1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

WW II: Chiến Lược, Chiến Thuật, Chiến Cụ, Chiến Sỹ, Chiến Đấu và Chiến Thắng!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Viet_Youth, 10/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. deckelrand

    deckelrand Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    132
    Trước giờ mình cứ tưởng lợn thì thích tìm những lý lẽ nghiêm túc để vật cho bẩn, không ngờ có con hạ cấp hơn chỉ dám tìm những câu đùa, còn những thứ nghiêm túc thì chả dám bén mảng đến. Tank Đức mà dày như da mặt con này thì Đức đâu đến nỗi thua :))

    Đùa thôi. Thấy bác VY lúc người ta bàn nghiêm túc về chiến thuật chính của MC và blitzkrieg như MC chỉ vờn quanh, tìm điểm yếu chọc, chọc không được thì rút...so với đánh thẳng thừng, đánh mạnh,phải nhanh, phải thắng của Blitzkrieg khác một trời một vực...thì VY không dám hó hé câu nào, hay có người chỉ ra mức ác liệt, chiến dịch, chiến thắng các chiến lược, thành quả của VN so với Taliban ngay trước mặt VY, VY cũng lờ đi, chỉ dám trích vài câu đâu đâu lảng cho qua chuyện.
  2. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua HC/Military có một chương trình về Mông Cổ (Barbarian: The Monguls), trong đó thuyết trình viên cũng có nói rằng Thành Cát Tư Hãn và cách hành quân của ông ta (Quân MC) đã được các tướng lãnh, học viện quân sự [Tây Phương] học hỏi và nghiên cứu cho mãi đến ay. Blitzkrieg cũng được thừa hưởng những tinh hoa của Kỵ Binh MC...

    Trong một chương trình khác, lính lái tăng [PBM Bradley] của Mỹ đã kể lại rằng, khi các tù binh Iraqui được đưa lên xe, họ ngạc nhiên hỏi rằng, "Tại sao các ông lại treo hình [Rommel] kẻ cựu thù của mình (Phe Đồng Minh) trong đây?"; và anh này đã cười khẩy, nói thêm: "Mẹ kiếp, nếu tụi bây biết [ngưỡng mộ] học hỏi ông ta thì đâu có bị tụi tao đánh cho tan tành xác pháo như vậy..."

    Người trưởng thành, tự tin [và thành đạt] thì luôn khiên tốn và biết ngưỡng mộ cái hay cái đẹp, kể cả thành quả của kẻ thù của họ. Còn bọn trẻ con, tiểu nhân, háo thắng thì lại thích "dìm hàng" người khác để tự đưa mình lên...

    Nhưng tựu chung thì cũng chỉ là tự sướng [với nhau] mà thôi. Không biết đúng sai [Sự Thật] thì làm sao mà có thể tự sứa mình để khá lên được?

    Dù Hoa Kỳ thắng ĐQX, nhưng họ vẫn tôn vinh, học hỏi những cái hay cái đẹp của người Đức [và chịu khó thâu phục nhân tài của Đức], cho nên mới có được ngày nay.

    Xem một số @@@ post bài trong đây, lên giọng thánh tướng cứ như là bố đời [mở miệng là Nga Ngố với Mèo Hoang này nọ]. Đang là một nước nhược tiểu [và nghèo đói], mới chỉ khá lên được tí xíu nhờ ADB mà đã vậy. Không biết nếu được sinh ra là con dân của Nhật, Anh, Nga hoặc Mỹ thì những @@@ này còn thánh tướng đến độ nào nữa.

    Khâm Phục!! ^:)^
  3. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Cứ ngồi nghe vô tuyến chữ được chữ mất rồi phán hả VY[:P].

    Blitzkrieg là dùng tổ hợp các yếu tố giap bảo vệ+tốc độ+hoả lực để đột phá qua phòng tuyến và phát triển sâu.

    Kỵ binh mông cổ có tốc độ hoả lực nhưng giáp ra sao?

    Trận nào kỵ binh Mông cổ đột phá qua trận tuyến phòng ngự có chiều sâu của đối phương?
  4. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
    VY còn bị đồng bọn chửi vào mặt cơ mà bác,đủ thấy trình VY đến đâu rồi
  5. GT13E1

    GT13E1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/01/2011
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Để hôngson dạy lại cho gà về Mongolian heavy cavalry nhỉ
  6. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Bởi vậy mới nói.

