1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Lybia và những bài học cần thiết cho việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Sinbad_vking, 20/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cafe_motminhtn

    cafe_motminhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    từ khi bác mất tôi không hiêu được LÒNG DÂN LÀ GÌ ,, CÓ BÁC NÀO CHỈ DẬY CHO TÔI BIẾT THẾ NÀO LÀ LÒNG DÂN KHÔNG VÂY,CHỈ CÒN LÒNG LỢN TIẾT CANH THÌ CHẮC NGÀY NÀO CŨNG CÓ
  2. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Nếu IQ trên 80 thì có thể tự hiểu, cần gì ai dạy[:P]
  3. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Cấm rồi, bị phát hiện hãm chui là phạt 10 triệu đấy.
  4. Negi91

    Negi91 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2009
    Bài viết:
    898
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác, không ngờ dân lao động thấp ở LX có mức lương chỉ 200 rúp/tháng, em xin nhận sai:-bd Nhưng đọc kỹ hồi tưởng của mọi người thì đời sống hồi ấy không dư dả nhưng cũng không khổ, khi hệ thống y tế cộng đồng rất rẻ hoặc miễn phí[:D] Cụ nhà em trước nghe tin sinh viên du học theo dạng học bổng của nhà nước bị bỏ đói ở Nga, vừa bực vừa bồi hồi kể:"thời đấy sướng lắm chứ không như bây giờ, chính quyền thời ấy cái gì cũng được bù trừ giá. Đồ ăn 1 tuần của sinh viên thường là bánh mì ( thanh dài, hoặc 1 miếng bánh lớn bên ngoài khô cứng đen, nhưng trong lại mềm trắng, cắt ra như sanwich) với 2 lát xúc xích loại dài, còn thịt hộp hoặc cá thì thay nhau bù trừ. Nhận xong thì phiếu sẽ được đóng tem. Cụ nhà nói sinh viên thời ấy ăn 1 tuần sao hết được đống đấy, nên thường làm thế này, nhận thực phẩm xong chia làm 2 ăn trong 2 tuần, tuần sau đấy thì nhận thực phẩm xong mang ra chợ bán. Còn tiền tiêu vặt thì thỉnh thoảng dùng để mua sách, còn lại đầu tư đi buôn quần jeans và áo lạnh:-bd

    Về vụ cái bút, không biết bác sinh năm nào vì em xin xác nhận cụ nhà rất quý bút, sưu tập đủ loại và quý như trứng. Trước kháng chiến chống Mỹ làm gì có bút và giấy để học ở cấp tiểu học, nên cụ nhà xài cây dc đốt xém như than để viết trên bao xi măng, hoặc trên đất. Hồi đấy đứa nào có cây bút mực thôi làm hãnh diện lắm, giữ kè kè bên mình không bị ăn cắp, việc đánh nhau vì trộm dụng cụ học tập thời ấy không thiếu. Nhà bác là từ nông dân thì cụ nhà em cũng thế, trước ở Thái Bình, cứ có bão gió là nhà cụ lại mặc áo mưa co ro 1 chổ vì cụ dạy: " thời ấy, nhà xiêu vẹo, nếu cản được gió thì phải kín hết, nếu có chổ hở là giật xập nhà, vì vậy có nơi gió lùa vào thì phải có nơi gió lùa ra"~X Cuộc sống cấp 3 khổ cực, tuy cụ nhà em là học nhảy cóc lên mấy lớp, nhưng nói thật là lớp thời ấy già trẻ lẫn lộn, vì chiến tranh mà. Sau cụ tham gia đào hầm trú bom, hầm trú tối om, ẩm thấp, việc trong đấy có rắn sống là chuyện thường ( sau em dc cụ dạy đào hầm và đã làm thử 1 cái):-bd Cụ nhà không phải thi DH vì được tuyển thẳng, nhưng bỏ đi đánh nhau với TQ- tham gia trung đoàn Nguyện Huệ, chẳng biết số phận thế nào mà ăn phải đạn chì của địch vào chân ( tới giờ còn vết sẹo mổ) được chuyển về tuyến sau đúng đợt gởi sv đi học bổng LX thế là cụ đi luôn (về sau thì nhắc ở trên rồi). Em quên nói từ cấp 2 đến đại học cụ xài độc nhất cây bút cũ sờn màu tím đen:-??, sau ở LX cụ mua được 1 cây Parker hay còn được cụ gọi là Pắc Ke:-bd và xài đến tận 2000s, giờ nó vẫn nằm trong tủ kính nhà.

