1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Lybia và những bài học cần thiết cho việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Sinbad_vking, 20/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.496
    Đã được thích:
    3.587
    Vụ Thái Bình mà cũng không biết thề mà cũng ở đây chém gió ầm ầm, đúng là =))=))=))=))=))=))VKL
  2. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Thôi bác xem tạm forum của anh em trường chuyên Thái bình vậy, cho đỡ tin hơn BBC:
    http://www.chuyentb.org/diendan/index.php?topic=6597.0

    "Người Thái Bình mình vừa chứng tỏ tỉnh mình là tỉnh văn hóa,
    Sau vụ nông dân vác gạo lên tân cửa UBND để ăn vạ thì nay lại có vụ biểu tình chống tham nhũng -> rất đáng hoan nghênh.
    Dân ta biểu tình rất quy củ,có tổ chức.
    Xe đạp rong dưới vệ đường,người xếp hàng một hô đồng thanh,mang theo cờ tổ quốc,cờ đảng.Bà cụ đi đầu hô khẩu hiệu.....
    Lói chung là rất văn minh"

    Mà nhà tớ chỉ bảo các bác yên tâm, nghiệp vụ của ta thì không bao giờ để xảy ra như Libya được.
  3. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Dạ! Em ngày nào cũng đi xem, ngày nào cũng được chứng kiến, nhưng cái đỏ đỏ trên chỉ là cái nhỏ thôi, cái nổi cộm lại lại là cái khác :-??
  4. toi_rocket

    toi_rocket Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2011
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    lạ tránh né sự thật, biết bao giờ khá nổ đây?^:)^^:)^^:)^
  5. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Ở trên có bạn nói là "VN ơi, cảnh giác" quá đúng. Tôi bổ sung thêm là "không được tin thằng nào". Saddam Hussein nghe lời bọn thiển cận bảo Mỹ sẽ không dám đánh, đánh sẽ thành VN thứ hai. Con trai Qaddafi chế diễu bọn hội đồng Bảo an không dám đánh. Thế rồi nó đánh thật. Đợi Mẽo nó chết dãy thì mình cũng bại sụi rồi.

    Đáng lẽ bài học này VN không bao giờ phải học (còn dạy cho bọn khác nữa). Nhưng đã có sai lầm nên càng phải thận trọng. Năm 79 ta có tin TQ đánh đâu. Để nó dồn tới 1/4 lục quân, tăng pháo trong nhiều tháng trời áp sát biên giới mà tình báo không biết cụ thể, để còn kịp sơ tán dân lành hay điều thêm quân trước.
  6. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    Đỏ 1: cái này nói lên rằng sự củng cố về vũ khí khí tài là cần thiết nhưng không phải là sách lược...
    Đỏ 2: chiến lược đánh xưa là hay để tham khảo nhưng nay cần phù hợp thời thế...
    Đỏ 3: ngày nay thống trị một nước không cần phải xâm nhập vào nước đó; nện cho nó một tuần bom để xem cái cơ sở hạ tầng xây dựng trong mấy chục năm nó giống cái gì...sau đó bị phụ thuộc là bắt đầu của một thời kỳ thống trị...
    Vàng: ăn lương khô để cầm hơi, uống nước suối vượt Trường sơn; tài sản là chiếc dép cao su nó khác với mua đất đầu cơ, bo bo làm giầu, rồi phung phí; hy sinh có hạn...nhìn người dân Libya sẽ rõ (sung sướng một thời, lười biếng lao động, chủ quan vô độ)

    Một vài dòng để bạn nghĩ sâu hơn, không nên dùng từ "ném đá" vì nó biến dạng cái ngôn ngữ của tổ tiên...
    Nước Mỹ là sức mạnh, là vô biên; không ai có thể tiêu diệt được nước Mỹ, nhưng nếu không cẩn thận thì chính người Mỹ sẽ phá huỷ nước Mỹ (và người Mỹ đang nhìn thấy điều đó). Việt nam cũng vậy, kiên cường bất khuất, thành đồng sắt đá...nếu không cẩn thận và khéo léo sẽ tự mình phá huỷ mình chứ không ai khác...
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Các nhà phân tích trên này thật nhiều ý kiến, nhưng tựu chung, nếu chia các ý kiến theo các cấp bậc: phân tích cuộc chiến theo lợi ích và phân tích cuộc chiến theo ý nghĩa bản chất thì thấy rằng phân tích theo lợi ích luôn thiển cận và chỉ là một hệ quả nhỏ của phân tích theo bản chất, bởi phân tích theo lợi ích thiển cận, ta sẽ không thể giải thích được những cuộc chiến ở tầm chiến lược - những đòn gió.

