1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năng lực chống chế áp điện tử/phòng không (SEAD/DEAD) của Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Jamelee, 25/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Công suất có 200mW mà đòi nướng chín người ta ở khoảng cách xa nghe có vẻ không ổn lắm nhỉ [:D]
    Em cũng có nghiên cứu về vũ khí EMP, nếu làm thử thì phần xung điện không khó nhưng mà ống dẫn sóng và anten thì quả là hóc búa các bác ạh ~X
  2. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
  3. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2
  4. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Nghiệm thu Đề tài KC.01.22/ 06-10

    Đề tài KC.01.22/ 06-10, với tên là “Nghiên cứu thiết kế, chế to Rada cộng hưởng cảnh báo sớm đối với các mục tiêu có dấu vết nhỏ” do TS. Lê Ngọc Uyên làm Chủ nhiệm, cơ quan chủ trì Đề tài là Viện Rada, Trung tâm KHKT & CNQS, Bộ Quốc Phòng đã nghiệm thu.
    Đề tài được Hội đồng Nghiệm thu Đề tài cấp Nhà nước ngày 8/ 4/ 2011. Hội đồng do PGS. TS. Nguyễn Đức Luyện làm Chủ tịch, PGS. Nguyễn Hữu Xý làm Phó Chủ tịch, kiêm Tổ trưởng tổ thẩm định đánh giá Đề tài đạt loại Trung bình, với điểm trung bình của các Ủy viên Hội đồng là 68.44/ 100 điểm..
    [​IMG]
    Các sản phẩm đề tài gồm có :
    Sản phẩm 1. Hệ thống tuyến phát đài ra đa cộng hưởng, cảnh báo sớm đối với mục tiêu có dấu vết nhỏ dạng thu gọn
    Tính năng kỹ thuật và công nghệ nền của sản phẩm
    Bộ chương trình xử lý cấp 1 dùng để tạo cửa và xử lý thông tin ra đa, được tiếp nhận liên tục từ 8 kênh thu ở tần số 150KHz của ra đa trong sự tương ứng với các thông số của vùng quan sát. xử lý cấp I thông tin bằng tập hợp các thuật toán được thể hiện bằng lập trình trong khối, kiểm tra chức năng tự động và điều khiển hoạt động của các thiết bị thu.
    Trong quá trình nhận và xử lý thông tin đầu vào phải giải quyết :
    · Nhận thông tin điều khiển từ khối xử lý quỹ đạo.
    · Bảo đảm đồng bộ hoạt động với các thiết bị thu và phát của đài rađa.
    · Nhận và biến đổi các tín hiệu dạng tương tự vào dạng số.
    · Tạo lập dưới dạng số các giản đồ hướng của các anten thu của đài rađa.
    · Phát hiện các tín hiệu phản xạ từ các mục tiêu và tạo lập các điểm dấu rađa.
    · Xác định sơ bộ các tọa độ mục tiêu theo các điểm dấu rađa.
    · Tự động kiểm tra chức năng tình trạng hiện hành của tổ hợp thiết bị - chương trình.
    · Tự động điều khiển các chế độ và các thông số hoạt động của các máy thu rađa.
    · Tạo lập và cấp thông tin đầu ra cho khối xử lý quỹ đạo.
    · Hiển thị và ghi nhận thông tin do trắc thủ đưa ra.
    Minh họa sản phẩm
    [​IMG]
    Sản phẩm 2. Hệ thống anten thu đài ra đa cộng hưởng, cảnh báo sớm đối với mục tiêu có dấu vết nhỏ dạng thu gọn
    Tính năng kỹ thuật và công nghệ nền của sản phẩm
    · Công dụng : Dùng để thu nhận các tín hiệu vô tuyến, thu độc lập tín hiệu bức xạ ra đa thứ cấp truyền về các tuyến thu theo nguyên tắc thu đa kênh, cấp các số liệu cho việc giải bài toán tìm chọn khoảng không gian tín hiệu vô tuyến trong mặt phẳng phương vị và mặt phẳng góc tà, bao quát toàn bộ mặt phẳng trên, do sự tạo thành giản đồ hướng hẹp quét trong không gian, sau đó tín hiệu được xử lý số.
    · Tính năng kỹ thuật : Độ rộng dải thông : 35-70MHz; Vùng phát hiện theo phương vị : 50 độ; Vùng phát hiện theo góc tà : 30 độ; Mạng anten phẳng, một hàng; Phân cực tròn; Hệ số khuếch đại : 60dB; Điện trở sóng tuyến cáp 50 ôm; Dải động, hệ số sóng chạy cao; Hệ số sóng đứng < 1, 5; Trong mặt phẳng phương vị, bảo đảm tạo ra giản đồ hướng có độ rộng cánh sóng ở mức -3dB nằm trong phạm vi từ 14-20 độ, nằm ở hướng vuông góc với tấm lưới anten.
    · Công nghệ nền cho phép thiết kế xây dựng sản phẩm : Trên cơ sở Công nghệ kéo ống nhôm theo đúng chủng loại và kích thước thiết kế. Các ống nhôm được làm chủ yếu bằng hợp kim nhôm ký hiệu AMG 2 Theo tiêu chuẩn 20295-85 có các thành phần hóa học theo tiêu chuẩn 380-88 của CHLB Nga hoặc các loại hợp kim nhôm khác có tính năng lý hóa tương đương. Phần lớn các chi tiết anten được hàn đặc biệt. Để đảm bảo mối hàn cần kiểm tra bằng máy.
    Minh họa sản phẩm
    [​IMG]

