gương mặt người ngư dân
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Không xa đâu Trường Sa ơi


    Lại một mùa đi Trường Sa nữa đang đến, năm mới ngồi ở đất liền lại những những ngày lang thang gần 1000 hải lý trên vùng biển cực Đông của Tổ Quốc – Trường Sa! Hôm nay lại nhận điện thoại của chú Nam, chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây, chú ấy khoe em đang trên tàu vào đất liền rồi anh ạ, mấy năm ko ăn tết nhà giờ thì đã được về. Cùng lúc lại nhận được điện thoại của Trung tá Đới (quê Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Chính trị viên cụm 3, đảo Song Tử Tây gọi cho tôi hỏi: “Chú ở HN thế nào? Có khỏe không, anh ở ngoài này vẫn khỏe, biển đảo vẫn đây, có dịp nào chú lại ra nhé! Anh hết “tăng” đi đảo về đất liền nhưng có khi a lại xin đi tiếp mấy năm nữa rồi cũng về nghỉ hưu luôn là vừa.! Cũng đành khó khăn thật, nhưng quen hơi đảo rồi, về đất liền bây giờ cứ thấy chống chếnh làm sao, thôi có khi cố gắng trọn đời hải quân với Trường Sa vậy”.

    Anh bạn Trung úy Nguyễn Văn Hiến (quê Nam Định) - Tổ trưởng Tổ máy Tàu TiTan (HQ960), Lữ đoàn 125 chí ấy gọi bảo: “ Anh à, em lại sắp đi đảo rồi, chuyến này đưa Tổng tham mưu trưởng ra thăm và kiểm tra, chắc là đi hơn chục ngày nữa. Vậy là lại được nhìn thấy đảo, thấy cây bàng vuông, thấy các đồng chí hải quân ngoài ấy…” Tôi hỏi Hiến rằng, năm nay cậu cũng gần 30 tuổi rồi, cứ lênh đênh mãi thế, giờ bạn gái vẫn chưa có thì bao giờ mới có vợ đây ? Hiến cười hiền nói: “Em đã trót theo nghiệp hải quân rồi, đã gắn bó với tàu, với biển thì cứ theo. Bây giờ còn trẻ nên cứ đi đã, vợ con cũng là duyên số, rồi cũng sẽ đến thôi! Em ở tàu nhiều thành quen, lên bờ lâu có khi là thấy nhớ, nhớ từ cái buồng máy nóng như lò thiêu mà anh em bọn em vẫn ngồi hàng ngày, nhớ boong tàu thênh thang nắng gió ngày biển yên anh em ngồi câu cá; nhớ ngày biển động, sóng biển gầm gào tung trắng xóa, con tàu lung lắc như muốn bung ra, nhớ cái phòng ở trên tàu, buồng CLB sĩ quan anh em hay ngồi xem phim, hát karaoke khi rảnh việc, nhớ từ cái mỏ neo, cái khoang bếp đầy mùi thức ăn thơm phức và cả tiếng còi tàu hú rền rã mỗi khi dừng, cập bến…”

    Âu cũng là cái nghiệp, đời lính đâu chỉ là vinh quang hay cay đắng, hy sinh, là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân mà đó còn là “một nghề” chứa đựng cả tình yêu và đam mê với người theo nó. Nhân câu chuyện về Trường Sa tôi xin trích gửi anh em bài diễn ca của Đại tá Đặng Minh Hải, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân. Anh viết bài này để bộ đội hiểu thêm và nhớ thêm và vùng biển và thềm lục địa thiêng liêng cực Đông Tổ quốc.
    Cách Cam Ranh 310 hải lý
    Tàu đi về phía Bắc Trường Sa
    Song Tử, Đá Nam, Sơn Ca
    Đá Thị, Nam Yết cùng là đấy thôi
    Chia tay xúc động bồi hồi
    Qua Đá Lớn đến Sinh Tồn đợi mưa
    Cô Lin – Len Đao đến chưa
    Sinh Tồn Đông, Tiên Nữ mong chờ tin nhau
    Núi Le, Tốc Tan đến sau
    Phan Vinh, Thuyền Chài đó đến gần An Bang
    Đá Đông, Trường Sa Đông đi sang
    Đá Tây, Trường Sa Lớn tàu mang hàng vào
    Xa xa Đá Lát vẫy chào
    Ba Kè đi xuống Quế Đường, Huyền Trân
    Phúc Tần rồi tới Phúc Nguyên
    Vượt qua Tư Chính tới miền Cà Mau
    Kể chi sóng gió bạc đầu
    Trường Sa vẫy gọi con tàu tiến lên
    Những điểm đảo kể trên
    Nơi ta canh giữ ngày đêm vững vàng
    Tự hào truyền thống vẻ vang
    Hải quân anh hùng đó, đá vàng khắc ghi
    (Trường Giang ghi)
    [​IMG]

    Tàu TiTan giữa biển đông
    [​IMG]

    chuẩn bị bữa ăn trên tàu
    [​IMG]

    Đại úy CN trần Tuấn Anh, hơn 20 năm nấu ăn phục vụ trên tàu! Cực kỳ chuyên nghiệp và nấu ăn ngon[​IMG]

    khoang lái
    [​IMG]

    kho dầu trên đảo Song Tử Tây để tiếp cho tàu ngư dân đánh cá
    [​IMG]
    [​IMG]

    Âu tàu Song Tử Tây đẹp mê hồn! Lặn ngắm san hô và săn bạch tuộc phê thôi rồi

    [​IMG]

    sân bóng trung tâm đảo

    [​IMG]
    [​IMG]

    vườn rau của bộ đội đảo

    [​IMG]

    cột mốc của chính quyền Việt Nam cộng hòa xd trên đảo Song Tử Tây (Khi đó thuộc tỉnh Phước Tuy)

    [​IMG]

    chùa trên đảo
    [​IMG]

    em bé Trường Sa
    [​IMG]
    Sinh Tồn ngày nắng đẹp
    [​IMG]

    nhà dân trên đảo
    [​IMG]

    Hải đăng Song Tử Tây

Chia sẻ trang này