1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu ngầm Kilo-636MV và sức mạnh của Hải quân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 17/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tàu ngầm Kilo-636MV và sức mạnh của Hải quân Việt Nam

    Mặc dù cuối năm 2012, đầu 2013, một hoặc hai chiếc tàu ngầm Kilo-636MV đầu tiên trong tổng cộng 6 chiếc mà Việt Nam mua của Nga mới được chuyển giao, nhưng ngay từ bây giờ các học viên sĩ quan tàu ngầm của ta đã miệt mài học tập để đầu năm 2012 lên đường sang nước bạn học tập. Cùng với việc Không quân Hải quân đang được xúc tiến thành lập, thì trong tương lai rất gần Hải quân ta sẽ đạt được khả năng tác chiến không gian 3 chiều (trên không, trên mặt nước và dưới ngầm). Triumf lập topic này mong mọi người cùng chia sẻ những thông tin mới nhất về lực lượng tàu ngầm chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam cả về tiến độ đóng tàu chũng như chiến thuật sử dụng và khả năng phối hợp với các lực lượng khác. Chân thành cảm ơn.
    viteubaoak47kalanikov thích bài này.
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Xin trích đăng lại một bài viết liên quan đến vấn đề này:

    The Straits Times (Singapore)
    January 4, 2010 Monday

    QUÁ NHIỀU, QUÁ SỚM?
    Robert Karniol, Defence Writer

    Có một câu của miệng lưu truyền trong giới các nhà phân tích quân sự rằng rất dễ để nhận thấy: Việc mua sắm một số vũ khí, trang bị hiên đại, tinh xảo không nhất thiết phải liên quan đến yếu tố hiệu quả. Việc chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên và duy nhất của Thái Lan HTMS Chakri Naruebet năm 1997 là một ví dụ điển hình. Hơn một thập kỷ sau đó, có vẻ ví dụ vẫn còn giá trị. Việc Việt Nam gần đây đẩy mạnh việc mua sắm vũ khí trang bị được cho là một hoạt động gây xôn xao dư luận. Quân đội nhân dân Việt Nam – một lực lượng đáng gờm ngay từ khi được thành lập năm 1944, nhưng được xem như đang suy yếu kể từ đầu thập niên 1990. Nguyên nhân dễ thấy là Quân đội bị tổn thất không nhỏ trong cuộc chiến ở Campuchia, nền kinh tế xuống dốc và Mạc Tư Khoa ngưng viện trợ.

    Hà Nội tiến hành công cuộc cải cách kinh tế từ năm 1986 dưới chương trình Đổi Mới, đã tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Dù vậy, trong một giai đoạn kéo dài tới gần 20 năm, việc mua sắm quốc phòng diễn ra rất nhỏ giọt, khiến Quân đội hết sức lo ngại khi phần lớn vũ khí trang bị vốn được sản xuất từ những năm 1960 trở nên lạc hậu nhanh chóng. Trong giai đoạn này Hà Nội chỉ mua một số máy bay tiêm kích hiện đại Su-27. Theo đó, hợp đồng đầu tiên mua 6 chiếc ký năm 1995 so với 26 chiếc của Trung Quốc mua năm 1992. Đáng kể hơn, hiện nay Trung Quốc đã kết nối được các máy bay hiện đại của họ với các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AEW&C) giúp họ nhân lên gấp bội khả năng tác chiến không gian. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu tiên tiến của Việt Nam không có được khả năng này, khiến cho năng lực tác chiến hạn chế hơn so với khả năng thực sự của chúng.

    Sau gần hai thập kỷ im hơi lặng tiếng trong lĩnh vực mua sắm quốc phòng, gần đây, với nền kinh tế phát triển nhanh và nhu cầu ngày càng lớn của quân đội, Hà Nội đang ngày càng quan tâm tới việc hiện đại hóa nền quốc phòng. Trong bài phát biểu nhân dịp Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tháng 12 năm ngoái, ************* ***************** đã kêu gọi Quân đội tiến hành đẩy mạnh hiện đại hóa. Vài tuần trước đó, phát biểu trong Lễ công bố Sách trắng Quốc phòng 2009, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đã nêu bật nhu cầu và xu hướng hiện đại hóa quân đội là tất yếu, song song với sự phát triển của nền kinh tế.

