1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về cách giải quyết biên giới trên biển và đưa Trường Sa-Hoàng Sa về đất mẹ Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi minhnet2006, 25/01/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Hình như bạn đọc chưa kỹ đoạn này. mà tôi viết ở bài trước:
    -------------------------------------

    Còn đoạn này:
    Nếu như mình hiểu không nhầm về lập trường của bạn về việc cần phải duy trì quyền lãnh đạo duy nhất của 1 chính đả.ng trong các vấn đề dân tộc, bất chấp rằng việc đó đi ngược với chính sách Đại Đoàn Kết dân tộc thì.... mình xin phép không bình luận.
  2. minhnet2006

    minhnet2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật: 11:12 GMT - thứ bảy, 29 tháng 1, 2011



    VN và TQ đàm phán chủ quyền Biển Đông


    [​IMG] TQ từng phản đối VN 'Quốc tế hóa chủ đề Biển Đông' bằng cách mở hội nghị quốc tế ở Hà Nội.


    Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Thơ nói Trung Quốc và Việt Nam sẽ tổ chức một vòng đàm phán mới về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông trong năm nay.
    Hôm thứ Sáu, truyền thông Trung Quốc trích lời ông đại sứ nói: "Tôi lạc quan về vấn đề này", tuy nhiên ông từ chối nêu thời gian cụ thể.
    Theo trang mạng của Đài Tiếng Nói Việt Nam, ông đại sứ đã có buổi tiếp tân tại Bắc Kinh hôm 28/1 nhằm kỷ niệm 61 năm quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
    Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, còn có các nước khác trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nơi được cho là có tiềm năng lớn về dầu và khí đốt tự nhiên.
    Tôi lạc quan về vấn đề này
    Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh



    Tranh chấp lãnh thổ là một trong những chủ đề gai góc nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Hai nước cũng có cách tiếp cận khác nhau trong nỗ lực giải quyết tranh chấp. Việt Nam muốn có các cuộc đàm phán đa phương với sự tham gia của tất cả các nước liên quan, trong lúc Trung Quốc muốn theo đuổi các cuộc đàm phán song phương.
    Một quan chức cao cấp Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân nhận xét hai bên đã có những tiến bộ đáng kể trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tạo nền tảng xây dựng đường biên giới chung thành "cầu nối của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước", truyền thông Việt Nam đưa tin.
    Hồi tháng Bảy năm ngoái, Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc ngạc nhiên khi tuyên bố Washington có "quyền lợi quốc gia" ở nơi này và muốn Trung Quốc tuân thủ quy tắc ứng xử mà Bắc Kinh đã tham gia hồi năm 2002 cùng các quốc gia khác trong khu vực.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110129_viet_china_seadispute.shtml
  3. culy2006

    culy2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2007
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Bạn đừng nên ảo tưởng về một sự nhượng bộ nào của TQ về lãnh thổ cả. Họ chưa bao giờ làm việc này và bây giờ lại càng không (nay họ đã mạnh hơn).
    Có chăng TQ sẽ chuyển HS và TS cho tỉnh Viêtnam
  4. trucngon

    trucngon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    13
    Em sẽ đi bằng đầu đến cuối đời nếu như TQ trao trả HS và một phần TS cho ta!^:)^
    Mộng bành trứơng quá rõ ràng, nó chỉ có muốn thêm chứ không bao giờ bớt![r37)]
  5. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Tôi sẽ tặng bạn cái nhà tôi đang ở, sang tên luôn. Bạn tin được không?!

    Nhưng với 1 điều kiện: bạn phải làm cho tôi tin rằng bạn sẽ trung thành với tôi suốt đời.

    Và như vậy, hiểu theo 1 nghĩa nào đó, cái nhà vẫn là của tôi, và bản thân bạn cũng đã trở thành 1 vật lệ thuộc tôi.

    --------------------------
    Tôi biết rằng những người muốn "Chống Tàu đến người Việt Nam cuối cùng" sẽ phản đối đến cùng đề xuất trên của 1 vài nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc. Cả những người vốn rất ác cảm với chính quyền Trung Quốc nữa.

