1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nepal: Bình bịch trên nóc nhà thế giới

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi tabalo, 24/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. canhsonao

    canhsonao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2008
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Đọc ở trên là bác ấy thuê mà, con này 250cc mới của tay chủ cửa hàng đấy, chuyến đi thú vị quá
  2. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    ảnh xe máy tiếp theo: Mình thuê xe bên đó, biển đỏ ngay đầu xe đấy:

    [​IMG]

    có những bạn đồng hành: Xe Daelim Hàn quốc - xe này xưa từng bán ở VN, nay thì mất tăm rồi

    [​IMG]

    hay Suzuki 125

    [​IMG]

    Xe cào cào Taiwan

    [​IMG]

    xe anh chạy từ Kathmandu xuống cơ à?

    [​IMG]
  3. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Kathmandu hiện đại: nghèo vật chất và kiến trúc đơn giản

    Cảm nhận đầu tiên về thủ đô của Nepal là nghèo, bụi và kiến trúc không đẹp. Xe chạy qua trụ sở Bộ Giáo dục là một khu nhà tồi tàn, tấm biển cũ kỹ. Bộ Ngoại giao ở ngay gần kề cũng cũ kỹ, được bao quanh bằng tường gạch chạy dài cả một mặt phố. Lâu đài hoàng gia Nepal là ngôi nhà có tường sơn trắng và rào bằng hàng rào sắt trông khá nặng nề. Tường tróc sơn nhiều chỗ và cũng đầy dấu thời gian. Hàng người dài xếp hàng vào thăm lâu đài dưới ánh nắng rực rỡ của một ngày mùa đông ấm áp.

    Khi xe vào khu trung tâm, chúng tôi rất thích những ngôi nhà của người dân Nepal. Đất Nepal không đắt nên nhà nào cũng rộng. Mặt tiền thường 10-12m. Mặt tiền tầng 1 thường bằng cửa gỗ, không hề có vách. Nó gợi nhớ đến những ngôi nhà nông thôn bắc bộ với cửa gỗ mở thông thoáng hay những quán hàng trên phố Quan Thánh xưa. Cửa gỗ sơn mầu xanh lơ hoặc mầu nâu nhạt hoặc nâu đậm. Bên trong những căn nhà gỗ người ta bán hàng tạp hóa. Lủng lẳng những nải chuối và những miếng bí đỏ được treo lên bán. Tầng 2 có vách tường và nhiều cửa sổ lấy ánh nắng. Nhiều phụ nữ Nepal lúi húi phơi những bộ quần áo và khăn quàng bên cửa sổ. Những ngôi nhà hiện đại hơn thì có cửa kính để bầy hàng và cửa kéo như ở các thành phố khác. Nhìn chung Kathmandu khiến ta liên tưởng đến những thị trấn, thị tứ nhỏ miền núi phía Bắc.

    Hầu hết các ngôi nhà dù mới dù cũ, truyền thống hay hiện đại đều có những dải hoa vạn thọ được treo như cách hồi nhỏ chúng ta hay treo những dây xúc xích bằng giấy mầu. Hoa đều đã héo thành mầu nâu. Dường như chúng được treo vào dịp lễ hội tháng 10 cách đây ba tháng. Cửa sổ các ngôi nhà ở Nepal đều bằng gỗ hoặc khung gỗ lắp kính. Nepal không có cửa chớp như cách của chúng ta học được từ người Pháp để giữ ấm và làm mát nhà. Vì thế những căn nhà Nepal khá lạnh lẽo ở bên trong.

