1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thắc mắc nhỏ về từ ngữ trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi dot223, 23/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    2 từ này khác nhau hoàn toàn. Tôi nghĩ khả năng dùng lộn là rất ít. Từ điển phân biệt rất rõ ràng:
    cảnh báo
    [ I ]
    đg. Báo cho biết một điều nguy ngập.
    [ II ]
    d. (chm.). Thông báo của hệ thống khi thấy khả năng có một sai sót trong công việc thông thường của máy tính.
    cảnh cáo
    1 đg. Báo cho biết phải từ bỏ thái độ hoặc việc làm sai trái, nếu không sẽ bị xử trí, trừng phạt.
    Trừng trị một người để cảnh cáo những người khác
    2 đg. Khiển trách nghiêm khắc, cho biết nếu không sửa chữa khuyết điểm thì sẽ bị xử lí nặng hơn (một hình thức kỉ luật).
    Cảnh cáo một cán bộ phạm khuyết điểm.
  2. dieanotherday

    dieanotherday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    huhuhu sao không ai giúp em hết vậy????? huhuhu
  3. dieanotherday

    dieanotherday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    huhuhu sao không ai giúp em hết vậy????? huhuhu
  4. gentletiger

    gentletiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    0
    * Trẻ nhỏ chơi lò cò, dùng một vật thảy xuống đất để xác định tiêu điểm gọi là miếng chàm, cục chàm hay cái chàm. Vật đó có thể là cục gạch nhỏ, miếng sắt nhỏ hoặc đồng tiền xu... nói chung là bất kỳ vật nào đó nhỏ, gọn, cầm vừa tay và không quá nhẹ để khỏi bị gió thổi bay đi mất.
    Ngoài ra thường nghe nói: "tay lỡ nhúng chàm", "xanh như chàm đổ", "màu sắc lục, lam, chàm, tím"... trong trường hợp này thì chàm là một dung dịch có màu xanh mực (dark blue).
    * Một số ít người nói đớt thành "má núm đồng tiền", thật ra đọc đúng là "má lúm đồng tiền". Đó là một vết lúm (vết lõm) xinh xinh trên má khi người ta cười, làm cho "đối phương" điêu đứng. Vết lúm này có thể do tự nhiên mà có hoặc phẩu thuật thẩm mỹ.
    * Đồng điếu là một loại tiền xu hồi xưa của Việt Nam, không phải là má lúm đồng tiền.
    * "Chán bà cố" hay "chán bà cố kêu" có ý nghĩa giống như "chán thấy bà" hay "chán bỏ mẹ", tức là rất chán.
    * "Đẹp một cây" có ý nghĩa giống như "đẹp nhất", "đẹp số một", "đẹp số dách", "đẹp number one". Như vậy "một cây" trong trường hợp này nghĩa là "độc nhất vô nhị", độc quyền, không đụng hàng.
    * "Đù" tức là lù đù, chậm chạp. Đó là cách nói rút gọn của từ "lù đù". Ví dụ: thằng này đù quá (nghĩa là thằng này lù đù, chậm chạp quá). Một trường hợp tương tự hay gặp là "đú", rút gọn của từ "đú đởn" (Frolic amorously).
  5. gentletiger

    gentletiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    0
    * Trẻ nhỏ chơi lò cò, dùng một vật thảy xuống đất để xác định tiêu điểm gọi là miếng chàm, cục chàm hay cái chàm. Vật đó có thể là cục gạch nhỏ, miếng sắt nhỏ hoặc đồng tiền xu... nói chung là bất kỳ vật nào đó nhỏ, gọn, cầm vừa tay và không quá nhẹ để khỏi bị gió thổi bay đi mất.
    Ngoài ra thường nghe nói: "tay lỡ nhúng chàm", "xanh như chàm đổ", "màu sắc lục, lam, chàm, tím"... trong trường hợp này thì chàm là một dung dịch có màu xanh mực (dark blue).
    * Một số ít người nói đớt thành "má núm đồng tiền", thật ra đọc đúng là "má lúm đồng tiền". Đó là một vết lúm (vết lõm) xinh xinh trên má khi người ta cười, làm cho "đối phương" điêu đứng. Vết lúm này có thể do tự nhiên mà có hoặc phẩu thuật thẩm mỹ.
    * Đồng điếu là một loại tiền xu hồi xưa của Việt Nam, không phải là má lúm đồng tiền.
    * "Chán bà cố" hay "chán bà cố kêu" có ý nghĩa giống như "chán thấy bà" hay "chán bỏ mẹ", tức là rất chán.
    * "Đẹp một cây" có ý nghĩa giống như "đẹp nhất", "đẹp số một", "đẹp số dách", "đẹp number one". Như vậy "một cây" trong trường hợp này nghĩa là "độc nhất vô nhị", độc quyền, không đụng hàng.
    * "Đù" tức là lù đù, chậm chạp. Đó là cách nói rút gọn của từ "lù đù". Ví dụ: thằng này đù quá (nghĩa là thằng này lù đù, chậm chạp quá). Một trường hợp tương tự hay gặp là "đú", rút gọn của từ "đú đởn" (Frolic amorously).
  6. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ biết thì từ chàm chỉ trên hết là một loại cây bụi (cây chàm), từ đó người ta chiết ra được một chất lỏng xanh đậm dùng để nhuộm, gọi là chàm. Sau đó nữa là màu của chất lỏng ấy cũng được gọi, bằng mở rộng, là chàm nốt. Không biết đúng không.
  7. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ biết thì từ chàm chỉ trên hết là một loại cây bụi (cây chàm), từ đó người ta chiết ra được một chất lỏng xanh đậm dùng để nhuộm, gọi là chàm. Sau đó nữa là màu của chất lỏng ấy cũng được gọi, bằng mở rộng, là chàm nốt. Không biết đúng không.
  8. gentletiger

    gentletiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi ! Nhưng cây chàm thì tôi chưa biết và cũng chưa nghe ai nói tới.
  9. gentletiger

    gentletiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi ! Nhưng cây chàm thì tôi chưa biết và cũng chưa nghe ai nói tới.
  10. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Trích từ một website:
    Nước lá Lao (nước lá Cù Lao Chàm)
    Là loại nước uống khá đặc biệt ở Hội An.Nước được nấu từ một số loại lá sẵn có ở Cù Lao Chàm như lá ngấy, bồ đề, bình lời, é rừng, dây lăng, gừng núi... Lá bẻ về, phơi khô, chặt nhỏ và trộn lẫn. Đối với người không quen, nước lá Lao có vị chát, vừa có mùi của thuốc bắc, thuốc nam, vừa có mùi ngai ngái của một số lá cây rừng nhưng dùng lâu sẽ nghiện. Một số người địa phương đã dùng lá Lao nấu uống thay chè. Nước lá Lao uống rất tốt, vừa kích thích tiêu hóa, vừa có tác dụng bổ dưỡng, tăng sức đề kháng của cơ thể, chắc bụng, vì vậy các sản phụ thường chuẩn bị một bao lớn lá Lao để dùng sau khi sinh. Cùng với các loại trái như sim, dâu, trâm, ươi, loại tro củi dùng để chế biến cao lâu, loại cây già, cây chàm để nhuộm lưới, Cù Lao Chàm còn mang đến cho Hội An một loại nước uống khá độc đáo, hiếm có là nước lá Lao.

Chia sẻ trang này