    Người ta đã bảo Blitzkrieg là cách/lối phối hợp những quân cụ hiện đại để "Đánh Phủ Đầu", hành quân thần tốc, đánh bật/chiếm những mục tiêu chiến lược/đối tượng quan trọng... để đạt thắng lợi mà không cần phải dùng tổng lực [tất cả quân lực] dây dưa/giành co với địch. Điển hình là dùng Panzer vượt qua rặng núi Ardennes để tiến vào Paris, thay vì giàn trận, so găng để đánh tan Tuyến Phòng Thủ Maginot Line.


    http://en.wikipedia.org/wiki/Blitzkrieg

    Dẫn chứng chi tiết [thực tế trong WW II] để chứng tỏ Blitzkrieg KHÔNG PHẢI là cách hành quân của Quân Mông Cổ... thì đủ chứng minh khả năng nhìn nhận sự việc của @ này cao đến đâu rồi. ^:)^
  7. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Bảo đưa dẫn chứng chứng mình thì lôi wiki ra trốn[:P].

    Thế quân Mông Cổ dùng Blỉtkiẻg trong trận nào???
    Xong lại trổ tài nói đổng nói vu vơ như làm thơ.

    Đây gọi là chiến thuật BlitzkVY: lảng tránh luận điểm chính, cắn trộm vào những chi tiết, thò ra những câu ú ớ ngẩn ngơ cho qua trang rồi ...lại thế;))

    Chả thấy giống chiến thuật của ai.
    Chiến cụ có mỗi wiki với mấy chương trình vô tuyến :))
  8. NgoiSaoDen

