1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Lybia và những bài học cần thiết cho việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Sinbad_vking, 20/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
    Chẳng sao đâu mà bác! Ngày trước Mỹ đánh I rắc! Mấy bác tuyên giáo chẳng tập trung dân khắp các tỉnh, tỉnh nào cũng làm mất đợt mít tinh biểu tình ầm ầm mà có sao đâu! :-":-":-"
  2. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Tức là giờ lại xuất hiện thêm trường phái ủng hộ "quân nổi dậy" sử dụng "sức mạnh của thời đại" phải không bác^^. Và khi giành thắng lợi thì họ sẽ là lực lượng thống trị libya và lúc đó sẽ phải trả nợ cái "sức mạnh của thời đại" đó bằng "kinh tế" =)). Rồi xem lúc đó còn độc lập được về chính trị hay không =))=))=))

    Làm cách mạng mà như đám "quân nổi dậy" suốt ngày chỉ biết đòi hỏi cái này cái kia .... ^:)^ Lạy hồn bọn này sao thấy quen quen :))
  3. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Chiến sự Libya làm "nóng" thị trường hệ thống phòng không thế giới


    VIT - Chiến dịch quân sự tại Libya chỉ ra một cách rõ ràng ý nghĩa của hệ thống phòng không hiện đại trong việc đảm bảo khả năng quốc phòng của mỗi nước. Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể nhu cầu sử dụng hệ thống và tổ hợp phòng không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa trên thị trường thế giới.
    Giám đốc Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế của Nga Igor Korotchenko tuyên bố như trên với hãng tin RIA Novosti hôm qua (30/3).

    “Xuất phát từ giá thành loại vũ khí này và khả năng tài chính của những quốc gia quan tâm, thị trường phương tiện phòng không tầm ngắn và tầm trung sẽ có phản ứng một cách linh hoạt hơn đối với diễn biến tại Libya”, ông nói.

    Trước đây, Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế của Nga dự báo khối lượng cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung trên thế giới năm 2010 là 1,833 tỷ đôla, năm 2011 – 1,915 tỷ đôla, 2012 – 2,189 tỷ đôla, năm 2013 – 2,339 tỷ đôla.

    Theo chuyên gia Korotchenko, diễn biến chiến sự tại Libya nói riêng và bất ổn tại khu vực Trung Đông nói chung khiến nhu cầu về tổ hợp tên lửa phòng không các loại năm 2011 có thể tăng lên.

    “Giai đoạn năm 2012-2013, khối lượng cung cấp hệ thống phòng không nói trên có thể tăng từ 20-25% so với con số dự đoán trước đây”, ông nói.

    Từ năm 2002-2009, khối lượng cung cấp phương tiện phòng không đạt mức 17,832 tỷ đôla, chiếm 6,1% toàn bộ khối lượng các loại vũ khí được bán ra trên thế giới.

    Theo lời chuyên gia Korotchenko, thị trường hệ thống tên lửa phòng không tầm xa cũng có sự thay đổi bởi chiến sự tại Libya, tuy nhiên vì giá thành và yếu tố khác nữa nên sự gia tăng đáng kể nhu cầu đối với loại vũ khí này sẽ chỉ diễn ra trong tương lai trung hạn – từ năm 2015 và những năm tiếp theo.

    Theo lãnh đạo Giám đốc Trung tâm buôn bán vũ khí quốc tế, thị trường tổ hợp tên lửa phòng không vác vai dự kiến sẽ giảm đáng kể.

    “Những diến biến tại Libya chỉ ra rằng trong trường hợp bạo động quy mô lớn xảy ra tại một quốc gia thì nguồn dự trữ tổ hợp tên lửa phòng không vác vai trong kho có thể trở thành chiến lợi phẩm dễ dàng của các nhóm vũ trang phi pháp và nhóm ******** và nó là mối đe dọa trực tiếp đến máy bay quân sự và dân sự, trực thăng cách xa vùng xung đột”, chuyên gia Korotchenko chia sẻ.

