1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu ngầm Kilo-636MV và sức mạnh của Hải quân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 17/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngaongantuhai

    ngaongantuhai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2012
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    705
    Ờ, hình như hàng quân sự đek thấy cái nào dùng chân vịt biến bước các cụ nhể, cả hàng nổi lẫn hàng Sub. Hỏi rằng tại sao?
  2. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Thế theo các bác thì cái lực xoắn ước chừng tối đa 40 tấn có xoay nổi cái tàu 3 nghìn tấn không [:D]
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đơn vị của Momen là T.m. Đơn vị của vận tốc góc là rad/s. Thử hỏi nó tỷ lệ ở đâu? Chỉ được cái nhăng cuội. Không biết đừng nói.
  4. ongtom

    ongtom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2008
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    1

    PT cân bằng M: M = Mt + A.dw/dt ---- công thức quá đơn giản
    Với: Mt: momen tải; A là cái ******** hằng số nào đó tự tìm hiểu.
  5. huyphuc_ttvnol

    huyphuc_ttvnol Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    1.490
    Đã được thích:
    1.047
    Tomcat đánh đâu chạy đấy nhưng rất giỏi xóc lọ. Mấy phiên bản cửu an tôm mèo .... đâu hết rồi=))

    ==================




    Liên xô tra tầu mới liên tục thì tai nạn chứ sao. CÒn cái anh dùng cái đồ cổ từ 197x lo gì tai nạn. Mõ xem cái nồi đất nồi đồng ngày xưa có bị chập điện cháy nổ như bếp điện siêu điện này nay không. Tầu ngầm Liên Xô chìm xuống 6000 mét vẫn không vỡ lò hạt nhân, hình dang tầu vẫn còn, nếu như Mỹ ko bốc mả trộm không thành thì nó sẽ tự ủ giảm xạ trước khi gỉ rất chậm vì lò hạt nhân làm bằng thép không gỉ.

    Còn Mỹ thì tan tành lò trước khi chìm đến đáy. Thậm chí, vỏ tầu tụt vào nén toàn bộ máy móc, để lại một đống quái dị dưới đáy biển. Cả hai cái tầu Mỹ đắm đều nát vụn như cám thế. USS Scorpion chìm ở độ sâu bằng nửa K-129 .
    http://www.militaryfactory.com/ships/detail.asp?ship_id=USS-Scorpion-SSN589
    http://www.youtube.com/watch?v=sd_q8i2ercU

    USS Scorpion là chiếc tàu có tốc độ khá hơn tầu ngầm Mỹ bây giờ, nó đạt vận tốc 29 knot, bây giờ tầu Mỹ chạy được 25. Nhưng các báo cáo trước khi tầu chìm cho thấy kim loại làm vỏ tầu có vấn đề, tầu bị một seri hỏng hóc ngay trước khi đắm, sử chữa trong 5 tháng, và nó đắm trong chuyến thực nhiện nhiệm vụ đầu tiên sau sửa chữa


    Có 2 vụ tầu ngầm Xô-Nga đắm tròng các giả thuyết rất chắc chắn rằng chúng bị đâm bởi tầu ngầm Mỹ, trong đó có Kursk và K-129. Chính vì thế Liên Xô không biết vị trí xác K-129, Mỹ ăn cắp xác này, nhưng không thành công, phần lò phản ứng rời ra rơi xuống biển khi đang cẩu lên, nát vụn.
    http://www.youtube.com/watch?v=jDqCb_83Xcg

    Các tầu ngầm Mỹ có sornar kém, khi vào vùng mù do xoáy cuộn nước ở chân vịt, các sornar này mất khả năng xác định khoảng cách đến mục tiêu. Khi theo dõi nhau, các tầu ngầm của Mỹ vì thế mà để xảy ra tai nạn. NHững lần đâm nhau mà tầu Nga không hỏng thì nhiều, vẫn được ghi chép lại. Trong đó có lần tầu Nga chủ động dừng lại để tầu Mỹ đâm phải cảnh cáo-khi tầu Mỹ gần như mù theo sát tầu Nga, vì phần phía sau tầu Nga cách xa vỏ ngăn áp suất, rất khí gặp tai nạn.
    http://www.youtube.com/watch?v=ec-JZnRPxQI


    =))=))=))=))=))=))

    Mõ tự sướng làm dek j`. Mỹ có đóng được cái tầu ngầm nào ra hồn đâu. Chính vì những vụ tai nạn như Scoprpiton nên Mỹ mới không thiết kế tầu ngầm mới, xóc lọ với Ohio của 197x.

