1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến Lybia và những bài học cần thiết cho việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Sinbad_vking, 20/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KoPhaiEmSpam

    KoPhaiEmSpam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
  2. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Đọ súng ở thủ đô Libya, 4 người chết

    Những chiến binh từng tham gia lật đổ Moammar Gadhafi hôm qua xả súng vào nhau khiến 4 người thiệt mạng, trong ngày mà một đại tá chế độ cũ trở thành tư lệnh mới của quân đội Libya.

    [​IMG]

    Các tay súng tụ tập trên đường phố Tripoli sau vụ đọ súng hôm qua. Ảnh: AFP
  3. Romanov_Tatarin

    Romanov_Tatarin Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Qua cuộc chiến này, cho thấy vai trò của không quân trong chiến tranh hiện đại là cực kì to lớn, bài học cho VN là thay thế các hệ thống tuơng tự của Gà fi bằng các hệ thống khác, đủ xức răn đe không quân khựa
  4. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
    DCM! Tro-ll kiểu gì chứ tro-ll kiểu này nhạt vãi lìn ra ý! Đề nghị tr-oll cũng phải đi kịp với dân trí, giờ năm 2012 rồi chứ có phải cách đây mấy năm đâu mà còn chơi kiểu này! =)) =))
  5. Romanov_Tatarin

    Romanov_Tatarin Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Tro ll thì tớ ko rõ là gì, chỉ biết Taiwai vừa mua vài lô PAC với bào hành F16 mà 3 shịp sởn gai ốc lên kia kìa =))
  6. mingid_khungbo_nhandan

    mingid_khungbo_nhandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Taiwai mà mua Su-35 thì tàu khựa nó còn đái ra máu ý chứ? ĐÚng hay sai nào?=))
  7. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Muamar Kaddafi bị sát hại không phải vì dầu mỏ
    [​IMG] Một trong những chuyện ồn ào và gần đây nhất về các hành động của chính phủ Hoa Kỳ, đó là việc sát hại thủ lĩnh Libya Muammar Kaddafi hoàn toàn không phải vì dầu mỏ, mà vì dự án dẫn thủy.

    Dự án cần phải biến Châu Phi khô cằn thành một châu lục phồn thịnh và điều này không có lợi cho những ai kiếm tiền tỷ trên sự đói nghèo và khát nước của những người Châu Phi.

    Công trình xây dựng con sông đào Vĩ đại không biết tại sao thiếu sự quan tâm của các phương tiện truyền thông đại chúng, mặc dù rằng công trình này từ năm 2008 đã được Sách Các kỷ lục Ginness xem là dự án to lớn bất hợp lý nhất trên thế giới.



    Nhưng ở đây không phải các quy mô của công trình là quan trọng mà là các mục đích của nó. Nếu như con sông đào ở Libya được xây dựng hoàn thành, nó sẽ biến Châu Phi từ hoang mạc thành châu lục phì nhiêu, màu mỡ, như, chẳng hạn, vùng Á Âu hoặc Mỹ. Tuy nhiên toàn bộ trắc trở chính xác nằm chính ở chỗ “nếu như”…


    Vào năm 1953, những người Libya với mong muốn tìm các nguồn dầu mỏ ở phía nam đất nước của mình bỗng phát hiện ra nguồn nước: các bễ nước ngầm khổng lồ nuôi dưỡng các ốc đảo. Chỉ hai mươi năm sau những người dân Libya hiểu được rằng trong tay họ có tài nguyên còn to lớn hớn hơn cả vàng đen. Châu Phi ngàn đời nay – là lục địa chịu khổ đau vì hạn hán với đất đai bạc màu, vậy mà bỗng nhiên ngay dưới chân – gần 35 nghìn km3 nước giếng phun. Khối lượng nước tương tự như vậy có thể, ví dụ, hoàn toàn làm đắm ngập lãnh thổ của Đức (357 201 km2), còn độ sâu của bể nước gần 100m. Nếu đưa số lượng nước này lên mặt đất, nó sẽ biến Châu Phi thành một vườn hoa!

    Chính ý tưởng ngày đã đụng đến thủ lĩnh Libya Muamar Kaddafi. Còn phải nói, chính lãnh thổ của Libya có đến hơn 95% hoang mạc. Dưới sự đỡ đầu của Kaddafi đã có thể vạch ra dự án xây dựng mạng lưới ống dẫn nước phức tạp mà chúng có thể cung cấp nước từ tầng nước Nubi cho các vùng đất khô cằn của đất nước. Để hiện thực hóa kế hoạch to lớn này các chuyên gia từ Hàn Quốc với công nghệ hiện đại đã đến Libya. Tại thành phố El-Buraika đã đưa nhà máy sản xuất các ống dẫn bằng beton có đường kính 4m đi vào hoạt động. Ngày 28 tháng tám năm 1984 đích thân cá nhân Muamar Kaddafi đã có mặt khi công trình xây dựng ống dẫn nước bắt đầu.

