1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xã hội hóa giáo dục - Dịch thế nào?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi trunghq, 10/04/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nouveau

    nouveau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    Đã bảo là "phạm huý" rồi mà, nên không thể dịch thế được.
    Nước ta là nước Xã hội chủ nghĩa, trên lý thuyết thì cái gì chẳng là của "xã hội", cái gì chẳng là công rồi. Giờ muốn "xã hội hoá" cái vốn đã là "xã hội" thì gọi là gì?
  2. nouveau

    nouveau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    Còn "xã hội hoá" giáo dục của các nước phương tây, thì nó khác xa cái "xã hội hoá" giáo dục của VN lắm. Nếu tính mốc từ thời Trung Cổ thì xã hội hoá giáo dục của nó tức là tách giáo dục ra khỏi nhà thờ và các nghiệp đoàn. Còn nói đến Mỹ thì lại càng rắc rối: Mỹ ban đầu không có trường công chỉ có các trường tư do các cá nhân hay tổ chức lập nên, chịu sự quản lý tài chính bởi trustee hay board of derector. Sau này các trường này được "tặng" lại cho bang, đặt nền móng cho hệ thống trường công.
    Nói chung là bác tìm hiểu về cải cách giáo dục thì tham khảo tài liệu tiếng Anh dễ, chứ còn xã hội hoá giáo dục thì đây là một khái niêm khá là "đặc thù" của Việt Nam, ngay từ "xã hội hoá" ta dùng đã là một khái niệm Marx đề ra, vốn không phải là dòng "chính thống" trong triết học phương tây hiện đại, nên để mà "ăn xổi" thì e là khó.
  3. trunghq

    trunghq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    2.416
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua em có hỏi một bác ở Mỹ, ổng cũng bảo nó từ Tư mới thành Công nên hiểu theo kiểu VN mình với nghĩa XHHGD như bên trên thì bài thuyết trình của em ko biết nên dựng khung kiểu gì. Em định đem so sánh việc áp dụng XHHGD ở VN nhằm mục đích gì rồi so sánh lại với những gì đã có trong lịch sử giáo dục Mỹ để thấy là ở Mỹ ko cần thiết phải làm thế hoặc là nó đã vốn như thế sẵn. Nếu là bác, bác sẽ trình bày bài của em thế nào ạ? Đề của em chỉ đơn giản là: trình bày vấn đề XHHGD ở Mỹ.
  4. nouveau

    nouveau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    Tưởng làm nghiên cứu hay dự án gì cho bộ chứ hoá ra bài tập sinh viên à. Thế thì tự làm thôi, đống trên kia cũng đủ để bắt đầu rồi. Chỉ cần nhớ là negative result is still result thôi, không phải ngại. Thầy ra để này một là thầy khá thâm hai là cũng ù ù cạc cạc thôi.
  5. trunghq

    trunghq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    2.416
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn hiểu cho đúng để khi thuyết trình không gặp rắc rối thôi. Điểm qua mấy vấn đề bên trên mà hiểu sai một vấn đề nhỏ là coi như lạc đề hoàn toàn rồi. Nói chính xác ra là hiểu sai cơ bản nhỉ? Chắc mình phải tìm thêm vài từ khóa nữa để cho đúng. Mình sẽ tìm thử với Social Studies, dù không chắc lắm về từ khóa này. Có gì xin trao đổi thêm với các bác.
  6. nouveau

    nouveau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    Nói đừng tự ái, chắc tiếng anh của bạn cũng không phải dạng khá. Social study là xã hội học chứ chả liên quan gì đến chủ đề này cả. Trong cái máy cái link của bạn, có một câu đã gần như tóm gọm được vấn đề ở đây, "Excuse me if I sound cynical, but is "socialization" not primarily a euphemishm for privatization?".
    Thế nên với đề tài này, để nhanh gọn bạn chỉ cần tìm hiểu về hệ thống giáo dục ngoài công lập ở mỹ thôi.
    Để ró ràng thì cần phân ra tìm hiểu 2 mặt: xã hội hoá trong ngân sách và xã hội hoá trong chính sách giáo dục.

