1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Lybia và những bài học cần thiết cho việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Sinbad_vking, 20/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Nếu lời kể của vệ sỹ Gà về cuộc tháo chạy thì đúng là Gà quá chủ quan, chẳng có kinh nghiệm chiến trưòng gì cả. Mà khả năng trinh sát do thám của Mỹ & Nato cũng không xoàng xĩnh gì.

    Như vậy có khả năng tin rằng nếu bọn nó muốn giết Gà từ ngày đầu cuộc chiến thì Gà đã đi sớm rồi. Từ đầu Mỹ cũng đã "không đánh tự khai", tự phân bua là không có mục tiêu giết Gà. Có thể bọn nó muốn tập trung làm gì đó trước và cuộc chiến kéo dài cũng có cái lợi.

    Có bạn nói Gà sai lầm về chuyện tư hữu hóa các công ty dầu phương Tây. Theo những gì ít ỏi mình đọc được thì chưa đồng ý. Gà lên nắm chính quyền rất nhẹ nhàng. Một anh đại úy (không phải đại tá) trẻ măng với thành tích tiền khởi nghĩa it ỏi. Một cuộc đảo chánh hòa bình, sau đó bên trong lẫn bên ngoài cũng chẳng có đứa nào phản đối đáng kể. Quốc hữu hóa đuổi bọn Tây đi tụi nó cũng cắn răng chịu rời đi chớ có trả đũa gì đâu. Các vụ xung đột sau này giữa Lybia và Tây cũng khó có thể coi là lớn, mà cũng không thể nói Gà hoàn toàn không có ý muốn cà khịa.

    Thế rồi bình thường hóa quan hệ, càng lúc càng tốt. Gà chủ trương làm bạn với tất cả thế giới. Nếu không có mùa xuân Arab khởi đầu vì một anh chàng khổ quá phải tự thiêu ở Tuynidi, v.v... thì chắc là vẫn càng lúc càng tốt đẹp.

    Như vậy quan trọng hóa Lybia là không đúng. Mình cho rằng thực ra bọn nó cũng không để ý lắm. Rất nhiều lần bọn chính khách Mỹ chất vấn quân đội sao không theo dõi kiểm soát bọn kh?ng-bố trộm hàng nóng, bọn nó kêu là đã bao nhiêu năm nay chính sách có ngó ngàng gì đến Lybia đâu, không có nổi vài mạng điệp viên nằm vùng.
  2. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Hê, năm 1981 ném bom tưng bừng mà bảo không lớn. Chả qua anh Mẽo khi ấy còn bị hội chứng VN ám ảnh ghê quá nên chưa xuống tay thôi[:P]
  3. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Vụ đó ở đây. Lớn cái gì
    http://en.wikipedia.org/wiki/Gulf_of_Sidra_incident_(1981)
  4. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Tự nhiên mình dị ứng với cụm từ này:(
    Từ hồi Đơn Dương khoe là sáng tạo trong phim We were soldier
    Và 1 ông nào đó nổ văng mạng trên này là vì ko đấu lại tụi Hàn Xẻng nên Đặc Công mình 1 ông phải lao vào ông chặt nó còn 1 ông cầm roi điện quất lấy quất để^:)^
  5. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Hê, thế không thấy từ năm 1981 đến 1986 2 bên bụp nhau liên tiếp à.[:P]

    Trong quan hệ quốc tế, đem bom bụp nhau là gay go rồi đấy. Đâu phải cứ dàn hàng ngàn máy bay, thả hàng triệu tấn bom mới gọi là lớn
  6. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Ăn thua gì. So VN TQ đánh nhau 10 năm trời chẳng hạn, là muỗi, mà làm lành còn nhanh chán. Hoặc TQ đánh giết lấy luôn đất biên giới của Nga, Nga vẫn chịu phép, rồi có cơ hội làm lành sớm.
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Đánh nhau ở thảo nguyên sa mạc mà bị chế áp đường không thì thua là đúng rồi. Không được lòng dân để đánh du kích là chết thôi.
    WWII Liên Xô thua vỡ mặt Đức thời kỳ đầu vì thua KQ và xe tăng. Tuy số lượng quân Đức không hơn nhiều lắm. Và sau LX hơn.
    Bát đa cũng thất thủ sau một tuần.
    Năm 1946 rất nhiều đơn vị lớn của mình cũng vỡ trận ở đồng bằng. Chỉ lên rừng ta mới đánh được.
    Bây giờ KQ nó hiện đại thế. Thua là đúng, khỏi bàn cãi. Vấn đề là làm sao để tiêu diệt nó càng nhiều quân càng tốt. Nói chung ở sa mạc khó đánh nhau lắm. Chỉ cắn trộm thôi.
  8. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Ko xài dc vụ đấy ở Libi đâu. Máy bay Mỹ nó sợ FF nên ko dám ném bom khi ta áp sát quân Mỹ chứ với mấy cái mạng beo rẻ bèo thì Mỹ nó sợ gì mà ko tặng cho vài quả bom, vài hôm lại có vụ ném bom chết beo đấy thôi :))
    Đấy là có công bố, chứ ko công bố thì còn nhiều nữa :))
  9. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Lại bôc phét rồi. Năm 1946 thì VN làm quái gì có đơn vị nào gọi là lớn[-X "Khủng nhất" chỉ có trung đoàn thủ đô với biên chế 1 nửa lính dùng dao phay, mác búp đa thôi;))
  10. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Trung đoàn thủ đô là đơn vị dạng tự vệ, dê cu dê ka chứ không phải quân chính quy. Quân đội NDVN có đơn vị chính quy tập trung đầu tiên là đại đoàn 308 Quân Tiên Phong năm 1949. Từ 46 tới 49 quân ta không tập trung chính quy, vẫn là các tiểu hay trung đoàn độc lập

    Vì Trung đoàn gồm các đơn vị nhỏ Vệ Quốc đoàn và tự vệ chiến đấu, nên vũ khí cũng lộn xộn, ai có gì dùng nấy, từ gươm đao tới súng săn, nói chung bất kỳ vũ khí nào rơi vào tay. Mác búp đa được trang bị cho xung kích của ta trong thời gian sau cơ ạ, làm từ thép đường tàu, mà bác HP đã bức xúc vì lẽ ra phải dùng sản xuất súng :D
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bạn Khoằm quên mất ví dụ Cu Ba nhỉ :D

    Bài học rút ra từ Lybia là nếu nước nhà có dư chút tiền thì nên dành 1 phần đầu tư cho vũ khí và quân đội, để Na to Na nhỏ nào đó cũng tắt cái ý định "bảo vệ dân thường" nếu lỡ xảy ra. Giá như Nato tốt thật thì từ thời xảy ra sự kiện Thiên An Môn tới nay, ta đã đỡ hao tâm tổn trí nhiều về việc giữ biên cương.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này