1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Lybia và những bài học cần thiết cho việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Sinbad_vking, 20/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7


    Đây này chính bác nói đấy nhá, bác am hiểu về CM mà lấy CM tháng 8 ( bản chất là cách mạng dân tộc) ra so với CM chống ĐT ( bản chất cách mạng dân chủ) thì em cũng thấy bác quá siêu, em làm sao đủ trình hầu bác được he he


    Bản chất là cách mạng dân tộc là chống giặc ngoại xâm - CM tháng 8 là độc lập khỏi giặc nước ngoài như Nhật, Pháp -> có thể kiếm đồng minh OK

    Bản chất là cách mạng dân chủ là người trong một nước chống nhau, ví dụ: như CM Pháp, CM Nga ... lật đổ vua chúa ĐT, chưa chịu hy sinh mà đã gọi nước ngoài vào giúp đỡ thì quân ĐT nó gọi cho là Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh ... mất lòng dân hơ hơ

    Nếu có những nước cả vấn đề về Dân tộc, dân chủ thì trước phải đuổi quân xâm lược, sau đó anh em đóng của nội chiến xem ai lên làm vua sau bác ạ.

    Còn một thứ CM mà bác không nêu đó là cách mạng của Hoàng Thùy Linh đó.

    CM thì có thể không xấu nhưng mà để ngoại quốc nó giật dây, lợi dụng... thì không thơm tí nào. Còn bác ko thích thì thôi okie bye bye bác.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cậu chả hiểu gì về cách mạng cả.
    Ý nghĩa và bản chất.
    Cách mạng là không có gì xấu.
    Nó là tất yếu và hiển nhiên.
    Khi hiểu được, ứng xử với nó rất thanh thản, không thì rất nặng nề. Nếu ai nghĩ rằng cách mạng là xấu xa thì nên xem lại bản thân mình.

    Từ cách mạng được dùng trong rất nhiều nghành, lĩnh vực: khoa học công nghệ, trong chính trị, trong quân sự..v..v. thậm chí dùng cả trong tư duy nhằm chỉ một bước tiến mới trong trình độ.

    Không có cách mạng, chúng ta cũng chẳng có cuộc sống như ngày nay.

    Tôi không nói gì về vấn đề của VN hiện nay, sao cậu cứ lôi kéo vào câu chuyện như vậy. Có thể hiểu rằng không có thiện chí trao đổi.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không nên tách các luận điểm của tôi riêng rẽ để nguỵ biện.
    Câu nói của tôi liên quan và nằm trong các ý kiến khác.

    Đề nghị xem lại:


    '....Còn Gadhafi: Ông ta liên tục 'nhập ngoại' vũ khí trong suốt 42 năm một cách 'hợp pháp'. Nếu xem sự nhập ngoại này là một 'sự can thiệp âm thầm' của bên ngoài vào sự phát triển của Libya, bất lợi cho cách mạng của Libya thì sao?

    Cách mạng bây giờ, trong thế giới hội nhập hiện nay không nhất thiết phải đóng cửa làm cách mạng như thế đâu. Nhu cầu làm cách mạng là sinh ra bởi sự xâm nhập kinh tế toàn cầu, của những yếu tố toàn cầu, chắc chắn phải có tính QT.

    Trong cách mạng tháng 8, chúng ta không đi tìm sự ủng hộ của các nước khác đấy chứ? v..v.
    ...'
  4. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Ông Gaddafi đã từng là một nhà cách mạng, ông ta đã làm cách mạng Dân chủ để trục xuất nhà vua, việc ông ta chở thành ĐT là do ông ta dũng cảm dám đứng lên cướp lấy quyền lực, còn bất cứ môt QG nào cũng có quyền mua vũ khí cả, LHQ không cấm-trừ vũ khí giết người hàng loạt, noí mua vũ khí của nước ngoài là độc tài thì có lẽ cả thế giới này là độc tài.

    Đã làm cách mạng chống ĐT thì phải chịu hy sinh, lấy cái chết của mình để cảm hóa qùần chúng, cảm hóa binh lính ... chuyển họ về phe cách mạng ... Kiểu CM chống ĐT mới không muốn hy sinh, chỉ muốn hội nhập gì gì đó... rồi mời nước ngoài vào thì em xin kiếu, Just say No quần chúng chúng tôi sợ bị bọn chính khách salon, bị nước ngoài nó lừa lắm, chúng tôi không tham gia mô
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cách mạng nói chung, có ý nghĩa như động lực thúc đẩy sự tiến bộ.

