1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi tìm chủ quyền Hòang sa-Trường sa trong thư tịch cổ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 03/05/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo (Đồng Nai), tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam.

    Đánh cá và đi biển


    Trước năm 1975, các nhà khảo cổ trên thế giới mới chỉ biết đến văn hóa Sa Huỳnh qua hoạt động của cư­ dân đi biển. Họ chỉ lên đất liền đặt mai táng ng­ười chết trong những mộ chum. Những mộ chum đư­ợc tìm thấy ở Palavan (Philippines), Bondontaphet (Thái Lan), Sa Huỳnh (Việt Nam). Sau năm 1975 các nhà khảo cổ Việt Nam đã bỏ nhiều công sức tim hiểu, nghiên cứu nền văn hóa này và bư­ớc đầu đã có những đóng góp quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về nền văn hóa Sa Huỳnh. Đặc biệt trong những năm gần đây, tại Hội An, các nhà nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện nhiều di chỉ cư­ trú của ngư­ời Sa Huỳnh với nhiều hiện vật phong phú và đa dạng. Các phát hiện cho thấy ngư­ời Sa Huỳnh cổ là những cư­ dân nông nghiệp, và đi biển chỉ là một trong những sinh hoạt của họ. Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vư­ơng Mãng (đầu thế kỷ thứ 1 TCN), các gư­ơng đồng của nhà Tây Hán, đỉnh đồng nhà Đông Hán có trong các mộ chum chứng tỏ họ đã có một nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thư­ơng khá phát triển.

    Bình loạn:
    Từ Sa Huỳnh mà sang Palawan hẳn là các vị này phải đi qua Trường sa rồi.
    Họ đã đến TS vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2 thì đủ sớm hơn mọi sắc dân Tàu khựa nào
    Vì họ có tiền và đồ đạc Tàu đầu thế kỷ thứ 1 TCN có khi họ cũng đã từng dong thuyền đến Sơn Đông và Bắc Kinh và do đó đã phát hiện HS
    Nếu nói về người phát hiện đầu tiên ra TS và HS phải nói là người Sa Huỳnh
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bài này nói về giao lưu Văn Hóa giữa người Sa Huỳnh và các sắc dân miền núi ở miền Trung, lúc đó thì người Việt còn quanh quẩn ở đồng bằng Bắc bộ

    ---------------

    Có một Sa Huỳnh trên núi

    25/07/2009
    Ở miền Trung nước ta, văn hóa Sa Huỳnh chẳng những phân bố dọc miền duyên hải, hải đảo mà còn đi sâu vào miền bán sơn địa, lên tận dãy Trường Sơn, nơi thượng nguồn sông Vu Gia, Thu Bồn, định hình nên một dấu ấn Sa Huỳnh trong đời sống văn hóa các tộc người đang sinh sống trên vùng núi phía tây Quảng Nam.

    [​IMG]
    Thiếu nữ Cơtu với trang sức mã não.

    “Vết tích” mã não xưa và nay


    Với một số người chuyên tìm kiếm “đồ cổ”, mã não cũng là món hàng có thể mang lại cho họ nhiều lợi nhuận, nên trước đây tại một số địa phương trong tỉnh, họ lén lút thuê nhân công đào bới các di chỉ khảo cổ học để tìm kiếm hạt mã não cung cấp cho đồng bào miền núi. Mã não là hiện vật có giá trị lớn trong cách trao đổi, mua bán “vật đổi vật” theo tập quán của đồng bào. Một chuỗi mã não tròn xưa (17 hạt to bằng ngón tay cái) có thể đổi được một trâu 8 gang, đổi vải dèng có trang trí hoa văn bằng cườm chì được 7 sải...

    Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, mặc dù nền văn hóa Sa Huỳnh không còn nữa nhưng dấu ấn của nó vẫn còn bảo lưu trong nền văn hóa của các tộc người thiểu số, thể hiện trong tập quán trang sức, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trang trí, công cụ sản xuất... Tập quán trang sức bằng chuỗi hạt mã não (agate) xuất hiện rất sớm trong cuộc sống của người Sa Huỳnh và được họ sử dụng khá phổ biến. Cho đến nay, mã não vẫn con nguyên giá trị, là thứ trang sức, tài sản không thể thiếu của các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên như Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều... Vậy những hạt mã não có từ đâu?

    Người Cơtu đã từng quan hệ, giao lưu lâu đời với người Chămpa, họ cho rằng mã não là sản vật do ông bà, tổ tiên họ trao đổi với người “Zoát Hời” (Chăm) trước đây. Sau này, khi thiết lập mối quan hệ buôn bán với người Kinh ở đồng bằng, đồ mã não được họ “tích lũy” nhiều hơn từ nguồn hàng của các thương lái. Là địa bàn cư trú của người cổ Sa Huỳnh, người Kinh ở lưu vực sông Thu Bồn cũng thu nhặt được nhiều đồ trang sức mã não từ các mộ chum và mang lên cung cấp cho người miền núi để đổi trâu bò, lâm thổ sản quý. Trong các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hóa Sa Huỳnh được khai quật ở Quảng Nam, đồ trang sức chôn theo trong các mộ chum chiếm số lượng nhiều nhất và chủ yếu là hạt mã não. Di chỉ Lai Nghi (Điện Bàn) có đến hàng trăm chuỗi hạt mã não. Các di chỉ khảo cổ học ở Đại Lãnh (Đại Lộc) cũng phát hiện nhiều chuỗi hạt mã não.

    [​IMG]
    Khai quật khảo cổ học ở Tà Bhing (Nam Giang).