    Xin lỗi các bác và anh em, tự dưng nghe các anh bàn luận về chuyện thời bao cấp, bỗng dưng nhớ lại những lời bố dạy về cuộc đời nên hơi lạc đề 1 chút[r32)] Lời anh putin nói không sai, xã hội bao cấp là thế, nó cũng như lời bà lão từng nói" LX trước đây có tiền nhưng không có đồ để mua, còn giờ nước Nga có đồ nhưng bà lão không có tiền để mua"[:D]
  5. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    200 rúp thời đó tương đương 200 đô, lại được NN bao lương thực, y tế, GD và nhà ở thì cũng chả thấp đâu. Như bác nói: chủ yếu là hàng xa xỉ không có mà mua thôi. Chứ các mặt hàng cơ bản thì không lo gì lắm với mức lương đó
  6. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    Vào thập niên 80 lương 1 kỹ sư của LX chỉ khoảng 200 rúp thôi . Bà mẹ nuôi tôi là kỹ sư nên tôi biết . Thứ 7 và chủ nhật bà ấy đi làm thêm hướng dẫn viên du lịch để kiếm thêm thu nhập . Bù lại các dịch công cộng thì rẻ . Vé xe bus 3 xu , tàu điện ngầm 5 xu đi cả ngày dưới đó cũng được . Nói chung hàng hóa và thực phẩm rẻ . Nhưng đến những năm cuối thập niên 80 sau những thất bại về cải tổ của Gorbachop LX bắt đầu rơi vào tình trạng khan hiếm hàng hóa . Tụi này học bổng 70 rúp/tháng sau khi trừ hết chi phí cho nhà trường còn được 7 rúp . Nhưng bù lại nhà trường nuôi ăn ngày 3 bữa , kem đánh răng , xà bông , quần áo , dụng cụ học tập , coi phim , tham quan ....... Khám chữa bệnh free ... Từ năm 88-89 dân LX bắt đầu than vãn về việc thiếu thốn thực phẩm . Các mặt hàng gia dụng thì vẫn còn nhiều nhưng chỉ dành cho dân mình thu gom để đóng hàng về nước .
    Còn vụ may quần jean thì trường mình cũng có . Mấy bác khóa trước ai cũng có 1 cái máy may . Tồi thứ 7 các bác ấy bắt đầu cày đến sáng được 3 -4 quần rồi sáng đóng nút , mạc Montana ... quần may nói thật xấu thậm chí mạc vào thấy méo mó nhưng vẫn bán được :))
    Thời đó hàng tiêu dùng của tư bản hiếm lắm . Nếu có thì chủ yếu là hàng của những đi công tác nước ngoài mang về và được bày bán ở những cửa hàng komisonui ( cửa hàng đồ cũ ) với giá rất đắt . Cũng vì giá đắt nên anh em VN mình mới tranh thủ buôn bán kiếm thêm được vì giá VN bán chỉ bằng 1/2 mà thôi :))
  7. Negi91

    Negi91 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2009
    Bài viết:
    898
    Đã được thích:
    1
    Sao học bổng của bác lại khác cụ nhà em thế:-?? cụ nhà thì phiếu nhận thức ăn, của bác lại là nhà trường bao ăn, mà bác học trường nào thế?[r24)]
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những ngày trốn chạy của Gadhafi

    Cuộc chạy trốn của nhà lãnh đạo thất thế Moammar Gadhafi được một người thân cận với ông kể lại, cho thấy rõ hơn về những ngày cuối cùng của viên đại tá.