    Gần như cùng thời gian, Thủ tướng *************** đang ở Mạc Tư Khoa để ký kết các hợp đồng mua sắm 6 tàu ngầm lớp Kilo-636MV (mang tên lửa Club-S) và 12 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MV. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng có các chuyến thăm tới Pháp để tìm kiếm cơ hội mua máy bay trực thăng và máy bay vận tải, và Washington để thúc đẩy Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí. Cũng trong tháng 12 năm ngoái, cho dù chưa công bố chính thức nhưng Hà Nội đã đạt được thỏa thuận mua 3 máy bay thủy phi cơ DHC-6 Series 400 từ công ty Viking Air của Canada để trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân mới được thành lập cho nhiệm vụ tuần tiễu biển. Trang bị đi kèm còn có các radar kiểm soát biển đa chế độ EL/M 2022(V)3 từ Công ty Elta Electronics của Israel, với thời hạn giao hàng bắt đầu trong vòng từ 12 đến 18 tháng. Các máy bay tuần tiễu biển này sẽ cùng các tàu ngầm tạo cho hải quân Việt Nam trở thành lực lượng có khả năng tác chiến không gian 3 chiều (trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước).

    “Việt Nam mua 6 tàu ngầm lớp Kilo trong vòng 6 năm tới sẽ là một trong những thử thách lớn nhất. Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA) dựa chủ yếu vào lục quân vốn chỉ có kinh nghiệm nhất định trong việc phối hợp không gian 2 chiều, chứ đừng nói đến không gian 3 chiều”, Giáo sư Carlyle Thayer – một chuyên gia quốc phòng về Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia ở Thủ đô Canberra, phát biểu.

    “Việt Nam cần phải phát triển học thuyết hải quân để tung phóng sức mạnh khi nhận được các tàu ngầm Kilo. Nhưng quan trọng hơn, nó cần phải đảm bảo các nguồn lực ổn định – bao gồm cả tài chính – để duy trì khả năng chiến đấu của các tàu ngầm này. Một câu hỏi quan trọng là sẽ mất bao nhiều lâu kể từ khi được chuyển giao thì các tàu ngầm này mới đạt được hiệu quả hoạt động và phối hợp với các lực lượng hiện có”. Giáo sư Thayer dự đoán rằng VPA sẽ là lực lượng mới nổi có khả năng tương tự với Singapore và Indonesia. Các quốc gia này đã đưa vào vận hành một cách nhanh chóng và có hiệu quả các tàu ngầm của họ phối hợp với cấu trúc các lực lượng hiện có nhưng không lâu sau đó mới nhận thấy gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và cung cấp tài chính cho lực lượng dưới mặt nước của họ.

    Tuy nhiên, có thể VPA sẽ gặp ít rắc rối hơn do đã có kinh nghiệm vận hành các máy bay trực thăng săn ngầm, ví dụ, nếu Hà Nội quyết định hiện đại hóa hạm đội hải quân hiện tại, thậm chí chuyển sang tiến hành các chiến dịch tiến công đường biển bằng việc sử dụng 2 chiếc tàu (khinh hạm) hộ vệ tên lửa lớp Gepard đang đặt mua của Nga. Dù vậy, khi chưa triển khai được khả năng tích hợp, chỉ huy đồng bộ giữa các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AEW&C) với máy bay chiến đấu và lực lượng mặt đất – mặc dù tới đây có thể sẽ được Không quân triển khai – thì nhiệm vụ này không hề dễ dàng.

    Nhưng còn một nhân tố khác cần phải cân nhắc. Đó là tiến trình hiện đại hóa sẽ sẽ mất nhiều thời gian hơn để “tiêu hóa” được những khả năng mới, nếu không VPA sẽ bị “bội thực bởi ăn quá nhanh”.

    P/S: Triumf chuyển ngữ tiếng Việt có đoạn diễn đạt thoáng ý hơn một chút.
  3. saobang86

    saobang86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    " Nhưng còn một nhân tố khác cần phải cân nhắc. Đó là tiến trình hiện đại hóa sẽ sẽ mất nhiều thời gian hơn để “tiêu hóa” được những khả năng mới, nếu không VPA sẽ bị “bội thực bởi ăn quá nhanh”.

    Bọn Sin sợ mình chạy đua vũ trang đây mà, nhà mình mới sắm được có bấy nhiêu đó thôi mà đã la làng lên rùi ! ai cũng vậy thui, nhà nó mua sắm có thua gì mình đâu, thậm chí còn hơn nữa ấy chứ !
  4. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Điều đó không phải là không có lý đâu bạn ạ. Nhất là trong vài năm gần đây, khi QĐNDVN đang đẩy mạnh tiến trình hiện đại hoá ở các lực lượng KQ, HQ... việc tiếp nhận nhiều vũ khí tiên tiến mà ta chưa có kinh nghiệm vận hành dẫn đến thiếu nguồn nhân lực, khả năng bảo trì, .... chưa kể sắp tới ta còn có thể tiếp cận với một số loại vũ khí khác hệ như....... (em chỉ nghe được đến đó là hết rồi ạ). [r24)]
    teothin thích bài này.
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Liên quan đến việc gần đây Việt Nam tiến hành phát triển lực lượng tàu ngầm tiến công siêu hiện đại bằng việc đặt mua các tàu ngầm Kilo-636MV (và có thể cả Amur-1650) mang tên lửa Club-S, Triumf xin lược trích báo cáo có tựa đề:



