1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năng lực chống chế áp điện tử/phòng không (SEAD/DEAD) của Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Jamelee, 25/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ktkt2000

    ktkt2000 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2010
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    3
    Pechora có thiết bị ngắm quang truyền hình là chuyện bình thường bác ạ. Cái mới ở đây là ảnh nhiệt bác ạ.
    Pe-2TM cũng có khả năng dẫn bắn 2 mục tiêu tương tự như Pe-2M.
  2. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Ghê vậy! Gần bằng kỹ sư mẽo rồi :-bd.
  3. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Pe cho ra vs MALD-J thì sao nhỉ??? hazz daaa, nhứt cái đầu.....
    Mỹ bắt đầu sản xuất loạt tên lửa gây nhiễu

    11/30/2011 3:30:00 AM | Lượt xem: 4381 VNH
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence -
    Không quân Mỹ (USAF) đã quyết định bắt đầu sản xuất loạt nhỏ ban đầu các tên lửa gây nhiễu điện tử siêu nhẹ MALD-J do công ty Raytheon phát triển.

    Raytheon đã nhận được hợp đồng trị giá 5 triệu USD để sản xuất biến thể cải tiến của tên lửa là MALD-J (Miniature Air Launched Decoy Jammer).

    “Giá trị của các tên lửa MALD-J là ở chỗ chúng cho phép bảo toàn các máy bay và tổ lái mà từ nay có thể ở một khoảng cách an toàn. 125 nhân viên công ty và hàng trăm nhà cung cấp linh kiện trên toàn quốc có thể tự hào với đóng góp của mình vào việc nâng cao khả năng chiến đấu của không quân chúng ta”, Phó chủ tịch phụ trách các hệ thống chiến đấu hàng không của Raytheon Harry Schulte nói.

    MALD là phương tiện bay không người lái hiện đại nhất, rẻ tiền, module và có thể lập trình lại, trang bị cho máy bay, có trọng lượng dưới 300 kg và tầm bay khoảng 500 hải lý.

    Các tên lửa này bảo vệ các tổ lái và máy bay của họ bằng cách tạo giả tín hiệu của các máy bay Mỹ và đồng minh và bằng cách đó làm quá tải các hệ thống phòng không đối phương bằng một số lượng lớn mục tiêu giả và gây nhiễu đối với chúng.
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Nhầm, xin xóa.
  5. ChungkhoanIT

    ChungkhoanIT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái vụ SEAD/DEAD này nghe chừng VN còn kém quá nhỉ :( Thôi thì cứ Hit and Run mà chơi vậy!!!
  6. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    Những kinh nghiệm rút tỉa được sau chiến dịch không kích Libya của liên- không quân Châu Âu

    ...Trong tháng 11 vừa rồi, một cuộc hội thảo (Defence IQ’s International Fighter Conference), quy tụ một số nhóm phi công Châu Âu đã tham gia chiến dịch Libya. Trong số họ, không ít người đã từng tham gia trong hội đồng, lên kế hoạch cho không quân của quốc gia họ trong chiến dịch.

    ...Đầu tiên là lực lượng không quân Thuỵ điển (Swedish air force) với chiến đấu cơ Saab Gripen. Khi chiến dịch của họ tại Karakal, họ đã bay với "không rõ điểm đến", và điển hình là các quy thức hạ cánh để tiếp dầu tại Hun-ga-ri...khi mà họ từ căn cứ Hải quân Sigonella của Hoa kỳ đạt tại đảo Si-ci-ly của Ý (hòn đảo nổi tiếng với bộ phim Con Bạch Tuộc, chắc ai cũng đã từng "kinh qua"...:)))
    Và vấn đề đầu tiên mà họ gặp trục trặc, đó là như chúng ta đã biết; loại xăng "high-flashpoint JP-5" được sử dụng trong Hải quân sẽ không cho sử dụng trên Gripen. Và như vậy, họ sẽ phải cất cánh với "bình xăng cạn", và tiếp xăng "JP-8" ngay tức khắc với những chuyên cơ tiếp dầu C-130 của không lực Thuỵ điển...