    [​IMG]
    Ông Moammar Gadhafi. Ảnh: AP Mansour Dhao Ibrahim, người chỉ huy Vệ binh Nhân dân - một mạng lưới của những người trung thành với ông Gadhafi, ngồi trong một phòng họp lớn mà nay được coi là buồng giam, đắp chăn lên hai chân, mặc áo màu xanh có thể là đồng phục của một công ty điện. Chỉ có vài lính gác ở xung quanh, nhưng họ cũng chẳng màng quan tâm tới Dhao, người nói rằng ông được đối xử tốt từ khi bị bắt và được điều trị các vết thương.
    Từ từ và chậm rãi, ông Dhao kể rằng người từng nắm quyền lực tối cao tại Libya sống qua ngày bằng gạo và mì sợi mà những cận vệ lấy được từ các nhà dân bị bỏ hoang ở Sirte. Nhà lãnh đạo bị lật đổ luôn tỏ ra bất chấp và sống dựa vào những ảo tưởng. Cứ vài ngày, Gadhafi lại di chuyển chỗ ở.
    Đại tá Gadhafi chạy tới Sirte hôm 21/8, ngày mà Tripoli thất thủ, trong một đoàn xe nhỏ có hành trình lần lượt đi qua các thành trì Tarhuna và Bani Walid. Ông Dhao tới Sirte một ngày sau đó. Quyết định tới ẩn náu tại Sirte của Gadhafi xuất phát từ ý tưởng của con trai Mutassim, người cho rằng thành phố này là một thành trì lâu dài của phe Gadhafi và thường xuyên bị NATO oanh kích nên khó ai có thể ngờ được.
    Ông Gadhafi đi cùng 10 người, gồm các nhân vật thân cận và các vệ sĩ. Mutassim, người chỉ huy lực lượng trung thành với Gadhafi, không đi cùng cha mình vì lo ngại chiếc điện thoại vệ tinh mà nhà lãnh đạo thất thế mang theo có thể bị định vị.
    Ngoài việc truyền tải các thông điệp qua một kênh truyền hình của Syria, đại tá Gadhafi cắt bỏ hoàn toàn mọi sợi dây liên lạc với thế giới bên ngoài. Ông không có một chiếc máy tính nào và hiếm khi được sử dụng điện. Hầu hết quãng thời gian chạy trốn được Gadhafi sử dụng cho việc đọc kinh Koran.
    [​IMG]
    Ông Dhao trong căn phòng họp nay được sử dụng như một buồng giam. Ảnh: The New York Times Chịu sức ép từ cuộc vây hãm của quân đội chính phủ mới tại Libya, đại tá Gadhafi dần trở nên mất kiên nhẫn với cuộc sống trốn chạy tại Sirte, nơi ông được sinh ra vào năm 1942. Ông Dhao cho hay viên đại tá 69 tuổi liên tục hỏi vì sao không có điện, vì sao không có nước.
    Dhao, người gắn bó với Gadhafi trong suốt thời gian bị vây hãm tại Sirte, cho biết ông và nhiều người thân cận khác đã nhiều lần khuyên đại tá quyết định việc từ bỏ quyền lực hoặc rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, ông Gadhafi và con trai Mutassim thậm chí không có ý cân nhắc những lựa chọn này.
    Một số người ủng hộ Gadhafi khẳng định cựu lãnh đạo Libya vẫn thể hiện ý chí chiến đấu đến cùng và tự trang bị vũ khí trong suốt thời gian chạy trốn, nhưng ông không thực sự tham gia vào một cuộc giao tranh nào. Thay vào đó, ông dành nhiều thời gian để đọc và thực hiện những cuộc gọi bằng điện thoại vệ tinh. "Tôi có thể cam đoan rằng ông ấy không bắn một phát súng nào", ông Dhao nói.
    Dhao và nhiều người khác cũng nhiều lần cố gắng thuyết phục đại tá Gadhafi rằng những người làm nên cuộc đổi thay ở Libya không phải là "những con chuột và những kẻ đánh thuê", mà là những người bình thường. "Ông ấy cũng biết rằng đó là những người Libya đang phẫn nộ", Dhao nói. "Nhưng rồi ông ấy giải thích rằng việc không ra đầu hàng hoặc bỏ trốn ra nước ngoài là cách ông ấy thực hiện 'nghĩa vụ đạo đức phải ở lại', và nói rằng sự dũng cảm đã níu chân mình".
    Gadhafi khước từ những lời khuyên về việc từ bỏ quyền lực và nói rằng: "Đây là đất nước của tôi. Tôi đã không nắm quyền lực từ năm 1977". Dhao kể rằng dường như ông Gadhafi có suy nghĩ thoáng hơn trong việc từ bỏ quyền lực so với các con trai, nhưng cuối cùng cánh cửa phòng của ông vẫn đóng lại khi những người thân cận tới khuyên can.
    Trong nhiều tuần liền, quân đội chính phủ mới ở Libya nã đạn pháo vào Sirte. Một quả tên lửa hay rocket thậm chí đã rơi trúng ngôi nhà mà ông Gadhafi đang ở khiến 3 vệ sĩ bị thương, Dhao kể lại. Một đầu bếp đi cùng ông Gadhafi cũng bị thương, nên sau đó mọi người phải tự nấu ăn.
    Trong hai tuần vừa qua, khi quân đội chính phủ mới đẩy mạnh tấn công, đại tá Gadhafi và các con trai của ông bị kẹt giữa hai tòa nhà ở một khu dân cư được gọi là Quận 2 tại Sirte. Họ bị hàng trăm lính chính phủ mới bao vây và phải hứng chịu những màn mưa đạn từ các vũ khí hạng nặng. "Quyết định duy nhất lúc đó chỉ là sống hay chết", Dhao nói. Ông Gadhafi cuối cùng quyết định rằng đã đến lúc rời đi, và dự định chạy trốn tới một trong các ngôi nhà ở gần đó, nơi ông đã được sinh ra.
    Vào ngày thứ năm 20/10, một đoàn xe hơn 40 chiếc chuẩn bị rời đi vào khoảng 3 giờ sáng, nhưng sự hỗn loạn của những người trong phe trung thành với ông Gadhafi khiến giờ xuất phát bị lùi lại 5 tiếng đồng hồ. Trên một chiếc Toyota Land Cruiser, đại tá Gadhafi và giám đốc an ninh, một người họ hàng và ông Dhao cùng rời đi. Gadhafi hầu như không nói gì lúc đó.
    Khoảng nửa giờ sau, các máy bay chiến đấu của NATO và lính chính phủ Libya phát hiện ra đoàn xe. Khi một quả tên lửa rơi xuống gần một chiếc xe, các túi khí đã bung ra. Dhao, khi đó bị thương vì một mảnh đạn, đã cùng chạy trốn với ông Gadhafi và một số người khác. Họ tới một nông trại, sau đó chạy ra đường lớn, và hướng tới những ống thoát nước. Dhao bị trúng một mảnh đạn nữa rồi bất tỉnh. Khi tỉnh lại, ông thấy mình đang ở trong bệnh viện.
    Nhật Nam (theo The New York Times)​
  9. kurato