    Người Cơtu được sở hữu thứ trang sức ưa thích này một cách tình cờ khi họ nhặt nhạnh những hạt mã não có màu huyết dụ rơi rớt ở các bờ suối, triền sông hay đào bới được ở các khu cư trú, mộ táng của người Sa Huỳnh xưa kia. Kết quả điều tra khảo cổ học cho thấy, các huyện miền núi Quảng Nam, trong đó có Nam Giang, Đông Giang, vùng Đại Lãnh (Đại Lộc), Tiên Phước... cũng là một trong những địa bàn phân bố của nền văn hóa Sa Huỳnh. Đến nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện các di chỉ của người Sa Huỳnh ở Brang (xã Cà Dy, huyện Nam Giang), Pa Xua, Zơ Ra (xã Tà Bhing, huyện Nam Giang). Các di chỉ này có niên đại vào khoảng trước và sau Công nguyên.
    Đối với đồng bào Cơtu, mã não là vật trang sức quý giá nhất trong các đồ trang sức. Cùng với hạt cườm ngũ sắc, mã não là thứ trang sức trên cổ được ưa dùng nhất của nam nữ Cơtu. Các cô gái trẻ hay phụ nữ lớn tuổi đều đeo trang sức mã não. Nó tượng trưng cho vật trang sức có giá trị lớn nhất của người Cơtu. Do đó, mã não cũng là sính lễ không thể thiếu trong cưới hỏi của đồng bào (Báo Quảng Nam từng có bài phản ánh).
    [​IMG]
    Bà cụ Cơtu với những vòng mã não quý.

    Những nét tương đồng thú vị
    Cũng như đá mã não, thủy tinh cũng là chất liệu phổ biến trong bộ sưu tập trang sức của người Cơtu. Từ thời xa xưa (thời đại Sắt muộn), thủy tinh cũng được người cổ Sa Huỳnh dùng làm đồ trang sức hàng ngày như khuyên tai, vòng đeo tay. Theo các nhà nghiên cứu, đồ trang sức thủy tinh có nguồn gốc địa phương chứ không phải qua con đường nhập khẩu mà có. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thủy tinh và kỹ thuật chế tác thủy tinh đầu tiên được người cổ Sa Huỳnh tiếp nhận rồi chúng lan tỏa đến phía Bắc (văn hóa Đông Sơn) và phía Nam (văn hóa Đồng Nai). Đồ thủy tinh hấp dẫn họ vì có vẻ đẹp long lanh, bóng, mịn, độ phản quang tốt, màu sắc quyến rũ. Có loại trong suốt hoặc trắng đục, có loại màu xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ hoặc màu nâu, da cam, đỏ tía hay xám tro. Ở Quảng Nam, có nhiều địa điểm khảo cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh có đồ thủy tinh. Đặc biệt, tại Tà Bhing (Nam Giang), khi khai quật các khu mộ cổ các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy nhiều khuyên tai và chuỗi hạt bằng thủy tinh... Qua đó cho thấy, cùng với đá mã não, đồ thủy tinh của người Sa Huỳnh cũng có ảnh hưởng đến tập quán trang sức của người Cơtu hiện nay, một truyền thống trang sức có lịch sử hơn 2.000 năm.

    [​IMG]

    Nhiều hiện vật, dụng cụ lao động như giáo, cuốc tìm thấy trong các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh thì cũng lại thấy khá phổ biến trong các công cụ dùng để đi săn bắt, canh tác nương rẫy của đồng bào miền núi. Đồng bào đã “sao chép” một số công cụ của người xưa để phục vụ cho cuộc sống hôm nay. Các nhà khảo cổ học rất ngạc nhiên khi chiếc cuốc cào cỏ của người Cơtu không khác với cái cuốc đồng tìm thấy trong di chỉ gò Mã Vôi thuộc văn hóa Sa Huỳnh; ngọn giáo người Cơtu dùng để đi săn, đâm trâu, vũ khí tự vệ không lạ so với đồ vật cùng dạng của người cổ Sa Huỳnh. Nhìn chung, một số dụng cụ bằng sắt của người Sa Huỳnh đã được một số tộc người ở Trường Sơn - Tây Nguyên tiếp tục chế tác và sử dụng.
    Những tinh hoa của văn hóa Sa Huỳnh vẫn được các tộc người bảo lưu, gìn giữ, tiếp nhận và sáng tạo với những hình thức mới có thể nhận dạng, tìm thấy trong phục sức, nghệ thuật trang trí, nghề thủ công truyền thống, đồ dùng sinh hoạt và công cụ lao động. Đặc biệt, tập quán trang sức mã não của người cổ Sa Huỳnh được các dân tộc ngày nay kế thừa và phát huy, tô điểm thêm sắc màu văn hóa của mỗi tộc người.


    Nguồn: TẤN VỊNH
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Văn hóa Sa Huỳnh - Những bí ẩn dần sáng tỏ
    [​IMG] Một số khuyên tai của văn hóa sa huỳnh tìm được ở Đông Nam Á. Tháng 7 vừa qua, dồn dập có những hoạt động kỷ niệm tròn 100 năm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh. Một cuộc trưng bày hiện vật Sa Huỳnh ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một hội nghị quốc tế diễn ra tại nơi được mệnh danh là quê hương của nền văn hóa này, tỉnh Quảng Ngãi. Bức tranh toàn cảnh về nền văn hóa này được vẽ nên các nét cơ bản, nhưng cũng còn đọng lại nhiều bí ẩn.


    Bí ẩn từ những ngôi mộ chum
    Người ta biết đến nền văn hóa này là những ngôi mộ chum, la liệt được phát hiện lần đầu ở cồn cát vịnh biển Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi vào năm 1909. Đến nỗi học giả người Pháp M. Vinet viết báo cáo về sự kiện này phải dùng từ "kho" chum, để nói đến khoảng 200 chiếc xuất lộ một lúc.
    Ngay từ đầu, mọi người đã nghĩ đến những chiếc chum này là một dạng "quan tài gốm" chôn người chết. Chôn trong mộ chum cũng là nét đặc thù dễ phân biệt với các văn hóa khác của văn hóa Sa Huỳnh.Tuy nhiên, người chết được chôn trong chum như thế nào, lại là vấn đề còn nhiều bí ẩn.
    Có ý kiến cho rằng, trong các mộ táng Sa Huỳnh không tìm thấy mộ nào có nguyên xương cốt người lớn hoặc xương cốt bị đốt cháy, vì thế khó có khả năng đây là những vò đựng tro xương người chết.
    Có ý kiến lại cho rằng, người Sa Huỳnh có tập tục trả tử thi về với biển căn cứ vào tài liệu dân tộc học của một số cư dân ven biển như một số dân tộc ở Philippines mà ngày nay vẫn còn thấy. Đưa thi thể người chết về với biển có nghĩa là quan niệm con người từ biển sinh ra lại quay trở về với biển trong kiếp luân hồi. Xem ra, nhiều mộ chum không có dấu vết của tục hỏa táng. Xương cốt bị cháy không tồn tại, vì thế, khả năng chum gốm gắn với tục hỏa táng khó xảy ra.
    Về khả năng đây là những ngôi mộ tượng trưng còn thi thể đã được trả về biển cũng khó giải thích được một điều là nhiều khu mộ thuộc văn hóa Sa Huỳnh nằm cách xa biển, thậm chí ở vùng núi như khu mộ Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam thì người xưa trả thi thể người chết về biển bằng cách nào?
    Chỉ đến khi cuộc khai quật Động Cườm, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2003 thì vấn đề mới được giải đáp. Trong số 46 chum gốm tìm được ở đây có thân hình trụ, đáy tròn, có nắp đậy được chúng tôi chọn ra 20 chiếc còn đo được kích thước và làm một cuộc thực nghiệm khoa học bằng cách chọn một nam giới có kích thước cơ thể trên trung bình của người Việt một chút: chiều cao khoảng 1,7m và cân nặng khoảng 70kg để ngồi thu nhỏ cơ thể hết cỡ xem có bỏ lọt vào trong chum gốm không?