    Sản phẩm 3. Hệ thống anten phát đài ra đa cộng hưởng, cảnh báo sớm đối với mục tiêu có dấu vết nhỏ dạng thu gọn
    Tính năng kỹ thuật và công nghệ nền của sản phẩm
    · Công dụng : Thiết bị anten phát dùng để truyền năng lượng cao tần với công suất đã định và dải tần 35-70MHz từ bộ khuếch đại công suất tới hệ thống anten và bức xạ năng lượng này vào không gian theo đặc trưng hướng và đặc trưng phối hợp trở kháng của bộ khuếch đại công suất với hệ thống anten.
    · Tính năng kỹ thuật : Độ rộng dải thông : 35-70MHz; Góc quạt quan sát theo mặt phẳng phương vị : 90 độ; Số lượng tia 1; Hệ số khuếch đại : 12dB; Điện trở sóng tuyến cáp 50 ôm; Hệ số sóng đứng < 1, 5.
    · Công nghệ nền cho phép thiết kế xây dựng sản phẩm : Trên cơ sở Công nghệ kéo ống nhôm theo đúng chủng loại và kích thước thiết kế. Các ống nhôm được làm chủ yếu bằng hợp kim nhôm ký hiệu AMG 2 Theo tiêu chuẩn 20295-85 có các thành phần hóa học theo tiêu chuẩn 380-88 của CHLB Nga hoặc các loại hợp kim nhôm khác có tính năng lý hóa tương đương. Phần lớn các chi tiết anten được hàn đặc biệt.
    Minh họa sản phẩm
    [​IMG]