    Leo lên tầng thượng của nhà khách Avalon, ta thấy ngợp ngời những căn nhà 4-5 tầng một kiểu đơn giản như nhau, để ở hơn là để đẹp. Tầng thượng có lẽ là nơi rất quan trọng đối với những ngôi nhà người Nepal. Nam giới ngồi uống trà hay thưởng rượu. Phụ nữ trẻ con ngồi túm năm tụm ba sưởi nắng và tán chuyện. Sân thượng cũng được làm chỗ giặt giũ. Quần áo trải trên nền sân thượng, xát xà phòng bánh như kiểu giặt chung ở máy nước công cộng mà người Nepal đã quen từ nhiều năm nay. Rồi quần áo được phơi tung bay trên sân thượng, lại phấp phới những mảng mầu đỏ sậm hay rực rỡ tạo thêm mầu sắc cho thành phố này. Có lẽ ở Kathmandu nhà cao tầng nhiều nên khó có thể nhìn thấy mầu xanh như Hà nội mỗi lần leo lên sân thượng. Nhìn từ trên cao xuống Kathmandu không có những ban công đầy hoa như Paris, mái trắng cong mềm như Lệ Giang*, cây xanh như Hà nội nhưng bù lại bóng những phụ nữ Nepal mềm mại trong những bộ sa-ri ngay cả khi làm việc nhà và lũ trẻ lũn cũn đi lại trên những ban công trần trụi không có hàng rào xung quanh cũng làm thủ đô của đất nước 28 triệu dân nay có một vẻ riêng.


    ----
    Sân thượng là nơi sinh hoạt riêng tư của mỗi gia đình:

    [​IMG]

    vì ra phố thì lấy đâu ra chỗ:

    [​IMG]

    đến giặt giũ còn phải chung chạ thế này:

    [​IMG]

    Cafe internet thì nhỏ xíu trên tầng 2

    [​IMG]

    Đường phố nhỏ, tạp nham, bụi bặm ... chả khác gì ta

    [​IMG]

    Bệnh viện

    [​IMG]

    và trường học

    [​IMG]

    thương nghiệp:

    [​IMG]

    và công nghiệp:

    [​IMG]

    vì đi bằng xe máy, chúng tôi có dịp đi lại khắp hang cùng ngõ hẻm ở thung lũng Kathmandu, nhà máy nhìn thấy nhiều nhất là đây, nhà máy gạch, thậm chí lúc đầu chúng tôi còn vô cùng ngạc nhiên sao lắm nhà máy gạch thế:

    [​IMG]

    a, ngày mai tớ thi lấy bằng, thế đã chống trượt chưa

    [​IMG]
  4. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Kathmandu cổ xưa: giàu văn hóa và kiến trúc mỹ lệ

    Nếu bạn bất ngờ rơi tõm từ trên máy bay xuống những thành cổ trong thung lũng Kathmandu như Bhaktapur, Patan hay khu Durba Square ở thành phố Kathmandu, bạn có thể chết ngất vì choáng ngợp – cảm giác của bạn giống như trong các phim viễn tưởng, khi cỗ máy thời gian giúp bạn lùi lại vài trăm năm.

    Trên một diện tích rộng lớn, mỗi thành cổ chứa đựng trong nó là đầy ắp các công trình kiến trúc xưa của người Nepal. Những công trình này, bất luận từ một chất liệu nào, có thể là gạch, là gỗ, là đá, là sắt thép hay có lẽ cả bê tông, người Nepal đều biến thành một biểu tượng về nghệ thuật. Dù là một nghệ sỹ, một người yêu thích nghệ thuật hoặc cũng chả cần yêu thích nghệ thuật mà là kỹ thuật, bạn đều có thể bị thôi miên với vẻ quyến rũ từ những đường nét duyên dáng, cầu kỳ và tinh xảo trên mỗi góc nhà, mái cong, đường chạm.

    Nepal là một quốc gia đa tôn giáo với sự hiện diện của Hindu giáo, Phật giáo, đạo Hồi và Phật giáo Tây Tạng. Sự pha trộn của tôn giáo được thể hiện qua những bàn tay khéo léo của người Nepal, thông qua các công trình kiến trúc. Những tích trong sử thi Ấn độ như Mahabharata và Ramayana , các nhân vật trong Hindu giáo như thần Brahma, Vishnu, Shiva… đều được chạm khắc một cách tỉ mẩn xung quanh các cung điện ngôi đền, các ngôi chùa, bảo tháp. Với Ấn giáo, dù là bất kỳ chi phái khác nhau nào thì đều có chung một điểm là tôn thờ thánh tượng. Thế nên, từ mỗi vương triều, mỗi vùng đất, mỗi gia đình và mỗi cá nhân đều tìm thấy sự bình yên và thịnh vượng trong việc dựng tượng xây đền. và cũng thế nên, giờ đây nhân loại có một trong những vùng đất mỹ miều bậc nhất về nghệ thuật điêu khắc.