    Mỹ cũng đã quảng cáo cho thế hệ tầu ngầm mới thay thế Ohio, nhưng vẫn còn trên giấy.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Ohio_Replacement_Submarine

    Đó là mặt tầu ngầm mang đạn chiến lược. CÒn mặt tầu ngầm tấn công thì Mỹ càng đụt. Mỹ không có những tầu ngầm chạy điện cực êm như Nga-Đức. Mỹ đã nỗ lực đóng lớp Seawolf-class có các tham số vận động như Nga, lặn sâu 600 nhanh 35. Nhưng dự án này bỏ của chạy lấy người, thay cho 29 chiếc tronbg kế hoạch chỉ đóng có 3, cả 3 tầu thuộc Seawolf-class đều có các tham số khiêm nhường như tầu Mỹ, sâu 240 nhanh 25.

    Sau khi không thành công với Seawolf-class, Mỹ mới đóng tầu ngầm tấn công Virginia, các tham số ban đầu khiêm tốn như cáca tầu Mỹ khác, sâu 240 nhanh 25.


    941 Akula vứt xó là đúng rồi, các Typhoon có cả đạn và tầu do Ucraina đóng, Mỹ nó biết rõ từng cái đinh ốc, thì giữ làm cái gì. =)). Mà thế hệ tên lửa dùng cho 941 Akula cũng đã quá lạc hậu về tính quân sự, đã được thay bởi Bulava và Borei rồi. Bây bgiowf Nga đang đóng cùng lúc mấy con Borei liền, thì giữ lại các Akula làm cái j`.

    Nga có như Mỹ đâu, nhai đi nhai lại Ohio từ 197x vẫn chưa hết sướng, nay lại hoán cải những tầu ngầm siêu lạc hậu, siêu ồn... để mang Tomahaw.=))=))=))
    =======================








    ================


    Như mình nói trước đây. Từ khi có các máy móc điện tử để nghe hạ âm nhanh chóng gọn gàng, thì tiếng ồn của tầu ngầm trở thành cái đèn chói cho phép phát hiện một số động tác của tầu từ xa hàng trăm hàng ngàn km. Đó là do các hạ âm có bước sóng lớn, nó coi mặt biển nhẵn thín như gương, phản xạ mạnh mà hầu như không tán xạ, nhờ đó hạ âm phản xạ theo mặt biển ôm sát mặt biển đi xa, không va vào đáy biển bùn-tảo, và gồ ghề bị hấp thụ. Sóng phản xạ này rất ít hao, bình thường sóng giảm mật độ năng lượng theo bình phương khoảng cách, nhưng hạ âm phản xạ mặt biển tỷ lệ thuận với khoảng cách. Vì vậy sóng này truyền đi rất xa và dùng để phát hiện các tầu ngầm ở hàng trăm, hàng ngàn km.

    Để tránh sóng này, các tàu ngầm phải vận hành ở độ sâu lớn, khi đó phần lớn âm thanh gặp mặt biển sẽ phản xạ xống đáy và bị hấp thụ. (bên quân sử các bác ấy vẽ sơ đồ sóng phản xạ xuống đáy bùn để đi xa !!!!). Vì vậy, tầu ở nông như tầu Mỹ so với Nga, 240 so với 600, thì phần âm thanh có thể phản xạ mặt biển của Mỹ cao gấp 2-3 lần Nga, nếu như 2 tầu cùng phát ra 1 đồ thị cường độ / tần số âm thanh giống nhau.