    Sản phẩm 4. Hệ thống tuyến thu đài ra đa cộng hưởng, cảnh báo sớm đối với mục tiêu có dấu vết nhỏ dạng thu gọn
    Tính năng kỹ thuật và công nghệ nền của sản phẩm
    · Công dụng : Máy thu đa kênh dung để khuếch đại tín hiệu phản xạ được đến từ hệ thống anten thu, biến đổi hai lần tín hiệu này thành tín hiệu trung tần; Đưa tín hiệu trung tần tới bộ biến đổi tương tự số của hệ thống máy tính; Tạo tín hiệu mô phỏng tạo giả và đưa chúng dến đầu các máy thu; Tạo xung kích và đưa chúng tới bộ khuếchs đại công suất; Tạo xung đồng bộ và đưa chúng đến hệ thống máy tính; Tạo các xung điều khiển biên độ và pha và đưa chúng đến bộ khuếchs đại công suất; Thu các tín hiệu từ các bộ cảm biến phản hồi ngược của bộ khuếch đại công suất, khuếch đại, biến đổi và đưa chúng tới các bộ biến đổi tương tự-số của hệ thống máy tính; Thu nhận các thông tin về kết quả kiểm tra chức năng và thong tin về tình trạng làm việc của các bộ khuếch đại công suất; Truyền các kết quả kiểm tra chức năng của hệ thống thu và hệ thống phát tới hệ thống máy tính; Thu nhận các lệnh điều khiển các tham số làm việc từ hệ thống máy tính; Hệ thống thu gồm 8 tuyến thu độc lập nhau, làm việc giống nhau, ổn định và đồng đều các tham số.
    · Tính năng kỹ thuật : Dải tần làm việc : 35-70MHz; Bước chuyển tần : 10KHz, 50KHz, 1KHz; Dải thong mỗi kênh máy thu theo tần số trung tần : 50KHz; Trở kháng đầu vào : 50 om; Hệ số sóng đứng của mỗi kênh máy thu : ≤ 1, 5; Hệ số tạp của máy thu : 5-7dB; Độ phân cách giữa các kênh thu trong dải tần làm việc : ≥ 30dB; Dải động từng kênh : ≥ 70dB; Dải thông 50KHz; Dải điều chỉnh suy hao ở cao tần : 0dB, 6dB, 12dB, 18dB; Dải điều chỉnh suy hao ở trung tần : 0dB, 3dB, 6dB, 9dB;
    · Công nghệ nền cho phép thiết kế xây dựng sản phẩm : Thiết kế chi tiết các modul thành phần dựa trên những tham số kỹ thuật riêng và tham số kỹ thuật hệ thống xây dựng sơ đồ khối, chức năng, xây dựng sơ đồ nguyên lý trên nguyên tắc thiết kế modul, thiết kế phối hợp, tích hợp hệ thống vốn tính cả tác động vào – ra của tuyến thu động. Đồng thời với phương án trên kết hợp tối đa có thể phương pháp thiết kế dựa trên cơ sở linh kiện chuẩn hoá ở các modull, cấu hình theo nhiệm vụ, chức năng và tích hợp hệ thống các phương pháp trên bổ trợ nhau trong giải quyết vấn đề nảy sinh cụ thể trong đánh giá các tham số riêng, các tham số hệ thống, các tham số tổng quát của tuyến thu để đạt được chất lượng theo các tham số tuyến thu trong các chức năng kỹ thuật đã xây dựng.
    Minh họa sản phẩm
    [​IMG]

    [​IMG]

  5. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Bom thông minh vs Xe nhả khói
    "Bom thông minh' là một trong những thứ vũ khí nguy hiểm mà Mỹ đưa vào sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

    Năm 1965, Không quân Mỹ tiến hành chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder) đánh phá dữ dội miền Bắc Việt Nam. Mục tiêu của chiến dịch này phá hoại cầu cống, bến bãi, kho tàng, căn cứ quân sự ở miền bắc. Đặc biệt là Mỹ âm mưu ngăn chặn đường tiếp tế của miền bắc vào miền nam Việt Nam.

    Để đánh phá các mục tiêu hiệu quả bằng rocket, bom không điều khiển đòi hỏi các máy bay chiến đấu Mỹ như F-100, F-105, A-4, A-6… phải bay ở độ cao thấp nhưng như vậy Không quân Mỹ khi phải đối phó hỏa lực phòng không dày đặc, nhiều tầng nhiều lớp của quân dân miền bắc Việt Nam.

    Mạng lưới phòng không miền bắc trang bị đủ loại vũ khí do Liên Xô viện trợ. Ở tầm thấp có súng máy phòng không (12,7mm và 14,5mm), pháo tầm thấp (23mm, 37mm).