    Cả Mỹ trước đây cũng đã tiến hành chính sách tích cực hạn chế bán ra ngoài tổ hợp phòng không vác vai và tiêu hủy nguồn dự trữ hiện có của loại vũ khí này. Hiện nay, có thể, quan điểm của Mỹ về vấn đề này sẽ còn cứng rắn hơn nữa, ông Korotchenko cho hay.

    Ông không loại trừ khả năng, vấn đề cấm bán tổ hợp tên lửa phòng không vác vai sẽ được các tổ chức quốc tế đưa ra bàn thảo, trong đó có cả Liên Hợp Quốc.



    Huy Linh (Theo RIA)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trang bị tàu sân bay Charles de Gaulle tấn công Libya


    VIT - Ngày 20/3, tàu sân bay Charles de Gaulle, chiếc tàu sân bay duy nhất và cũng là tàu nổi duy nhất chạy bằng năng lượng hạt nhân của Pháp, đã rời khỏi quân cảng Toulon, miền Nam nước Pháp, để di chuyển tới Địa Trung Hải tham gia chiến dịch quân sự tại Libya.
    Được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại và tên lửa Aster, chiếc tàu sân bay 38.000 tấn của Pháp đã được biên chế hoạt động từ tháng 9/2000 và hiện là tàu sân bay lớn thứ hai ở châu Âu, sau tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga.

    Tàu sân bay Charles de Gaulle đã rời quân cảng ở Toulon cùng với hơn 20 máy bay chiến đấu, bao gồm các máy bay chiến đấu như Mirage, Super Etendard, máy bay cảnh báo sớm Hawkeye và máy bay trực thăng. Tàu được ba khinh hạm và một tàu tiếp dầu hộ tống.

    Hiện tại tàu Charles de Gaulle đang hoạt động tại Địa Trung Hải, hôm 22/3, các máy bay chiến đấu trên tàu đã tiến hành phi vụ đầu tiên tại Libya.

    Dưới đây là một số hình ảnh về các hoạt động trên boong tàu sân bay Charles de Gaulle trong ngày 22 và 23/3 do Cơ quan Sản xuất Thông tin Liên lạc và Nghe nhìn ECPAD thuộc Bộ Quốc phòng Pháp cung cấp:

    [​IMG]

    Phi hành đoàn chuẩn bị cho máy bay chiến đấu Rafale sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trên tàu sân bay Charles de Gaulle

    [​IMG]

    Một chiếc máy bay chiến đấu Rafale chuẩn bị cất cánh bằng hệ thống phóng từ tàu sân bay Charles de Gaulle

    [​IMG]

    Một chiếc máy bay chiến đấu Rafale cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle


    [​IMG]

    Một chiếc máy bay chiến đấu Rafale chuẩn bị cất cánh bằng hệ thống phóng từ tàu sân bay Charles de Gaulle

    [​IMG]

    Máy bay chiến đấu Rafale chuẩn bị cất cánh bằng hệ thống phóng từ tàu sân bay Charles de Gaulle

    [​IMG]

    Một chiếc máy bay chiến đấu Rafale cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle

    [​IMG]

    Phi hành đoàn chuẩn bị cho một chiếc máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AWACS) cất cánh bằng hệ thống phóng từ tàu sân bay Charles de Gaulle


    [​IMG]

    Một chiếc máy bay chiến đấu Rafale cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle

    [​IMG]

    Một chiếc máy bay chiến đấu Rafale cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle

    [​IMG]

    Phi hành đoàn chuẩn bị cho máy bay chiến đấu Rafale sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trên tàu sân bay Charles de Gaulle

    [​IMG]

    Phi hành đoàn chuẩn bị cho một chiếc máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AWACS) cất cánh bằng hệ thống phóng từ tàu sân bay Charles de Gaulle




    Linh Trang (Theo THX)
    Tin dịch
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Để rồi xem!