    CUỘC CHẠY ĐUA TÀU NGẦM Ở THÁI BÌNH DƯƠNG:

    TRUNG QUỐC THÁCH THỨC VỊ TRÍ SIÊU CƯỜNG Ở DƯỚI MẶT NƯỚC CỦA MỸ


    Tác giả: Mackenzie Eaglen and Jon Rodeback

    Ngày 02 tháng 02 năm 2010
    Xuất bản bởi The Heritage Foundation


    Các hạm đội tàu ngầm ở Thái Bình Dương
    Các hạm đội tàu ngầm và sự phát triển của chúng đã thay đổi nhanh chóng kể từ sau Chiến tranh lạnh. Trong những năm 1990, Nga đã đưa ra khỏi biên chế hầu hết tàu ngầm của họ và Mỹ cũng thu nhỏ quy mô lực lượng tàu ngầm của mình. Trong khi số lượng tàu ngầm của Mỹ tiếp tục giảm thì Trung Quốc lại nhanh chóng mở rộng và nâng cấp lực lượng tàu ngầm của mình. Để cân bằng cán cân quân sự, các nước khác trong khu vực Thái Bình Dương cũng đang tiến hành mở rộng và hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm của mình.

    Hoa Kỳ
    Lực lượng tàu ngầm tiến công hạt nhân (SSN) của Hoa Kỳ đã giảm từ 102 chiếc năm 1987 xuống còn 53 chiếc năm 2009. Việc cắt giảm số lượng này được thực hiện theo các kế hoạch về cấu trúc của lực lượng Hải quân Mỹ kể từ sau Kế hoạch Hải quân có 600 tàu chiến với 100 tàu SSN của thời Tổng thống Reagan. Kế hoạch đưa ra năm 1991 của cựu Tổng thống Bush cha là duy trì 80 tàu SSN, trong khi nghiên cứu của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ năm 1992 đưa ra mục tiêu chỉ cần 55 chiếc và năm 1997, Kế hoạch điều chỉnh quốc phòng 4 năm 1 lần (Quadrennial Defense Review (QDR) – ?) tiếp tục chỉ ra rằng số lượng cần thiết có thể dưới ngưỡng đề xuất của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tức chỉ 50 chiếc. Vào năm 2001 QDR lại đề xuất tăng lên thành 55 chiếc. Năm 2006 QDR đặt ra mục tiêu tăng tốc độ đóng mới tàu ngầm lên mức 2 chiếc mỗi năm tới 2012 và biên chế 60% sô lượng tàu ngầm của Mỹ ở biển Thái Bình Dương để bảo vệ lợi ích của Mỹ trong khu vực nhạy cảm này. Thực tế, hải quân Mỹ đang duy trì biên chế 313 tàu chiến bao gồm cả 48 tàu SSN, bất chấp có nhiều ý kiến cho rằng số lượng như vậy không đủ đáp ứng yêu cầu. Nghiên cứu về Cấu trúc lực lượng tàu ngầm của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ công bố năm 1999 đã kết luận rằng số lượng tàu ngầm tiến công lý tưởng để đáp ứng và phục vụ yêu cầu của Hải quân và các hoạt động thông tin tìn báo chiến dịch và chiến thuật phải là 68 chiếc SSN vào năm 2015 và 76 chiếc vào năm 2025. Một lực lượng chỉ gồm 55 chiếc vào năm 2015 và 62 chiếc vào 2025 tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, hạm đội tàu ngầm tiến công gồm 53 chiếc thậm chí còn nguy hiểm hơn cả đề xuất đưa ra trước sự kiện 11 tháng 9 năm 2001. Lực lượng tàu ngầm hiện nay đang bị dàn trải, kể cả trong kế hoạch mua sắm dài hạn của Hải quân Mỹ, số lượng tàu ngầm SSN sẽ giảm xuống còn 48 chiếc trong giai đoạn 2022 và 2033, và xuống mức thấp nhất là 41 chiếc vào năm 2028 và 2029.

    Để thu hẹp “khoảng cách về tàu ngầm” đã được chỉ ra, hải quân Mỹ hiện đang cân nhắc việc rút ngắn thời gian đóng các tàu ngầm lớp Virginia xuống còn 60 tháng, đồng thời tăng hạn phục vụ của một số tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles thêm hai năm, và kéo dài thời gian sử dụng của một số chiếc khác thêm từ 6 đến 7 tháng. Nếu thành hiện thực, các biên pháp tổng thể này có thể nâng số tàu ngầm ở mức thấp nhất lên con số 44 tới 45 chiếc. Dù vậy, những nỗ lực này cũng còn xa mới đáp ứng được yêu cầu của Hải quân Mỹ khi phải đối phó với một kịch bản tương tự như Sự kiện 11/9.

