1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu và Chiến Thắng!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Viet_Youth, 10/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    432
    Các bác ai chưa xem có thể kiếm Series Doc này xem rất hay:
    Điểm IMDB đánh giá rất cao: 9.7/10
    Sub Việt đã có đầy đủ cả 26 tập http://subscene.com/vietnamese/The-World-at-War-Mini/subtitle-445844.aspx


    The World at War
    (TV Series 1973)



    [​IMG]

    Tên phim: The World at War

    Ý tưởng kịch bản: Jeremy Isaacs

    Thể loại: Tài liệu | Chiến tranh

    Soạn nhạc: Carl Davis

    Nước sản xuất: Anh

    Ngôn ngữ: tiếng Anh, Đức, Pháp, Nhật

    Imdb đánh giá: 9.7/10

    Dung lượng: 1 season, 26 tập

    Thời lượng: 52 phút/tập

    Nhà sản xuất: Thames Television

    Kênh phát sóng: ITV

    Thời gian phát sóng: 31/10/1973 – 8/5/1974

    Website: http://www.theworldatwar.com/

    Thuyết minh: Laurence Olivier, Anthony Eden và Averell Harriman

    Các tập phim:

    1 "A New Germany (1933–1939)"
    2 "Distant War (9/ 1939 – 5/1940)"
    3 "France Falls (May – June 1940)"
    4 "Alone (May 1940 – May 1941)"
    5 "Barbarossa (June – December 1941)"
    6 "Banzai!: Japan (1931–1942)"
    7 "On Our Way: U.S.A. (1939–1942)"
    8 "The Desert: North Africa (1940–1943)"
    9 "Stalingrad (6/1942 – 2/1943)"
    10 "Wolf Pack: U-Boats in the Atlantic (1939–1943)"
    11 "Red Star: The Soviet Union (1941–1943)"
    12 "Whirlwind: Bombing Germany (9/1939 –4/1944)"
    13 "Tough Old Gut: Italy (1943–1944)"
    14 "It's A Lovely Day Tomorrow: Burma (1942–1944)"
    15 "Home Fires: Britain (1940–1944)"
    16 "Inside the Reich: Germany (1940–1944)"
    17 "Morning: (6 & 7/1944)"
    18 "Occupation: Holland (1940–1944)"
    19 "Pincers: (8/1944 – 3/1945)"
    20 "Genocide (1941–1945)"
    21 "Nemesis: Germany (2 & 5/ 1945)"
    22 "Japan (1941–1945)"
    23 "Pacific (2/1942 – 7/1945)"
    24 "The Bomb (2 & 9/1945)"
    25 "Reckoning (4/1945)"
    26 "Remember"

    Nội dung:

    Phim truyền hình tài liệu “The World of War” đề cập đến toàn bộ lịch sử Chiến tranh thế giới thứ II từ nguyên nhân mồi lửa cuộc chiến những năm 1920 đến hậu quả cuộc Chiến tranh lạnh thập niên 50. Bộ phim nhấn mạnh những câu chuyện chi tiết bên trong, những tài liệu bí mật được cất giấu tại Đức và Nhật như: chiến lược đối phó Hitler, cuộc sống chung dưới chế độ độc tài phát xít, đặc biệt tập trung chủ yếu vào người Do Thái.

    Giải thưởng:


    [​IMG]
  2. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã cho links. :-bd

    Sau một thời gian dài, theo dõi, nghiên cứu từ những chương trình như vậy [mặc dù những thông tin được đưa ra không hoàn toàn là 100% chính xác, nhưng mức độ đáng tin cậy vẫn hơn hẳn 99% những nguồn khác], tớ mới mạo muội cố gắng tóm tắt/đúc kết những gì đã thu nhận được [qua những tài liệu/thông tin từ những chương trỉnh tương tự] để mang ra đây cùng chia sẻ với các bạn. [:D]

    Rất mong được những thành viên nghiêm túc, có thiện chí [và kiến thức căn bản] chỉ bảo thêm cho. [r24)]

    http://www.youtube.com/watch?v=5CsCAI5z0yw
  3. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    Ai Cập

    [​IMG]
  4. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Khoan nói đến hệ quả tất yếu của Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ II [là Phe Trục sẽ phải thua], vì những yếu tố chiến lược [như: Công Nghệ Quốc Phòng, Hậu Phương Ổn Định...], chỉ bàn về tầm nhìn chiến lược [cũng như thiến thuật], tư duy/tâm lý tự tôn/cố chấp và hệ thốngcung cách điều hành quan liêu/độc đoán đã ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của quân đội ĐQX như thế nào--cụ thể là sự thất bại trong của Hitler trong [kế hoạch chận đứng/phản công] Chiến Dịch Overlord.

    Như đã trình bày, địa thế của chiến trường chỉ cho phép quân đội Đồng Minh đổ bộ lên hai địa điểm/vùng duyên hải: Pas De Calais hoặc Normandy.

