1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thắc mắc nhỏ về từ ngữ trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi dot223, 23/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Không những chỉ tôi thích mưa đầu mùa, tôi chắc ai cũng thích mưa đầu mùa như tôi. Suốt cả một mùa đông đường sá, cây cối bụi bặm, thậm chí những cánh hoa cúc vàng trong lọ hoa ở bàn cũng lấm tấm bụi đen. Bụi bặm làm người ta bực mình và vô cùng khó chịu. Dư vậy khi cơn mưa đến, đường sá trở nên sạch sẽ, cây cối như được khoác một tấm áo xanh mới, không khí trong lành hơn. Những bông cúc bám bụi kia trước sau cũng héo thì ta vứt nó đi và thay bằng một bó hoa cúc mới...Vạn vật dường như sảng khoái lên sau cơn mưa ấy.
    Những cơn mưa tiếp theo cơn mưa đầu mùa thì thường đem lại cho người ta cảm giác buồn. Một cơn mưa khi mà Mưa quất xuống lá bàng xanh rụng, mưa trên mái ngói xa mờ, mưa chầm chậm thả mình trong vắng lặng, mưa thì thầm câu chuyện ngớt từ xa, em ở đâu phố nhỏ mưa nhoà lá bàng đẫm nước, màu xanh rơm rớm ướt... thì chỉ làm cho người đang thất tình thêm đau khổ. Một cơn mưa Trời mưa bong bóng phập phồng, mẹ đi lấy chồng con ở với ai là một cơn mưa quá dai quá dài, cơn mưa cuối mùa thu. Thằng bé có mẹ vậy sẽ chết chìm trong nỗi buồn cơn mưa thu ấy. Lại còn có những cơn mưa ảm đạm làm cho một cô gái không tránh khỏi nỗi nhớ người yêu đến mức phải Em đến thăm anh... nữa. Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ... những cơn mưa của Trịnh Công Sơn dặt là những cơn mưa buồn, những cơn mưa ấy không phải là mưa đầu mùa vậy.
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 30/07/2005
  2. solitary

    solitary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2003
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Ngày trước đọc trên báo cứ thấy viết là: "giải bóng chuyền..., Việt Nam và TQ độc diễn"
    Bây giờ tôi muốn trình bày 1 ý cũng giống như trên mà chẳng biết viết thế nào cho hay. Chẳng lẽ cứ viết như mấy chú nhà bào trên?!
  3. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0

    Vy tra trong Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu thì không thấy những nghĩa như vậy. Hán Việt Từ Điển chỉ thấy ghi nhận chữ "vi" mà không có chữ "vy". Chữ "vi" có những nghĩa hay nhất đại khái chỉ là cỏ lau, vài giống cây nhỏ (như "tường vi"), bức trướng, cái túi thơm v.v...
    Nhưng biết đâu được, cơn mưa mùa hè, nghĩa cũng hay lắm chứ
    Trong tiếng Việt có rất nhiều sự lẫn lộn giữa "y" và "i", tôi cũng không rõ nguyên nhân là do làm sao? nhưng nếu xét tiếng Việt ta từ thời xưa thì chỉ viết dưới dạng tượng hình (Hán/Nôm) nên chuyện đồng thanh này chỉ ở trong thời đại mới, bắt đầu dùng chữ ký âm Latinh hiện nay. Có thể những chữ mới vô nghĩa như "Thy", "Vy" chỉ là một cách biến âm theo kiểu "kỵ húy" thời đại mới chăng? vì khi đổi sang những kiểu viết như thế thì ta không bao giờ viết mà sợ đụng chạm đến tên họ cả vì vốn chẳng bao giờ lại dùng đến những từ đó!
    Thế nên, xin lỗi trước nhưng quan điểm của tôi là tên "Hạ Vy" chỉ là một biến âm của "Hạ Vi" và nếu như vậy thì cũng vẫn là... vô nghĩa .
     