    Về ngân sách thì đầu tư cho giáo dục của Mỹ thuộc loại cao trên thế giới, đồng thời tỉ lệ các trường ngoài công lập cũng cao =>không có bọn này thì gánh nặng ngân sách còn cao như thế nào. So sánh với thực tế ở VN, ở bậc đại học, nếu tính bình quân số tiền nhà nước phải đầu tư trên một dầu học sinh thì còn cao hơn số tiền học phí trung bình của các trường dân lập. Đấy là con chưa kể đến giá trị đất và cơ sở vật chất mà các trường công "tự nhiên" được hưởng. Còn một vấn đề đặc biệt quan trọng nữa là mặc dù là thuộc sở hữu tư nhân, nhưng tỉ lệ các trường tư thuộc loại non-profit lại cao và đóng vai tro quan trọng. Đây là vẫn đề chính để có một nền giáo dục "đẳng cấp". Giáo dục nói cho cùng không nên coi là một loại hình kinh doanh. Việt Nam cần phải chú trọn đến vấn đề này và trong 1, 2 năm qua đã có những bước đầu về mặt chính sách để tạo tiền đề cho mô hình này.


    Xã hội hoá giáo dục của mỹ còn thể hiện ở một đặc thù mà chắc chỉ có Mỹ mới có đó là các trường chịu sự chi phối và ảnh hưởng từ 3 cấp: liên bang, bang và địa phương. Trong đó cấp địa phương có ảnh hưởng lớn nhất, hai cấp kia chỉ ảnh hưởng được theo kiểu theo tao thi tao cho tiền, không theo thì thôi. Cái này không phù hợp với VN nên đề cập đến cho biết thôi.

    Đấy, hi vọng giúp được bạn. Mà giờ mình thấy ở các trường ở VN giờ rất kỳ, thuyết trình chỉ là một kỹ năng, không phải là học thức. Đi học mà để thực sự học kiến thức thì vẫn nên viết luận hơn.
  7. trunghq

    trunghq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    2.416
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác. Bài cuối bác chỉ khá rõ hướng lập topic. Mình sẽ tham khảo và đưa ra một vài khung so sánh để bài thuyết trình rõ ràng hơn với mọi người.

    Thuyết trình thì không khó vì thật ra cái slide làm ra chỉ là để mọi người học ôn thi thôi. Còn mình muốn hiểu rõ vấn đề vì đa phần mình thuyết trình miệng, chỉ bật slide để người ngồi nghe nhìn cho đỡ nhàm. Mình thấy mình chưa hiểu lắm nên muốn hiểu sâu thêm để có ai tranh luận còn phản biện được nên mới mở thêm nhiều bài trả lời trong topic này. Còn làm chỉ để nộp thì mình làm theo hướng tư nhân hóa giáo dục rồi mở rộng một chút ở trường cũng gật đầu lia lịa hoặc vỗ tay hoan hô dù không biết có đúng hay sai. Mình làm để mình hiểu chứ không làm kiểu làm cho xong nên tuy là bài tập nhỏ, mình rất nghiêm túc. Bài này chắc không làm được thành bài nghiên cứu hẳn hoi vì tìm hiểu định nghĩa Xã hội hóa giáo dục ở VN theo cách hiểu như trang trước không phải là ý tưởng hay, nhưng là một bài tập thuyết trình lại khá thú vị vì chỉ cô trò trong hội trường biết với nhau. Cảm ơn bác vì đã giúp đỡ mình rất nhiều, có điều kiện xin được trao đổi thêm. Một số bác khác vẫn chờ nghe ý kiến.
  8. khongbietgi2007

    khongbietgi2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Tôi có đọc bài này http://chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/DeXuat-GiaiPhap-GD/Xa_hoi_hoa_giao_duc/ , tôi không nghĩ XH Giáo dục lại tương đương với Tư nhân hoá giáo dục ( private education) . XH hoá GD là 1 chủ trương mà tôi nghĩ đê hiểu cặn kẽ chủ chương ( chứ ko phải hiêu cái bản thân cái từ đó có nghĩa là gì ) thì phải đọc văn bản chủ chương đó.