    Không chỉ các vị thần của Hindu giáo được hình tượng hóa qua các bức tượng, ngay cả sinh thực khí Linga và Yoni cũng được thờ ở khắp nơi. Có thể là một nơi mà người dân đang chắp tay khấn khứa, hay nằm giữa một khu dân cư. Linga cũng có thể là một thứ mà trẻ con trèo lên chơi hàng ngày và cũng có thể là một thứ để người ta cầu nguyện. Linga đứng một mình sừng sững và cũng có một vườn linga đứng xếp hàng như đang chờ đến lượt. Hơn cả thế, trên một vài ngôi đền, là những chạm khắc ấn tượng và sinh động nguyên cả bộ Kamasutra. Gần đó, lại có thể nhìn thấy những bảo tháp màu trắng của Mật Tông Tây Tạng.

    Được xây dựng rải rác trong rất nhiều thế kỷ từ trước công nguyên, trải qua những thăng trầm của lịch sử, và những cuộc chinh phục giữa các tiểu vương quốc, may mắn thay, và cũng kỳ diệu thay, hầu hết các công trình này đều không bị hủy hoại bởi sự tàn phá của con người. Chính thế mà hôm nay, ta được lạc vào không gian cổ xưa.

    Điều thú vị là không gian ấy dường như không bị hiện đại hóa. Trong di tích Unesco, lại là những tòa nhà của người dân sinh sống, và trong những tòa nhà ấy, lại có thể nhìn thấy những di tích xưa. Những tòa nhà ngang dọc như ma trận, nơi mà lọt vào thì bạn như còn giữ nguyên cảm giác của những thế kỷ trước. Tối, ánh đèn vàng vọt, không gian như lắng đọng. Những người dân lặng lờ. Những ngõ nhỏ, hẹp, cao vút với những bức tường nhà hai bên – tưởng như là cụt - ở nơi tối tăm nhất của con ngõ lại bừng lên, dẫn bạn sang một con ngõ khác, rộng dần ra rồi tới một khoảnh sân khác hẳn. Hoang mang không biết đang ở đâu, bạn đành bước đại vào con ngõ khác của cái sân này, rồi con ngõ hun hút ấy lại dích dắc, vòng vèo, tối mịt mùng, lên xuống những bậc thang của một tòa nhà, tới một cái sân khác nữa, rộng không kém. Cứ loanh qua loanh quanh trong ngõ rồi sân, sân rồi ngõ, bạn không cần ra khỏi phố mà đi đến tận đầu kia của thành phố.

    Sự ngạc nhiên trước những công trình tuyệt mỹ của du khách không làm cư dân của các thành phố phải xúc động. Nó đương nhiên là thế. Những người thợ đang chạm đồng, chạm gỗ vẫn đang làm những công việc tỉ mẩn của cha, của ông họ bao đời. Cũng chả có nhiều những công cụ hay phương tiện hiện đại hiện diện nơi đây. Đá ấy, gỗ ấy, đồng ấy, mấy trăm trước, cụ tổ họ làm thế nào thì bây giờ họ vẫn làm thế. Vẫn những đồ trang trí ở nhà, đồ gia dụng, đồ thờ cúng, giờ có thêm công năng là đồ lưu niệm của du khách.

    Nói có đến cả trăm lời cũng chả đủ, chụp có đến cả ngàn ảnh vẫn không thừa, bạn hãy đến một lần, đẫm mình vào không gian xưa của Nepal và tự cảm nhận.

    ----
    Thung lũng Kathmandu đây:

    Nơi cũ và mới không phủ định nhau

    [​IMG]

    Nơi xe máy có thể luồn lách vào cuộc sống của hàng trăm năm nay

    [​IMG]

    Nơi một cánh cổng tráng lệ :

    [​IMG]

    có thể dẫn đễn những cảnh đời cực nhọc

    [​IMG]

    và một con ngõ nhỏ hẹp

    [​IMG]

    lại mở ra một cảnh tượng huy hoàng:

    [​IMG]

    Nơi một vách nhà dịu dàng quyến rũ

    [​IMG]

    xen lẫn trong quyền uy mạnh mẽ

    [​IMG]

    Những đường nét tinh xảo mỹ miều

    [​IMG]

    chỉ bằng sự khéo léo của đôi bàn tay

    [​IMG]

    nơi một vé bay lên Everest

    [​IMG]

    có thể đổi một cái ô tô

    [​IMG]

    nơi Phật giáo chính thống xen lẫn Mật tông bí hiểm

    [​IMG]

    Nơi xe máy có thể dựng dưới phù điêu Kamasutra

    [​IMG]

    thì trẻ con cũng có thể cưỡi lên di sản văn hóa thế giới

    [​IMG]
  5. canhsonao

    canhsonao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2008
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Bác chạy xe có bị công an bên đấy hỏi thăm tí nào không?
  6. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    THAMEL

    Shopping nhé!