    Kỳ quan thứ tám của thế giới

    Con sông đào Vĩ đại không đơn giản được gọi là dự án to lớn phi lý nhất trên thế giới. Một số người nói chung xem con sông đào là công trình xây dựng to lớn nhất hành tinh. Bản thân Kaddafi gọi nó là kỳ quan thứ tám của thế giới. Hiện nay mạng lưới này bao gồm 1.300 giếng khoan có độ sâu 500m, 4 nghìn km đường ống beton được lắp đặt dưới mặt đất, hệ thống các trạm bơm nước, các bể nước ngầm, các trung tâm kiểm soát và điều hành. Hàng ngày có sáu triệu rưỡi m3 nước chảy qua hệ thống dẫn nước của sông đào và cung cấp nước cho các thành phố Tripoli, Bengazi, Sirt, Garyan và các khu vực khác, cũng như tưới tiêu cho những cánh đồng của sa mạc trước đây. Tiếp đến, những người Libya có ý định dẫn thủy cho 130-150 nghìn ha đất đai đang canh tác và, ngoài Libya, trong hệ thống này bao gồm các nước Châu Phi khác. Cuối cùng Châu Phi không đơn giản không còn là châu lục đói nghèo mãi mãi, mà tự nó thậm chí có thể xuất khẩu đại mạch, kiều mạch, tiểu mạch và ngô. Kết thúc dự án theo kế hoạch sau 25 năm, nhưng…



    Đày ải khỏi thiên đường


    Vào đầu năm 2011, cuộc nội chiến bao trùm Libya, và ngày 20 tháng mười Muamar Kaddafi bị sát hại dưới bàn tay của quân phiến loạn.



    Nhưng có ý kiến rằng chính con sông đào Vĩ đại của ông là nguyên nhân đích thực cái chết của thủ lĩnh Libya.



    Thứ nhất, một loạt các cường quốc lớn đã cung cấp lương thực cho các nước Châu Phi. Dĩ nhiên, việc biến Châu Phi từ người tiêu thụ thành nhà sản xuất hoàn toàn không có lợi đối với họ.



    Thứ hai, vì sự phát triển dân số trên thế giới, nước ngọt cùng với năm tháng đang trở nên nguồn tài nguyên có giá trị hơn nữa.



    Ngay bây giờ nhiều quốc gia Châu Âu đã cảm thấy thiếu nước ăn uống. Và ở đây trong tay Libya có nguồn nước mà nó, theo ý kiến của các chuyên gia, đủ dùng cho 4-5 nghìn năm sắp đến.


    Một lần tại lễ kết thúc của một trong những gia đoạn của dự án xây dựng con sông đào Vĩ đại Muamar Kaddafi tuyên bố: “Bây giờ, sau thành tựu này, những mối đe dọa của Hoa Kỳ chống Libya sẽ nhân đôi. Người Mỹ muốn làm tất cả để hủy hoại những công trình của chúng ta và bắt nhân dân Libya trở thành bị áp bức”.



    Thêm vào đó, tại buổi lễ long trọng này có mặt những người đứng đầu các nước Châu Phi, và các nhà lãnh đạo của lục địa Đen đã ủng hộ sáng kiến của Kaddafi. Trong số đó có Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak.



    Vào đầu năm nay Mubarak đã bị phế truất khỏi chức vụ của ông do cuộc cách mạng bất ngờ bùng nổ ở Ai Cập. Sự trùng hợp kỳ lạ, đúng vậy không?



    Điều đáng thấy rằng khi các lược lượng NATO can thiệp vào cuộc xung đột Libya, vì mục đích “bảo vệ thường dân”, lực lượng không quân của họ đã oanh kích vào chính các nhánh sông của sông đào Vĩ đại, các trạm bơm nước và phá hủy nhà máy sản xuất ống dẫn nước bằng beton.


    Như vậy, tôi nghĩ hoàn toàn có thể lập luận rằng thay vì cuộc đấu tranh vì dầu mỏ, đang xảy ra cuộc chiến tranh khác – vì nước. Và Kaddafi đã trở thành nạn nhân đầu tiên của cuộc chiến tranh này.

    Evgenia Kurlapova
    http://www.senav.net/planeta_zemlya/4608-muamara-kaddafi-ubili-vovse-ne-iz-za-nefti-a-iz-za-grandioznogo-orositelnogo-proekta.html
    Kubi dịch
  8. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Nói tóm lại là vì ngu + dốt + độc tài + độc đang? + cho ngoại bang giày xéo đô hộ, cướp cạn tài nguyên đất nước (Nga Tàu) + gây thù hận với các quốc gia yêu chuộng hòa bình + bị LHQ cấm vận................... nên bị chính đa số nhân dân Libi bị áp bức bóc lột hơn 40 năm qua lật đổ thôi
  9. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Thiệt hại của Hải quân Libya trong chiến tranh
    Cập nhật lúc :4:21 PM, 11/01/2012
    Những hình ảnh hoang tàn của một quân cảng Libya trong cuộc chiến năm 2011 vừa được công bố trên internet.