    [​IMG]
    Bản đồ giả định con đường giao lưu văn hóa giữa cư dân Sa Huỳnh với cư dân Đông Sơn và một số cư dân thời cổ ở Cần Giờ (nam Việt Nam), Philippines, Đài Loan, Thái Lan...


    Kết quả thực nghiệm cho thấy nếu trong tư thế ngồi bó gối, tay để trước ngực như cách chôn bó gối của người xưa, thì có số đo tối thiểu như sau: chiều cao 68cm, chu vi thân người (đoạn rộng nhất - đo qua đầu gối) là 136 cm, tương ứng với số đo đường kính là khoảng 43cm. Điều đó có nghĩa là nếu chum gốm có khả năng bỏ lọt người chết phải có kích thước lớn hơn các số đo này.
    Thực tế cho thấy nhiều chum có số đo lớn hơn vậy, đã chứng minh rằng nhiều chum gốm Động Cườm là quan tài để chôn nguyên xác. Bằng chứng này lại được củng cố khi một mộ ở đây còn có dấu vết của mảnh xương sọ và xương răng không bị cháy đen, có thể loại ra khả năng qua thiêu đốt hỏa táng.
    Vậy là qua cuộc khai quật này, chúng ta có đủ bằng chứng để nói rằng, phần lớn chum gốm có kích thước lớn của văn hóa Sa Huỳnh là để chôn theo nguyên xác người chết được bó gối. Trong cuộc khai quật Cần Giờ, TP ***********, cũng tìm được một chum gốm có bộ xương trong tư thế nằm co như vậy.
    Tuy vậy, cũng có một vấn đề chưa được giải mã: phải chăng một số ít (không phải tất cả) mộ chum được chôn cất một cách tượng trưng, chỉ để tưởng niệm người chết ngoài biển khơi, khi mà có tài liệu dân tộc học ở ngay đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, một nơi có văn hóa Sa Huỳnh, cho biết cách đây không lâu, khi có người đi biển mất tích thì bà con vẫn dựng mồ, có bia, nhưng không có xác người, gọi là "mộ gió"?

    Cuộc sống thường nhật
    Bề dày 100 năm nghiên cứu đã có thể dựng lại cuộc sống vật chất và tinh thần của người Sa Huỳnh. Đây là tộc người sử dụng nhiều đồ sắt hơn người Đông Sơn ngoài Bắc Bộ.
    Trước đây, nhiều học giả cho rằng họ có biết đến đồ đồng, nhưng chưa có bằng chứng về việc đúc đồng tại chỗ. Thì với những phát hiện khuôn đúc có dính vết gỉ đồng, có thể thấy được họ cũng đúc được vật phẩm bằng đồng, mặc dù không thành thạo như người Đông Sơn và cũng có lẽ học được đúc đồng từ người Đông Sơn chăng?
    Người Sa Huỳnh là một cư dân đi biển giỏi, một loạt các làng cổ ven biển, trên đảo, đã tìm thấy các vết tích của quá trình khai thác biển trong tầng văn hóa: những lưỡi câu, mũi lao bằng xương cá, vết tích những vỏ sò biển, xương cá, vỏ ốc biển vốn là thức ăn quen thuộc, các đồ gốm trang trí hoa văn mép vỏ sò.
    Nhưng họ cũng là một cư dân biết trồng lúa, khi mà trong một cuộc khai quật gần đây, người ta đã tìm thấy bằng chứng của các hạt thóc bị cháy đen. Họ cũng biết làm đồ gốm, biết đan lát (tìm được dấu nan lóng mốt được in dấu trên một đồ vật bằng sắt), chế tác đá và thủy tinh.
    Người Sa Huỳnh cũng không còn ở giai đoạn dùng chày đập vỏ cây để làm quần áo, mà họ đã biết dệt vải. Trong hai cuộc khai quật mới đây ở Động Cườm (Bình Định) và Gò Quê (Quảng Ngãi), các nhà khoa học đã tìm được một số mẫu vải còn bám lên đồ đồng, đồ sắt. Vải có sợi thô, dệt một sợi dọc xen với một sợi ngang, đếm được 12 x 14 sợi trong 1cm2.
    Chất liệu vải và cách dệt khá giống mẫu sợi vải tìm được trong một mộ táng ở Làng Vạc thuộc văn hóa Đông Sơn, đã được phân tích là loại vải gai có tên khoa học là Boehmeria utilis hoặc B. Viridis. Bên cạnh dấu tích vải, các bằng chứng khác như tìm được nhiều dọi xe sợi, 10 chiếc khuy đồng có 4 lỗ để khâu đính vào áo đã là những bằng chứng hết sức thuyết phục rằng họ đã dệt vải thành thạo, biết may vá trang phục đẹp, có hệ thống áo cài khuy khá văn minh.
    Mặt khác, việc tìm được vết vải lại cũng là bằng chứng cho thấy người xưa chôn nguyên xác chứ không phải hỏa táng vì quần áo không có vết cháy do hỏa táng.
    Càng ngày với những cuộc thực nghiệm, phân tích khoa học trên những dấu vết mà người Sa Huỳnh để lại, càng thấy ngạc nhiên về cuộc sống văn minh của họ không kém bất cứ một tộc người nào ở khắp vùng Đông Nam Á thời đó
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Văn hóa Sa Huỳnh - Những bí ẩn dần sáng tỏ (TT)