    Đến Kathmandu nhất định phải đi qua Thamel, giống như đến Hà nội phải rẽ khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào hay vào Sài gòn phải ngang qua Nguyễn Huệ, Đồng Khởi. Mặt tiền của Thamel được nối liền bằng những cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ leo núi. Đồ leo núi ở đây khá rẻ và đẹp. Áo khoác, quần 3 lớp, áo nỉ leo núi, kính râm, găng tay… Ngoài hãng The North Face là thương hiệu rất phổ biến ở đây và trên toàn thế giới thì Thamel có nhiều nhãn hiệu Mamut. Bọn con trai qua đây mắt mũi sáng ngời, lần giở những món đồ và mơ mộng đến những chuyến đi có thể sử dụng những món đồ dã ngoại này.

    Con gái thì cẩn thận kẻo sa đà vào những cửa hàng len casmier được dệt bằng lông dê nhẹ tênh và mịn mượt. Có hàng trăm mầu khăn để lựa chọn. Cẩn thận các bác bán hàng Nepal mặt rất hiền lành thường nói gấp đôi hay ba giá. Chất liệu casmier được dệt thành áo len đơn mầu, cổ tim, cài một hàng khuy phía trước. Cũng có khi nó được cách điệu thành một chiếc khăn áo choàng mềm mại. Phối hợp với một dây đeo kết bằng những quả bông len tròn nhỏ như quả nho có nhắc lại mầu khăn thì thật mốt. Có thể lựa chọn những sản phẩm khác từ lông con bò yak chỉ có ở những vùng núi tuyết như Tây Tạng, Nepal hay Ấn độ... Những cái biển đề “100 Yak Wool” hay “Baby Yak Wool” luôn có một sự hấp dẫn đặc biệt đối với tôi. Khăn hay áo này thường dầy và nặng hơn casmier nhưng phối mầu phá cách, trẻ trung và hiện đại hơn. Ai thích đồ len thì đây là thiên đường để mua sắm. Con trai hay mặc áo len nhiều mầu, có túi và có mũ. Có rất nhiều size khác nhau từ nhỏ 6 tháng đến 60 tuổi. Bọn con gái chắc khó rời được những cửa hàng bán găng tay len, mũ len, tất len, xà-cạp (bó bắp chân) len nhiều mầu rực rỡ và phối mầu rất đẹp. Con trai cũng có nhiều mũ len sặc sỡ được làm như mũ phi công có hai miếng che tai hình tam giác và một cái dây len chừng 20-25 cm thả dài lủng lẳng. Đôi khi họ khâu thêm hai cái tai và mũi thành chú hổ hay chú mèo nghịch ngợm. Mấy anh chàng bán cam bán táo và mấy anh tây tóc vàng rất thích đội chiếc mũ đặc trưng của Nepal này.

    Hàng thổ cẩm Nepal rất giống của Ấn độ. Những chiếc thảm thêu và đính cườm đủ mầu lấp lánh khêu gợi như những vũ nữ. Khăn trải bàn vẽ hình hoa quả và thức ăn. Vỏ gối tựa đẹp như những họa phẩm và có hàng nghìn kiểu khác nhau khiến người mua hoa cả mắt. Cái nào cũng đẹp đến nỗi hàng trăm lần đầu tôi lởn vởn gắn chúng với những cái ghế ở nhà. Rồi những cái mặt nạ gỗ nhiều mầu hay đơn mầu, tươi cười hay giận giữ cũng được cũng tôi hình dung sẽ thế nào nếu chúng lọt vào bộ sưu tập mặt nạ trên tường của nhà tôi. Đồ trang sức bạc và vàng cũng rất nhiều kiểu. Đồ đá quý cũng vậy. Thỉnh thoảng có anh chàng Nepal với chiếc mũ phi công sặc sỡ tiến lại kéo lên một bản nhạc du dương từ chiếc đàn nhỏ dài 30-40cm được đẽo từ gỗ, gắn dây đàn bằng cước. Cho dù bạn có dặn lòng đừng mua gì cả chắc cũng không thể không hỏi giá. Bắt đầu luôn bằng 2000 rupi (600k tiền Việt). Bạn hãy mặc cả xuống… nhé. Khoảng 6km đường ngang ngõ dọc quần áo, giầy dép, túi, đồ lưu niệm làm bạn không bao giờ chán nếu bạn không nghĩ đến việc phải xách đồ hay tiết kiệm tiền.