    Nó chống lại bất cứ thứ gì cũ kỹ, lạc hậu, lỗi thời.
    Độc tài là biểu hiện của tập trung quyền lực, bảo vệ cái cũ kỹ, lỗi thời và không đủ khả năng giải quyết các vấn đề thực tế. Nó mạnh bởi bao nhiêu của cải, vật chất tích luỹ của nhân dân nhằm mục tiêu bảo vệ nó và trấn áp nhân dân. Nó quan liêu bởi vì nó không tiến bộ và đủ sức giải quyết ổn thoả các vấn đề cuộc sống. Nó là kẻ thù của cách mạng. Và cách mạng chính trị chỉ có thể xảy ra ở các nước độc tài hoặc quân chủ. Đối với những đất nước cởi mở và tiến bộ thì khó xảy ra. Không có lửa thì sao có khói?

    Mục đích của cách mạng cuối cùng không phải là phân định ra ai làm vua mà là để cuộc sống của nhân dân phải trở nên tốt hơn.

    Xét trên bình diện Quốc gia như Libya thì phải là như vậy. Trong thế giới hiện nay, với sự hội nhập tương đối sâu, sự can thiệp của các nước khác vào đất nước là không tránh khỏi. Và sự kêu gọi ủng hộ của các nước khác đối với cách mạng Libya cũng là không tránh khỏi. Không ai có thể cấm và thực tế là họ đã lựa chọn. Bởi một Quốc gia bây giờ không phải là một khu vực khép kín mà nó có tương tác và các quan hệ khác với các Quốc gia khác.

    Nhưng xét trên bình diện Quốc tế, quan hệ giữa các nước đang phát triển và bè lũ các nước 'cựu đế quốc' thì cách mạng chỉ có thể xảy ra theo cách của bạn. Thế giới là một hệ kín.
    Chúng ta không có quan hệ với các nền văn minh khác ngoài trái đất. Do đó chỉ còn cách duy nhất: Lấy vũ khí của nó để chống lại chính nó. Cũng chính là phá thế độc tài, làm mục ruỗng 'Đế quốc Mỹ'. Làm cho nó trở nên tử tế hơn. Thế cho nên mỗi nước phải tự phát triển khoa học kỹ thuật, làm sao lấy được vũ khí của chúng, kể cả 'quan hệ' với chúng để giảm sự chênh lệch về sức mạnh vật chất và kỹ năng quản lý, sử dụng. Như thế thì cách mạng thành công rồi. Làm gì còn sở hữu riêng cho độc tài nữa?

    Còn kiểu tư duy cạnh tranh để làm vua. Suy tôn nước này lên thay nước kia chả giải quyết được gì. Tránh vỏ dưa thì lại gặp vỏ dừa mà thôi.
    Cứ theo cách của mình.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    :-bd
    Khôn đấy!
    Nhưng nên nhớ là đang nói về Libya...
    Chúng ta là người ngoài cuộc.
    Dân nôỉ dậy Libya chấp nhận hy sinh đấy chứ, phải không?
    Gươm tuốt khỏi vỏ rồi thì không có thằng chết mới lạ.

    Còn người ta suy xét là tại sao lại ra nông nổi như vậy, ai là thủ phạm gây ra.
    Mubarak có lẽ biết ứng xử tốt hơn với dân tộc.
  6. ChuonggaCS

    ChuonggaCS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2010
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Làm cách mạng kiều j mà toàn yêu cầu Phương Tây bỏ boom xuống đầu người dân trong nước dù họ có theo CP hay ko. Rồi khi chưa có vùng cấm bay thì tuyên bố PT đã bỏ rơi , y hệt mấy con nghẹo năm xưa.
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Tình hình chiến sự Ly bia ngày 30/03/2010


    Ngày 30/1:
    Không khí ở thủ đô Tripoli ngột ngạt và bức bối sau các cuộc không kích liên tiếp của liên quân phương Tây (cập nhật theo giờ VN).
    - 12h20\': Thượng nghị sĩ Đả.ng Dân chủ John Kerry và John McCain của Đả.ng Cộng hòa, 2 nhân vật ủng hộ can thiệp quân sự vào Libya, phát biểu Mỹ chưa nên tiến hành động thái tương tự tại Syria.

    - 11h15\': 25.000 người đã phải di tản khỏi bạo lực ở Ajdabiya, LHQ đưa ra con số thống kê.

    Kể từ khi cuộc chiến Libya bắt đầu, tối thiểu 376.485 người đã phải rời Libya sang tỵ nạn ở Ai Cập, Tunisia, Nigeria, Algeria, Chad và Sudan.
    [​IMG]
    - 10h35\' ngày 30/3: Cưụ ngoại trưởng Nicaragoa Miguel D\'Escoto sẽ đảm nhiệm vai trò là người đại diện của nhà lãnh đạo Gaddafi tại LHQ.