    Bí ẩn từ những chiếc khuyên tai
    Người Sa Huỳnh ưa đeo đồ trang sức, mà model trang sức của họ cũng khá độc đáo, thậm chí có những món nữ trang mà họ có... bản quyền. Nghĩa là chỉ họ sáng tạo ra và được mang đi trao đổi đây đó, các nhà khoa học nước ngoài cũng phải thừa nhận và coi đó là một dấu hiệu chắc chắn của nền văn hóa Sa Huỳnh.
    Đó là những chiếc khuyên tai ba mấu nhọn làm bằng đá hay làm bằng thủy tinh. Bên cạnh đó còn có loại khuyên tai có hình hai đầu thú. Nhưng thú gì thì các nhà khoa học suốt gần... một thế kỷ qua, cứ bàn cãi dài dài mà chẳng đi đến kết luận được. Thế mới biết người Sa Huỳnh cũng có óc thẩm mỹ và nghệ thuật cách điệu ghê gớm.
    Loại hình khuyên tai này cũng làm bằng đá quý hay thủy tinh, có móc hình vành khuyên để đeo vào tai, hai bên thân mô tả đầu một con vật có hai sừng, mắt dẹt và nổi rõ, miệng mở rộng. Có người cho là hình tượng của con dê hay là con sao la thuộc loại động vật quý hiếm trong Sách đỏ. Là con gì? Đó cũng là câu hỏi mà người Sa Huỳnh dành cho hậu thế hơn 2.000 năm mà chưa giải đáp được ngọn ngành.
    [​IMG] Đôi khuyên tai ba mấu bằng thủy tinh tìm được mới đây trong một mộ còn xương răng người Sa Huỳnh ở Gò Quê, Quảng Ngãi.

    Gần đây, một nhà khoa học nước ngoài cho rằng những chiếc khuyên tai độc đáo này được mang từ vùng đảo lân cận vào văn hóa Sa Huỳnh? Thực tế lại cho thấy các bằng chứng ngược lại: trong các địa điểm như Đại Lãnh (Quảng Nam), Cồn Ràng (Thừa Thiên - Huế) tìm được nhiều khuyên tai hai đầu thú, nhất là tìm được cả phế vật, phác vật nghĩa là chứng tích của một công xưởng sản xuất tại chỗ. Trong lúc nhiều vùng ngoài văn hóa Sa Huỳnh tìm được không nhiều lắm.
    Người Sa Huỳnh còn ưa đeo các hạt chuỗi bằng đá mã não, óng ánh sắc đỏ hay các chuỗi hạt cườm đủ màu sắc, có hạt nhỏ li ti đường kính chỉ khoảng 1mm và được khoan lỗ đeo dây.
    Những đồ trang sức này được ưa chuộng đến nỗi mà cách đây vài chục năm, chỉ cần một hạt chuỗi đá mã não cũng có thể đổi được một con trâu cho đồng bào 2 huyện Hiên và Giằng ở Quảng Nam.
    Ngày nay, ai dạo bước đến vùng đồng bào dân tộc H'Rê, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi cũng còn thấy nhiều thiếu nữ đeo các vòng hạt chuỗi, hạt cườm hệt như người Sa Huỳnh. Và, đấy cũng là thêm một bằng chứng về sức sống Sa Huỳnh kéo dài vài ngàn năm, đọng lại ở một số dân tộc miền núi 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi vốn cũng là địa bàn phân bố của nền văn hóa này.

    Làm chủ Biển Đông

    Người Sa Huỳnh thạo đi biển, không chỉ ở chỗ họ cư trú chủ yếu ở vùng duyên hải Trung Bộ mà họ còn lập làng lập xóm khá sầm uất trên đảo Lý Sơn (làng cổ Xóm Ốc, Suối Chình) nơi cách bờ khoảng 25 km.
    Dân trên đảo xưa nay cũng khai thác vùng biển quanh vùng và quanh quần đảo Hoàng Sa của nước ta. Dân cư Lý Sơn cũng được triều Nguyễn thường xuyên cử đi khai thác và trấn giữ Hoàng Sa. Nhưng trước thời Nguyễn gần 2.000 năm, đã có những lớp ngư dân Lý Sơn khai thác vùng biển Đông quanh khu vực.
    Một loạt sản vật biển còn để lại trong các tầng văn hóa của các làng chài quanh các vùng cửa sông Trà Bồng, Trà Khúc, vịnh biển Cam Ranh, Sa Huỳnh... đã cho thấy người Sa Huỳnh có một bộ phận lớn "bám biển" mà sinh sống. Họ không chỉ khai thác ven bờ mà có nhiều khả năng đã có những chuyến đi biển rất xa.
    Bằng chứng để lại là có nhiều sản phẩm đặc trưng của Sa Huỳnh lại được mang đi các vùng biển rất xa. Đó là những chiếc khuyên tai hai đầu thú, ba mấu nhọn được tìm thấy ở địa điểm Uthong, tỉnh Suphanburi, ven bờ vịnh Thái Lan theo báo cáo của học giả Chin You-di năm 1978.
    Khuyên tai Sa Huỳnh còn tìm được ở Campuchia trong vùng Samrongsen, ở Philippines, trong vùng Palawan, nam đảo Luzon trong hang Niah. Khuyên tai loại hai đầu thú còn thấy ở hang Duyon, cũng ở Palawan và ở đảo Botel thuộc vùng lãnh thổ Đài Loan. Có khả năng bằng con đường giao lưu trên biển mà khuyên tai Sa Huỳnh có mặt trên các vùng biển xa như vậy.
    Cách đây gần 50 năm, học giả W.G. Solheim, người Mỹ đã tìm thấy khá nhiều đồ gốm Sa Huỳnh tại vùng Kalanay, Philippines, và ông cho rằng có thể người Sa Huỳnh đã mang đồ gốm đến đây. Nhiều học giả Philippines cũng đồng ý về nét tương đồng giữa đồ gốm hai khu vực như vậy thể hiện ở dáng gốm, hoa văn tô màu, hoa văn trổ lỗ thủng dưới chân đế...
    Dựa trên loại hình khuyên tai ba mấu nhọn, hai đầu thú và đồ gốm, nhiều nhà khảo cổ đã giả định người Sa Huỳnh đã đến giao lưu văn hóa với đảo Palawan cực tây của Philippines có thể qua con đường ven biển qua Malaysia, Indonesia.
    Hoặc cũng có thể họ băng ngang qua biển Đông để đến hòn đảo này. Nhưng đường biển nào cũng qua quần đảo Trường Sa của nước ta. Về một góc độ nào đó, người Sa Huỳnh đã khai thác và làm chủ biển Đông khá giỏi vào thời điểm cách đây hơn 2.000 năm.