    kurato Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    TTO - Một ngôi nhà hai tầng ven bờ biển thành phố Sirte mang số 24 trên phố Salahdin chính là nơi ông Gaddafi ẩn náu trước khi quyết định chạy trốn và thiệt mạng.
    >> Những ngày cuối đời của Gaddafi
    >> Tài sản khổng lồ của Gaddafi sẽ ra sao?

    [​IMG]
    Nệm vứt vương vãi trong phòng - Ảnh: Tân Hoa xã
    [​IMG]
    Ngôi nhà số 24 phố Salahdin là nơi ông Gaddafi ẩn náu trước khi chết. Ảnh: Tân Hoa xã “Ông Gaddafi chuyển đến thành phố này cùng các cận vệ. Ông ấy di chuyển khắp nơi này đến nơi khác trong quận nhưng đây là nơi ông ấy ở ba tuần cuối cùng” - một người dân địa phương tên Munsif nói với Tân Hoa xã.
    Munsif mở cổng và cánh cửa dẫn vào phòng khách - nơi có khoảng hai chục tấm thảm bẩn cùng chai lọ rỗng vứt vương vãi ở lối vào.
    Căn nhà nằm giữa khu dân cư khá giả của thành phố nhưng những tháng ngày chiến tranh đã bỏ lại cảnh tượng hoang tàn ở nơi đây. Không ngôi nhà nào không bị thiệt hại.
    Không lâu sau khi Gaddafi lên nắm quyền năm 1969, ông đã thực hiện nhiều dự án lớn để biến ngôi làng nhỏ thành một thành phố lớn. Ông còn mong sau này Sirte trở thành trung tâm của “Hợp chủng quốc châu Phi”. Nhưng cuối cùng nó dành cho chính ông. Không chạy xuống sa mạc phía nam hay tìm nơi tị nạn ở nước ngoài, ông Gaddafi đã chọn ở lại nơi mình sinh ra đến khi quyết định mạo hiểm chạy trốn và bị lực lượng của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) bắt giữ.
    Một vài cửa sổ được gia cố bằng các tấm kim loại có lẽ để tránh đạn và những con mắt nhòm ngó. Trong một căn phòng tối, Munsif cho hay Gaddafi không đi ra khỏi phòng này, còn người đầu bếp duy nhất của ông thường nấu ăn ở sân.
    Có khoảng 200 tay súng được bố trí trên các mái nhà xung quanh để canh gác. Họ phản công rất quyết liệt với các binh sĩ của NTC và cầm cự được trong nhiều ngày đến khi NTC và NATO thắt chặt vòng vây, khiến lực lượng của Gaddafi phải chạy trốn.
    “Họ đều là lính đánh thuê người châu Phi - một người đàn ông làm nhiệm vụ thu dọn các thi thể cho hay - Họ đều chết vì bom hôm thứ năm tuần trước, trước khi Gaddafi chết”.

