1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình Hình Thái-Cam & Thái Độ Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi zamzo, 10/02/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    anh beo TQ sợ VN cắt đường biển chuyển dầu lắm, cắt phát là ảnh đói meo, đi xin ăn liền.
  2. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Chính trị nó là một sân khấu của những trò lừa đảo, các cụ cứ suy đoán lung tung làm gi[:D]
  3. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Nếu nhìn tổng thể nền kinh tế cam sau bao năm giải phóng khỏi khmer đỏ thì có thể tóm tắt những ý sau:
    1. Nền kinh tế èo uột và phần lớn nhờ ngửa tay xin viện trợ ( các bác qua đó sẽ thấy cam được viện trợ rất nhiều từ US,EU... đến cả quần áo sida cũng tràn lan ở đó, sida ở đây ko phải là đồ xài rồi mà những năm 80s vn mình nhận từ thụy điển đâu nha, sida ở đây là đồ lỗi mốt của US và EU nó bỏ đi ko dc nhưng mang cho thì dc tiếng thơm nên cho đó. nền kinh tế sản xuất bị cạnh tranh nhiều bởi những đồ cũ, đồ cho ko biếu ko)
    2. Nhà giàu phần lớn làm trong ngành phân phối sản phẩm cho ngoại quốc đặc biệt là những sản phẩm thiết yếu như xăng,dầu,điện... ( ko tự sản xuất dc, dù chỉ 1 phần nhỏ)
    3. Trí thức phần lớn bị tuyệt diệt từ thời khmer đỏ nên ko có động lực để phát triển.
    4. Tranh giành quyền lực giữa các phe phái từ thời 2 thủ tướng và hun sen đảo chính tới nay thì tam bình ổn.
    ---> Một nền kinh tế nói trắng là thị trường tiêu thụ hàng hóa và đồ thừa của US,EU,Nhật và quen ngửa tay viện trợ thì thử hỏi bi giờ đã ăn quen như thế, có tự làm ra ăn ko hay phải ngửa tay xin tiếp. mà cái ăn viện trợ nó giống như chơi xì ke vậy, đô mỗi ngày một tăng thì mới chịu dc. Vậy thử hỏi TQ nó lấy $ ra nhử thì sao? VN có đủ $ để chơi ko?
  4. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Đã xác con bà định là cái đỏ 1, thì còn chèo kéo cái đỏ 2 làm giề? :P
  5. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Còn gì nữa không? ạ?
  6. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Kể ra ông anh họ mình làm cho FPT cũng có lần công tác bên cam bảo là bên ấy đi chơi buổi đêm nguy hiểm lắm, sang lào thích hơn [:D]
    Nói chung thằng lào nó đáng tin hơn cam[:D]
  7. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Cái 1 thì nó chủ quan, cái 2 thì cho nó chuyên môn, khách quan hơn tí [:D]
  8. evyenis

    evyenis Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2012
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    mình đang ở Cam nè, đi chơi đêm phà phà có gì đâu mà nguy hiểm nhỉ, anh của bạn có tư duy nguy hiểm nên nó nguy hiểm thôi[:P]
  9. hieupk81

    hieupk81 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2010
    Bài viết:
    11.332
    Đã được thích:
    6.301
    phân tích tình hình chính cho thấy Việt Nam nên ở thế trung lập khuyên giải đôi bên đàm phán,vì nếu Cam mà đánh nhau với Thái dù nhỏ nhưng cũng là cái cớ để anh Hảo Hảo nhảy vào viện trợ quân sự và dần sẽ lại có một thể chế thân Tàu ngay cạnh sườn ta như một mũi giáo đâm ta mà không trở tay kịp...
  10. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    đây là bằng chứng hùng hồn nhất vì sao campuchia lại ko thông qua COC. ko phải vì VN chúng ta có mưu kế gì mà là bị cắn trôm quá nhiều. kể ra thằng cam là thằng vô ơn và ngu nhất.