    (ĐVO) Những hình ảnh ghi lại một số tàu chiến biên chế trong Hải quân Libya do Nga, Pháp sản xuất, bố trí tại quân cảng ở Homs, Tripoli, Misurata, Sirte và Benghazi bên bờ biển Địa Trung Hải, bị các máy bay Tornado GR4A thuộc phi đội tiêm kích 617 của Không quân Anh oanh kích.
    [​IMG]
    Trong suốt chiến dịch chống lại chế độ của cố Tổng thống Gaddafi, Không quân hoàng gia Anh thực hiện hai phi vụ tấn công căn cứ Hải quân ở thành phố Tripoli.

    Tối ngày 19/5/2011, các máy bay tiêm kích bom Tornado GR4A đã oanh kích làm hư hỏng nặng tàu khu trục tên lửa Al Ghardabia (số 213), thuộc Project 1159TR của Liên Xô, đồng thời đánh chìm và làm hư hỏng nặng 3 tàu tên lửa La Combattante IIG (do Pháp sản xuất), một trong số tàu chiến này đã bị đắm, và số còn lại bị ngập nước. Trong ảnh là một chiến hạm của Libya bị máy bay NATO đánh chìm gần hết phần thân.

    [​IMG]

    Tàu tên lửa lớp La Combattante IIG Sharara (số 518), được đóng ở Pháp bị hư hỏng nặng do trúng tên lửa NATO.

    [​IMG]
    Trong cuộc đột kích vào đêm ngày 9/8/2011, các máy bay ném bom Tornado GR4A đã tiếp tục "tặng" cho tàu khu trục AL Ghardabia một quả bom dẫn đường Paveway IV, kết quả làm con tàu bị lật úp và chìm đến gần hết phần thân.

    [​IMG]
    Các tàu chiến khác bị NTC thu giữ ở Benghazi vào tháng 2/2011 bao gồm tàu khu trục tên lửa Al Hani 212 thuộc Project 1159TR, tàu tên lửa cỡ nhỏ Tariq Ibn Ziyaad 416 thuộc Project 1234E, tàu quét mìn Rass Al Massad 123 của Project 205ER, một tàu tên lửa La Combattante IIG. Trong ảnh, tàu tên lửa Project 1234E Ain Zaara 418 đã bị máy bay NATO phá hủy ngày 19/5/2011.
    [​IMG]
    Theo những hình ảnh được công bố, các chuyên gia quân sự đánh giá Hải quân Libya ở Tripoli còn lại 2 tàu đổ bộ Ibn Ouf của Pháp, hai tàu tên lửa lớp La Combattante IIG, một tàu quét mìn Project 266ME, một số tàu tuần tiễu tấn công và hai tàu cứu hộ Al Munjed do Nam Tư chế tạo.

    [​IMG]
    Các quả tên lửa chống hạm và rocket chống ngầm còn sót lại sau cuộc chiến.

    [​IMG]
    Cảnh hoang tàn tại một quân cảng.

    [​IMG]

    Bên trong một chiến hạm may mắn không bị đánh chìm.

    [​IMG]
    Các tàu chiến, kho vũ khí và các cảng bị hư hỏng trong chiến dịch "Bình minh Oddyse". Chỉ huy tại Tripoli, ông Mustafa Joha đã nói rằng họ sẽ mất một vài năm để xây dựng lại hạm đội.

    [​IMG]

    Những quả tên lửa còn lại.
    [​IMG]
    Các quan chức Libya cho biết, 20 năm trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp nước này xây dựng các quân cảng ở Tripoli và Homs. Và nay, chính quyền mới ở Libya bày tỏ mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ tái thiết các cơ sở và nối lại hợp tác sau thời kỳ chiến tranh.
  10. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi
    Cắc Mạng Li-bị , nhất định thành công !


    Quân Cắc Mạng của Ca-đạt-phi đang trợ lại, lợi hại hơn gấp 3 lần !


    Phe trung thành với Gaddafi đánh chiếm một thành phố

    Những người trung thành với nhà lãnh đạo bị giết chết Muammar Gaddafi vừa chiếm được một thành phố ở miền tây Libya, thách thức nghiêm trọng nhất đối với chính phủ nước này kể từ khi chế độ Gaddafi sụp đổ.

    http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/58212/phe-trung-thanh-voi-gaddafi-danh-chiem-mot-thanh-pho.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này