    Ở tầm trung có pháo 57mm, 85mm, 100mm được dẫn bắn bằng radar điều khiển hỏa lực. Trên tầm cao, quân “giặc trời” phải kinh hồn bạt vía với “rồng lửa” SA-2.

    Không quân Mỹ có thể tiến hành gây nhiễu radar dẫn bắn pháo tầm trung và tên lửa SA-2 giảm bớt hiệu quả những loại vũ khí đó. Nhưng, đối với pháo tầm thấp thì thủ đoạn này không giải quyết được vấn đề.

    Vì vậy, bom có điều khiển là lựa chọn tối ưu nhất để máy bay ném bom có thể hoạt động ở tầm cao vừa có thể công kích mục tiêu đạt độ chính xác lớn.


    Một trong những loại bom có điều khiển đầu tiên mà Mỹ sử dụng ở Việt Nam là AGM-62 Walleye. Đây là loại bom có điều khiển dẫn đường TV, trên thân có 4 cánh lớn, mang đầu đạn thuốc nổ mạnh 113kg.

    AGM-62 không có động cơ nhưng nó hoàn toàn có thể bay lướt tới mục tiêu dưới sự hỗ trợ hệ thống dẫn đường TV. Ở đầu mũi quả bom có chứa camera TV và đầu dò điện tử.

    Camera TV sẽ truyền hình ảnh tới màn hình trong buồng lái. Trên cơ sở đó, viên phi công sẽ dễ dàng tìm thấy mục tiêu trên màn hình của mình, chỉ định sẽ đánh vào đó và phóng quả bom. Công việc còn lại là quả bom sẽ tự tiến về hướng mục tiêu được chỉ thị.

    Trong quá trình sử dụng, người Mỹ nhanh chóng nhận ra nhược điểm của AGM-62. Nó thường không khóa được mục tiêu hoặc “mất khóa” trong quá trình bay. Nguyên là mục tiêu bị che phủ bời tầng mây thấp, sương mù – đặc trưng khí hậu ở các nước Đông Nam Á.



    Bên cạnh AGM-62, Không quân Mỹ đưa vào thử nghiệm ở chiến trường Việt Nam loại GBU-12 HOBOS. GBU-12 không hẳn là một loại bom điều khiển mà nói đúng hơn là loại bom được trang bị 1 bộ phụ kiện biến “bom ngu” thành “bom thông minh”.

    Thành phần của một bộ GBU-12 gồm: đầu mũi gồm camera TV và đầu dò điện tử, bốn cánh nhỏ ở đuôi để điều khiển bom lượn tới mục tiêu. Bộ phụ kiện này được lắp cho bom Mk84 (925kg). Cách thức hoạt động của GBU-12 tương tự AGM-62.

    Tuy nhiên, trong quá trình triển khai sử dụng, AGM-62 và GBU-12 đều không đạt được những thành công như mong đợi do nó sử dụng công nghệ camera TV lỗi thời. Những hậu duệ sau này của bom dẫn đường TV được sử dụng khá thành công tại cuộc chiến tranh vùng vịnh 1991.




    Sau này, Mỹ áp dụng phương pháp điều khiển bằng laze cho bom thông minh. Mở đầu là loại bom GBU-1/B, ra đời từ giữa những năm 1960.

    Bom GBU-1/B bao gồm: một quả bom thông thường M117 loại 343kg, thiết bị điều khiển và dẫn đường bằng laze KMU-342. Ngoài ra, bom có thêm thiết bị chỉ thị mục tiêu laze AVQ-9 Pave Light, do tập đoàn Martin Marietta chế tạo. (Năm 1995, hãng này sát nhập với Lockheed trở thành tập đoàn Lockheed Martin nổi tiếng). Thiết bị này còn có tên gọi khác là “zot box”, gồm kính ngắm quang học và bộ phận phóng laze đặt ở buồng lái phía sau chiếc F-4D.