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    bài của @khitrau :
    Xin các bậc tiền bối chỉ giáo giùm nghĩa của từ "chẽo choẹt " ????
    Tôi nghe 1 số người nói từ này mà thực sự cảm thấy rất lạ...từ này có nghĩa là gì và thường được dùng trong hoàn cảnh nào vậy? Xin cảm ơn các bác nhiều.
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trong báo SaiGonGiaiPhong gần đây
    http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/nam2005/thang11/74999/
    có bài "Tảo hôn - chưa phải là chuyện cũ ở Cao Bằng"
    trong phần "Thông tin cả nước" có nửa câ như sau:
    "đây là tỷ lệ cao gấp đôi so với mặt bằng chung của cả nước (30?)."
    Thật ra, đây đã là một câu trọn vẹn, nên tôi trích ra để các bạn
    tham khảo . Trong câu này, ngoài ký hiệu phần trăm khác
    thường, còn một từ khác thường nữa . Đó là từ "mặt bằng."
    Xin hỏi, từ này có những nghĩa gì, và dùng trong những câu,
    những ví dụ nào?
    Câu trên có thể viết bằng những từ ngữ bình thường được
    không, và là câu như thế nào?
    Mong chúng ta cùng góp ý cho vui vẻ .
  6. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Dạo này thấy Codep lang thang quá. Xin trả lời câu hỏi của Codep: Bi giờ ở VN người ta hay có cái mốt sử dụng lặp đi lặp lại một số các cụm từ đến nỗi chúng trở nên mòn sáo. Những cụm từ như vậy thường gặp trong các cuộc họp của chính quyền đoàn thể, ví dụ: dưới ánh sáng, dưới sự lãnh đạo, phối kết hợp, khởi sắc vân vân và vân vân...
    Còn cụm từ mặt bằng chung là nói cái mức trung bình...Ví dụ thu nhập bình quân của người lao động tỉnh A là 900 ngàn đồng/tháng thì nói mặt bằng thu nhập của người LĐ tỉnh A là 900 ngàn/tháng. Nếu có ai đó thu nhập 1,8 triệu thì nói người ấy có thu nhập cao gấp đôi mặt bằng thu nhập chung. Người ta cũng hay nói mặt bằng dân trí, tức là cái level của trình độ dân trí qua các định lượng như 1 người dân 3 lần đi xem phim một tháng, 3 tờ báo/1000 dân, 1 nhà hát/1 triệu dân, trình độ phổ cập lớp 9 phổ thông trung học, 1 xã có 1 thư viện...
    30? thì đọc là ba muơi phần ngàn, bằng ba phần trăm hay ba vạn phần triệu
  7. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    Cho tớ hỏi nguồn gốc của từ "báo lá cải" với. Tại sao lại là "lá cải" mà ko phải là lá khác
    Sorry nếu như câu hỏi của tớ đã có ai đó nói trước rồi.
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn đã giải thích giúp .
    Lang thang thật . Không biết đâu là nhà .
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Vậy về nhà tôi. Nhà tôi có mỗi một chiếc giường thôi! Codep về tôi nhường giường cho còn tôi chỉ xin nằm ké bên thôi.
  10. pth

    pth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Đã có một thời gian rất dài tiếng việt mình chịu ảnh hưởng của những lối nói trong tiếng pháp, vì vậy, rất có thể cụm " báo lá cải " đã được các cụ tây học nhà mình dịch nguyên văn từ tiếng pháp "feuille de chou". Trong tiếng anh "báo lá cải " được dịch là "rag" thì phải ?! "Tin vịt" cũng có bắt nguồn tương tự.
    Trong từ điển về từ nguyên, "feuille de chou" được dùng để chỉ loại báo rẻ tiền từ năm 1858 ở Pháp . Còn cụm này được dịch sang tiếng việt năm nào thì tớ chưa rõ.
    Vậy, tại sao người Pháp lại dùng hình ảnh " lá cải ", mà không phải loại lá khác, để gán cho những tờ báo không có giá trị ? Tớ nghĩ đơn thuần vì tính chất rẻ tiền của loại lá này.
    Có một bài báo khi đánh giá các tác phẩm văn học, đã gán hình ảnh " lá cải " cho những tác phẩm kém chất lượng, để đối lập với những tác phẩm có chất lượng tốt được gán cho hình ảnh "lá sồi", loại lá được người Đức lấy làm biểu tượng cho sự vinh quang.
    Nhân tiện đây tớ cũng xin đặt ra đây một câu hỏi cho mọi người và cho bản thân tớ :
    Nguyên văn trong tiếng pháp thì " lá cải " đã đủ ý chỉ loại báo rẻ tiền rồi. Người Pháp không lặp lại từ "báo" nữa (họ không nói "journal de feille de chou").
    Cụm này trong tiếng pháp tương đương với 4 cụm sau đều được chấp nhận trong tiếng việt :
    +"lá cải"
    +"tờ báo lá cải"
    +" tờ lá cải"
    +"báo lá cải" .
    Vậy phải giải thích hiện tượng này thế nào ?

Chia sẻ trang này