    - 7h15\' ngày 30/3: Nancy Soderberg, cựu đại sứ Mỹ tại LHQ cho biết, Mỹ có thể sẽ "bí mật" cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy ở Libya.
    - 6h12’ngày 30/3: Phóng viên Al Jazeera đưa tin, không khí ở thủ đô Tripoli ngột ngạt cảm giác như “mọi bức tường kín bưng”. Sự nổi giận của người dân nơi đây đang lên mức cao trào, họ không điều gì đang và sắp xảy tới. Chỉ một số người vẫn còn giữ được bình tĩnh, và tin rằng: “Chính quyền Gaddafi sẽ không bao giờ sụp đổ, ông là người phủ hợp để lãnh đạo Libya, và thật khó tưởng tượng nếu Libya không có Gaddafi”.

    - 6h10\' ngày 30/3 giờ VN: Phát biểu trong một cuộc họp báo, Thủ tư.ớng Qatar Hamad bin Jassim al-Thani đã kêu gọi ông Gaddafi từ chức, ngừng đổ máu và nói rằng ông này chỉ còn vài ngày để đàm phán việc ra đi của mình.

    - 5h48’ ngày 30/3 giờ VN: Đài truyền hình Al Arabiya cho biết, hai vụ nổ lớn xảy ra đêm qua 29/3 ở Aziziyah, cánh công của thủ đô Tripoli. Đến sáng sớm nay nhiều đợt nổ dữ dội cũng làm rung chuyển thủ đô Tripoli.
    - 4h26’ ngày 30/3 giờ VN: Tổng thư ký NATO Fogh Rasmussen nhấn mạnh không thể giải quyết tình hình ở Libya chỉ bằng hành động quân sự. Do vậy, ông Rasmussen kêu gọi các bên tìm kiếm một giải pháp chính trị hiệu quả sớm nhất có thể.
    Sau hội nghị tại London vào hôm qua, ngoại trưởng hơn 40 nước thuộc liên minh phương Tây đã đồng ý tiếp tục các cuộc không kích tại Libya cho tới khi nào nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi “tuân thủ các điều kiện về bảo vệ thường dân do LHQ đề ra”. Tuy nhiên có trang bị vũ khí cho phe nổi dậy hay không vẫn chưa được quyết định.
    -------------------------------------------------------------------------------

    Ko thấy đề cập rõ ràng chiến sự đã đang ở mức nào

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------




    Tình hình Libya: Tương lai mờ mịt cho người dân

    Cập nhật cách đây 1 giờ

    Tình hình chiến sự tại Libya vẫn tiếp diễn với những giao tranh quyết liệt. Làm thế nào mà liên minh phương Tây lại có thể đem lại “một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân Libya”?
    [​IMG]
    Quân chính phủ đẩy lui quân nổi dậy

    Các lực lượng trung thành với chính phủ Libya ngày 29/3 đã sử dụng vũ khí hạng nặng phản công quyết liệt, đẩy lui phe nổi dậy khỏi thị trấn chủ chốt Bin Jawad. Các tay súng nổi dậy buộc phải tháo lui khỏi Nawfaliya, cách thành phố Sirte 120km về phía Đông.

    Một cư dân ở Misrata nói với BBC lính chính phủ tấn công thành phố bằng xe tăng và vũ khí hạng nặng, trong khi Hạm đội VI tấn công ba tàu của Libya từng bắn bừa bãi vào các tàu buôn ở cảng Misrata, tây Sirte. Theo Reuters, một tàu bị phá hủy và một chiếc khác bị hư hại nặng.

    Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Phó Đô đốc Bill Gortney, nói do không được tổ chức tốt, khả năng thắng lợi về quân sự của phe nổi dậy sẽ rất mong manh. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice cho biết người Mỹ không loại trừ khả năng trang bị vũ khí cho phe nổi dậy ở Libya.

    Hội nghị London

    Ngoài Tổng Thư lý LHQ Ban Ki-Moon và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, còn có các nhà lãnh đ̣ao thuộc Liên đoàn Arập và gần 40 ngoại trưởng đã tụ họp ở London để bàn về diễn biến tình hình Libya.

    Các nhà ngoại giao thuộc các nước lớn họp ở London đồng ý tiếp tục các cuộc không kích tại Libya cho tới khi nào ông Moammar Gadhafi thực thi các điều kiện về bảo vệ thường dân do Liên Hợp Quốc đề ra. Hội nghị cũng thỏa thuận lập một nhóm tiếp xúc để vạch ra tương lai cho Libya, sẽ họp phiên đầu tiên tại Qatar. Hội nghị cũng bàn về khả năng ông Gadhafi có thể “ra đi”. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi đình chiến giữa phe nổi dậy và phe trung thành với chính phủ Libya.