    Tuy không thể rải quân để lập căn cứ phòng thủ cùng một lúc hai vùng biển này, nhưng ít ra [nếu Hitler có chút ít trí tuệ, đắn đo, suy nghĩ để biết được tầm quan trọng của vấn đề] thì Hitler cũng có khả năng [lập ra một bộ phận quân báo] theo dõi tình hình quân địch, cập nhật tin tức chiến trường từng giây từng phút để có thể xác định đúng đắn khi nào QĐ** tấn công, và tấn công mặt trận nào.

    Nhưng vì quá tự tin [và ngu xuẩn], nên sau khi bị lừa, thì Hitler đã "khẳng định" là Đồng Minh sẽ tấn công tại Pas De Calais, nên không thèm quan tâm đến việc "theo dõi" động tĩnh [thật sự] của quân địch nữa. Chứ cả vùng Normandy rộng lớn như vậy, HQ Đồng Minh phải sử dụng cả 7,000 tàu chiến các loại trong Chiến Dịch Neptune... nếu có quân báo, máy bay dò thám để theo dõi và báo cáo tình hình [tại chỗ] thì làm sao mà có thể bị lầm lẫn cuộc đổ bộ đó chỉ là một "Hư Chiêu" được.

    Nếu không phải là óc bã đậu, hoang tưởng hoặc vô tri... thì Hitler có lẽ đã cố tình không muốn biết.
  5. NgoiSaoDen

    NgoiSaoDen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Hjk một số nhà sử học sau chiến tranh thế giới thứ II nói rằng chiến thắng của phe Đồng Minh và thất bại của phe trục là tất yếu. Tớ nói thật là tớ chúa ghét cách lập luận như vậy, trong chiến tranh gianh giới giữa thất bại và chiến thắng vô cùng mong manh và nhiều khi lịch sử thay đổi rất nhiều chỉ vì những ngã rẽ rất nhỏ, lịch sử không có gì là tất yếu cả. Bây giờ đây rất nhiều năm sau chiến tranh khi mà chúng ta có đầy đủ các thông tin của 2 phía sau cuộc chiến chúng ta mới có đầy đủ dữ liệu để nói anh đúng ai sai, ai thành công, ai thất bại...Chứ những người trong cuộc khi ấy họ chỉ có thể quyết định dựa trên những thông tin và hiểu biết tại thời điểm đấy mà thôi. Vì vậy thành hay bại đều là tương đối mà thôi không có gì là tất yếu cả...
  6. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208

    Vote bác!
    [r2)]
  7. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý là trong một cuộc chiến quy mô như WW II thì sẽ có rất nhiều yếu tố bất ngờ có thể làm thay đổi nhiều thứ--ví dụ như Hitler chết trong lần bị ám sát hụt năm 1943...

    Dĩ nhiên là ngồi đây mà bàn chuyện đã xảy ra (Hindsight) để chê trách những thành phần đã tham gia [WW II] trong quá khứ thì có gì mà "khó", Mỹ nó gọi là Monday Quarterbacking.

    Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta không có quyền [hoặc khả năng] để phân tích, nhận định vấn đề và đi đến những kết luận [tương đối] hợp lý mà ai cũng phải đồng ý.

    Những kẻ bất tài, thua kém... thường hay dùng lý do "Thời Thế"/Ý Trời... để mà bao biện cho những thất bại của họ, nhằm phủ nhận những thành quả của người khác.

    Trong cuộc sống, Thời Thế, May Rủi (Số Mạng) cũng đôi khi khiến cho những kẻ không ra gì trở thành giàu có và quyền thế, những người tài ba, đức hạnh thì lại bị hất hủi, long đong... Nhưng tựu chung lại, May Mắn chỉ giúp bạn thoát chết, đánh bài thắng [trong lúc đó] hoậc trúng xổ số [một vài lần], chứ không thể làm bạn trở thành một người tài giỏi, luôn luôn thành công được.

    Một cá nhân muốn thành đạt, cần phải hội đủ những yếu tố căn bản và tối thiểu [như là khả năng, trí tuệ, nghị lực và ý chí...]. Một quốc gia muốn trở nên hùng cường cũng vậy [cần phải có Tài Nguyên dồi dào, Dân Trí cao, Chính Phủ/Lãnh Đạo sáng suốt...].

    Có thể trong lúc đó [@ WW II] nhiều người chưa biết, nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ [và Đồng Minh] hội đủ những yếu tố và điều kiện để chiến thắng Đức QX [và Phe Trục].

    Thời Đại Chiến Tranh Cơ Giới rồi, "Tinh Thần Chiến Đấu" không thể giúp bạn xoay đổi chiến cuộc được [cùng lắm chỉ là một vài trận đánh qui mô nhỏ].