    Người ta cũng phải làm giảm công suất cần để đẩy tầu, làm giảm lực cản của tầu. Bởi vì phần lớn công suất đẩy của tầu biến thành âm thanh. Tuy rằng, phần âm thanh ở dải nghe thấy được chiếm một tỷ lệ nhỏ, nên trước khi có các máy điện tử 196x-197x thì người ta chưa nghe được hạ âm bằng các máy gọn nhỏ sử lý nhanh, có thể cố gắng giảm âm trong dải nghe thấy như tiếng lách cách của máy móc và tiêng réo của nước. Nhưng đến thời nghe được hạ âm, thì dải nghe được đến 0,1 Hz, nghe rõ ở 1-10 Hz, thì người ta nghe được phần lớn năng lượng âm thanh do tầu tạo ra. Như vậy, năng lượng âm thanh dội đến sornar tỷ lệ thuận với công suất đẩy của tầu, nếu như so cùng một khoảng cách.

    Tuy nhiên, người ta cũng có thể chuyển một phần âm thanh từ đẩy tầu đến dải nghe khó hơn, từ 0,1-1Hz. Để làm điều này người ta làm chân vịt tầu ngầm to ra, có nhiều cánh, quay chậm, độ nghiêng nhỏ.... so với tầu thủy, nhờ thế hạ âm cho chân vịt tạo ra giảm tần số, chuyển năng lượng xuống dải khó nghe. Chân vịt được gia công rất nhẵn chống tiếng réo, điều này thì vẫn thế.

    Dù có đẩy đi được một phần thì phần lớn công suất của tầu vẫn biến thành hạ âm dội đến các sormar. Ví như 636 Varshavyanka có công suất lặn là 4000kw thực, còn 705 Lira là 35 ngàn kw thực. Công suất thực đó chuyển đổi sang kw âm thanh rất lớn, như 35 ngàm đoàn tầu hỏa rú rít. Đó là điểm khác của tầu thủy tầu ngầm, trong khi phần lớn năng lượng đẩy máy bay và tầu hỏa biến thành nhiệt năng ở ma sát với mặt ray và không khí.

    Điều quan trọng là phải làm giảm lực cản, giảm tỷ số công suất / vận tốc. Tầu ngầm phải thon nhỏ dài. Nếu như so sánh Ohio với các 677 cùng nhiệm vụ và cùng thời kỳ (667 chạy thử lần đầu 1964, còn Ohio 1979), thì 667 có hình trụ đường kính 11-12 mét, Ohio 13 mét. Tuy nhiên Ohio to hơn các 667 một chút, choáng nước khi chìm Ohio là 18750 tấn . Còn 667A Havaga 11500 ; 667B Murena 13700 ; 667BD Murena-M 15750 ; 667BDR Kalmar 13050 ; 667BDRM Delfin 18200 (phần giếng phóng của các 667 cao hơn). Các 667 ban đầu công suất máy nhiệt khi lặn hơi nhỏ hơn Ohio , nhưng sau đó 2 lớp tầu này có lò công suất ngang nhau, rồi 667 vượt lên. 667BDRM Delfin có 4 tuốc bin cho tổng công suất 50 ngàn kw, 2 tuốc bin chính của 667BDRM Delfin là 44,1 ngàn kw + 2 tuốc bị áp thấp mỗi cái 3 ngàn kw, Ohio là 40 ngàn kw.

    NHư vậy, nếu như không có vỏ ngoài của các 667, thì nếu chạy cùng một tốc độ, lực cản của 667 nhỏ bằng 2/3 Ohio, tính các 667 sau này hạ thủy cùng các Ohiho có đường kính 11 mét so với Ohio 13 mét. So sánh ở đây cũng hơi khiễng một chút vì Ohio to hơn mang 20 giếng, 667 16 giếng.