    1. Trường hợp Gadhafi ra đi trước và sớm sẽ dẫn đến Tổng tuyển cử. Không phải chiến tranh, cách mạng thành công. Chính quyền mới thành lập, ăn không nên làm không ra thì cũng sẽ bị chính cái văn hoá nổi dậy này hành hạ, có lẽ rồi cũng dẫn tới ổn định.
    2. Gadhafi sẽ cố thủ (cái này khó xảy ra), quân nổi dậy sẽ được trang bị vũ khí. Ví dụ lực lượng của phe nổi dậy > lực lượng bảo thủ, nhưng vũ khí kém quân chính phủ < 10 lần thì sức mạnh của vũ khí cũng sẽ được trang bị tương xứng. Cách này sẽ được lựa chọn vì dân Libya muốn một trận sống mái cho ra lẽ mà. Kiểu cao bồi ấy mà. Chúng bay muốn chết thì cho chết.
  5. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Sao em thấy bác dùng từ "dân" có vấn đề đấy ^^. Bởi cũng có không ít "dân" ủng hộ Gadhafi đâu, sao không gọi họ là dân mà lại gọi là lực lượng trung thành với Gadhafi ^^.

    Nhận ủng hộ hay không là do phe nổi dậy quyết định. Nếu họ có suy tính cần thận vì một đất nước libya không bị lệ thuộc về chính trị, kinh tế ... thì chẳng nói làm gì. Nhưng vì để chiến thắng bằng mọi giá (thậm trí nổ đến độ chiến thắng chỉ trong 1 ngày) thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Đấy là còn chưa kể đến các nghi ngại về thành phần của lực lượng nổi dậy này có lực lượng khủng bố tham gia hay không?
  6. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Bác La nổi tiếng pro Tầu mà lại nói như vậy cơ à, sự kiện Liên hiệp quốc cho phép liên quân A-P-M tấn công một nước với lý do nhân đạo là cực kỳ nguy hiểm, bởi vì từ nay bất kỳ nước nào cũng có thể bị tẩn ( chỉ trừ Nga, Tầu là A-P-M không dám dùng chiêu bài nhân đạo, nhân quyền để đe dọa)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Còn việc cứ bảo con trai Gaddafi thương thuyết với Anh-Mẽo, ngoại trưởng của Gaddafi bỏ đi vv và vv là những chuyện nhỏ vì nếu Gaddafi còn giữ được binh quyền và quân đội của Gaddafi còn chưa bị đánh bại thì chẳng ai làm gì được ông ta cả, mấy cậu ấm hay vị quan chức ngoại giao chỉ là cái đinh gỉ so với tầm quan trọng của người lính trong lúc có chiến sự.

    Còn nhớ Hussein đã xử tử cả hai người con rể đã phản bội ông ta? nếu những cậu ấm này cứ loe nghoe thì có lẽ Gà phi cũng xử nốt, còn ngoại trưởng bỏ đi thì càng tốt, ối người muốn lên thay, bây giờ chỉ sợ nhất là lính bỏ ngũ, nhưng điều này chưa xảy ra
  7. huynhtranhot

    huynhtranhot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Không biết về sau ra sao, Liby cũng nên thay đổi thể chế đc rồi, một ng` mà cầm quyền 30 năm rồi sẽ truyền ngôi cho con cho cháu như bắc TT, từ từ trở về thời kỳ phong kiến đồ, đá trái với quy luật của tạo hoá, ngược dòng lịch sử. Hình bóng của chủ nghiã độc tài phát xít ????
  8. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Nếu bạn nghĩ vậy là đã vô tình mắc mưu của đám sử gia được bọn thực dân và sen đầm đế quốc tung hê.
    Bạn xem lại xem bên nào đề nghị ngừng bắn trước, bọn thực dân đế quốc ALXX hay là chí nguyện quân TQ.
    Chí nguyện quân đánh bại bọn sen đầm bên bờ sông Hàn đến tận vĩ tuyễn 38 và đưa ranh giới tạm thời
    phân chia bán đảo TT trở lại như lúc ban đầu, việc còn lại là do nhân dân Nam Bắc TT tự giải quyết chứ TQ
    tuyệt đối không có can thiệp vào công việc nội bộ của một dân tộc có độc lập và chủ quyền như nhân dân
    Nam-Bắc TT.