    Thamel có nhiều hàng quán và có nhiều khách sạn, nhà khách đẹp trong khu phố. Chúng tôi mê mải bước và trước mặt là JàTrà, một quán nhỏ nằm trong một cái ngõ nhỏ. Đi qua quán đó lại thấy một phòng tranh cá nhân. Qua phòng tranh cá nhân là một ngôi nhà 100 tuổi không người ở. Phía sau ngôi nhà là cái sân đầy hoa. Qua cái sân đầy hoa là một cái sân đầy hoa khác. Mầu hoa trạng nguyên đỏ rực rỡ như lôi cuốn chúng tôi tiến vào. Thoáng một cái có một bóng áo đen xuyên qua sân rồi lại mất hút. Cái ngõ như không có tận cùng. Cứ hết nhà này lại có nhà khác, sân này lại đến sân khác. Rồi một phụ nữ trạc 50 tuổi tiến ra. Tóc chị xoăn và đen óng ả. Tà áo đen điểm xuyết vài bông hoa màu đỏ. Khăn cũng vậy. Chỉ có đôi dép nhựa to đùng như dép đàn ông mầu đen là không hợp gì với người phụ nữ trông có vẻ rất quyền lực này. Chị nói chị dậy Yoga ở JàTrà. Chúng tôi có thể tập bất cứ lúc nào. Có nhiều kiểu Yoga để chọn: Yoga chữa bệnh, yoga thông thường… Trời lạnh 10 đến 15 độ nên dù lời mời chào có quyến rũ cũng không thắng nổi việc chúng tôi ngại phải cởi mấy cái áo dầy cộp để thử yoga.
    Nhiều quán hàng hấp dẫn khác. Hàng thì lấp lánh ánh đèn mầu, hàng thì ấm áp ánh nến, hàng thì có anh chàng đứng gác điển trai trong bộ đồng phục mầu tím than làm cho bạn càng rối lên chẳng biết neo mình lại chốn nào.

    Dựa trên những gì chúng tôi thấy thì chúng tôi tạm thời đánh giá là đàn ông Nepal khá là chăm chỉ. Họ đạp xích lô, lái taxi, bán hoa quả rong, bán rau và hầu hết những người bán hàng vải vóc, đồ lưu niệm ở Thamel là đàn ông chứ không phải phụ nữ như Hà nội. Bạn sẽ không thấy những người chị quẩy gánh hàng rong nặng trịch khiến du khách phương Tây phải ái ngại như ở Việt Nam đâu. Và tôi cũng thường thấy người phụ nữ Nepal lúi húi giặt giũ, nấu nướng ở nhà hay bế con đi đến bệnh viện. Có thể do việc nhà ở Nepal chiếm nhiều thời gian hoặc cuộc sống của người dân nơi đây còn rất truyền thống nên cách phân công công việc trong gia đình của họ cũng khác.

    -----

    Có lần mình cũng bị cảnh sát hỏi ở chỗ lối ra khỏi thung lũng Kathmandu, chỗ đó xe máy nào qua cũng phải dừng trình diện và ghi lại biển số. Họ hỏi mình có bằng lái không? Trả lời là mình có bằng lái quốc tế và loay hoay mở túi để tìm - vì cất kỹ trong ba lô to đùng nên sau họ cho qua luôn không kiểm tra nữa.
  7. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Thamel sớm tinh mơ. Những cửa hàng dọn dẹp chuẩn bị cho một ngày mới. Lúc này là lúc duy nhất thấy Thamel sạch sẽ.