    Ba trung tâm Sa Huỳnh - Đông Sơn - Óc Eo cùng thời?

    Vào dịp này, trên một vài tờ báo in và báo mạng nói đến có ba trung tâm văn hóa cùng thời là Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền Trung và Óc Eo ở miền Nam. Không rõ một số phóng viên tự "sáng tác" ra hay là một sự bất cẩn? Nhiều khi sự bất cẩn này sẽ làm cho các học giả ngoài nước và trong nước rất ngạc nhiên.
    Thực ra với văn hóa Sa Huỳnh và Đông Sơn là đồng đại thì đúng rồi, còn văn hóa Óc Eo (đặt tên theo địa điểm Óc Eo ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) không thể đồng đại được vì nền văn hóa này mang một bản sắc khác và thuộc về một thời đại khác, muộn hơn văn hóa Sa Huỳnh.
    Có chăng, đồng đại và điển hình cho văn hóa thời đại Kim Khí ở vùng Nam Bộ bấy giờ phải là văn hóa Dốc Chùa, hay còn gọi là văn hóa Đồng Nai phân bố ở miền Đông Nam Bộ[​IMG]


    PGS.TS Trịnh Sinh
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vùng đất Tượng Lâm,
    (thế kỷ 1 TCN - 192)


    Các sử liệu Trung Hoa xưa xác nhận đó là phần đất ở vùng cực nam quận Nhật Nam, trực thuộc quyền cai trị của Giao Châu thời Bắc thuộc, ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (có tài liệu cho là đến tận cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Những nhà khảo cổ học phương Tây cho rằng Tượng Lâm có thể là phần đất chạy dọc theo bờ biển, từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, nằm trong lãnh thổ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng TrịThừa Thiên-Huế. Một số học giả Chăm học cho rằng lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm: Indrapura (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế ngày nay), Amavarati (Quảng Nam) và Vijaya (Bình Định), sau này gọi chung là bắc Chiêm Thành.


    Tượng Lâm là nơi tập cư của nhiều nhóm người xuất thân từ nhiều nền văn hóa khác nhau, một sự pha trộn văn hóa tự nhiên giữa các giống người vào thời hoang sơ. Đầu tiên là sự pha trộn văn hóa giữa các nhóm người Indonesia di cư (văn hóa Indus) và Cổ Mã Lai (văn hóa Sa Huỳnh), kế là với nhóm Việt tộc sơ sử (văn hóa Đông Sơn), sau có thêm người Hán (văn hóa Khổng-Mạnh) từ phương bắc di cư xuống và người Môn-Khmer (văn hóa Óc Eo-Phù Nam) từ tây nam đi lên. Cuối cùng là những nhóm Malaysia-Polynesia (văn hóa Mã Lai-Đa Đảo hay Nam Đảo) từ biển cả tràn vào hồi đầu Công nguyên. Nhóm sau cùng, hùng mạnh hơn, đã thu phục hay đồng hóa những nhóm có trước, để chỉ còn yếu tố Nam Đảo độc tôn, và thiết đặt quyền cai trị lâu dài (thế kỷ 1 TCN cho đến thế kỷ 1). Một số cư dân bản địa, không chấp nhận hay không chịu nổi sự cai trị của nhóm di dân mới tới, đã di tản lên vùng rừng núi sinh sống và trở thành những nhóm sắc tộc thiểu số ngày nay, nhưng không vì vậy mà quan hệ giữa đồng bằng và miền núi bị cắt đứt, dân cư hai vùng đã nương tựa nhau để tồn tại trong suốt thời gian dài.
    Sang thế kỷ 2, một số thương nhân Ấn Độ đến vùng đất này buôn bán và phổ biến nền văn minh, văn hóa của mình cho những nhà cầm quyền địa phương và một số thể chế tổ chức quốc gia đã được hình thành từ nam đến bắc. Một tấm bia đá tìm được ở làng Võ Cảnh (Nha Trang) cho thấy vị vương cai trị vùng đất phía nam vào thế kỷ 2 tên là Sri Mara, không có phần kế tiếp. Sri Mara chỉ là một tiểu vương Chăm pa ở phía nam (Kauthara), trong khi Khu Liên là một tiểu vương khác ở phía bắc (Indrapura).
    Do nằm cạnh lãnh thổ với Trung Quốc, sự hình thành Vương quốc Chăm Pa phía bắc được biết đến nhiều nhất bởi các nguồn sử liệu Trung Hoa và cũng nhờ đó người ta biết thêm về quan hệ giữa người Việt (các Lạc hầu, Lạc tướng) và người Chăm trong thời Bắc thuộc đã rất gắn bó.