    Cái làm cho tầu Nga có tốc độ cao mà cùng công suất là vỏ cao su. Vỏ cao su này có tác dụng như da cá heo, nó tự tạo ra các vết lõm uốn theo các xoáy cuộn nước, không cho các xoáy cộn nước phát triển. Vỏ này cũng là vỏ tàng hình hấp thụ sóng âm sornar chủ động soi vào tầu. Điều đặc biệt là, ở dải tốc độ cao , thì xoáy cuộn nước phát ra rất mạnh và tỷ lệ tác dụng của lớp da cá heo càng mạnh, ở 20 knot, lớp da cho phép công suất còn 2/3 nếu như so với không có lớp da. Điều này tương ứng với việc âm thanh giảm đi mà tầu vẫn đi nhanh.


    ============



    vấn đề với tiếng ồn của tầu ngầm hạt nhân quan trọng ở chế độ chạy êm. Chế độ chạy êm là chế độ có tốc độ thấp, nhưng tầu ngầm hạt nhân chạy cực êm lẩn ra xa khi nó bị dò.

    Ở dải tốc độ thấp, thì công suất tăng tỷ lệ thuận với tốc độ. Nhưng ở dải ốc độ cao, công suất tăng lên theo bình phương tốc độ. Ví dụ, cùng có hình dáng bề ngoài gần như nhau , 705 có đường kính 10 mét còn 636 9,9 mét, công suất của 705 gấp 8 lần 636. Khi đi ngầm 705 có công suất 30-33 ngàn kw, còn 636 là 4 ngàn kw. Nhưng không vì thế mà tốc độ của 705 gấp 8 lần 636, mà 705 chạy được 41-42, còn 636 chạy 20. Như vậy, khi tăng tốc lên ở dải trên 20 hải lý, thì tiếng ồn tăng theo cấp số nhân.

    CHính vì thế, người ta cần giảm tốc độ tầu xuống dưới 20 hải lý / giờ trong chế độ chạy êm.

    Nhưng vận tốc chạy êm là bao nhiêu. CHúng ta có thể xem cấu hình công suất của các 667 và Ohio
    667BDR Kalmar có 2 lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ nén công suất 180 ngàn kw nhiệt. 2 tuốc bin áp cao công suất 20 ngàn ngựa. 2 tuốc bin áp thấp mỗi cái 3 ngàn kw (tổng là 8 ngàn ngựa), 2 cụm ắc quy, 2 máy phát điện diesel mỗi cái 460 kw, 2 động cơ điện đẩy chân vịt mỗi cái 260 kw.

    Như vậy, 667BDR Kalmar khi chạy hết tốc độ là 24 hải lý. Nhưng khi nó tắt hết các máy nhiệt thì nó vẫn còn 520 kw để lẩn, đủ tốc độ khoảng 6-7 km/h. Lúc này tầu chạy bằng ắc quy như các tầu ngầm điện. Tầu còn có chế độ trung gian chạy tuốc bin nhỏ mỗi cái 3 ngàn kw, vẫn có máy nhiệt nhưng là máy nhỏ được che chắn cẩn thận.

    Ohio cũng như vậy nhưng chỉ có 1 lò. Tầu có 1 lò GE PWR S8G 2 tuốc bin 1 áp cao và 1 áp thấp cho công suất tổng 60 ngàn ngựa. Tầu có động cơ điện 325 ngựa (240 kw). Tốc độ chạy êm của tầu cũng có nhưng quá yếu, vào khoảng 2-3 hải lý / h. Tốc độ này không giúp tầu lẩn được mà chỉ là dự phòng đợi cứu hộ khi máy chính hỏng. Các tầu ngầm Anh Quốc cũng như Xô-Nga tôn trọng chế độ chạy êm, còn Pháp Mỹ thì ăn cắp. Đặc biệt tầu ngầm Pháp không có động cơ điện và chế độ chạy êm.

    667 có nhiều mức chạy khác nhau. Nó có thể tắt một bên lò hay chạy cả hai, hoặc bỏ tuốc bin áp cao chỉ dùng tuốc bin áp thấp, hoặc chỉ dùng động cơ điện. Thời gian thay nhiên liệu của lò là 10 năm.