    [​IMG]

    ấm áp - rực rỡ - sắc màu của Thamel

    [​IMG]

    và những tấm vải treo tường xinh xắn, ngộ nghĩnh. Những gối đặt đệm hay giường dễ thương. Chúng tôi đã mang những tấm gối này về Việt nam

    [​IMG]

    rồi lại mang từ VN sang tận Úc

    [​IMG]

    mê hoặc các em gái với đồ Cashmere , pashmina còn mịn hơn cả da của chính các nàng

    [​IMG]

    Chuẩn bị mở hàng

    [​IMG]

    bán đủ loại sách về Nepal

    [​IMG]

    Những đồ đá đúc này có lẽ nhập từ Trung quốc - nhưng đồ đồng là do dân Nepal làm.

    [​IMG]

    Sự pha trộn giữa Phật giáo và Ấn giáo:

    [​IMG]

    Không có ranh giới giữa đồ lưu niệm và đồ tôn giáo

    [​IMG]

    Giày dép cũng màu sắc

    [​IMG]

    chẳng kém những con rối trong các sử thi

    [​IMG]
  8. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} [FONT=&quot]Một cuộc sống khác[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Bên cạnh Thamel cho du khách là Thamel của người Nepal. Chỉ 15 phút bạn dứt khỏi cơn đói mua sắm là bạn đã lần theo những ngõ dài khấp khểnh gạch đá nơi cuộc sống thật của người dân thủ đô nghèo được phơi bầy. Họ có những khu nhà ở như những khu chung cư tập thể của chúng ta. Tuy nhiên không phải mỗi gia đình một căn hộ mà mỗi gia đình một ngôi nhà cao 4-5 tầng. Khoảng 6 đến 8 ngôi nhà quây vào nhau và chung nhau một khoảng sân rộng. Tại sân có một khu thờ cúng nhỏ thường là các tượng thần nhỏ được rỏ phẩm mầu đỏ lên đầu. Mọi người cúng bái, nói chuyện, phơi nắng, phơi quần áo, phơi nghệ… ở sân chung. Các khu nhà này thường thông với những ngôi nhà khác bằng một lối đi có mái che. Những lối đi sấp bóng râm, thấp thoáng những tà áo sa-rông mầu đỏ của phụ nữ Nepal hoặc trống không một khoảng quyến rũ bước chân khám phá của du khách. Cứ lối nhỏ nọ rẽ sang lối nhỏ kia đến khi lạc bước. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Mặt tiền các phố cũng vẫn là những quán hàng. Không diêm dúa mầu mè kiểu khách du lịch mà thực dụng là đồ ăn thức uống hàng ngày của người dân. Chúng tôi cực kỳ ấn tượng bởi những phản thịt lợn. Những con lợn được bôi phẩm đỏ từ đầu đến chân trông xa như những phản thịt quay làm tôi thèm quay quắt một miếng da lợn giòn tan. Đến gần mới biết là thịt sống. Trên phản thịt chình [/FONT][FONT=&quot]ình[/FONT][FONT=&quot] một cái thủ lợn mõm dài, con nào con đó có bờm xám cao ngồng ngang ngược. Chồng tôi nói đùa chắc là lợn rừng. Các thủ lợn trừng mắt cho dù bị chặt làm đôi dưới bàn tay của các anh chàng đồ tể. Thịt được xẻ ra và bán từng miếng nhỏ. Bì lợn không dầy mà cũng không thật mỏng. Cũng có những hàng thịt mà da chúng không được bôi đỏ. Người Nepal bán cả lòng già, gan phổi như cách chúng ta bán ở chợ, trên cùng một phản thịt. Nhìn sơ sơ thì hàng thịt nhiều áp đảo hơn hàng rau. Thỉnh thoảng lắm mới nhìn thấy hàng cá tươi. Những con cá giống cá trôi của mình được xếp chồng trên mặt bàn chứ không bơi tung tăng trong chậu đâu nhé. Cảm quan nhận xét thì chúng khá là tươi. Một phần vì thời tiết ở đây lạnh. Ngoài ra cũng không thấy ruồi quây quần bên phản thịt cá như chợ quê chúng mình. Hàng rau bán nhiều cà chua nhỏ chưa chin kỹ, ớt xanh ớt đỏ, bắp cải, hoa lơ, rau cải và củ cải. Họ có cả rau ngải cứu. Nhìn chung rau ở đây cằn hơn rau ở Việt Nam. [/FONT]

