1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Môn phái chuyên về bộ pháp !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi wingchunHK, 14/01/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pitchu212

    pitchu212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    có video thì tốt chưa hình dung di chuyển kiêu gì mà kinh vậy , nếu thế thì cũng thuộc loại lăng ba vi bộ . Giờ muốn dùng bộ pháp tốt nhất ý họ động phát quay đầu bỏ chạy lun hết đánh
  2. taijiman11

    taijiman11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2008
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Nói như bạn WingchunHK là đúng : do môn phái chuyên luyện về bộ pháp nên chuyên luyện lâu ngày sẽ thành tinh, tấn pháp trong môn phái cũng không có nhiều, trong các bài quyền và trong di chuyển chỉ chuyên sử dụng một loại tấn nói theo từ chuyên môn là tứ lục tấn (hai chân đều rùn tạo sức nhún lò xo, phía sau sáu phần phía trước bốn phần), trong khi tập di chuyển cũng không ngoài bước tới bước lui, xoay trái, trở sang phải chỉ có điều tập trung nhiều hơn cho bộ pháp , góc độ ra đòn, lâu ngày sẽ tạo cho người tập cảm giác về khoảng cách và không gian từ đó sẽ tự chọn một vị trí thuận lợi hơn so với đối thủ. Những điều này thực sự cũng chẳng có gì thần bí, chỉ là thay đổi chút xíu về quan điểm tập luyện. Tôi nhận thấy một số bạn chỉ coi trọng tập những seri đòn sao cho càng nhanh càng mạnh cứ như đối thủ đứng yên cho ta đánh, nhưng khi tập trung vào bộ pháp ta sẽ hình dung đối thủ đang di chuyển, ta cũng đang di chuyển liên tục thay đổi góc độ, kiểm soát mọi phương hướng, tập nhập ra nhập vào, đối thủ nhập vào ta thì ta sẽ xoay chuyển như thế nào... từ những điều này dần dần ta sẽ thấy không cần sử dụng nhiều đòn thế phức tạp, chỉ cần đơn giản nhưng quí trọng từng đòn đánh. Sau một thời gian tập các bạn sẽ nhận ra một điều " Bước tới, bước lui tập cả một đời" : bước tới, bước lui nghe tưởng chừng đơn giản nhưng bước như thế nào để đúng thời điểm, đúng khoảng cách là một điều phải tập và cảm nhận trong thời gian dài.
  3. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Còn có một người có biệt danh "Long Hổ Hội" nữa là cụ Huỳnh Khánh Hội.
  4. taijiman11

    taijiman11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2008
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    Các bài quyền trong môn phái LHH mang tính kế thừa và mở rộng : bài sau chỉ hơn bài trước một đến hai thế. Các đòn thế trong các bài quyền vẫn là những đòn thế đó nhưng diễn ra trong những bối cảnh khác nhau mục đích cung cấp thêm ý tưởng cho người tập (giống như trò chơi ghép hình, mỗi bài quyền sẽ cung cấp thêm một mảnh ghép để hình ghép ngày càng hoàn chỉnh) . Người tập càng tập nhiều bài quyền thì càng có thêm ý tưởng mới, ôn lại những ý cũ để ngày càng có thêm những cảm nhận đậm đà về võ thuật. Ví dụ như một đòn đấm thẳng rất là bình thường, nhưng trong bài này là bước thẳng lên đấm, trong những bài khác là trở sang phải đấm, xoay trái, xoay đằng sau đấm, phối hợp chặn trói đấm... đấm trong nhiều tình huống, mọi tư thế, mọi góc độ từ đó người tập mới thấy quí trọng cái đòn đấm đơn giản mà hiệu quả này. Trong tập luyện bộ pháp là trọng tâm, các đòn đấm đá sẽ là những phần hiện hình tiếp theo của bộ pháp, gần thì vai hông, tầm trung dùng chỏ, gối xa hơn nữa thì đấm hoặc đá: phân biệt thì thành nhiều thế nhưng thực sự cũng từ một gốc mà ra. Do tính chất quan trọng của bộ pháp nên môn sinh LHH bỏ rất nhiều thời gian cho di chuyển bộ mà từ trong môn gọi là "thả bộ" , bắt đầu buổi tập môn sinh thường "thả bộ" 15-20 phút, thả hồn vào bộ pháp, tự mình chiêm nghiệm và cảm nhận, một người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn bước chân nặng nhẹ mà biết được công phu của người tập, người tập lâu ngày bộ pháp sẽ nhẹ nhàng có độ nảy, độ kéo miết khéo léo, xoay trở nhẹ nhàng. Tập thả bộ có thể tập thả bộ một mình, thả bộ với bao cát (di chuyển xung quanh bao, xô bao sau đó tập nhập ra nhập vào với một đối thủ đang di chuyển...), thả bộ với bạn tập (hai người dùng bộ pháp dồn đuổi nhau, chọn góc độ thích hợp).
  5. wingchunHK