    Sĩ quan điều khiển hệ thống vũ khí (WSO) trên chiếc F-4D sẽ ngắm tìm mục tiêu qua kính của “zot box” và ấn cò bắn tia laze. Một chiếc F-4 khác mang và ném bom laze.

    Không lâu sau đó, AVQ-9 được thay thế bởi AN/AVQ-10 Pave Knight, là container được treo dưới cánh máy bay, đầu mũi của thiết bị này chứa bộ phận phát chùm tia laze và camera TV. Camera TV sẽ truyền những hình ảnh về màn hình đặt ở buồng lái của sĩ quan WSO, anh ta sẽ “dễ dàng” hơn trong việc xác định mục tiêu để chiếu tia laze.

    Bom điều khiển bằng laze GBU-1/B được triển khai lần đầu vào năm 1968 trong phi đội tiêm kích chiến thuật số 8 (căn cứ Ubon, Thái Lan). Nó nhanh chóng được sử dụng ném bom các mục tiêu cầu, đường, quân sự ở miền Bắc Việt Nam.



    Không quân Mỹ thực sự tự hào khi loại bom dẫn đường bằng laze này chứng minh được hiểu quả trong các chiến dịch không kích miền Bắc Việt Nam. Nếu trước đây, họ phải mất nhiều lần ném bom với số lượng bom lớn và phải trải qua nhiều lưới lửa phòng không nguy hiểm mới có thể phá hủy mục tiêu. Thì nay, họ chỉ mất 1 hoặc 2 quả bom dẫn đường laze là có thể phá hủy mục tiêu ở độ cao bay an toàn.

    Thấy được hiệu quả cao của loại bom laze này, Mỹ chi tiền đầu tư mạnh phát triển bộ phụ kiện cho bom thông thường sử dụng công nghệ đầu dò laze. Bộ phụ kiện GBU-1/B lắp cho bom thông thường M118 loại 1.300kg, Mk84 loại 908kg và Mk83 loại 454kg. Như vậy, Mỹ đã xây dựng được một gia đình bom dẫn đường bằng laze.


    Việt Nam đối phó bom laze

    Tính tới cuối tháng 5/1972, Không quân Mỹ đã đánh hỏng 68 cây cầu ở miền Bắc Việt Nam. Nhiều cây cầu (như cầu Hàm Rồng) đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vũ khí, lương thực vào miền Nam.

    Đứng trước tình hình đó, Quân chủng Phòng không Không quân cùng Viện kỹ thuật quân sự đã phối hợp nghiên cứu chống tác hại do bom laze gây ra.

    Quân đội ta đã tìm cách để kiếm được một đầu dẫn laze còn nguyên vẹn từ địch. Ngay sau đó, các cán bộ ta “mổ xẻ” tìm ra nguyên lý hoạt động đầu tự dẫn laze.

    Đầu tự dẫn bom laze là sự kết hợp quang học, cơ khí và điện tử. Đầu dò của bom có gắn 4 quang trở bằng silic gắn với các kênh bán dẫn và vi điện tử làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điện.

    Tín hiệu điện tác động vào động cơ nhỏ, động cơ quay nhờ hệ thống cơ khí làm lệch bánh lái bom, bom chuyển hướng vào nơi có cường độ tín hiệu laze cao nhất do một máy chiếu laze làm (AVQ-9 hay AVQ-10).

    Sau khi nghiên cứu kỹ cơ chế của bom laze, bộ đội ta bắt đầu tìm và đưa ra phương án đối phó với loại bom “nguy hiểm” này.

    Phía ta tiến hành thả khói ngụy trang bảo vệ mục tiêu. Lực lượng bộ đội hóa học tích cực tham gia thả khói phủ kín mục tiêu chủ yếu quan trọng ở Hà Nội. Quân ta còn cơ động linh hoạt dùng xe thả khói ở các phố lận cận cơ sở kinh tế xã hội quan trọng khiến cho gió đổi hướng thì mục tiêu vẫn phủ kín.