    Những chính sách [phương án sản xuất] giúp Phe Đồng Minh đi đến chiến thắng cuối cùng gồm những khí cụ sau đây [và nhiều hơn nữa]:

    - Hàng Không Mẫu Hạm
    - B-Bombers
    - Liberty Ships
    - Jeeps
    - T-34 & Shermans
    - Mosquitos
    - RADAR
    - Hố Xí Cá Nhân
    - Đặt Nặng Khâu Cứu Hộ/Bảo Trì Quân Dụng [coi trọng sinh mạng binh lính]
    - Red-Ball Express (Hệ Thống Quân Nhu/Hậu Cần)
    - Decoders/Ảo Thuật Gia (Illusionist) để lo phần Chiến Tranh Tâm Lý
    ...

    Trên đây là một số lý do [tư duy/chính sách của Phe Đồng Minh] cho thấy họ có Tầm Nhìn Chiến Lược xa hơn, để có những quyết định/lựa chọn sáng suốt hơn Hitler và Phe Trục.

    Chưa kể đất Liên Xô quá rộng, mùa Đông khắc nghiệt, dân đông [và sẵn sàng chết theo lệnh của Stalin]; Hoa Kỳ thì tài nguyên bao la, kỹ nghệ sản xuất [đại trà] quá mạnh, mà Phe Trục không có khả năng để quấy phá Hậu Phương [Công Nghệ QP] của HK...

    Trong khi đó thì quân Ý không hết lòng hếy ý với Hitler, tham sống sợ chết, chỉ giỏi đầu hàng và trở mặt. Nhật Bản thì chỉ được cái hoang tưởng, chứ đánh nhau với Mỹ vào lúc đó mà còn phải đi xe đạp, dùng kiếm, sài súng bắn từng viên của thế kỷ trước, không có súng chống tăng [thì làm gì có tăng]... Dùng ba cái HKMH quê mùa [cải tiến] với những chiếc Zeros để đánh lén HK @ Trân Châu Cảng được một lần thôi. Sau đó là bị dập từ chết tới bị thương [thường thường là bị xóa sổ toàn bộ]...

    Mặc dù là bàn chuyện đã rồi, nhưng những dữ kiện [đã được giải mã] cho thấy ĐQX và Phe Trục phải thua là một Hệ Quả Tất Yếu, không thể khác đi được. Dù có bao nhiêu lần "If"/Nếu Như... thì Phe Đồng Minh chắc chắn cũng vẫn là kẻ chiến thắng @ WW II. Đây là một Sự Thật hiển nhiên, có thể suy ra được.
  8. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Bạn Vy cứ việc nâng bi bố Mỹ, nhưng dìm hàng Liên xô thế là không được.

    Nếu chỉ do đất rộng thì đã có bộ binh cơ giới giải quyết.
    Dân đông mà không có chiến thuật, vũ khí hiện đại thì bị phi pháo nó xơi cả như Tàu gặp Mỹ ở chiến tranh viện Triều.
    Mùa đông thì cả hai đêu chịu rét, đều cần hậu cần tốt đảm bảo sức khỏe cho binh lính, còn nếu bảo tại rét quá tăng Đức cóc chyạ được thì là do thiết kế ngú, các tướng tăng như Guderian chả học ở Nga mãi, làm gì không biết mùa đông nga là thế nào.
    Tóm lại Mỹ được cái nhiều tiền núp lùm ở xa hưởng lợi, còn về khả năng đánh đấm thì như sau đó chiến tranh viên Triều đã chứng minh, gặp Tàu cũng chỉ ngang cơ, có hơn mấy, nhể.
  9. DKSH

    DKSH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Bài viết:
    896
    Đã được thích:
    39
    haiz!^:)^^:)^^:)^^:)^ mossin, mouser là súng trường bán tự động hay súng trường tấn công mà bạn chê khẩu arisaka của nhật bắn từng viên.khẩu arisaka của nhật là mouser thu nhỏ cỡ đạn bạn ợ.đề nghị bạn nghiên cứu thêm về VK đi rồi hẵng "phán"
    p/s:đúng là t xem phim TQ,Mỹ về WW2 k bao giờ thấy lính nhật dùng SNLT thật.ko biết có phải thật ko.nếu đúng vậy t nghĩ đấy là 1 trong những nguyên nhân nhật mất ưu thế trước Mỹ.
    Nhật mà đi xe đạp thời đấy thì TQ nó bò à =))=))=))=))=)).Nhật ko có tăng á [:P][:P][:P][:P] hỏi google hay wiki nhà bạn đi.
    zero t ko rõ lắm.bác nào vào phân tích hộ
    bạn chứng minh HKMH của nhật là quê mùa đi
  10. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Nhật có lục liên chứ:
    Nambu type 100:
    [​IMG]


    Tuy nhiên sốl lượng sản xuất ít đến cuối 1945 là 24000-27000 khẩu.
    Tuy nhiên theo các mặt trận Nhật tham gia thì trên bộ đánh với Tàu kém hơn về kỹ thuật quân sự nói chung nên chỉ dùng các vũ khí cổ đã đè bẹp quân Tưởng.
    Trên biển thì mới là mặt trận thi đấu với Mỹ thì ăn nhau ở hải quân.

    Vì thế nên súng thì có nhưng không sản xuất đại trà.

Chia sẻ trang này