    Chưa bàn đến "tiến bộ" hay ko , nhưng XH hoá là concept của VN , trước hết nên tôn trọng nó và giữ nguyên từ đó .

    Ko phải từ tiếng Anh nào cũng có tiếng Việt tương đương và ngược lại . Đặc biệt là dịch chủ trương chính sách từ 1 nước này sang 1 nước khác ( different context )

    Tôi nghĩ về thuyết trình, chủ top nên break down XH hoá concept thành những mục nhỏ hơn, càng nhỏ càng tốt cho gần gũi với khái niệm đã được rộng rãi undestood, map nó với các ví dụ thành công của các nước phát triển, etc...
  9. trunghq

    trunghq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    2.416
    Đã được thích:
    0
    Mình gặp vấn đề khi muốn tìm một số tài liệu bằng tiếng Anh về vấn đề Socialization of Education. Cụm từ này là Việt Nam mình dùng và được nhiều người đề cập trong các bài nghiên cứu nhưng thật ra hiểu đúng theo nghĩa của cụm từ không thật sự chuẩn. Báo chí nước ngoài họ có để ngoặc cụm từ đó và trong một trang mình dẫn người hỏi cũng đặt từ Socialization trong ngoặc kép để biểu thị là với nghĩa Xã hội hóa theo cách hiểu của người Việt thì từ này nên được hiểu thế nào. Câu trên của bác cũng nhằm một ý như vậy và mình nghĩ nếu đây là bài môn Tiếng, mình sẽ dành một phần để giải thích vấn đề rắc rối này.

    Về việc chia nhỏ vấn đề. Mình chưa thật sự hiểu lắm? Theo như bên trên đã trao đổi, nếu hiểu theo nghĩa Tư nhân hóa thì bài thuyết trình sẽ đơn giản hơn vì mình trình bày về vấn đề XHHGD tại Mỹ nên dẫn một vài ý rồi đưa ra bảng so sánh sẽ tiện hơn. Nếu hiểu sâu hơn về XHHGD và hiểu theo nhiều khía cạnh khác theo bác nên trình bày vấn đề theo hướng thế nào và những mục nhỏ hơn bác đề cập là những mục như thế nào? Mình chỉ cảm giác nếu bàn về giáo dục tư và công, cải cách giáo dục với sự đóng góp từ phía người học/ thầy cô/ phụ huynh thì hình như chưa đủ lắm hoặc sẽ không toàn diện (ví dụ thằng Home Schooling ở Mỹ ko biết nên diễn đạt ra sao?).
  10. khongbietgi2007

    khongbietgi2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Vài điều :
    1. Chuyên nghành của tôi ko phải Education nên tôi chỉ đưa ra nhận xét có tính kham khảo hoặc chung chung
    2. Tôi ko tán thành việc dịch XH hoá = Socialization of Education. Nhưng nếu bạn buộc phải tìm từ Tiếng Anh tương đương , dùng từ đó cũng được .
    3. Xã hội hoá , IMHO , ko đồng nghĩa với tư nhân hoá . Có thể tư nhân hoá chỉ là 1 phần của XH hoá, còn hành lang pháp lý , etc..
    4. Break down thế nào là do bạn . Có điều nguyên tắc khi develope 1 argument là phải define được problem và attack nó ( có thể make assumption nếu cần thiết ) . Theo bạn thì vấn đề giáo dục của VN hiện nay là gì , tự bạn nghiên cứu thôi : việc học các em cấp 1 quá nặng ? Lương giáo viên thấp ? Học vẹt ? Các môn XH ít được coi trọng ? Tại sao DH VN chưa vươn lên được ngang tầm thế giới ? Nghiên cứu ở Vn ? ... Hàng tỉ vấn đề , chọn lấy 1 vài cái , vd thế, XH hoá có giải quyết được ko , giải quyết thế nào .... Trên đây chỉ là 1 trong vô vàn cách develop argument.

    Chúc bạn làm được bài thuyết trình tốt.

Chia sẻ trang này