    Như đã nói trên. Sau này, sau những Lira hạ thủy lần cuối cùng 1981, vào thời của các Ohio, thì Liên Xô phát hiện ra âm thanh hạ âm truyền rất xa, nên Lira 705 bỏ tuốc bin hạt nhân chạy toàn ắc quy. Tuy vậy, người ta không thể bỏ các tầu ngầm hạt nhân, hai loại tầu là loại tầu chở đạn chiến lược, và tầu ngầm tấn công đi theo dõi các tầu chở đạn chiến lược, là Borei và Yasen ngày nay. Đáp ứng vào thời đại mới, thì người ta tăng công suất phần máy điện, để tốc độ chạy điện chế độ êm tăng lên , ở các tầu Nga mới là 15-20 knot . Mỹ không có tầu ngầm chiến lược mới, còn tầu tấn công Virginia thì có chế độ chạy êm cũng như các Ohio, tốc độ quá thấp chỉ đủ để tầu đợi cứu hộ khi hỏng máy chính.

    941 Akula có 4 máy phát diện công suất 2,3 x 4 =12,8 ngàn kw. Tầu sử dụng ắc quy chì, có tổng cộng 144 ngăn ắc quy lớn.





    đây là sơ đồ động lực tầu ngầm hạt nhân Anh cùng thời với các 677. Tốc độ chạy êm của nó cũng đạt như 667, khoảng 6-7 hải lý /. giờ khi lặn, 4km /giờ khi nổi.
    [​IMG]


    sơ đò động lực tầu ngầm hạt nhân Pháp. Mỹ thì đặt máy điện quá bé, Pháp thì hoàn toàn ăn cắp chế độ chạy êm
    [​IMG]









    =================



    Một điểm quan trọng trong cấu tạo tầu ngầm là các máy móc. Các bánh răng bao giờ cũng phải dơ, nên khi chạy độ dơ này va vào nhau phát ra âm thanh dải tần nghe thấy rất mạnh. Hộp số ô tô chúng ta ít nghe thấy vì khi xe chạy tiếng ồn này bị tiếng ồn trên đường đi át mất, và âm thanh truyền từ kim loại ra không khí bị hao đi phần lớn. Nhưng ở dưới nước, thì tiếng ồn này rất mạnh.

    Điều nguy hiểm do các tiếng ồn của bánh răng số mang đến là, nó đặc trưng cho từng loại tầu và vận tốc, công suất mạnh nên rất khó làm giả. Vì thế, nghe tiếng ồn này, người ta có thể định vị chính xác tầu để bắn, loại tầu gì, đang chạy với tốc độ bao nhiêu.


    Chính vì thế, trong chế độ chạy êm người ta phải bỏ qua các bánh răng. Tầu ngầm chạy điện Nga cũng không dùng bánh răng. Loại động cơ điện tầu ngầm Nga dùng là động cơ mà ngày nay gọi là "brushless motor", nó chạy như động cơ chổi than, nhưng lại không dùng chổi than. Thay cho chổi than thì mạch điện tự động đo vị trí rotor và đóng ngắt stator cho vị trí từ trường tương ứng. Động cơ "brushless motor" này điều khiển tốc độ và công xuất bằng đóng ngắt bố trí lại các cuộn dây trên startor, chứ không bánh bánh răng số. Motor này của 636 Varshavyanka nối với trục chân vịt bằng ly hợp.

    Thật ra, về khoa học, Liên Xô trước đây đi trước thế giới nhiều. Ví dụ cái xe tải Kamaz mà trước đây chúng ta thấy, nó đã có điều chỉnh dầu điện tử, mà không dùng phun điện tử như ngày nay. Lúc đó lượng dầu phun được điều khiển bởi thay đổi chiều dài hành trình bơm và đóng ngắt các vòi phun. Kiểu nddieeuf chỉnh dầu bằng phun điện tử ngày nay là do Đức phát triển. Cũng như thế, bây giờ thế giới mới có "brushless motor", nhưng các 877 Paltus đã chạy từ 198x.

    Rotor của các 877 và 636 đều là nam châm vĩnh cửu. Loại motor này có kích thước khá cồng kềnh, cái giá đổi lấy độ êm. Các motor này còn được gọi là các motor đồng tốc, vì chúng cùng tốc độ với chân vịt.