    Thờ ơ với khả năng săn ngầm. Việc hạm đội tàu ngầm thu nhỏ quy mô không chỉ ảnh hưởng đến khả năng duy trì sức mạnh dưới mặt nước mà còn kéo theo sự suy giảm khả ănng chống ngầm. Điều này thể hiện rất rõ ở sự suy giảm số lượng các phương tiện săn ngầm. Hiện Hải quân đang vận hành 173 chiếc máy bay tuần tiễu P-3C đã lỗi thời, và việc máy bay P-8A (thay thế cho P-3C) khó có thể được đưa vào trang bị hàng loạt cho tới năm 2013. Hải quân Mỹ cũng đang cho về hưu các máy bay S-3B Viking, vốn đang được sử dụng như một loại máy bay săn ngầm tầm xa của các biên đội tàu sân bay, và không có kế hoạch thay thế. Thêm nữa, Hải quân cũng thiếu các thiết bị trinh sát âm thanh hiện đại (SOSUS), mà vẫn dựa vào hệ thống trinh sát thủy âm vốn được phát triển từ những năm 1950 để truy tìm các tàu ngầm của Liên Xô.

    .....

    Một số quốc gia chỉ có năng lực tác chiến hải quân giới hạn nay đang nhanh chóng đầu tư để mở rộng tầm ảnh hưởng và khả năng tung phóng sức mạnh nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của họ trên thế giới. Hải quân của chúng ta cần phải vượt lên trước các đối thủ trong môi trường tác chiến biển xanh khi họ cố vươn tầm hoạt động. Điều này đòi hỏi chúng ta cần nâng cấp khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo và chống ngầm trong môi trường biển xanh để cải thiện khả năng đánh chặn chiến lược.


    Hải quân thừa nhận khả năng săn ngầm đang suy giảm khi phải đối mặt với những mối đe dọa dưới mặt nước “tái xuất hiện” và đã đặt mục tiêu phát triển các loại vũ khí săn ngầm và hệ thống cảm biến tiên tiến trong những năm sắp tới. Hạm đội Thái Bình Dương đã tăng cường huấn luyện khả năng chống ngầm. Đây là những nỗ lực đáng kể cần được duy trì song song với mục tiêu đẩy mạnh mua sắm thêm các phương tiện chống ngầm – chủ yếu là các tàu ngầm và máy bay trinh sát biển săn ngầm tầm xa.

    Trung Quốc
    Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN) của Trung Quốc đã mở rộng và nâng cấp đáng kể lực luợng của mình, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm, hiện đang được đánh giá là “Sức mạnh tiềm ẩn” nhất của PLAN. Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất châu Á, bao gồm 60 tàu ngầm tiến công (6 chiếc SSN và 54 tàu ngầm diesel tiến công). Hơn một nửa số tàu ngầm này thuộc loại hiện đại hơn như lớp Kilo, lớp Tống và lớp Yuan-class. Một nhà quan sát đã chỉ ra răng “Trung Quốc hiên này đang có nhiều tàu ngầm hơn cả Nga, và tốc độ phát triển của họ nhanh kinh khủng”.

    Phát triển hạm đội tàu ngầm. Trung Quốc đang “chạy trên đường cao tốc” trong mục tiêu xây dựng lực lượng hải quân biển xanh để có thể tung phóng sức mạnh trên các tuyến đường biển của họ:
    Để thực hiện được điều đó, Trung Quốc đang phát triển mạnh khả năng chống ngầm, đáng kể nhất là trong giai đoạn 2002–2004, hải quân Trung Quốc đã liên tục đóng 13 chiếc tàu ngầm, trong khi tiến hành đồng thời việc mua tàu ngầm của Nga với số lượng lớn. Thêm nữa, Trung Quốc đã đưa vào biên chế 31 tàu ngầm chỉ riêng trong giai đoạn 1995-2005. Với sự trỗi dậy mạnh mẽ và nhanh chóng, Trung Quốc dần có khả năng khống chế đường biển...... Để phát triển các công nghệ tiên tiến và phức tạp, Trung Quốc cuối cùng cũng dựa chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

    Các ước tính cho thấy quy mô lực lượng tàu ngầm tiến công của Trung Quốc có thể biến thiên rộng từ 58 tàu tới 88 tàu, tùy thuộc vào việc các tàu ngầm thế hệ cũ bị đưa ra khỏi biên chế nhanh hay chậm, và chỉ tập trung vào đóng các tàu SSN đắt tiền hơn, khiến tổng số tàu ngầm được đóng sẽ giảm, và tiến hành mua tàu của nước ngoài nhiều hơn.

    Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 4 loại tàu ngầm mới tự thiết kế và đóng trong nước như: Jin hay Type 094 (SSBN), Shang hay Type 093 (SSN), Yuan hay Type 041/039A (SSP), và Song hay Type 039/039G (SSK). Thế hệ tàu tiếp theo của lớp Shang đang được triển khai. Có thể kết luận rằng quy mô lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ rất lớn (khoảng 70 chiếc hoặc hơn) là một ước tính thực tế chính xác về cấu trúc lực lượng Hải quân Trung Quốc trong vài thập kỷ tới.

    (còn tiếp)
  6. Spyder

    Spyder Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Bài viết:
    1.374
    Đã được thích:
    12
    em thấy topic này là nơi bác trùm quăng bom, mà em lại khoái bom của bác trùm quăng [:D]
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tăng cường tuần tra. Lực lượng tàu ngầm tiến công Trung Quốc đã tăng mạnh số lần tuần tra từ 2 lần năm 2006 lên 6 lần năm 2007 và tới 12 lần năm 2008. Đây là những bằng chứng cho thấy quốc gia này đang tập trung vào huấn luyện và thể hiện tham vọng “cho Hoa Kỳ thấy rằng Trung Quốc là một thế lực, đối trọng của họ biển Thái Bình Dương”. Hai sự kiện gần đây có thể mô tả rõ xu hướng này. Vào ngày 26 tháng 10 năm 2006, một tàu ngầm lớp Tống của Trung Quốc đã nổi lên gần Biên đội tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ - đang hoạt động gần Okinawa trong khoảng cách có 5 dặm (khoảng 8km). Ngày 11 tháng 6 năm 2009, một tàu ngầm của Trung Quốc đã va chạm với tàu USS John S. McCain’s có trang bị cảm biến mảng pha của Mỹ ngay ngoài khơi Philippines. Cho dù những sự kiện này, có thể hoặc chưa thể hé lộ những hạn chế trong khả năng chống ngầm của Hoa Kỳ và các thủy thủ tàu ngầm Trung Quốc vận hành thành thạo các cỗ máy giết người thầm lặng dưới đáy đại dương – là những thông tin thực tế nhất, khẳng định một điều rõ ràng rằng lực lương tàu ngầm Trung Quốc đã vươn tầm hoạt động xa hơn và hoạt động hiệu quả hơn so với trước đây.

    Các mục tiêu. Có một số nhận định và nguyên do có thể giúp lý giải về sự phát triển nhanh chóng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc: các yêu cầu phòng thủ cơ bản của Trung Quốc, khả năng giới hạn của Hoa Kỳ trong sụ­ can thiệp vào các quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan, thách thức sự ảnh hưởng của hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn trước các mối đe dọa, ngăn chặn, và tạo thanh thế lớn hơn trên trường quốc tế.

    Đầu tiên, dân số và sự giàu có của Trung Quốc tập trung chủ yếu dọc bờ biển phía Đông, cho phép Trung Quốc có lý do chính đáng để phát triển lực lượng hải quân mạnh triển khai dọc đường bờ biển này.

    Tiếp nữa, nhiều chuyên gia phân tích an ninh tranh cãi rằng “Mục đích chính của Trung Quốc trong việc nâng cấp lực lượng tàu ngầm của mình là khả năng trì hoãn hay ngăn chặn sự xâm lược theo yêu cầu của Đài Loan”. Trung Quốc đã gặp rất nhiều rắc rối với “tỉnh nổi loạn Đài Loan” và với sự can thiệp của Hoa Kỳ (vào tiền đồ của Trung Quốc) trong các quan hệ giữa hài bờ eo biển Đài Loan từ năm 1949. Mối quan hệ giữa hai bờ eo biển này trở nên đặc biệt căng thẳng vào năm 1996, khi Hoa Kỳ triển khai 2 Biên đội tàu sân bay đến khu vực này để ngăn chặn một cuộc tiến công quân sự của Trung Quốc nhằm thôn tính Đài Loan.

    Không có gì bất ngờ khi Trung Quốc đặt ưu tiên triển khai khả năng ngăn chặn đường biển để có thể trì hoãn hay đánh bại sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ trong một kịch bản chiến tranh tại eo biển này trong tương lai.

    Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã kết luận rằng “việc phát triển và đưa vào trang bị các tàu ngầm lớp Kilo, Song, Shang, và Yuan đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng đánh chặn và tác chiến dưới mặt nước của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa”.

    Hải quân Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi chiến lược của Hải quân Xô Viết, được cho là “có thể đánh thắng nhanh chóng trong các tình huống xung đột địa chiến lược của Liên Xô” bằng việc sử dụng các tàu ngầm hạt nhân và tạo ra một lực lượng hải quân tiến ra đại dương với khả năng tấn công”. Một chiến lược tương tự có thể giúp Hải quân Trung Quốc phá vỡ sự phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc Đại lục. Căn cứ hải quân mới ở đảo Hải Nam là một bước tiến, cho phép Hải quân Trung Quốc tiếp cận trực tiếp tới các đường vận tải biển quốc tế trọng yếu, và mở ra khả năng tiềm tàng để triển khai bí mật các tàu ngầm ra vùng nước sâu của vùng Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa).