    Nhưng hãy bình tĩnh nghĩ lại vì sao cha ông ta giữ được sự độc lập cho mảnh đất này. Là bởi cha ông ta lúc cương lúc nhu. Lúc cương thì quyết chiến đến cùng. Lúc nhu thì triều cống. Cương và nhu phải song hành.

    Hợp tác toàn diện về chính trị cũng như quân sự kinh tế với Trung Quốc, và chống phá Trung Quốc - hai xu hướng ấy phải được phối hợp nhịp nhàng hài hòa.

    Tất yếu phải như vậy, cho dù một vài cá nhân chúng ta có muốn hay không.


    Thêm chút: Đừng nghĩ Trung Quốc đang rất mạnh. Họ có 1 số yếu huyệt, rất dễ bị thương tổn. Khi nào thì thương tổn ấy trở nên trầm trọng nhất thì chúng ta hãy cùng nghe ngóng. Thời điểm ấy là thời điểm thích hợp cho đàm phán.
  6. heongu

    heongu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Cá nhân em nghĩ là bác onamiowada đang nằm mơ.

    Sự thật là mình chẳng tin Trung Quốc, và nó cũng chẳng tin mình. Nên cái chuyện đổi đất lấy thằng đệ đấy không có đâu.
    Thứ hai nữa nó biết thừa mình chẳng bao giờ làm đệ nó, nên nó cũng chẳng cho đâu mà :-j. Cái vụ này em lại nhớ lại là đọc sử Việt Nam không nhớ có đoạn nào vua nhà mình sang triều kiến TQ cả. Nó mời với kêu gọi thì toàn cáo ốm ở nhà. Sang để phải lạy vua nó à? Chả dại :-j

    Còn 1 chuyện nữa, bác có cho thằng nào cái nhà để nó trung thành với bác suốt đời không? Chả có đâu, trừ khi là thằng đấy nó đã trung thành sẵn với bác rồi.

    Cả cái việc triều cống của nhà mình ngày xưa, em cũng xin làm rõ 1 chút là nhà mình triều cống "cho có lệ" thôi bác ạ. Trung Quốc nó đòi ngựa, sản vật, nghệ nhân và gái hay không thì em không nhớ rõ. Em chỉ nhớ nhà mình có 1 quy tắc là không cống người, còn mấy thứ kia thì toàn cho thiếu.
  7. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Cái này thì tùy từng thời kì chứ không phải thời nào cũng thế.
  8. TomCatF14

    TomCatF14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    88
    Định đăng bài này ở Hoàng Sa- Trường Sa biển đảo quê hương nhưng thôi topic này đang nóng mình bê vào đây vậy bài đã cũ nhưng có liên quan đến thái độ của ta về vụ TQ chiếm Hoàng Sa thời Vnch

    IM LẶNG NHƯNG KHÔNG ĐỒNG TÌNH

    Tháng Giêng 1974, khi hải quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm Hoàng Sa và buộc quân đội Nam Việt Nam rút khỏi đó, ban lãnh đạo Bắc Việt không hề có phát ngôn công khai, dù là ủng hộ hay phản đối.

    Báo chí Bắc Việt không hề đề cập vụ đụng độ giữa Sài Gòn và Bắc Kinh. Phản ứng chính thức duy nhất trước cuộc xâm ***** của Trung Quốc là một tuyên bố ngắn gọn, thận trọng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, kêu gọi có giải pháp thương lượng và hòa bình về mọi tranh cãi lãnh thổ.

    Kho lưu trữ Hungary

    Kể từ đó, sự im lặng của Hà Nội đã thường bị xem là thể hiện sự đồng tình của ban lãnh đạo trước hành động của Trung Quốc. Theo đó, thái độ thụ động của Bắc Việt hẳn là do sự thừa nhận ngầm về chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh. Quan điểm này được hỗ trợ nhờ thông báo năm 1956 của Ung Văn Khiêm gửi tham tán Trung Quốc về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa - gợi ý rằng "im lặng có nghĩa là đồng thuận". Quan điểm này nói nếu Bắc Việt không tán thành cuộc xâm *****, thì phải nói ra chứ.