    Việc quân đội bắc TT tấn công nam TT trước hoàn toàn là chuyện nội bộ của nhân dân TT chứ
    không phải do TQ hay LX xúi giục, cốt là để mau chóng thống nhất đất nước về một mối, chấm dứt cảnh
    nam bắc phân tranh, nhưng ước nguyện của cả một dân tộc chưa thành thì bị bọn thực dân đế quốc ALXX
    chen ngang vào khiến bán đảo TT chịu cảnh chia ly lẫn đe dọa chiến tranh thường trực như ngày nay.

    Vào thời cao trào cách mạng của thế kỷ trước thì TQ chỉ giúp đỡ nhân dân các nước anh em làm cách mạng
    bằng cách ủng hộ về vật chất chứ không có can thiệp vào công việc nội bộ hay gửi quân trực tiếp tham chiến
    như bọn thực dân đế quốc ALXX. TQ ra tay ở bán đảo TT cũng bởi bọn thực dân đế quốc ALXX do tên
    đại tướng thực dân Mắc-a-thua cầm đầu quá đỗi hung hăng định dẫn đại quân thừa cơ xộc thẳng vào
    lãnh thổ TQ. Ra tay trước khi kẻ thù kịp manh động, cũng không khác gì đại tướng Lý Thường Kiệt năm
    xưa cho quân sang tận Ung Châu đánh tan quân Tống ngay trên lãnh thổ TQ rồi rút về cốt để tự cứu
    mình chứ không phải là can thiệp vào công việc nội bộ của Tống quốc.
  9. quangiao

    quangiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    2.374
    "Tổng tuyển cử" là chuyện nội bộ 1 quốc-gia, khi có giặc ngoại xâm là phải đánh đuổi giặc ngoại xâm rồi mới tổng tuyển cử.
    Thông thường thì khi thực dân ALXX ăn cướp được nơi nào thì chúng thường gom số tay sai lại, tổ chức ra hàng chục đ-ảng phái rồi tuyên truyền là "đại diện toàn thể nhân dân" và tổ chức "bầu cử" chọn ra 1 thằng tay sai cầm đầu để che đậy sự thống trị và ăn cướp của chúng, trong cuộc bầu cử kiểu đó thì nhân dân ở nước thuộc địa đó chỉ được chọn 1 thằng tay sai cho giặc XL, chứ không có người nào của nhân dân tham gia ứng cử.

    Trò bầu cử kiểu chọn tay sai cho giặc này là trò thuộc địa kiểu mới, ở VN ngày trước 1975 vô số kiểu bầu cử hoặc "trưng cầu ý dân" kiểu đó.

    Ở VN mà thực dân làm kiểu đó là không ai chấp nhận rồi, giặc đến nhà là phải đánh giặc, không có chuyện "bầu cử" để tuyên truyền củng cố địa vị thống trị cho giặc như vậy.
  10. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    220
    Đỏ 1 : Tôi thì tôi vẫn cho rằng TQ không hề muốn hai miền TT thống nhất. Chia để trị mà. Và rất nhiều tài liệu đã chứng mình Việt Nam ta cũng bị sức ép không được thống nhất đó. Có điều ngoài mong đợi của anh khựa là ý chí thống nhất của dân VN cao quá và...v.v. cái này bàn nhiều rồi. @ em nói nữa các bác ném đá chết. Không thể nói là TQ không can thiệp được. Bằng cách này hay cách khác và bản thân chính quyền được giúp đỡ bản lĩnh như thế nào thôi.
    Đỏ 2 : Trung Quốc có tinh thần cách mạng vô tư trong sáng thế cơ à. Thật là đáng quý [r23)]. Theo tôi được biết là các cụ nhà ta thời đó phải khéo léo lắm và cũng không dễ bị sai bảo như cái chính quyền VNCH bị Mỹ sai bảo kia mới từ chối được cái đám " chí nguyện quân" vào VN tham chiến. Một chính quyền có tư tưởng chủ đạo, tự đứng lên chớp thời cơ giành chính quyền khác với một cái chính quyền được dựng lên bác ạ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này