    Vì các chế độ chạy êm của các tầu ngầm Mỹ-Pháp có không đáng kể hay hoàn toàn không có, nên lúc nào nó cũng phải chạy tuốc bin và bánh răng. Vả plaij các nước này đến nay cũng chưa chế được "brushless motor" cho tầu ngầm.

    ==========


    Bây giờ, tầu ngầm còn mỗi cái vòng bi máy điện là kêu to, ở đây nói đến tiếng máy móc trong tầu, chứ chưa nói đến âm thanh ngoài tầu.

    À, 877 Paltus không có vòng bi vòng bạc, ấy mới tài =)). Chính xác hơn là nó có bạc đỡ nhưng bạc đỡ này không chạy. Điều này thì không phải loại 877 và 636 nào cũng có.

    Các phiên bản Nga dùng và cho Ấn dùng sử dụng động cơ treo trên đệm từ trường. Rotor của nó không tiếp xúc bi bạc, nên không có âm thanh của bi bạc.

    Đây cũng là một đặc sắc của Liên Xô cũ. Có thể thấy các máy làm giầu ly tâm khí của Nga, Mỹ chặn thế 100% không ngăn được Nga bán dịch vụ này vào Mỹ. Nga hiện nay chiếm 40% sản lượng toàn cầu. Các máy của Tây cao hàng chục mét, đường kính hàng mét. CÒn các máy của Nga chỉ có đường kính rotor 150-300mm, cao 600mm. Chúng được treo trên đệm từ trường không tiếp xúc, tuy nhỏ như vậy nhưng tốc độ ở biên chúng là 600 m/s, không mòn không phải chăm bi bạc, khi ở tốc độ thấp rotor này ngâm trong dầu. Chỉ nhìn bề ngoài đã thấy máy Nga khác xa vời máy Tây. Máy Tây nhái lại Liên Xô khi Liên Xô thuê một ông Áo đến tính toán phần vật lý của máy này 195x, ông này về bán vung. Từ đó đến nay Liên Xô và Nga đã 9 lần thay đổi kỹ thuật ly tâm khí.

    Cuối cùng, cái rotor treo lửng lơ ấy được cân chỉnh bằng máy tính, để nó ko rung lắc gây ra hạ âm.



    ===========




    Để tạo ra một tầu ngầm chạy êm không đơn giản như trên. Giá thành thật của các tầu ngầm chạy êm rất cao, vì máy móc của chúng hết sức phức tạp như trên. Những máy tầu ngầm ăn cắp chỉ có một tuốc bin-hộp số-chân vịt. Nhưng máy tầu ngầm tốt thì không đơn giản, mỗi chân vịt đó có 2 tuốc bin, máy phát điện, motor điện, ắc quy.... các tầu ngầm hạt nhân Nga thừ 941 Akula (loại tầu ngầm lớn nhất thế giới có mã Tây Typhoon) đã có chế độ chạy như tầu ngầm chạy điện, cực êm. Chế độ này đạt đến 15 knots ở tầu chiến lược và 20 knot ở tầu tấn công.

    Việc bố trí máy móc phức tạp như thế trong tầu ngầm chật chội là chuyện không đơn giản. Và việc chế tạo ra các máy đó cũng không đơn giản. Ví dụ, Mỹ gần đây mới có các "brushless motor", và còn lâu nữa Mỹ cũng không thể có các đệm từ trường treo máy không tiếp xúc.

    =================





    Như nói trên, tầu ngầm mỹ là loại tầu ngầm đểu. Mỹ không có tầu ngầm nào thay thế các Ohio từ 197x. Thậm chí, tầu ngầm tân công hiện đại nhất của Mỹ Virginia Class không đi nhanh và lặn sâu bằng tầu ngầm chở đạn chiến lược Nga. Con săn không chạy bằng con hàng .

    Chính vì thế mà Liên Xô đã dừng đóng những tầu ngầm chạy nhân nhất và lặn sâu nhất. Hiện nay, Nga bằng lòng vối các tầu chiến lược Borei lặn sâu 480 đi nhanh 25, tầu tấn công Yasen lặn sâu 600 đi nhanh 35. Tầu tấn công Mỹ lặn sâu 300 đi 25. Còn tầu chiến lược Mỹ sâu 240 đi 20.