    Trung Quốc đã rót bao nhiêu tiền vào Campuchia?
    Cập nhật lúc :11:29 AM, 21/11/2012
    Trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á, tờ The Wall Street Journal bình luận rằng Tổng thống Obama chắc chắn sẽ không được nước chủ nhà Campuchia đón tiếp long trọng bằng Thủ tướng Ôn Gia Bảo.


    Ảnh china.org,cn

    Li Mingjiang, nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc (Viện nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnm của Xinhgapo), nhận định người Campuchia hiểu rằng Trung Quốc là “ân nhân” lớn nhất của họ trong những năm qua.

    Cũng như các nước láng giềng Myanmar và Lào, trong những năm gần đây, Campuchia được hưởng lợi lớn khi Trung Quốc nỗ lực nuôi dưỡng quan hệ với các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Từ 2006 đến tháng 8/2012, các công ty Trung Quốc đã đổ hơn 8,2 tỷ USD tiền đầu tư vào Campuchia và Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở đất nước chùa Tháp. Từ năm 1992 đến nay, Bắc kinh cấp viện trợ 2,1 tỷ USD cho Campuchia và các khoản vay để tài trợ các dự án phát triển nông nghiệp và xây dựng 2.000 km cầu đường.

    Chưa hết, hồi tháng 9/2012, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa sẽ cung cấp một khoản viện trợ trị giá 24 triệu USD như “một món quà” cho Campuchia và ba thỏa thuận khác về vốn vay ưu đãi trị giá khoảng 80 triệu USD dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay. Ông Ôn Gia Bảo cũng đã cân nhắc đề xuất của ông Hun Sen về việc Trung Quốc cung cấp cho Campuchia các khoản vay mới ở mức 300-500 triệu USD mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Trong khi đó, một công ty Trung Quốc đang có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thép và sử dụng 10.000 lao động ở Campuchia để sản xuất 3 triệu tấn thép mỗi năm.

    Dường như những khoản đầu tư này “chưa đủ nặng” nên hôm 18/11, ngày đầu tiên cùa Hội nghị cấp cao Đông Á và Đông Nam Á, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ viện trợ 53 triệu USD cho Campuchia.

    Nhờ các khoản đầu tư nói trên, “bộ mặt” của Campuchia đã thay đổi. Bắc Kinh khẳng định các khoản viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia là nhằm thúc đẩy tiến bộ ở một quốc gia nằm trong danh sách phát triển kém nhất trên thế giới, với GDP bình quân đầu người chỉ đạt 830 USD. Campuchia là một trong những nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất châu Á và khoảng 30% trong tổng số 14,5 triệu người ở nước này đang sống dưới mức nghèo khổ.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định các khoản viện trợ của Trung Quốc không những tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế của Campuchia, mà còn giúp ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế. Những đứa trẻ Campuchia đang chơi đùa cạnh một cây cầu đang xây dở. Đây là công trình ở thủ đô Phnom Penh được xây dựng bằng nguồn tiền đầu tư của Trung Quốc.

    Lần theo lịch sử, Trung Quốc bắt đầu tìm cách lấy lòng Campuchia từ năm 1997. Ông Douglas Clayton, giám đốc điều hành Leopard Capital, cho răng khoản viện trợ của Trung Quốc cho phép Campuchia tách khỏi phương Tây và các tổ chức phi chính phủ lâu nay vẫn thường chỉ trích họ. Hiện Bắc Kinh đang ủng hộ 19 dự án phát triển ở Campuchia, trong đó có các dự án đường bộ và dự án điện năng trị giá 1,1 tỷ USD.

    Trung Quốc trở thành một trong 5 đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia từ năm 2002 với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 272 tỷ USD năm 2011, cao hơn nhiều so với 76 triệu USD năm 1996.

    Hiện các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đang hoạt động rất mạnh ở quốc gia Đông Nam Á này. Huawei Technologies đã đầu tư nhiều trăm triệu USD để phát triển mạng điện thoại di động của Campuchia. Các công ty Trung Quốc cũng tham gia ngành công nghiệp may mặc và chuẩn bị khai thác các nguồn năng lượng mới trên lãnh thổ Campuchia.

Chia sẻ trang này