    Nhưng tài liệu tôi tìm thấy từ Kho Lưu trữ Quốc gia Hungary lại kể một câu chuyện khác. Chúng gợi ý rằng sự im lặng của miền Bắc chủ yếu là do cân nhắc chiến thuật ngắn hạn của Hà Nội, chứ không phải vì sự đồng ý về pháp lý giữa Trung Quốc và Việt Nam.

    Sau vụ xâm lấn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nói với đại sứ Hungary ở Hà Nội rằng "có nhiều văn bản và dữ liệu về quần đảo của Việt Nam". Các cán bộ khác của miền Bắc nói với các nhà ngoại giao Hungary rằng theo họ, xung đột giữa Trung Quốc và chính thể Sài Gòn chỉ là tạm thời; họ nói sau đó, "vấn đề này sẽ là vấn đề cho cả quốc gia Việt Nam." Khác với Bắc Kinh, Hà Nội không hề xem vụ việc đã khép lại. Một vụ trưởng của Bộ Ngoại giao Bắc Việt nói với Hungary rằng chính phủ miền Bắc dự tính sẽ họp với Trung Quốc để làm rõ vấn đề.

    Tháng Chín 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn nêu vấn đề Hoàng Sa trong chuyến thăm Trung Quốc. Phản ứng không khoan nhượng của Bắc Kinh rõ ràng làm lãnh đạo Việt Nam bực mình. Sang tháng 11, một cán bộ Việt Nam nói với nhà ngoại giao Hungary rằng Hoàng Sa "là phần không thể tách rời của Việt Nam và chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền với các đảo nhiều dầu hỏa này có tầm quan trọng chiến lược."

    Dấu hiệu phản đối của Việt Nam, gián tiếp nhưng rõ rệt, đã xuất hiện từ những tháng đầu của 1974. Sau khi Trung Quốc chiếm đảo, Bắc Việt bắt đầu gây khó khăn cho Hoa kiều khi muốn thăm thân nhân ở đại lục, và cũng không cho nhiều công dân đại lục sang miền Bắc thăm người thân. Nếu Hà Nội đồng ý cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, hẳn những cử chỉ này đã không xảy ra.

    Tham vọng lãnh thổ của Hà Nội không phải xuất phát từ việc làm đồng minh của Liên Xô mà đó là mục tiêu của Việt Nam mà thôi. Thực ra, các bản đồ Liên Xô sau năm 1950 đều đánh dấu Hoàng Sa là của Trung Quốc, và vì thế thật khó cho Kremlin công khai phản đối Trung Quốc.

    Tính toán

    Nhưng nếu Bắc Việt phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, tại sao họ im lặng trong trận đánh và cũng đã yêu cầu Moscow im lặng? Để trả lời, ta phải phân tích kỹ quan hệ Trung-Việt và Xô-Việt trong giai đoạn 1972-74.

    Năm 1972 và nửa đầu năm 1973, lãnh đạo Hà Nội rõ ràng bất mãn trước quan hệ cải thiện của Mỹ và Trung Quốc. Theo họ, Trung Quốc đã hy sinh quyền lợi Việt Nam. Nhưng cuối 1973 đầu 1974, quan hệ Trung - Mỹ bắt đầu xấu đi, vì Mao Trạch Đông kết luận rằng chính sách của Washington về Đài Loan và Liên Xô không đáp ứng mong đợi của ông. Tình hình mới buộc Bắc Kinh và Hà Nội linh động hơn với nhau.

    Vào cuối năm 1973 và đầu 1974, giới ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội ghi nhận phía Trung Quốc bắt đầu mềm mỏng hơn trong giao dịch với Bắc Việt - có lẽ vì nếu xảy ra đồng thời xung đột với cả Mỹ và Bắc Việt, quyền lợi của Trung Quốc sẽ bị nguy hại.

    Lãnh đạo Bắc Việt dĩ nhiên chẳng thích gì phe Mao tuyển đang một lần nữa thắng thế trên chính trường Trung Quốc. Nhưng họ không thích Chu Ân Lai, kiến trúc sư trong hòa giải Mỹ - Trung và nay cũng là đối tượng tấn công của phe Mao tuyển. Có thể họ hy vọng sự hòa giải Mỹ - Trung sẽ phần nào bị đảo ngược và vì thế muốn tránh gây hấn với Bắc Kinh - đặc biệt vì Hiệp định Paris 1973 đã không chấm dứt giao tranh giữa chính quyền Thiệu và quân cách mạng.

