1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những thắc mắc nhỏ về từ ngữ trong tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi dot223, 23/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tach_tra

    tach_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác, thấy mấy bác bàn "xôm" quá nên em "tạt" qua tí.
    Hôm bữa, em đi nhà sách thấy có quyển sách có tên hình như là "đất Huế, người Huế, tiếng Huế" (không nhớ rõ phải vậy hông, nhưng chắc chắn là trong đó có chữ tiếng Huế). Vấn đề mà em muốn hỏi các bác là dùng chữ tiếng Huế như vậy, có đúng không. Nếu đúng thì có phải người Huế cũng nói "một loại ngôn ngữ nào đó" (có "anh chị em" với tiếng Việt) hả? Hay là cả nước ta lại có những tiếng khác nữa như là tiếng Kiên Giang, tiếng Tây Ninh, tiếng La Gi,... và tiếng HCM nữa (thì dân sống ở tp HCM nói đó)?
  2. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1
    Nâng cao quan điểm rồi, giọng chứ làm gì có tiếng Huế ......
  3. tach_tra

    tach_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Chưa đâu, bác. Một vài quyển sách nằm trong "chương trình" kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng có tựa hoặc ít nhất là có dùng chữ Tiếng Hà Nội (nghe chảnh thấy ớn). Không biết có phải là ''loạn tiếng'' không.
  4. NangKhuya

    NangKhuya Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    1
    Sự khác nhau giữa 2 chữ ĐƯƠNG THỜI và ĐƯƠNG ĐẠI?
  5. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Người ta chia ra làm 2 loại tiếng. Tiếng Chuẩn và tiếng Chính Thống. Tiếng Chuẩn là tiếng mà người ở địa phương đó hiểu được. Tiếng Chính Thống là tiếng được dùng phổ biến trong cả nước ai cũng hiểu được. Nên tiếng Huế là tiếng Chuẩn còn Quốc Ngữ là tiếng Chính thống.
    Đương thời (thì) và Đương đại có vẻ na ná nhau. Nhưng đương thời có vẻ ở nghĩa cảm giác, còn đương đại ở nghĩa tri giác.
  6. NangKhuya

    NangKhuya Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác vothuongca, có bác nào có y kiến gì thêm k nhể? Đọc báo em thấy nói là chương trình talkshow của Tạ Bích Loan tên là NGƯỜI ĐƯỜNG THỜI là không đúng mà phải là NGƯỜI ĐƯƠNG ĐẠI mới đúng vì chương trình này chỉ phỏng vấn những nhân vật hiện nay vẫn còn đang sống và họat động trên nhiều lĩnh vực.
  7. tach_tra

    tach_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Theo ý tui thì Đương thời là để chỉ đang trong một khoảng thời gian (đang được đề cập), còn Đương đại là chỉ khoảng thời gian gần với hiện tại. Ví dụ như:
    -Năm 1817, quân Xiêm nã pháo vào Hà Tiên. Chính quyền họ Mạc đương thời đành "pó tay".
    -văn học đương đại, khoa học đương đại,....
    không biết có đúng?
  8. tach_tra

    tach_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Có hai câu, em muốn "thọ giáo" các bác:
    -dò chéo quẩy, giò chéo quẩy hay giò cháo quẩy. Cái mà ăn chung với mì, hủ tiếu,... Cái nào đúng?
    -Mướt đắng (miền Bắc) được trong Nam gọi là khổ qua, hủ qua (từ này nhà em dùng nhiều nhất), ổ qua hay hổ qua, thậm chí là ủ qua. Các từ này đều có thể chấp nhận được miễn sao chúng không trùng với tên gọi của một vật, việc nào khác (cớ gì phải đặt ra chuẩn này, chuẩn nọ để cho con cháu ta hay chính ta phải mắc lỗi khi sử dụng không giống như chuẩn). Các bác nghĩ sao về nhận định này?
  9. kwertz

    kwertz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Về "giò cháo quẩy": rất khó nói, bởi từ này có nguồn gốc Quảng Đông, và không tồn tại một hệ thống phiên âm "chuẩn" nào từ tiếng Quảng qua tiếng Việt.
    Về "khổ qua": KHỔ QUA là dạng viết đúng, hợp với hệ thống phiên âm chuẩn Hán-Việt. Cần phải có một dạng VIẾT chuẩn, còn các dạng phát âm khác nhau theo vùng miền thì có thể tha thứ được. Hủ qua, ổ qua... chẳng qua cũng chỉ là những dạng phát âm "lười biếng" khác nhau của KHỔ QUA, vốn nghĩa là.... MƯỚP ĐẮNG (chứ không phải mướt đắng, Tach_tra chú ý !).
    Chào.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Về giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy đã có 1 lần tôi post về sự tích bánh này.
    Và có nói Cháo Quẩy phiên âm theo tiếng Quảng Đông là Tần Cối.
    Có hơi nhầm lẫn, xin đính chính lại chút .
    Tên gọi chính xác của bánh này là dầu cháo quẩy
    là đọc phiên âm theo tiếng Quảng Đông là"Dò chá wểi" tức là dầu chiên quỷ. Có ý kiến nói là phiên âm từ " Du chá Cối " có nghĩa là Chiên dầu tên Cối là không chính xác lắm.
    Dầu cháo quẩy có 2 miếng dính vào nhau tượng trưng cho vợ chồng Tần Cối, bị bỏ vào dầu chiên nóng lên( Do nhân dân căm ghét tần Cối thông đồng giặc hãm hại Nhạc Phi).
    Còn Khổ qua hay ổ qua, cổ qua và....
    <"o
    1.Có ý kiến thì cho rằng khổ qua là âm Hán Việt. Khổ là đắng, qua là mướp -&gt; Khổ qua là mướp đắng.
    2.Âm Hán Việt < còn đọc là " Cổ" nghĩa là sần sùi, xấu xí.
    3. Trái này có tên là Phổ Thô-&gt; nói ngọng ra là ổ qua.
    Tôi thì nghiêng về ý kiến thứ nhất.

Chia sẻ trang này