    Với bất kỳ một cấu trúc XH nào tồn tại thì luôn có bộ phận được coi là có ưu thế và quyết định về CT, kinh tế.v..v. Sự tồn tại của nó xác định một mức giới hạn của sức chịu đựng cả hệ thống. Ví dụ bạn kinh doanh, mức thuế 10% bạn phải trích nộp là hợp lý nhằm để duy trì tồn tại cấu trúc của cả xã hội, trong đó có sự nghiệp của bạn. Vượt quá 10% thì bạn cảm thấy khó thở nhưng < 10% thì lại không đủ trang trải để duy trì 'hệ thần kinh' của cả XH.

    Trên quy mô quốc tế, có những cường quốc có khả năng kiến tạo những nguyên tắc cho một cấu trúc toàn cầu như ta đang thấy hiện nay.

    Ta bắt đầu xem xét tình hình từ chiến tranh tranh thế giới lần thứ 2: Phe đồng minh thắng, thiết lập một luật lệ mới. Nhưng bản thân trong phe đồng minh lại có mâu thuẫn và xác lập địa vị thống trị. Cuộc đấu tranh này dai dẳng và cũng đã ổn định với những thành quả xác định. Trong đó, chiến thắng của VN cũng có ý nghĩa lớn với dân tộc và với nhân dân TG, nhưng chúng ta đừng quá ngủ quên trên chiến thắng. Mỹ vẫn xác lập vai trò thống trị của mình. Vì sao trong tất cả các lực lượng cạnh tranh gay gắt, Mỹ vẫn đi đến chung cuộc thắng lợi? Vì nó tổ chức khoa học hơn cả về xã hội và vũ khí vật chất. Khoa học chính là tinh thần của Mỹ. Này nhé, nó bành trướng ảnh hưởng của mình bằng gì? Bằng vũ khí công nghệ cao. Còn lợi ích kinh tế? Nó là thằng xách ca táp đi theo sau thằng quân sự. Nói thế để thấy cái thứ yếu của 'lợi ích' so với 'chất lượng khoa học'.
    Thế thì Mỹ thành độc tôn rồi còn gì? Cũng chưa hẳn. Hiện giờ có thể là thế, đúng là chưa nước nào có được trình độ khoa học như Mỹ. Có gã nào đó đòi thay thế Mỹ, rằng thì là đã đến hồi nước Mỹ suy thoái. Rằng thì mà là gã là công xưởng của thế giới. Gã đâu thèm biết mình chỉ có công nghệ hạng phổ thông. Rõ 'Trăm voi không được bát nước xáo'. Gã quên mất rằng, chính mình còn phải 'xách dép' cầu cạnh để được hưởng lợi từ nền kinh tế Mỹ - thị trường tiêu thụ khổng lồ. Một nền kinh tế có thể nuôi dưỡng nền khoa học hùng mạnh không phải nước nào cũng dễ có.
    Đúng là Mỹ cũng đã từng suy thoái. Nhưng không phải lúc này. Đừng nhầm. Suy thoái là suy thoái về chính trị. Khi nó đã vươn tầm ảnh hưởng ra toàn cầu (đừng nói rằng chúng ta không bị ảnh hưởng nhé, dù là gián tiếp), duy trì được sự ảnh hưởng là một vấn đề. Cứ nhìn thấy sự xa xỉ và phè phỡn của nước Mỹ sẽ nói lên được điều đấy. Nó kích động lòng tham và sẽ dẫn tới gây hấn chiến tranh và cướp bóc. Việt Nam đã dạy cho Mỹ một bài học thật đáng nhớ. Có lẽ nó sẽ 'tử tế' hơn, ít nhất là ở đây. Nhưng lòng tham thì luôn thường trực, nó sẽ bùng lên ở thời điểm nào đó thích hợp. Vậy là 'sự suy giảm' của nền kinh tế Mỹ nên được xem như sự ngấm đòn của nước Mỹ hiếu chiến và tham lam. Chỉ đơn giản là nó bớt xa xỉ và trở về với vị trí xứng đáng ổn định của nó. Nó muốn tồn tại, phải tiết kiệm hơn và tổ chức khoa học chặt chẽ hơn. Đừng thổi bong bóng nữa, vậy thôi.