    Việc thả khói giúp che giấu mục tiêu, làm giảm tầm nhìn của phi công địch. Việc xác định chính xác và phóng tia laze dẫn đường cho bom vì thế mà khó khăn hơn. Điều này, ít nhiều làm giảm thiệt hại cho ta trong các chiến dịch phá hoại miền bắc bằng Không quân của Mỹ trong năm 1972.
  6. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Dã tâm thì chưa bao giờ dừng lại

    'Nhị pháo' Trung Quốc tập chiến thuật mới
    Cập nhật lúc :11:59 AM, 12/08/2011
    Thời gian gần đây, lực lượng nhị pháo (*) Trung Quốc liên tục tập luyện chiến thuật mới: tấn công tiêu diệt lực lượng tên lửa đạn đạo của đối phương.

    (*) Còn gọi là lực lượng pháo binh số 2, cách Trung Quốc gọi lực lượng tên lửa mặt đất.

    Phản pháo là một trong những kỹ năng cổ điển của lực lương pháo binh và tất nhiên nó cũng được áp dụng với lực lượng tên lửa đạn đạo. Gần đây Trung Quốc đang cố gắng luyện tập kỹ thuật này với khả năng cao hơn: tấn công phủ đầu các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động của đối phương.

    Đây là một việc rất khó vì các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo này có kích thước nhỏ và rất cơ động. Dù vậy, Trung Quốc tin rằng họ sẽ luyện tập thành công khả năng này trong một tương lai gần.
    Lực lượng pháo binh số hai của Trung Quốc đã được mở rộng rất nhiều so với trước đây. Trong đó, mới đây họ đã tăng thêm 2 lữ đoàn sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm tầm siêu xa DF-21D, nâng tổng số lữ đoàn sử dụng tên lửa DF-21 của lực lượng này lên 10 lữ đoàn, cùng với một số lữ đoàn sử dụng các loại tên lửa đạn đạo khác.

    Mỗi lữ đoàn DF-21 được biên chế gồm 6 tiểu đoàn tên lửa (với 2 xe phóng tên lửa cho mỗi tiểu đoàn), 2 tiểu đoàn bảo dưỡng, sửa chữa, 1 tiểu đoàn chỉ huy, 1 tiểu đoàn trinh sát và 1 tiểu đoàn đối kháng điện tử (ECM). Tên lửa DF-21D được cho là để chống lại các hàng không mẫu hạm của quân đội Mỹ.
    [​IMG]Công nghệ dẫn đường tên lửa đạn đạo chính xác không những giúp Trung Quốc chế tạo tên lửa diệt tầu sân bay mà nó còn giúp nước này có năng lực đánh phủ đầu các lực lượng tên lửa đạn đạo đối phương.

    Các tên lửa DF-21 được sử dụng trong 8 lữ đoàn còn lại đều là các mẫu đã cũ. Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 tầng đẩy, có chiều dài 10,7m, đường kính 1,4m và khối lượng 15 tấn.

    Các tên lửa này có tầm bắn từ 1.700 km đến 3.000 km tùy theo biến thể, với khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay thuốc nổ thông thường nặng từ 500 - 2.000 kg.

    Tên lửa DF-21 loại này thường dùng để nhắm vào các mục tiêu quan trọng ở Đài Loan vì với tốc độ rất cao ở pha cuối, DF-21 sẽ có khả năng vượt qua tầng phòng thủ của các tên lửa Patriot-PAC3 đang bố trí trên hòn đảo này.
    Dù chưa có một cuộc thử nghiệm tổng thể nào đối với tên lửa DF-21D, nhưng các cuộc thử nghiệm từng phần đã được diễn ra trong suốt 2 năm vừa qua và có vẻ chúng hoạt động tốt.