    Trong một bức thư gửi tới Hội nghị London ngày 29/3 nhằm thảo luận về tương lai của Libya, nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đã yêu cầu chấm chứt "cuộc tấn công man rợ" nhằm vào nước ông.

    Tối 28/3, trên kênh truyền hình Rai Uno của Italy, Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaim đã cáo buộc liên quân muốn chia cắt Libya thành hai phần. Ông nói: "Chiến thuật của liên quân là đưa đến một tình hình bế tắc nhằm chia Libya thành hai. Điều có nghĩa rằng cuộc nội chiến này sẽ trở thành một cuộc chiến kéo dài, một tình thế vô cùng nguy hiểm."

    Cùng ngày, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tư.ớng Anh David Cameron đã ra tuyên bố chung kêu gọi nhà lãnh đạo Muammur Gaddafi từ chức, song cũng thừa nhận biện pháp quân sự không thể giải quyết được vấn đề Libya một cách cơ bản, do vậy việc tìm một giải pháp chính trị là rất quan trọng. Cựu lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (Anh) Paddy Ashdown - người được chính giới Anh kính trọng – đã lên tiếng cảnh báo về việc liên quân dùng vũ lực quá mức và cho rằng xung đột ở Libya nên được giải quyết bằng ngoại giao chứ không nên tạo ra tiền ḷệ “thay đổi thể chế” bằng cách lật đổ ông Gaddafi.

    Phát biểu sau khi một liên minh quốc tế tụ họp ở London, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen kêu gọi tất các bên nhanh chóng tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Libya. Ông này khẳng định giải pháp quân sự đơn độc không thể nào giải quyết được vấn đề.

    Tương lai mờ mịt

    Nhà phân tích Richard Haass của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ nói: “Không một ai có thể biết điều gì sẽ xảy ra” và lịch sử gần đây ở Afghanistan, Bosnia và Iraq cho thấy người ta sẽ phải trả giá đắt cho thành công.

    Nhà phân tích Jonathan Eyal của Royal United Services Institute nói : “Cuộc can thiệp quân sự không thể được coi là thành công, nếu ông Gaddafi không bị chính nhân dân Libya lật đổ”. Thế nhưng, theo ông Eyal, ông Gaddafi “đang bị dồn đến chân tường, chẳng còn gì để mất và sẽ tiếp tục chiến đấu”.

    Ông Eyal cũng cảnh báo về việc thanh trừng các lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo Gaddafi, nếu quân nổi dậy chiếm được Tripoli. Ông nói: “Chúng ta đã thành công trong việc ngăn chặn một vụ thảm sát (ở Benghazi). Bây giờ, chúng ta có thể phải ngăn chặn một vụ thảm sát khác (ở Tripoli)”.

    Theo ông Eyal, một chính phủ Libya “hậu Gaddafi”, bất kể do ai lãnh đạo, sẽ là một chính phủ trung ương yếu và “sẽ có một sự tái phân bổ thu nhập về dầu lửa giữa hai miền Đông và Tây”. Đây quả là một tin cực sốc đối với các hãng khai thác dầu lửa phương Tây đang làm ăn ở Libya.
    Việt Báo (Theo Tầm nhìn)

    Bác Gà Phi, mong bác hãy chiến đấu anh dũng như khi bác lật đổ bọn Bảo Hoàng - Nếu có chết thì hãy chọn cái chết của một vị vương giả
  8. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    À, thế có tấm ảnh nào cho thấy có lính Tây lính Tàu lính Phi trong hàng ngũ những người CM VN không;))

    CÒn VK? Hớ hớ, đúng là VM cũng có mấy khẩu súng và bazoka của mấy anh OSS cho đấy, nhưng là để đánh Nhật hộ mấy anh ý, chứ chả phải từ thiện gì[:D]
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi nghĩ là Mỹ đang dựng lên 'một mẫu hình dân chủ mới' quảng bá cho quyền lực mềm hay 'giá trị Mỹ' tại khu vực. Thậm chí cho cả Bahrain hay Yemen ...
    Có thể là 'hàng mẫu' của Mỹ??? ;))
    Các bạn cứ xem nhé.
    Thực dân kiểu cũ hết thời rồi.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Chiếm được chính quyền, giành được nhưng giữ được thì lại là một vấn đề.
    Các cụ cũng khôn, lợi dụng lúc Nhật yếu nhất và quân đồng minh đang 'bận rộn', giành ngay chính quyền. Các cụ có tư duy 'toàn cầu' đấy chứ?
  10. hoanglanvu

    hoanglanvu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    1
    Màu đỏ: Cậy Cách Mạng Thàng Mười Nga thì chống giặc ngoại xâm nào hả bác?:-O
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này