    Gripen air refueling
    [​IMG]

    ...Và phải cần đến gần 3 tuần để cung cấp chìa khoá mật mã (cryptography keys) của NATO cho Gripens (...ối zời ởi, zời ơi...thế này thì còn đánh đấm gì nữa. Về nhà nghe nhạc...ABBA còn sướng hơn...=)))
    Vấn đề "mật" trong thông tin liên lạc với NATO từ đó chưa được xem xét, với sự liên lạc giữa máy bay và mặt đất (trên 16 điểm). Nên nhớ, đối với không quân Thuỵ điển, thì học chưa từng có không chiến hay các hoạt động chiến dịch trong vòng 50 năm đổ lại, cũng như điều tương tự đã xảy ra ở Châu Phi khi chiến đấu cơ J29 Tunnan tham gia các hoạt động của Liên hiệp quốc tại Công gô. Khi mà hệ thống tình báo, giám sát, trinh thám (intelligence, surveillance and reconnaissance) gọi tắt là ISR, đã là một điểm chính và quan trọng trong chiến dịch. Nó khác với những cuộc chiến Iraq và Afg, khi mà những cuộc chiến này được sự hỗ trợ đắc lực của không quân và hệ thống chỉ huy mặt đất...

    J29 Tunnan
    [​IMG]

    ...Còn Không quân Hoàng gia Đan mạch- Royal Danish Air Force (RDAF) với Lockheed Martin F-16AM đã không mấy khó khăn khi tham gia chiến dịch, vì họ đã từng tham gia chiến trường Afg...
    Tổng cộng 930 quả bom đã được RDAF thực hiện, và RDAF cũng là kẻ bay và thực hiện chuyến cuối cùng của chiến dịch.
    ...Đầu tiên, phải nói đến "BLU-109 bunker-busting", là loại bom phá hầm mà RDAF đã sử dụng...Đây là một vũ khí quan trọng bởi vì nó là loại "command-and-control", và sử dụng trên những mục tiêu quan trọng, kiên cố...
    Về nguyên lý, BLU-109 sẽ "rơi" thẳng vào cái hố được tạo bởi một quả bom đi đầu khác (....=))...)...và tiêu diệt, phá huỷ mục tiêu...Và dĩ nhiên vấn đề chính xác là tối quan trọng. Chính vì vậy RDAF đã đề cử tướng Maj. Hans-Peter Bagger, chỉ huy trưởng của "RDAF Tactical Air Command’s fighter office" giám sát. RDAF đã học được rất nhiều kinh nghiệm về độ chính xác trong không kích tại chiến dịch Libya, và có ý định upgrading hoặc đổi hẳn hệ "Lantirn extended-range laser designation pods- LDP) cho F-16 theo như một hợp đồng cũ từ năm 2006...để có thể thích ứng với những loại bom mới, "high-precision", và "Small Diameter Bomb-SDB", cũng như những loại "air-to-surface AIM-9X" của Raytheon...cho phù hợp hơn với vũ khí thời đại chiến tranh mới...

    Lockheed Martin F-16AM
    [​IMG]

    ...Pháp thì qua chiến dịch có ý định hoàn chỉnh lại hệ "Damocles LDP", cũng cùng mục đích tương tự.
    Có nghĩa là có khả năng tìm và diệt những mục tiêu nhỏ hơn, tránh sự thiếu chính xác...cho dù đang là sử dụng loại bom thuộc hệ "SDB" hay thông thường...Những sĩ quan không quân Pháp lưu ý dến những loại bom thuộc "bộ lạc Sagem Hammer". Bởi vì khả năng mang được nhiều loại đầu khác nhau, cũng như có "dual homing heads". Và với khoảng cách phóng tới mục tiêu lớn hơn 25nm, để có thể an toàn trước tầm với của những hệ S-125 (SA-3) SAM...
    ...Sự tính toán là thế, nó đang dựa trên "pre-loaded ISR data", nhưng câu trả lời cuối cùng vẫn là trên chiến đấu cơ Rafale trong thử nghiệm...