    Như là một phần của chiến lược tiến công hạt nhân, Trung Quốc dự tính đóng tới 5 tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Jin, mỗi tàu mang 12 tên lửa đường đạn có khả năng bắn tới Mỹ từ các vị trí ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc. Nỗ lực này có thể tạo thành một khả năng răn đe hạt nhân hữu hiệu trên biển. Trung Quốc có thể sẽ sử dụng một số tàu ngầm SSN làm nhiệm vụ tuần tra răn đe hạt nhân.

    Cuối cùng, dường như rõ ràng là Trung Quốc chủ định phát triển thành một đối trọng toàn cầu, và “điều đó thể hiện sự khôn ngoan thường thấy của người Trung Quốc khi sự hiện diện của các tàu ngầm hạt nhân phô bày năng lực của một cường quốc”. Một hạm đội tàu ngầm tiến công mạnh cũng có thể giúp bảo vệ các tàu vận tải của Trung Quốc trên mọi tuyến đường biển quốc tế. Vụ rắc rối liên quan đến Yin He năm 1993 giúp củng cố thêm sự quan ngại trong giới các nhà lãnh đạo Trung Quốc, khi mà họ “rất giận dữ, nhưng lại không có cây gậy răn đe nào” vì Hoa Kỳ tiến hành khám xét một tàu hàng Trung Quốc được cho là đang vận chuyển những thành phần của vũ khí hóa học đến Iran.

    Australia
    Hải quân Australia có 6 tàu ngầm diesel-điện và đã công bố kế hoạch thay thế chúng bằng một chương trình hiện đại hóa hải quân sâu rộng hơn với 12 tàu ngầm thông thường tiên tiến mang tên lửa hành trình. Chính phủ Australia đã dứt khoát tiến hành kế hoạch phát triển này để đáp lại mối đe dọa ngày càng lớn của sức mạnh hải quân Trung Quốc và sự suy yếu của hải quân Hoa Kỳ, vốn được Australia xem như cán cân ổn định quân sự toàn cầu và đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

    Ấn Độ
    Về mặt địa lý, Ấn Độ không thuộc khu vực biển Thái Bình Dương, nhưng nước này lại đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương. Ấn Độ hiện có 16 tàu ngầm tiến công sử dụng động cơ diesel và hiện đã tiến hành đặt đóng tàu ngầm tiến công hạt nhân đầu tiên, dựa trên các tàu thuộc lớp Akula của Nga. Ấn Độ sẽ thuê chiếc tàu Akula thứ 2 từ Nga và đang tiến hành đóng 6 tàu ngầm diesel Scorpene.

    Kế hoạch mở rộng và nâng cấp lực lượng tàu ngầm của Ấn Độ là một phần trong một nỗ lực lớn hơn để hướng đến trang bị hơn 100 tàu chiến thế hệ mới cho hải quân nước này trong vòng 10 năm. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ lý giải chương trình đóng tàu là một “sự cần thiết mang tính chiến lược” của hệ thống phòng thủ quốc gia, đặc biệt là để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của hải quân Trung Quốc: “Trung Quốc hiện đang phát triển lực lượng hải quân của họ một cách nhanh chóng. Tham vọng của họ ở Ấn Độ Dương là khá rõ ràng”. Ấn Độ cũng khao khát trở thành một cường quốc, và các tàu ngầm được xem như là một thành phần mang lại sức mạnh chủ yếu của bất kỳ một hạm đội nào.
  8. saobang86