    Trung Quốc cũng đã có thêm nhiều động thái khẳng định việc vận hành chính thức tên lửa DF-21D như việc phóng các vệ tinh địa tĩnh dẫn đường với quỹ đạo cao 600 km trên bầu trời Thái Bình Dương.

    Mỗi vệ tinh này có trang bị các radar và camera viễn thám có độ phân giải thấp ( ích cỡ điểm ảnh 20m) có khả năng bao quát một vùng rộng 10.000km2 hay các camera độ phân giải trung bình (kích cỡ điểm ảnh 3m) có khả năng bao quát diện tích 1.600km2
    Trong 6 năm qua, Trung Quốc đã làm việc không ngừng nghỉ để chế tạo các hệ thống dẫn đường giúp tên lửa đạn đạo có khả năng đánh trúng các mục tiêu di động. Các bộ dẫn đường này có thể sử dụng đầu dò hồng ngoại cho pha cuối tấn công.

    Với các phương tiện trinh sát như vệ tinh, máy bay trinh sát, Trung Quốc có khả năng phát hiện sơ bộ vị trí của hàng không mẫu hạm hay hệ thống tên lửa đạn đạo đối phương, sau đó, các đầu đạn được dẫn đường sẽ lo nốt phần còn lại.

    Hiện tại, Trung Quốc đã chế tạo thành công các bộ dẫn đường này và lắp đặt trên tên lửa DF-21D với tầm bắn 3.000 km, điều này cũng mở ra khả năng lắp đặt chúng lên các tên lửa tầm xa hơn, có khả năng vươn tới các căn cứ tên lửa của Nga, Ấn Độ hay Mỹ.
  7. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Cơ động cơ động càng cơ động
    Rút nhanh rút nhanh -> Mình sống lâu!!!

    Quân đội Nhân dân Việt Nam nâng cấp pháo phòng không (08:40 - 10/11/2011)
    Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự đã hoàn thành công trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tự động điều khiển sàn công tác cho tổ hợp pháo phòng không 37mm.
    Pháo 37mm.

    Nhằm nâng cao khả năng cơ động của pháo phòng không 37mm, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, SSCĐ ngày càng cao, Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật) được Bộ Quốc phòng cho phép triển khai thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu lắp đặt pháo phòng không 37mm hai nòng lên xe vận tải bánh lốp” để tạo thành một tổ hợp vũ khí đặc chủng.

    Không như khi triển khai pháo dưới mặt đất, việc lắp đặt pháo trên xe rất phức tạp. Nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết như: Triển khai tổ hợp trong chiến đấu cũng như thu hồi tổ hợp như thế nào? Đặc biệt, việc điều khiển sàn công tác để thiết lập trạng thái cân bằng cho tổ hợp nhằm bảo đảm khả năng lấy phần tử bắn chính xác, tiến hành tác xạ ổn định sẽ thực hiện ra sao?

    Theo phương án bố trí pháo trên xe, toàn bộ tổ hợp pháo được đặt trên sàn công tác và được nâng, hạ bằng 4 chân chống thủy lực cứng vững, lấy thăng bằng nhờ quá trình điều khiển nâng, hạ sàn. Sau một thời gian nghiên cứu, các cán bộ khoa học của Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự đã hoàn thành công trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tự động điều khiển sàn công tác cho tổ hợp pháo phòng không 37mm hai nòng lắp trên xe vận tải bánh lốp Ural-375Đ.

    Thiết bị điều khiển sàn công tác bao gồm hệ thống điều khiển điện tử và các phần tử của hệ thống điều khiển điện-thủy lực. Bộ điều khiển trung tâm được thiết kế dựa trên nguyên lý hệ thống điều khiển nhúng, sử dụng hệ thống S7-200 của hãng Siemens với đơn vị xử lý trung tâm CPU 224 và các mô-đun mở rộng EM221, EM223. Bộ điều khiển cho phép chọn các chế độ điều khiển (tự động, bán tự động hoặc bằng tay) và tự động triển khai, thu hồi tổ hợp, tự động lấy thăng bằng sàn công tác, cho phép điều khiển các xy lanh chân chống một cách độc lập.