    Chúng ta xem lại các lớp tầu nhanh nhất Lira, Anchar, Plavnik.

    Project 661 Anchar ( Анчар ) là lớp tầu chỉ có một chiếc, coi như thử nghiệm. Nó là loại tầu ngầm tấn công lớn mang đạn diệt hạm có cánh. Lớp này có mã NATO là Papa. Tầu có 2 lò nước nhhẹ nén, công suất chân vịt 80 ngàn ngựa . Choáng nước nổi / lặn = 5190 / 7000. Tầu lặn sâu 400 mét, tốc độ 44,7 knot hiện chưa ai qua mặt. Tầu được hạ thủy ngày 21-12-1968. Chiếc duy nhất của lớp là K-222.

    K-222 cũng là tầu ngầm đầu tiên đóng vỏ bằng titan. Titan là nguyên liệu lý tưởng để đóng vỏ tầu ngầm, nó không nhiễm từ, khỏe và nhẹ. Nhưng trên thế giới thì gia công cơ khí titan, cán hàn cắt gọt.... là thế mạnh độc quyền của Liên Xô và Nga.

    Anchar có 4 ống lôi trước và 10 giếng nghiêng phóng đạn có cánh trước tháp. Đạn của Anchar là P-70 Ametis tầm bắn 70km. Anchar dừng lại chủ yếu vì các đạn có cánh bắn từ tầu ngầm về sau này rất khác, cũng như các đạn có cánh diệt hạm nói chung đều thay đổi nhiều. Những điều này dẫn đến thay đổi chiến thuật chính, tầu ngầm mang đạn có cánh sau này không dùng radar, nương nhờ radar trên phương tiện khác, phóng khi đang lặn, và tấm bắn xa 300 km đổ lên ko cần chạy đua nữa.


    Project 685 Plavnik cũng chỉ có duy nhất một chiếc như là lớp thử nghiệm, mã NATO Mike. Chiếc K-278 Komsomolets xấu số. K-278 bị đắm năm 1989, do thuyền trưởng tồi. Tầu có cháy, ông ta nhu nhược không ra lệnh dập lửa bằng khi lạnh, vì sẽ làm chết 2 thủy thủ còn kẹt, đám cháy phình to, hơn 30 thủy thủ chết. Tầu nổi lên mặt nước và chìm.

    K-278 hạ thủy ngày 22-4-1978 . Choáng nước nổi / chìm = 5880 / 8500 . Công suất chân vịt 43 ngàn ngựa. Độ sâu tối đa của tầu là 1250 mét, độ sâu vận hành thường 1000, độ sâu tác chiến 600. Không một loại vũ khí nào của Tây mò xuống được độ sâu của tầu. Tốc độ 31 knot.

    Hệ thống động cực của tầu có 2 máy phát mỗi máy 2 ngàn kw, 2 động cơ điện hướng luồng để đẩy tầu đi ngang được ở trước và sau mỗi cái 300 kw, đẩy tầu đi đến 5 hải lý / giờ. 112 khối ắc quy.

    685 là tầu ngầm tấn công ngư lôi, có 6 ống lôi trước , bắn được tên lửa diệt tầu ngầm-hạm nổi RPK-2 Viyuga tầm 45 km từ ống lôi.


    Project 705 Lira . Là loại tầu ngầm tấn công ngư lôi với 6 ống lôi trước. Lira nhỏ gọn, là tiền thân của các 877 Paltus và 636 Varshavyanka. Có 7 chiếc được hạ thủy trong khoảng 1971-1981. Trước lớp Lira có K-27 là lớp khác nhưng thử nghiệm lò và vũ khí cho Lưira.

    Lira có tốc độ 41 knot, sâu 320 (test 450), công suất chân vịt 40 ngàn ngựa, 2 máy phát mỗi máy 1500 kw. Lira nhỏ, choáng nước nôiur / chìm 2300 / 3100 (bằng 877 Paltus và 636 Varshavyanka ).