    -----------------------------------

    Đến thế kỷ thứ hai BC, văn hóa Sa Huỳnh được thay thế bằng văn hóa Chăm pa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm pa cũng có nguồn gốc và ngôn ngữ giống như người Sa Huỳnh. Cả hai tộc người này đều có nguồn gốc từ Borneo và di cư đến miền trung nước ta trên những con tàu vượt biển. Tộc Chăm đến sau và từ từ chinh phục người Sa huỳnh trong các cuộc chiến tranh bộ lạc và từ đó văn hóa Sa huỳnh bị thay thế bằng văn hóa Chăm. Văn hóa Chăm pa có rất nhiều nét kế thừa văn hóa Sa Huỳnh. Người Sa huỳnh một phần di cư vào rừng núi (có thể họ là thủy tổ của dân tộc Gia rai ngày nay). Một số bị đồng hóa thành người Chăm. Một số khác có thể lên thuyền ra đi. ​


  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Trăm năm Sa Huỳnh

    Năm 1909, nhà khảo cổ học người Pháp - M.Vinet đã tình cờ phát hiện tại động cát cạnh đầm An Khê thuộc xã Phổ Thạnh, H.Đức Phổ (Quảng Ngãi) một khu mộ chum với rất nhiều hiện vật giá trị.

    Bắt đầu từ đó, cụm từ “văn hóa Sa Huỳnh” đã trở thành ma lực đối với giới khảo cổ học. Suốt 100 năm qua là những cuộc kiếm tìm không mệt mỏi của các nhà khảo cổ về nguồn gốc của nền văn minh này, cùng tung tích những chủ nhân của nó. Những thông điệp mà người xưa muốn gửi cho hậu thế qua các hiện vật tìm thấy dần dần được giải mã.

    Thế nhưng, để có một định danh “văn hóa Sa Huỳnh” như ngày hôm nay là cả một cuộc cày xới trường kỳ của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Hàng chục tham luận của các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh trên thế giới đã gửi về hội thảo “Một trăm năm phát hiện và nghiên cứu di chỉ khảo cổ học Sa Huỳnh” được tổ chức vào ngày 22-24.7 tới đây tại Quảng Ngãi, cũng đủ nói lên điều đó.

    Vì sao văn hóa Sa Huỳnh được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học đến vậy? Vì trước hết, đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Chủ nhân của những hiện vật được phát hiện qua các cuộc khai quật, sống cách nay trên 2.500 năm nhưng đã biết chế tác một cách tinh xảo những công cụ phục vụ cho sản xuất cũng như các đồ trang sức hết sức vi diệu.

    Chính sự tinh xảo trong chế tác các hiện vật đã khiến không ít người hoài nghi về chủ nhân của nền văn minh ấy có phải là người bản địa hay di cư từ nơi khác đến? Có giả thiết cho rằng, số mộ chum này là của các thuyền nhân từ những tàu buôn ngang qua biển Đông, họ tạt ngang qua động cát cạnh đầm An Khê và chôn cất những người xấu số chứ không phải là của dân bản địa.

    Song những bí ẩn ấy lần lượt lộ sáng sau những thu lượm từ các cuộc khai quật khảo cổ sau năm 1975 ở Bình Châu và Bình Đông huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), ở xóm Ốc, đảo Lý Sơn, ở Động Cườm huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cùng hàng loạt các cuộc khai quật khác ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Hiện vật thu lượm được từ các cuộc khai quật này đã có mối liên hệ mật thiết với những hiện vật phát hiện đầu tiên tại gò Ma Vương.

    Thông điệp từ những hiện vật qua các cuộc khai quật này còn mách bảo cho hậu thế rằng, chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh còn có một mối giao thương mạnh mẽ với các nền văn minh khác như Đông Sơn phía bắc và Óc Eo ở phía nam. Thậm chí một số đồ gốm sứ của Trung Hoa đã có mặt, nằm lẫn với đồ gốm Việt trong các mộ chum. Điều ấy nói lên rằng, ngay từ hàng ngàn năm trước, con người đã biết “mở cửa” để giao lưu với thế giới bên ngoài rồi. Vậy là, sức lan tỏa của văn hóa Sa Huỳnh không chỉ bó hẹp trong phạm vi một tỉnh hay một vùng miền mà nó đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

    Trà Sơn
    (Nguồn Thanh Niên)
    =================
    Kết luận của các nhà khảo cổ, người Sa Huỳnh là cư dân bản địa ở Việt Nam nhưng sau đó tại sao họ biến đâu mất thì chưa biết



  6. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Mấy ngàn GS TS nước mình mà không có người viết 1 bài khẳng định chủ quyền VN, công bố lên các tạp chí danh tiếng trên TG nhỉ?

    Tự sướng ở đây thì ích lợi gì?
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chịu bác ạ, em không học ngành lịch sử
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tàu buôn Chăm pa thường xuyên đến Nhật vào thế kỷ 16-17
    Guangnan=Quảng Nam

    [​IMG]



    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Tiếc là các sách vở về Phù Nam và Chiêm Thành hầu như không còn gì sau khi Chiêm Thành bị tiêu diệt
    Một số sách về vương quốc cổ của Chiêm Thành
    http://books.google.com.vn/books?id=...gbs_navlinks_s
    Ngày nay người Chăm còn lại ở Việt Nam đã bỏ nghề đi biển.

    ẢNH 240- MÚA CHĂM RA ĐẢO SƠN CA
    Vũ điệu Chăm do đoàn ca nhạc Hải Đăng múa phục vụ chiến sĩ đảo Sơn Ca.
    Ảnh chụp tại đảo Sơn Ca- Trường sa- Khánh Hoà- Việt Nam
    [​IMG]
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chuyện nhà Nguyễn thưởng phạt những người đi công cán Hoàng Sa

    19/06/2011 15:27:03
    [​IMG]- Dưới thời Nguyễn, hằng năm triều đình vẫn thường cử những phái đoàn ra công cán ở quần đảo Hoàng Sa. Có những đoàn trên đường ra Hoàng Sa bị bão cuốn trôi thuyền. Nhiều đoàn thực hiện tốt công việc đã được triều đình trọng thưởng, nhưng cũng có những đoàn không tuân theo ý chỉ của triều đình đã bị phạt.


    Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 194, trang 7 và 8, năm Minh Mạng 20 (1839) chép: “Tháng 7, Viên ngoại lang Công bộ Đỗ Mậu Thưởng vâng lệnh phái đi công cán Hoàng Sa về, đem bản đồ dâng lên, vua cho là trải qua nhiều nơi, xem đo tường tất so với phái viên mọi lần thì hơi hơn. Đỗ Mậu Thưởng và các người đi cùng đều được gia thưởng áo quần và tiền”.
    [​IMG]
    Mộc bản triều Nguyễn phản ánh việc vua Minh Mạng thưởng cho phái đoàn của Đỗ Mậu Thưởng khi từ Hoàng Sa trở về
    Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 204, trang 3 và 4, năm Minh Mạng 20 (1839) chép: “Tháng 7, Phái viên đi Hoàng Sa là bọn Suất đội Thuỷ sư Phạm Văn Biện trước đây bị bão sóng làm tản mát, đến nay lục tục về tới Kinh. Hỏi, chúng nói nhờ có thuỷ thần cứu giúp. Vua sai bộ Lễ chọn địa điểm ở đồn cửa biển Thuận An đặt đàn dùng lễ Tam sinh hướng ra biển lễ tạ. Thưởng tiền cho Phạm Văn Biện và viên biền binh, dân đi theo phái đoàn có thứ bậc khác nhau”.
    [​IMG]
    Mộc bản triều Nguyễn phản ánh việc phái đoàn Phạm Văn Biện bị bão sóng làm tản mát ở Hoàng Sa
    Tuy nhiên, có những đoàn khi ra Hoàng Sa không hoàn thành nhiệm vụ khi về kinh sẽ bị triều đình xử phạt. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ tam kỷ”, quyển 49, năm Thiệu Trị năm thứ 5 (1845), chép: “Tháng 7, Ngũ đẳng thị vệ Nguyễn Hoán được phái đi đến Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tự tiện quấy rối các làng. Người cùng phái đi nêu ra để hặc. Hoán phải tội lưu đến hết bậc”.

    Từ việc triều đình phạt Nguyễn Hoán vì tội quấy rối các làng ở Hoàng Sa cho thấy rằng, đến thời vua Thiệu Trị, nhà Nguyễn đã cho di dân ra Hoàng Sa.

    Khắc Niên – Khắc Lịch
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Các vị vua VN đã xác lập chủ quyền trên biển Đông
    02/06/2011 11:59:52
    - Không chỉ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ trên đất liền, các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác định hải giới và chú trọng bảo vệ chủ quyền trên biển.

    Việc khai thác, xác lập chủ quyền và quản lý lãnh thổ trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa đã được cha ông ta tiến hành từ lâu đời. Nhiều vị hoàng đế nước Việt không chỉ coi trọng điều này vì lợi ích kinh tế mà đặc biệt hơn là vì tầm quan trọng về an ninh quốc phòng. Trong sách Đại Nam nhất thống chí đời Nguyễn đã viết: “Phía Đông có dải đảo cát nằm ngang (Hoàng Sa đảo) liền với biển xanh làm hào che, phía Tây khống chế vùng Sơn Man có lũy đá dài chồng chất giữ cho vững vàng, phía Nam kề bên tỉnh Bình Định, có sườn núi Bến Đá làm mũi chặn ngang, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh sa có thể làm giới hạn”.

    Không chỉ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, đấu tranh chống lại các hành vi xâm phạm, lấn chiếm trên đất liền, các triều đại phong kiến Việt Nam kể từ khi giành quyền tự chủ lâu dài còn xác định hải giới và chú trọng bảo vệ chủ quyền trên biển.

    Đời Lê Đại Hành đã xác định biên giới trên biển của nước Việt

    Hải giới của nước ta với phương Bắc đã được xác định từ lâu, nhưng sử liệu lần đầu đề cập đến “hải giới” một cách trực tiếp là vào năm Canh Dần (990) khi sứ Tống sang, vua Lê Đại Hành “sai Nha nội chỉ huy sứ là Đinh Thừa Chính đem 9 chiếc thuyền dẫn 300 người đến Thái Bình Quân để đón” (Đại Việt sử ký toàn thư). Trong cuốn Hành lục tập, sứ giả Tống Cảo cũng thừa nhận điều này: “Cuối thu năm ngoái, bọn Cảo chúng tôi đi đến hải giới Giao Chỉ, Nha nội đô chỉ huy sứ của Hoàn là Đinh Thừa Chính đem 9 chiến thuyền và 300 quân đến Thái Bình Trường để đón. Từ cửa sông đi ra biển lớn, xông pha sóng gió, trải bao nguy hiểm, đi nửa tháng trời đến sông Bạch Đằng...”.

    Thái Bình Quân hay Thái Bình Trường là đơn vị hành chính thời Tống, sau đổi là Liêm Châu (nay là tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).

    Lê Thánh Tông đã đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào bản đồ Đại Việt


    Bản đồ xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ, vẽ lại năm 1741 (bản sao chép của Dumoutier) có “Bãi Cát Vàng” tức là Hoàng Sa


    Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời xưa thường được cha ông ta coi là một dải đảo dài nên gọi chung bằng các tên khác nhau như Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa, Đại Trường Sa…

    Tư liệu từ triều nhà Hồ trở về trước đã bị mất mát, phá hoại rất nhiều vào thời giặc Minh xâm lược nước ta . Nhưng việc Lê Thánh Tông cho lập bản đồ toàn quốc gọi chung là “Hồng Đức bản đồ” vào năm Canh Tuất (1490), trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa, cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Đại Việt.

    Trên cơ sở “Hồng Đức bản đồ”, một nho sinh họ Đỗ Bá hiệu Công Đạo đã soạn bộ sách Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư vào khoảng năm 1630 – 1653 gồm 4 quyển, trong quyển 1 có ghi: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, dựng đứng giữa biển” và có một bản đồ vẽ nhóm đảo thuộc Quảng Ngãi, phủ Thăng Hoa với chú thích chữ Nôm là “Bãi Cát Vàng”.

    Vua Gia Long đã cắm lá cờ chủ quyền trên hải đảo biển Đông

    Sau khi lên ngôi, Gia Long - vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn tiếp tục kế thừa chính sách khai thác tài nguyên biển và bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sử sách nhà Nguyễn chỉ chép vào năm Bính Tý (1816) vua Gia Long sai người ra hải đảo biển Đông. Nhưng theo nhiều tài liệu của người phương Tây, vua Gia Long không chỉ quản lý mà còn trực tiếp ra cắm cờ tại Bãi Cát Vàng. Một cố vấn người Pháp của vua là J.B.Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng) trong cuốn hồi ký “Ghi chép về xứ Cochinchie” đã viết: “Quần đảo Paracel gồm nhiều đảo nhỏ, ghềnh và mỏm đá không có dân cư. Vào năm 1816, vị Hoàng đế bấy giờ đã tiếp nhận chủ quyền trên quần đảo này”.