    Tháng Chín 1973, Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng nói với Fidel Castro rằng nếu miền Nam tiếp tục tấn công "vùng giải phóng", quân cộng sản sẽ đánh lại cho đến khi chính phủ Thiệu sụp đổ. Trong hoàn cảnh đó, rõ ràng Bắc Việt cần có hòa hoãn tạm thời với Trung Quốc.

    Thái độ thận trọng của Bắc Việt với Trung Quốc cũng còn là vì Hà Nội không tin Liên Xô. Nếu họ đã không thích sự gần gũi Mỹ - Trung thì họ cũng chẳng ưa gì việc Mỹ - Xô hòa hoãn. Cuộc hội đàm của Nixon ở Moscow và Brezhnev ở Vladivostok với Gerald Ford rõ ràng bị Hà Nội chau mày.

    Về phần mình, Liên Xô cảm thấy sự hung hăng của đồng minh Bắc Việt có thể dẫn tới rắc rối to trên trường quốc tế. Tháng 11.1974, chỉ vài tháng trước khi Hà Nội đánh thắng miền Nam, đại sứ Liên Xô Shcherbakov nói với các đồng nghiệp Đông Âu rằng Moscow quyết tâm ngăn chiến tranh bùng nổ ở Việt Nam, vì nó đi ngược lại mục tiêu căn bản trong chính sách toàn cầu Liên Xô.

    Lời nói của Shcherbakov để lộ ra là Liên Xô muốn giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc Việt hơn là hỗ trợ Hà Nội dùng vũ lực thống nhất đất nước. Cuối năm 1973, phái đoàn của Phạm Văn Đồng, khi đi thăm Đông Đức, đã công khai tuyên bố chính sách hòa hoãn của Moscow chẳng đem lại kết quả tích cực ở châu Âu, và nói cả Liên Xô và Trung Quốc đều có cống hiến lớn cho phong trào cộng sản quốc tế. Tức là trong năm 1973-74, Hà Nội vẫn không chịu theo phe nào giữa Liên Xô và Trung Quốc.

    Tóm lại, có lẽ chúng ta không thể dùng nguyên tắc "im lặng là đồng ý" để giải thích hành vi của Hà Nội trong trận hải chiến Trung Quốc - Nam Việt Nam. Sự thụ động tạm thời của Bắc Việt phản ánh tính toán chiến thuật chứ không mang tính chiến lược hay pháp lý.

    Trong khi đang còn đánh nhau với miền Nam và nghi ngờ Kremlin, Hà Nội ắt hẳn cảm thấy họ không thể cùng đối đầu với Bắc Kinh. Nhưng ngay sau khi chính quyền Thiệu sụp đổ, Bắc Việt không ngần ngại kêu đòi Hoàng Sa.

    Thời điểm Trung Quốc lấn chiếm cho thấy Bắc Kinh muốn hành động trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ - tức là trước khi Hà Nội có thể giành lấy các hòn đảo tranh chấp.