    Nếu như ko tính Anchar vì chỉ là thử nghiệm, thì Lira là loại tầu ngầm tấn công trang bị thực tế chạy nhanh nhất thế giới. Các tầu ngầm tấn công hạt nhân lớn chuyên đi theo các tầu ngầm chiến lược của địch. Nhưng các tầu như Lira là các tầu đáng cả tầu nổi tầu ngầm các loại của địch.

    CHiến thuật chủ yếu của loại Lira này là phục kích. Sau này khi các máy âm thanh tốt lên thì thay bằng các tầu chạy điện.
    .
  6. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Trong không gian thì là được, dưới nước thì điếu biết
    Phải xem tổng ma sát nghỉ của tàu với nước là bao nhiêu mới trả lời được.[r24)]
  7. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Nếu như trọng tâm của tàu nó dồn xuống đáy thì xem chừng cũng không dễ đâu, chưa kể lức chạy thì sức nước nó cũng lướt qua mấy cái cánh lái[:D]
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    A=const
    M = const
    Mt biến thiên gây ra w biến thiên chứ M đâu có biến thiên theo dw/dt đâu hở bạn? Mo men nào tỷ lệ với dw/dt?

    Khi bẻ góc cánh quạt, gây ra Mt thay đổi nên phương trình bạn viết lại là

    dw/dt = (M-Mt)/A là gia tốc góc của cánh quạt.

    Khi Mt giảm (ứng với góc cánh quạt bé đi) thì dw/dt dương có nghĩa quạt quay nhanh đi mà M vẫn không thay đổi. Máy vẫn ra một ngần ấy công suất/s
    Khi Mt tăng (ứng với góc cánh quạt lớn lên) thì dw/dt âm có nghĩa quạt quay chậm đi mà M vẫn không đổi.
  9. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    [​IMG]

    Cả nhà có lẽ cũng nên để ý đến cách cái thuyền buồm 3 thân này chống lật giựa vào sức nâng của nước ở 2 bên thân [:D]

    Nếu như trọng tâm của tàu ngầm dồn xuống dưới và phần thân trên lại có tỉ khối nhẹ hơn nước, thì sức nâng của nước sẽ ngăn nó bị lật [:D]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]
    Cái khinh khí cầu này cũng thấy rõ là cánh đuôi bên sườn của nó cố định, rõ ràng là chả có tác dụng chống xoán gì, nhưng mà sức nâng của không khi lên cái quả bóng to đùng phía trên nó chống nghiêng xoắn, tàu thủy không bị nghiêng xoán cũng chính nhờ sức nâng của nước.
  10. ongtom

    ongtom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2008
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    1
    Tại sao M phải = const. ?
    Hãy xem những gì bạn nói:
    " Chỉnh góc cánh quạt sẽ làm lưu lượng nước qua quạt tăng hay giảm trong một chu kỳ quay chứ không làm momen xoắn thay đổi."
    Thứ nhất: Khi Mt thay đổi và đi đến xác lập: khi đó M = Mt, vậy sao Mt thay đổi mà bạn nói M không thay đổi ? (vì dw/dt = 0)
    Thứ hai: Phương trình động học đó xác đinh M trong mọi thời điểm. Giả sử tải không thay đổi (tàu vẫn đi tốc độ đó) thì khi bạn thay đổi góc cánh quạt, thì buộc phải giữ lưu lượng nước qua quạt không đổi (giả sử lực đẩy của cánh quạt tỷ lệ thuận với lưu lượng nước qua quạt), chẳng phải lúc đó tốc độ quạt phải tăng (hoặc giảm) trong quá trình đi đến xác lập hay sao, để phương trình được cân bằng ?
    Nếu bạn biết sử dụng Matlab chẳng hạn, bạn thử mô phỏng quá trình theo phương trình trên thì sẽ rõ hơn cả "thứ nhất" và "thứ hai".

    Mình không tranh luận nữa. Để thời gian đọc những thứ mình không biết thôi.[:P]

Chia sẻ trang này