    [​IMG]
    Một số mảng tường đã bị vỡ - Ảnh: Tân Hoa xã
    [​IMG]
    Trong nhà không có đồ đạc tiện nghi nào, chỉ có một chiếc tivi - Ảnh: Tân Hoa xã
    Gia đình Gaddafi sẽ kiện NATO
    Hôm nay 26-10, Đài phát thanh Europe 1 dẫn lời luật sư của gia đình Gaddafi cho hay thân nhân của cựu lãnh đạo Libya sẽ kiện NATO lên Tòa án quân sự quốc tế ở Hague (Hà Lan) với cáo buộc “tội phạm chiến tranh”.
    Luật sư Marcel Ceccaldi nói: “Họ sẽ đệ đơn kiện về tội ác chiến tranh. Bởi máy bay trực thăng của NATO đã nã đạn vào đoàn xe của Gaddafi. Đoàn xe này không gây ra mối đe dọa nào cho dân thường. Đó là một chiến dịch tiêu diệt lãnh đạo Libya do các thành viên NATO lập kế hoạch sẵn”.
    Vị luật sư này cũng chỉ trích việc trưng thi thể ông Gaddafi ở khu mua sắm cho dân chúng xem.
    Sau khi văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi điều tra về cái chết của ông Gaddafi, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) cho hay họ đã ra lệnh điều tra vấn đề này.
    Trong buổi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NBC hôm 25-10, tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng không ai muốn nhìn người khác có kết cục như Gaddafi nhưng cũng không đồng tình với việc Libya đăng tải, phát tán hình ảnh ông Gaddafi chết.
    “Tôi nghĩ nên có sự lịch thiệp ở mức độ nào đó với người đã chết dù họ đã làm những chuyện khủng khiếp” - ông Obama nói. “Đó là lý do sau khi Osama bin Laden bị tiêu diệt, chúng tôi đã không công bố hình ảnh”.
    Trong khi đó, hãng tin Al-Rai Al-Arabi hôm 26-10 cho hay Seif al Islam – con trai thứ của ông Gaddafi – đã tuyên bố ông vẫn còn sống và sẽ trả thù “những kẻ phản bội” đã giết chết cha ông.

    [​IMG]
    Seif al Islam – “cậu con trai Tây học” của Gaddafi. Ảnh: RIA Novosti “Trong thời khắc lịch sử này, khi ai đó còn tin mọi việc đã qua, tôi muốn tuyên bố rõ ràng rằng mục tiêu của tôi là: mọi thứ mới chỉ bắt đầu”, tờ báo bằng tiếng Ả rập trích lời Seif.
    Trước đó, một tờ báo bằng tiếng Ả rập khác cho biết Seif đã bị NTC bắt giữ nhưng sau đó NTC không đưa ra thông tin gì thêm.
  10. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Nói chung chính báo chí tư bẩn cũng coi tương lai Lybia hậu Gà là ra bã. Cách mạng nổ ra nhanh quá, bột phát và không có chuẩn bị gì cả. Ông con Saif nhiều lần hứa là nếu anh em phe kia bỏ súng xuống thì sẽ triệt để cải tổ dân chủ. Nhưng đã muộn.

    Làm gì có triều đại nào đứng vững nghìn năm. Quan trọng là cơ chế thay đổi thế nào. Nhìn mấy bọn ủng hộ Occupy Wall Street mà hâm mộ, toàn những đứa rất khá, nào là tỷ phú, nào là chính trị gia, nào đạo diễn nổi tiếng... Thành ra nếu có thay đổi đến độ sửa cả chế độ chính trị, bọn nó cũng có lực lượng đối lập giỏi mà xây nên chứ không tàn phá đất nước.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này