    France's Sagem
    [​IMG]
  7. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Bọn 3 ship đâu có cần mấy thứ ở trái đất mà chế áp VN nữa, nó có Bắc Đẩu rồi cần quái gì, gặp tôi là tôi mua ngay F-15 có khả năng diệt vệ tinh, chứ còn Su 35 chưa chắc đã diệt được chứ đừng nói Su 30 đồ xuất khẩu
  8. hellboy139

    hellboy139 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2010
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    6
    Ai bán cho mà mua ?
  9. ctthk80

    ctthk80 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    14
    Hế hế,F-15 chống vệ tinh Mĩ có mấy cái,còn bay không?Muốn bắn vệ tinh thì phải nâng cấp hệ thống điện tử dẫn bắn của máy bay,cái mà Mĩ toàn cố gắng lược bỏ tối đa khi đem bán,mà bản thân F-15 của Mĩ bây giờ cũng không có chức năng đấy thì VN mua về tự nghiên cứu à.Còn chỉ để làm cái bệ phóng thôi thì su-30 làm tốt cờ ra tốt ạ.
    Bưng bô thì cũng phải có tí não chứ=))
  10. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
    Khí tài Nga 'bắt sống' UAV Mỹ ở Iran

    Cập nhật lúc :1:17 PM, 06/12/2011
    Nhiều khả năng, UAV RQ-170 bị hệ thống tác chiến điện tử mà Nga cung cấp cho Iran "ép hạ cánh".

    (ĐVO) Iran đã không bắn hạ máy bay không người lái (UAV) tàng hình siêu mật RQ-170 Sentinel (*) của Mỹ như thông báo trước đây mà bị “ép hạ cánh” bằng hệ thống tác chiến điện tử Avtobaza do Nga cung cấp cho Iran, báo chí phương Tây viết.

    “Sáu tuần trước, Nga thông báo đã cung cấp cho Iran hệ thống trinh sát vô tuyến điện 1L22 Avtobaza (>> chi tiết). Phần lớn xuất khẩu vũ khí Nga sang Iran đang nằm trong lệnh cấm, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-300, vốn có thể gây khó khăn lớn cho các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân Iran. Song lệnh cấm vận không có hiệu lực đối với các trạm gây nhiễu”, Fight Global viết.

    Theo nguồn tin này, Avtobaza là một trạm như vậy và nó ít có khả năng được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu hạt nhân vì có thể gây cản trở hoạt động của radar của các hệ thống tên lửa phòng không.

    [​IMG]Hệ thống tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza lắp trên khung gầm xe tải Ural-43203.


    Avtobaza đang được sử dụng trong thành phần hệ thống chế áp điện tử và dùng để trinh sát các loại radar trên máy bay như radar xung nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, cũng như các radar bảo đảm bay ở độ cao nhỏ. Bởi vậy, Avtobaza có thể trở thành một phương tiện lý tưởng để xâm nhập các kênh liên lạc dùng để điều khiển UAV từ một máy tính từ xa.

    Cần lưu ý rằng, Avtobaza trên thực tế không phải dùng để gây nhiễu. Nó là một phần của hệ thống lớn hơn vốn bao gồm cả các trạm này.

    Theo chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin: “Kênh điều khiển UAV là điểm sơ hở chủ yếu của phương tiện này. Để trao đổi thông tin với các trạm điều khiển và để được điều khiển, các UAV phải có kênh liên lạc vô tuyến mạnh mà bảo vệ chúng trước tác động bên ngoài là cực khó.

    Các kênh này có thể bị gây nhiễu, nhưng đó là giải pháp đơn giản nhất. Phương án đối phó phức tạp hơn là cướp quyền điều khiển UAV. Để làm việc đó, cần bẻ khóa hệ thống mã hóa tín hiệu điều khiển và chế áp tín hiệu của trung tâm điều khiển, giành lấy quyền điều khiển UAV bằng tín hiệu của mình”.

    (*) UAV tàng hình Sentinel lần đầu được phát hiện ở Afghanistan và được đặt biệt danh “Ác thú Kandahar” và từng tham gia chiến dịch tiêu diệt Bin Laden (theo defensetech.org).

    http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Khi-tai-Nga-bat-song-UAV-My-o-Iran/201112/181765.datviet

Chia sẻ trang này