    saobang86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn ! Nhưng việc tiếp nhận , vận hành 6 tàu ngầm kéo dài từ đây tới năm 2018, và quân đội ta đã có bước chuẩn bị và huấn luyện lực lượng tàu ngầm hơn 10 năm về trước, cùng với gần đây Ấn Độ giúp ta đào tạo thuỷ thủ sử dụng tàu ngầm kilo, Tôi nghĩ việc đưa vào vận hành 2 chiếc đầu tiên sẽ suôn sẽ thôi.
    Tuy tàu ngầm vẫn còn bộc lộ vài điểm yếu , nhưng phải công nhận nó là 1 loại vũ khí đáng gờm dưới lòng biển với khả năng theo dõi đối phương, phóng tên lửa hành trình.v.v... Thế nên các nước đua nhau sở hữu cho bằng được những lớp tàu ngầm hiện đại, ưu việt nhất . Trong lúc biển đông như " nước sôi lửa bỏng " như hiện nay thì chỉ cần "1 hành động thiếu cân nhắc kĩ lưỡng" sẽ châm ngoài cho 1 cuộc chiến tranh giành biển đông, và các bạn cũng biết ưu thế sẽ thuộc về ai rồi đấy ! Vậy nên, lúc này nhà ta không đầu tư bị kịp thời thì không biết đến bao giờ mới có cơ hội. Khi ta nhận được đủ 6 tàu ngầm thì chúng ta có 1 lực lượng tàu ngầm ngang ngửa với các nước như : Hy lạp , Thổ nhĩ Kì , Pakistan... Ở ĐNA hiện nay mình thấy chỉ có Mã lai đang sở hữu tàu ngầm Scorpene của liên doanh Pháp- Tây Ban Nha , Singapo sở hữu tàu ngầm lớp Arche của Thuỵ Điển là tương đối hiện đại !
    Còn không biết lớp Kilo 636 nhà ta mua sẽ như thế nào, vì chúng ta chỉ nghe nói phong phanh về tính năng của tàu Kilo như : kích thước, tầm hoạt động, vận tốc, vũ khí, " được mệnh danh là lỗ đen " , chứ ko biết được công nghệ trang bị trên nó ra sao , tính năng kỹ thuật của tàu ngầm này thế nào ..v.v... Mong bạn nào biết có thể chia sẻ với anh em để được biết thêm ! Thank you.
  9. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Hi hi, về tàu ngầm thì chắc phải còn phụ thuộc Nga, chứ tàu nổi thì nghe phong phanh rằng sắp tới sẽ chơi với thằng khác nữa. [:D] Mà thôi trả chỗ cho bác Triumf.
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Như là một phần của chiến lược tiến công hạt nhân, Trung Quốc dự tính đóng tới 5 tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Jin, mỗi tàu mang 12 tên lửa đường đạn có khả năng bắn tới Mỹ từ các vị trí ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc. Nỗ lực này có thể tạo thành một khả năng răn đe hạt nhân hữu hiệu trên biển. Trung Quốc có thể sẽ sử dụng một số tàu ngầm SSN làm nhiệm vụ tuần tra răn đe hạt nhân.

    Cuối cùng, dường như rõ ràng là Trung Quốc chủ định phát triển thành một đối trọng toàn cầu, và “điều đó thể hiện sự khôn ngoan thường thấy của người Trung Quốc khi sự hiện diện của các tàu ngầm hạt nhân phô bày năng lực của một cường quốc”. Một hạm đội tàu ngầm tiến công mạnh cũng có thể giúp bảo vệ các tàu vận tải của Trung Quốc trên mọi tuyến đường biển quốc tế. Vụ rắc rối liên quan đến Yin He năm 1993 giúp củng cố thêm sự quan ngại trong giới các nhà lãnh đạo Trung Quốc, khi mà họ “rất giận dữ, nhưng lại không có cây gậy răn đe nào” vì Hoa Kỳ tiến hành khám xét một tàu hàng Trung Quốc được cho là đang vận chuyển những thành phần của vũ khí hóa học đến Iran.

    Australia
    Hải quân Australia có 6 tàu ngầm diesel-điện và đã công bố kế hoạch thay thế chúng bằng một chương trình hiện đại hóa hải quân sâu rộng hơn với 12 tàu ngầm thông thường tiên tiến mang tên lửa hành trình. Chính phủ Australia đã dứt khoát tiến hành kế hoạch phát triển này để đáp lại mối đe dọa ngày càng lớn của sức mạnh hải quân Trung Quốc và sự suy yếu của hải quân Hoa Kỳ, vốn được Australia xem như cán cân ổn định quân sự toàn cầu và đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

    Ấn Độ
    Về mặt địa lý, Ấn Độ không thuộc khu vực biển Thái Bình Dương, nhưng nước này lại đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương. Ấn Độ hiện có 16 tàu ngầm tiến công sử dụng động cơ diesel và hiện đã tiến hành đặt đóng tàu ngầm tiến công hạt nhân đầu tiên, dựa trên các tàu thuộc lớp Akula của Nga. Ấn Độ sẽ thuê chiếc tàu Akula thứ 2 từ Nga và đang tiến hành đóng 6 tàu ngầm diesel Scorpene.

    Kế hoạch mở rộng và nâng cấp lực lượng tàu ngầm của Ấn Độ là một phần trong một nỗ lực lớn hơn để hướng đến trang bị hơn 100 tàu chiến thế hệ mới cho hải quân nước này trong vòng 10 năm. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ lý giải chương trình đóng tàu là một “sự cần thiết mang tính chiến lược” của hệ thống phòng thủ quốc gia, đặc biệt là để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của hải quân Trung Quốc: “Trung Quốc hiện đang phát triển lực lượng hải quân của họ một cách nhanh chóng. Tham vọng của họ ở Ấn Độ Dương là khá rõ ràng”. Ấn Độ cũng khao khát trở thành một cường quốc, và các tàu ngầm được xem như là một thành phần mang lại sức mạnh chủ yếu của bất kỳ một hạm đội nào.