    [FONT=&quot]Tôi đã sống ở Hà nội những năm 70. Tôi đã trải qua những ngày tháng đất nước nghèo khi hầu hết các gia đình ở Thủ đô chả có của nả gì trong nhà. Tuy thế, tôi vẫn thấy thương cảm khi đi vào những con phố nghèo ở Kathmandu. Những ngôi nhà tường gạch trần trụi là cách xây dựng phổ biến ở đây. Mỗi ngôi nhà đều cao chừng 3 tầng nhưng mỗi tầng đều thấp bé. Hầu hết các ngôi nhà đều cũ kỹ, tường gạch nghiêng lún và bị ăn mòn. Rác rưởi trong các khu dân cư càng lộ ra một thủ đô đẹp nhưng nghèo. Năm 2005 GDP theo sức mua của Nepal là 1400 đô la (Việt Nam hơn 5000 đô). Những nhà tôi vào thăm đều tối tăm, nhất là trong tình trạng thiếu điện phổ biến ở đất nước 28 triệu dân này. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Một em gái Nepal mời chúng tôi vào nhà. Cúi đầu chui qua cửa ra vào nhỏ xíu được che bằng miếng rèm vải cũ, chúng tôi bước vào căn nhà 8m2 của em. Nhà có hai chiếc giường nhỏ như hai chiếc giường đơn. Có vài cái chăn bông kiểu cũ bông đã vón cục. Chăn không có vỏ và đen bẩn như lâu lắm không được giặt. Hai chị em nằm một giường, kề ngay giường của cha mẹ. Quần áo chẳng có rương tủ để vương vãi trong nhà. Toàn quần áo cũ. Trong nhà chỉ có vài cái bát đũa chai lọ lung tung. Vật dụng đắt giá nhất trong nhà dường như là chiếc bếp đun ga. Thức ăn chủ đạo là vài quả trứng gà để trên bệ bếp. [/FONT]

    [FONT=&quot]Chúng tôi cũng đến thăm vài gia đình Nepal khác và hầu hết họ đều có cuộc sống đơn giản như vậy. [/FONT]
  9. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Thịt - tại sao lại phải để một ít lông gáy nhỉ ?

    [​IMG]

    Cá - có vẻ là đồ hiếm trên xứ miền cao này

    [​IMG]

    Chúng tôi đã đến những khách sạn lộng lẫy dành cho du khách

    [​IMG]

    và thăm những căn phòng nhỏ xíu 8 m2 cho cả một gia đình ( những căn nhà như thế này là rất phổ biến )

    [​IMG]

    những căn phòng ấy ở tòa nhà có chiều cao mỗi tầng chừng 1,8-2 mét. Cả tòa nhà 4 tầng chỉ cao chừng 7-8 mét, bằng 2,5 tầng của một ngôi nhà bất kỳ ở ta.

    [​IMG]

    muốn vào cửa nhà thì phải cúi lom khom:

    [​IMG]

    Ăn một bữa sáng lèo tèo hết 10 USD

    [​IMG]

    đương nhiên phải ở những Restaurant thế này:

    [​IMG]

    cũng với 10 USD ấy, có thể ăn cả vài tuần những món mà người dân Nepal hay ăn:

    [​IMG]

    ở những quán dành cho dân địa phương:

    [​IMG]

    tham gia vào những lễ hội đầy màu sắc:

    [​IMG]

    và cũng có những lúc nhảy múa với những đám hát hò vui vẻ trong xóm:

    [​IMG]

    lang thang ở những cửa hàng không bán đồ lưu niệm

    [​IMG]

    truyện trò với những cặp mắt thăm thẳm:

    [​IMG]

    ngước lên những đỉnh cao vòi vọi

    [​IMG]

    ngạc nhiên với một nhà ga sân bay .... giống hệt cái trạm chờ xe bus :

    [​IMG]

    Đó là Nepal: Sân bay của cái nhà ga ấy đây:

    [​IMG]
  10. messager

    messager Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2008
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Hay tuyệt

Chia sẻ trang này