    wingchunHK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Đúng như tiền bối taijiman đã cung cấp thông tin (tôi cũng đã có kiểm chứng) hiện tại chỉ có võ đường Long Hổ Hội trên đường Nguyễn Văn Công quận Gò Vấp là tổ đường đồng thời cũng là nơi duy nhất truyền dạy Thiếu Lâm Bằc Phái Nững Xị cách chánh tông, nghĩa là vẫn giữ nguyên những gì tổ pháp dạy lại qua các đời võ sư kế nghiệp không hề thêm thắt. Một số nơi như ở Bà Điểm-Hóc Môn, rồi cùng quận Gò Vấp, Phú Nhuận-Rạch Miễu,... cũng treo bảng Nững Xị nhưng có phải các vị võ sư đã lĩnh hội đầy đủ chân truyền bổn phái để rồi sau đó sáng tạo thêm ít nhiều điều mới lạ ?
  6. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Xin hỏi các bạn hai chữ Nững Xị là ý nghĩa gì vậy ?
  7. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Không biết tiếng gì nhưng mà nghe sao thấy thô không chịu được. Sao không xài tiếng Việt hoặc dịch ra Hán Việt nhỉ?
  8. taijiman11

    taijiman11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2008
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    1
    - Hai chữ "nững xị" thực sự là cách phát âm trai sang tiếng Việt từ tiếng Triều châu. Theo như lời của sư phụ kể lại lời của sư tổ thì "nững xị" mang ý nghĩa như là "cái lưỡi" nghe rất dân giã, chất phác nhưng muốn nói lên đặc trưng của môn phái là phải mềm dẻo, luồn lách như cái lưỡi. Nhập bộ không dược đương đầu phải tránh né, tìm kẽ hở để chui vào.

    - Xin bạn wingchunHK đừng dùng hai chữ "tiền bối" bởi kẻ hậu bối này cũng chỉ nằm trong giai cấp thanh niên yêu võ thuật thôi. Đọc được chủ đề của bạn giống như được cởi tấm lòng, trình bày vài hiểu biết sơ sài về môn phái thay lời tri ân gửi đến hương hồn sư phụ đã có công khai mở tâm trí trong những bước đầu chập chững trên con đường võ thuật.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Gửi bạn Shogatsu : hai chữ "nững xị" nghe nó thô nhưng do nó truyền từ ngày xưa đến nay và với tinh thần tôn sư trọng đạo nên không dám thay đổi và cũng chẳng thấy lý do gì để thay đổi. Giống như nickname của bạn là Shogatsu, tại sao nó lại là cái tên đó mà không phải là tên khác, đơn giản nó là cái tên mà bạn thích hoặc chỉ mình bạn biết xuất xứ ý nghĩa của nó. Cái tên nó chỉ là cái tên, quan trọng là những con người đằng sau cái tên đó.
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Giải thích của bạn Tran-ji-man nghe rất hay, nó làm tôi liên tưởng đến câu chuyện về một nhà hiền triết cổ, khi đãi khách là hạng người uyên thâm học thức ông ta thường đãi món "lưỡi hầm" rồi đến hạng người du thủ du thực ông ta cũng thường đãi món "lưỡi hầm", tuyệt vời lắm bạn ạh !
  10. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0

    (*.*)....

    Thiếu Lâm Bắc Phái ... Lam đã nghe qua từ lâu rồi , mà các tổ đường này giờ còn lại ít lắm, cung chỉ dạy tập trung như bạn WingchunHK nói đó ....
    Ngày mai sẽ ra sao nhỉ ? :-??:-??

Chia sẻ trang này