    Nga
    Lực lượng tàu ngầm của Nga (Liên Xô cũ) đã sụt giảm tới 2/3 sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Trong những năm gần đây, Hải quân Nga đã có sự vươn lên kể từ cuộc khủng hoảng hậu Xô Viết, nhưng vẫn cần phải loại khỏi biên chế vài tá tàu ngầm hạt nhân còn lại từ thời chiến tranh lạnh. Trong năm 2009, Nga có 17 tàu ngầm hạt nhân và 20 tàu ngầm diesel, trong đó có 5 tàu ngầm tiến công hạt nhân và 9 tàu ngầm diesel thuộc biên chế của hạm đội Thái Bình Dương. Bất chấp việc ngân sách tăng liên tục trong những năm qua, “hải quân vẫn còn đang trong tình trạng thiếu thốn, chính điều đó đã hạn chế khả năng đảm bảo hoạt động thông thường cho các tàu ngầm này và thậm chí là chỉ để duy trì chúng ở chế độ sẵn sàng chiến đấu”.

    Nhật Bản
    Nhật bản duy trì một hạm đội tàu ngầm hiện đại gồm ít nhất 16 tàu, bao gồm ít nhất 1 tàu ngầm sử dụng động cơ đẩy AIP thuộc lớp Soryu. Nhật có chế độ thay thế các tàu ngầm sau mỗi 16 năm hoạt động, nhanh hơn rất nhiều so với các nước khác.

    Hàn Quốc
    Hàn Quốc có 12 tàu ngầm tiến công và có kế hoạch tăng quy mô lực lượng tàu ngầm lên 27 chiếc vào năm 2020.

    Bắc Triều Tiên
    Bắc Triều Tiên có 22 tàu ngầm tiến công thông thường thế hệ cũ (không rõ có bao nhiêu chiếc còn có thể hoạt động được) và một số lượng đông đảo các tàu ngầm mini. Về lý thuyết có thể đe dọa các tuyến vận tải biển và có khả năng thực hành chiến đấu đơn giản, các tàu ngầm của Bắc Triều Tiên không được đánh giá cao trong các chiến dịch kiểm soát trên biển.

    Đài Loan
    Đài Loan vận hành 2 tàu ngầm tiến công và đang tìm cách mở rộng và nâng cấp lực lượng tàu ngầm từ nhiều nguồn, bao gồm cả đóng trong nước. Vào năm 2001, Hoa Kỳ đã chào với Đài Loan một gói vũ khí bao gồm cả 8 chiếc tàu ngầm diesel-điện, nhưng Hoa Kỳ không có quền riêng đối với bất kỳ thiết kế tàu ngầm diesel hiện tại, và rồi đề xuất này đã bị chìm xuồng.

    Đông Nam Á
    Trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, hầu hết các nước Đông Nam Á cũng phát triển hay nâng cấp lực lượng tàu ngầm của mình. Indonesia đã có 2 tàu và công bố kế hoạch đóng mới 12 tàu cho tới năm 2024. Việt Nam gần đây cũng đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và quan tâm đến các tàu hiện đại hơn như Amur-1650. Singapore gần đây cũng mua 2 tàu ngầm dùng động cơ AIP thuộc lớp Archer để thay thế 2 trong số 4 chiếc tàu ngầm đã lỗi thời của họ. Tháng 10/2007, Malaysia nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Scorpene đóng ở Pháp. Chiếc tiếp theo dự kiến sẽ giao năm 2010. Thái Lan hiện chưa có tàu ngầm, nhưng ngày càng tỏ ra quan tâm đến việc phát triển lực lượng này.

    Lực lượng tàu ngầm triển khai ở Thái Bình Dương
    (2009/2025)
    Hoa Kỳ: 30/27 (là quốc gia duy nhất trong khu vực giảm quy mô lực lượ­ng tàu ngầm)
    Nga: 14/14+
    Nhật Bản: 16/16
    Trung Quốc: 60/78
    Ấn Độ: 17/24
    Hàn Quốc: 12/26
    Malaysia: 1/2
    Singapore: 4/4
    Indonesia: 2/12
    Vietnam: -/6+ (hiện chưa có chiếc tàu ngầm nào)
    Australia: 6/12

    Nguồn: International Institute for Strategic Studies, The Military Balance 2009 (Abingdon, U.K.: Routledge Journals, 2009); Nuclear Threat Initiative, “Submarine
    Proliferation,” at http://www.nti.org/db/ submarines (January 12, 2010); and GlobalSecurity.org, “World Military Guide,” at http://www.globalsecurity.org/military/world
    (January 12, 2010). The 2025 projections are based on publicly reported orders and procurement plans. The complete list of sources is available upon request.

    Triumf lược trích.


    HẾT

Chia sẻ trang này