    Giám mục Jean Louis Taberd thì cho biết rõ hơn, trong sách “Bức tranh Thế giới -Lịch sử và mô tả các dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán của họ” xuất bản tại Paris năm 1833, có đoạn viết: “Quần đảo Paracel mà người Việt gọi là Cát Vàng gồm rất nhiều hoang đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên… Những hoang đảo này đã được chiếm cứ bởi người Việt xưa Đàng Trong. Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không; nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài; vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”.

    Trong bài viết đăng trên một tờ báo tiếng Anh phát hành ở Bengal (Ấn Độ) năm 1849, Giám mục Jean Louis Taberd một lần nữa nhắc lại sự kiện liên quan đến vua Gia Long: “Năm 1816, Ngài đã tới long trọng cắm cờ quốc gia của ông và chính thức giữ chủ quyền các hòn đảo này mà hình như không một ai tranh giành với ông”.

    Minh Mạng - vị vua đầu tiên cho khảo sát chi tiết các đảo tại Bãi Cát Vàng

    Để biết rõ hơn về các đảo thuộc Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa và Trường Sa), theo sách Đại Nam thực lục chính biên, năm Giáp Ngọ (1834) vua Minh Mạng đã sai Đội trưởng đội Hoàng Sa là Trương Phúc Sĩ dẫn 20 thủy thủ đi đo đạc kích thước, vẽ bản đồ, đo độ nông sâu, địa thế các đảo. Kể từ đó vua đã nhiều lần cho tiến hành công việc này. Những người không hoàn thành nhiệm vụ đều bị xử phạt nghiêm khắc. Như trường hợp của Giám thành Trương Viết Soái, năm Bính Thân (1836) khi về không có bản đồ đệ trình đã bị xử “trảm giam hậu” (chém nhưng tạm giam trước)…

    Bên cạnh việc khai thác, tuần phòng trên biển, vua Minh Mạng còn cho tiến hành xây dựng nơi thờ tự (chùa, miếu), trồng cây, dựng cột, bia chủ quyền tại một số đảo vào các năm 1833, 1835, 1836… Việc cho quân đồn trú, tiến hành thu thuế và bảo vệ ngư dân cũng đã được thực hiện. Một người Anh tên là Gutzlaff trong bài viết đăng trên tập san “Á Châu hội” xuất bản ở Luân Đôn (London) năm 1849 cho biết: “Những đảo ấy đáng lẽ không có giá trị nếu nghề cá ở đó không phồn thịnh và không bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu…Tuy rằng hàng năm hơn mười phần thuyền bị đắm nhưng đánh cá được rất nhiều, đến nỗi không những bù hết mọi thiệt thòi mà còn để lại món lợi rất to. Chính phủ An Nam thấy những lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ ở chỗ này để thu thuế mà mọi người ngoài tới đều phải trả, và để bảo trợ những người đánh cá bản quốc”.

    Khải Định tái khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa


    Thượng thư Bộ binh Thân Trọng Huề


    Mặc dù chịu sự bảo hộ của Pháp, Nam triều mất quyền tự chủ, trong đó có quyền ngoại giao, nhưng về danh nghĩa vẫn là đại diện cho quốc gia nên trước các yêu sách của chính quyền Quốc dân đảng Trung Hoa và sự đề nghị cung cấp dữ kiện liên quan đến vấn đề biển Đông, ngày 3 tháng 3 năm 1925, Thượng thư Bộ binh Thân Trọng Huề thay mặt triều đình Huế đã xác nhận chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa bằng một văn thư, trong đó có đoạn như sau: “Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…”

    Trong bản báo cáo ngày 22.01.1929, Khâm sứ Pháp ở Trung kỳ là Le Fol nhấn mạnh các quyền được nước An Nam khẳng định và duy trì từ lâu trong diễn biến tranh chấp các đảo trên biển Đông giữa Trung Quốc với chính quyền bảo hộ Pháp. Ông viết như sau: “Thân Trọng Huề, nguyên Thượng thư Bộ Binh, qua đời năm 1925, trong thư ngày 3 tháng 3 năm đó, đã khẳng định rằng “Các hòn đảo đó bao giờ cũng thuộc nước An Nam. Không có gì phải tranh cãi về vấn đề này”.

    Bảo Đại, người đầu tiên thay đổi đơn vị hành chính các đảo ở biển Đông

    Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thường gọi chung bằng cái tên phổ biến là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) là một đơn vị của đất Thuận Quảng, qua thời gian được đổi tên là Quảng Nghĩa, Quảng Ngãi, Nam Ngãi. Đến đời vua Bảo Đại, việc phân tách thành hai quần đảo mới được xác lập rõ ràng hơn.

    Tháng 12.1933 các đảo Trường Sa sáp nhập vào địa phận tỉnh Bà Rịa. Đến ngày 29 tháng 2 năm Mậu Dần (1938) vua Bảo Đại ra Chỉ dụ số 10 chuyển đổi hành chính đảo Hoàng Sa: “Các cù lao Hoàng Sa (Archipel des Iles Paracels) thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam Ngãi; đến đời đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế vẫn để y như cũ là vì nguyên trước sự giao thông với các cù lao ấy đều do các cửa bể tỉnh Nam Ngãi… Nhờ sự tiến bộ trong việc hàng hải nên việc giao thông ngày nay có thay đổi, vả lại viên đại diện chính phủ Nam triều uỷ phái ra kinh lý các cù lao ấy cùng quan đại diện chính phủ bảo hộ có tâu rằng nên tháp các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên thời được thuận tiện hơn…. Chuẩn tháp nhập các cù lao Hoàng Sa (Archipel des Iles Paracels) vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên; về phương diện hành chính các cù lao ấy thuộc dưới quyền quan Tỉnh hiến tỉnh ấy”.

    Trên cơ sở đó, ngày 5.6.1938, toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký nghị định thành lập đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên và cho dựng bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa,

Chia sẻ trang này