    Qua các đợt bắn thử nghiệm và nghiệm thu cho thấy, thiết bị điều khiển sàn công tác hoạt động ổn định, bảo đảm độ cứng vững, tự động điều khiển lấy thăng bằng sàn công tác sau mỗi phát bắn, rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi tổ hợp. Cụ thể: Thời gian tự động triển khai không quá 3 phút, tự động thu hồi tổ hợp không quá 2 phút; thời gian tự lấy thăng bằng sau mỗi loạt bắn không quá 30 giây. Khi tác xạ ở các tư thế khác nhau đều đạt độ chụm tương tương với tổ hợp pháo khi bắn trên mặt đất.

    Việc triển khai sử dụng thiết bị giúp quá trình lấy phần tử bắn chính xác, tác xạ ổn định và hiệu quả, tương đương với tổ hợp pháo khi triển khai dưới mặt đất, góp phần hoàn thành nhiệm vụ lắp đặt pháo phòng không lên xe bánh lốp nhằm tạo ra tổ hợp vũ khí có tính cơ động cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ ngày càng cao. Kết quả công trình có thể áp dụng trong nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị điều khiển sàn công tác trên các loại tổ hợp vũ khí đặc chủng khác.

    Phương Loan (Quân đội Nhân dân)
  8. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Cập nhật hàng mới (-> Tin cũ xì) Pechora-2M
    "...vv và vv...
    Bệ phóng tên lửa của hệ thống được thiết kế trên khung gầm xe MZKT-8022 với 2 tên lửa/bệ để tăng khả năng cơ động cũng như giảm thời gian triển khai và thu hồi từ 2-3 giờ xuống còn từ 20-30 phút. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong tác chiến hiện đại, khả năng cơ động cao sẽ tránh được các đòn phản công của đối phương. >:)

    Pechora-2M sử dụng đạn tên lửa nâng cấp 5V27D và 5V27DE với ngòi nổ vô tuyến và đầu đạn phân mảnh mới, được dẫn đường kỹ thuật sốbổ sung kênh truyền hình (TV) và ảnh nhiệt, có thể tấn công mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Theo công bố, tên lửa mới có khả năng tiêu diệt máy bay F-16 ở cự ly 30km và các mục tiêu lớn hơn ở cự ly 35km, với tầm cao lên đến 20km. Xác xuất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa đạt đến 98%.

    Ở biến thể hiện đại hóa này, các máy tính analogue của Pechora-2M được số hóa, nâng cấp khả năng kháng nhiễu chủ động và thụ động. Hiệu suất hoạt động của các hệ thống điện tử tăng lên đến 50% so với hệ thống cũ với năng tự động hóa rất cao.

    Radar điều khiển hỏa lực SNR-125 Low Blow nâng cấp với angten UNV-2M mới, cung cấp 2 kênh dẫn hướng riêng biệt cho 4 tên lửa tấn công 2 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, việc bổ sung thêm kênh dẫn hướng TV và kênh ảnh nhiệt nâng cao khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu, cho phép phóng tên lửa tấn công trong trường hợp mất liên lạc với radar điều khiển hỏa lực....

    vv và vv..."

    Nguồn: In tờ lét [:D] => Túm lại vẫn là tăng khả năng đối phó tác chiến điện tử và khả năng cơ động
  9. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Hàng nhà mình là Pechora-2TM mà. [:D]
  10. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Pechora-2TM thì hình như không có đầu dẫn quang học nhưng mà hình như trên radar dẫn bắn có thêm thiết bị quan trắc quang học mợ evan nhỉ? Mà e cũng không tìm thấy thông tin xem Pechora-2TM radar dẫn bắn được bao nhiêu mục tiêu cùng lúc, mợ có info gì k ạ?

Chia sẻ trang này