    Về tác giả: Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006).
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bình loạn một chút về topic này:
    Bao giờ cũng thế Vn ta luôn đánh trận theo cách là đuổi giặc về chứ ko đặt mục tiêu diệt hêt giặc(do nước mình bé hi vọng sau này ko dùng phương pháp này nữa)
    Nếu nhìn vào lịch sử thì khi ta thắng ta luôn để một cửa cho giặc chạy thời Trần đánh cánh quân Thủy ở sông Bạch Đằng chứ ko phải là quân bộ, với Mỹ ta cũng vừa đánh vừa đàm rồi mở cửa cho 1 lối thoát danh dự cho Mẽo.
    Nếu coi việc quốc tế hóa biển đông và các hoạt động ngoại giao dồn dập trong năm 2010 vừa qua như một phần trong cuộc chiến ngoại giao mà Vn bày ra đánh TQ thì song song với đó ta duy trì một cửa ngoại giao song phương đàm phán với nó cũgn ko có gì lạ. Ngày xưa vì nguy cơ bị LX bao vây và cũng được Mỹ bật đèn xanh thì a Tàu mới dám chiếm đảo TS , HS nay ta cũng thể hy vọng vì để phá vòng vây do Mỹ TQ sẽ có những động thái nhất định và tích cực với VN trong vấn đề này.
    E ko dám dự báo là nó sẽ trả đảo vô điều kiện cho ta nhưng e xin đưa ra ý kiến như sau
    Vòng vây quân sự với Tq của Mỹ càng ngày càng chặt nếu thêm VN ngả hẳn qua Mỹ chống Tàu thì sẽ nguy hiểm cho Tàu vô cùng. Trung Nam Hải sẽ cân nhắc các giải pháp trong đó có khả năng quân sự và hòa đàm. Với khả năng quân sự đánh một nước phá vòng vây thì Vn dễ được chọn song sẽ dễ sa lầy vậy giải pháp hòa đàm sẽ đến và việc giải quyết vấn đề lãnh thổ với VN trên cơ sở hòa bình và tích cực chẳng những nâng tầm TQ trến thế giới mà còn trực tiếp phá vòng vây của Mỹ.
    Vì lợi ích nó chiếm đảo của ta , vì lợi ích có thể nó cũgn sẽ trả đảo cho ta, vấn đề là ta làm cách nào đưa tình hình đến mức độ khiến nó phải làm thế.
    Ý kiến riêng của em mong các cao thủ đừng ném đá:))
  9. toanqt1985

    toanqt1985 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Cũng giống ngày xưa, chúng ta chỉ có tiếng nói khi lực chúng ta mạnh.

    @ All: Những bạn yêu nước. trước khi chúng ta muốn lấy lại chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ chúng ta hãy nghĩ cách hoặc góp phần làm cho đất nước Việt Nam mạnh lên. Mạnh lên trên từng lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, ý thức...
  10. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Thế rút cuộc là các bác "lòng dân" đã có biện pháp nào khả thi chưa. Luật pháp quốc tế là thấy chưa ổn rồi đấy. Cứ nhìn thái - cam là biết rồi. Ngoại giao thì cũng chỉ là phụ thôi mà trừ phi mình có tiếng nói mạnh, có sức ảnh hưởng lớn, có thời cơ .... Quân sự thì có vẻ như muốn lấy lại cũng được thôi nhưng vấn đề là giữ được bao lâu & những đảo còn lại liệu có bảo vệ được không khi TQ có cớ. Lam theo cách của mấy anh VNCH (bảo thủ) hỏi sao VNCH thảm bại [-X chẳng hiểu cái đám đấy kế thừa được cái gì từ truyền thống dân tộc VN. Chẳng qua là một phiên bản yếu kém của Mỹ =)).

    Tóm lại nhận định sơ bộ trong hoàn cảnh hiện tại ta phải như sau & cụ thể là Đảng & nhà nước đang thực hiện(vẫn tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tiến công địch trên nhiều mặt trận cùng lúc nhưng quan trọng và mang tính quyết định vẫn là mặt trận quân sự):
    - Tiếp tục tìm kiếm và hoàn thiện các tài liệu, bằng chứng về chủ quyền của ta trên hai quần đảo Hoàng sa & Trường sa.
    - Tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Mở các hội thảo và tích cực tuyên truyền về biển đảo đến nhân dân và bạn bè quốc tế để từ đó vận dụng được tối đa nội lực và sức mạnh của thời đại.
    - Về quân sự thì chắc ai cũng hiểu là phải hiện đại hóa quân đội rồi nhưng vấn đề đầu tiên tiền đâu? Thôi thì cứ phát triển kinh tế đi đã. Bác nào mà yêu nước thì cố gắng mà học cho giỏi vào, làm việc hăng say cống hiến hết mình vào cộng thêm rèn luyện thể lực đi rồi khi nào tổ quốc gọi thì lên đường chỉ sợ lúc đó ... thì ^:)^.

    Bàn luận vớ vẩn cứ làm như mình hàng lãnh đạo không bằng[r37)]

Chia sẻ trang này