    Như vậy, Mỹ vẫn phải có trách nhiệm với sư mệnh tinh thần của mình - tinh thần khoa học. Nó phải kiến tạo, như các nhà khoa học kiến tạo. Đừng ai quá tôn sùng 'mưu lược', đem 'mẹo cờ bạc' mà đọ găng với nó nhé. Đối tượng nghiên cứu và mổ xẻ của khoa học là tất tần tật mọi thứ, từ bé nhất đến lớn nhất, từ cái xác định đến cái bất định. Không nhằm nhò gì đâu.

    Một đất nước Libya, với đầu óc thủ cựu, mâu thuẫn, ích kỷ có gì để Mỹ nghiên cứu và kiến tạo? Nguyên tắc là phải nghiền ra, như đất sét được nghiền nhuyễn - những ụ phòng không, những xe tăng, những lô cốt - rồi mới cho vào khuôn, đóng thành gạch rồi xây thành nhà. Chỉ khi đó Mỹ mới 'làm việc' trên tinh thần 'luật pháp QT' được. Đúng thật không thể hợp tác với cái bất trắc, không ổn định. Quan thì nhất thời, dân vạn đại mà.

    Tựu chung, đối với một nước, chơi với Mỹ cũng không khó lắm, chỉ cần ta hiểu rõ nó, không sợ nó. Có 2 biện pháp:

    + Đấu tranh: Chống nước Mỹ suy thoái, ăn chơi xa xỉ, tham lam vô độ.
    + Ủng hộ một nước Mỹ lành mạnh, tổ chức hợp lý, khoa học.

    Cách quan hệ:
    + Không dựa vào tình cảm thuần tuý bấp bênh theo thời tiết mà dựa vào chính tinh thần khoa học của nó vừa hợp tác vừa phân tích, phản biện lại nó.
    + Tranh thủ trình độ khoa học của nó. Chúng ta không thể có một nền kinh tế nuôi dưỡng một nền khoa học tiên tiến như nó nên đừng mơ rằng một ngày kia chúng ta sẽ vuợt nó về mặt công nghệ dẫu biết rằng 'vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng vật chất' vì không quên câu 'trăm voi không được bát nước xáo'. Khi trình độ trở lên tương đương, sẽ bàn với nó sau. :-bd

    Thế mới hiểu tại sao Mỹ đánh trống bỏ dùi ở Libya. Trước sau thì nước đó cũng vào khuôn. Ngô sẽ ra Ngô, Khoai ra Khoai.
  8. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không đi vào trường hợp cụ thể, cá biệt.
    Hãy nhìn vào, tại sao tomahawk của nó lại nhiều và mạnh, chính xác thế.
    Tàu vũ trụ nó bay cao, xa thế.
    Internet từ đâu mà ra cho cậu gõ.
    v..v.
    Thị trường. Uhm.
    Với nhu cầu hiện tại, có thể Ấn độ và TQ mới chuyển pha sang thị trường lớn.
    Nhưng công nghệ phát triển mới, nhu cầu mới, thị trường sẽ bố trí lại.
    Ai là người quyết định? Thằng nắm giữ công nghệ điều tiết và quyết định.
  10. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
    sao libia ko có gì cho Mỹ.nó có dầu mỏ.nước mỹ như thằng nghiện lên cơn thèm thuốc còn lybia là gì các bác tự biết.
    Như vậy, Mỹ vẫn phải có trách nhiệm với sư mệnh tinh thần của mình - tinh thần khoa học. Nó phải kiến tạo, như các nhà khoa học kiến tạo. Đừng ai quá tôn sùng 'mưu lược', đem 'mẹo cờ bạc' mà đọ găng với nó nhé. Đối tượng nghiên cứu và mổ xẻ của khoa học là tất tần tật mọi thứ, từ bé nhất đến lớn nhất, từ cái xác định đến cái bất định. Không nhằm nhò gì đâu.
    đồng ý là KH nghiên cứu mọi vấn đề của cs.nhưng nước Mỹ có "trách nhiệm vs tinh thần khoa học" thì bác cho e biết KH Mỹ đã đem lại gì cho thế giới hay các nhà KH của Mỹ đoạt giải Nobel toàn từ nước ngoài sang?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này