    NgoiSaoDen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của bạn dài quá tớ tạm trả lời 1 vài ý nhé:
    - "Một cá nhân muốn thành đạt, cần phải hội đủ những yếu tố căn bản và tối thiểu [như là khả năng, trí tuệ, nghị lực và ý chí...]. Một quốc gia muốn trở nên hùng cường cũng vậy [cần phải có Tài Nguyên dồi dào, Dân Trí cao, Chính Phủ/Lãnh Đạo sáng suốt...]"
    + Nhật Bản là Cường Quốc từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mà không thể nói hồi đó họ có dân trí cao và tài nguyên dồi dào được. Theo tớ bạn các điều kiện bạn nêu còn thiếu để một đất nước trở thành cường quốc đó là những nhà cải cách tiên phong như Fukuzawa Yukichi, Meiji Thiên Hoàng...của Nhật Bản, Otto Von Bismarck của Phổ...
    + Tiềm lực tổng lực của Đồng Minh có thể cao hơn phe Trục tuy nhiên cho đến năm 1941, Mỹ chưa tham chiến, Toàn bộ Châu Âu hoặc là vùng chiếm đóng hoặc là đồng minh của Đức ngoại trừ Anh. Liên Xô đã mất toàn bộ Ukraina (nơi cung cấp nông sản chính, vựa lúa mỳ của Liên Xô) Belarus và một phần lớn phần lãnh thổ Châu Âu của Liên Xô (nơi tập trung phần lớn ngành công nghiệp của Liên Xô). Gần như toàn bộ Châu Âu công nghiệp hóa nắm trong tay phe Trục, chưa kể Đức có thể huy động toàn bộ nền công nghiệp Quốc Phòng của Pháp vốn dĩ cũng rất mạnh.
    Nhật Bản đã chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Mãn Châu...và một phần của Trung Quốc (để bổ sung cho các tài nguyên thiếu thốn trong nước). Vì vật tớ nghĩ cho đến năm 1941 tương quan lực lượng Đồng Minh chưa hẳn đã hơn phe Trục. Bạn có thể nói tuy Mỹ không tham chiến nhưng cung cấp nhu yếu phẩm cho Liên Xô và Anh, tuy nhiên tớ nghĩ một mình Mỹ lúc đó sức sản xuất không thể bằng toàn bộ Châu Âu được đồng thời để hàng viện trợ đến được Anh, Liên Xô các tàu vận chuyển sẽ phải vượt qua Đại Tây Dương.
    +
    Về chính sách và chiến lược: Các nước phe Trục đã chuyển bị chiến tranh tổng lực từ những năm 1930, đặc biệt là Đức và phần nào đó là Nhật. Đức đã chuẩn bị rất tốt trước khi chiến tranh xảy ra, về lục quân Đức có lực lượng bộ binh cơ giới hóa và tăng thiết giáp cực kỳ hiện đại có lực lượng thông tin liên lạc phối hợp giữa các lực lượng. Không quân Đức đứng đầu thế giới, hải quân Đức không đủ tiềm lực cạnh tranh với Đồng Minh vì vậy họ phát triển binh chủng tàu ngầm. Về chiến lược và chiến thuật trong giai đoạn đầu của cuộc chiến quân Đức cũng vượt trội hơn các nước Đồng Minh (Nước Pháp một trong các trụ cột chính của Đồng Minh thất trận trong 1 tháng, lực lượng viên chinh Anh thiệt hại nặng nề, mất toàn bộ các trang thiết bị hạng nặng, Liên Xô cũng thiệt hại nặng nề trong các trận Minsk và kiev mất hàng triệu quân...). Quân Đức cũng đã áp sát Moskva có nơi chỉ còn cách 20km, Liên Xô trụ cột lớn nhất của Đồng Minh lúc này đứng trước thời điểm tồn vong. => Như vậy có thể thấy phe Trục không phải không có cơ hội chiến thắng.
    Sau này, nhiều sử gia Liên Xô nói rằng với tiềm lực lớn hơn, tinh thần cao hơn, chính nghĩa cao hơn, lý tưởng cao hơn...chiến thắng của Liên Xô là điều tất yếu. Thực ra tứ nghĩ đây là một điểm ngoặt của cuộc chiến, vì lúc đó Liên Xô đang liên tục thất trận Belroussia, Kiev, Smolenska thiệt hại hàng triệu quân, các nhà máy chuyển từ phía Tây sang phía Đông chưa kịp sản xuất, vũ khí, quân nhu và lương thực đều thiệt hại nặng nề...Nếu lúc này Hitler không quá tự tin vào chiến thằng điều thêm các sư đoàn thiết giáp đang đóng ở Pháp sang, hoặc ít nhất là điều thêm quân của các nước chư hầu Ý, Rumani, Hungari...và nhất là không yêu cầu quân Nhật tấn công Liên Xô từ phía Đông một cách mạnh mẽ hơn theo đúng các điều khoản của hiệp ước phe Trục thì tính thế có thể đã khác. Khi biết chắc chắn Nhật Bản không tấn công, Liên Xô đã rút các đạo quân tinh nhuệ của mình từ Viễn Đông về và đánh bật quân Đức ra khỏi Moskva.
    Sai lầm của Hitler tại thời điểm này là quá tự tin vào sức mạnh của quân Đức và coi thường sức mạnh của Liên Xô, coi thường sức mạnh của quân chư hầu và Đồng Minh Nhật Bản.
    => Tớ lấy ví dụ như thế để chứng minh rằng trong chiến tranh không có gì là tất yếu, một sai lầm của 1 cá nhân có thể làm thay đổi cán cân 2 bên và làm thay đổi lịch sử thế giới. Thực tế tại tời điểm 1941 rất nhiều lãnh đạp Anh - Mỹ đã cho rằng việc Liên Xô thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian, các lãnh đạo tối cao của Liên Xô cũng đã tính tới việc rút khỏi Moskva.
    - Một ví dụ nữa tớ muốn nói đến để chứng minh rằng không có gì là tất yếu và lịch sử đôi khi thay đổi bới những sự kiện hết sức ngẫu nhiên đó là: Khi Hitler quyết định tiến công vào Nam Tư một đất nước nhỏ bé và không thực sự có vị trí quan trọng vì những lý do mang tính cá nhân và do đó rời kế hoạch tấn công Liên Xô lại 4 tuấn và ảnh hưởng hết sức to lớn đến kết cục của cuộc chiến. Có thể mùa đông cực lạnh của nước Nga không phải là lý do chính nhưng là một lợi thế hết sức quan trọng của Liên Xô, nhiệt độ xuống thấp khiến cho xăng cũng bị đông cứng và ảnh hưởng rất mạnh đến tính cơ động của các đạo quân thiết giáp, xương sống của lục quân Đức Quốc Xã.
  9. Viet_Youth

    Viet_Youth Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Hitler vẫn luôn coi thường Dân Nga, như là một chủng tộc hạ đẳng, chỉ đáng làm tôi tớ cho Dân Đức (Aryan Race), và coi Nước Nga [từ thời Peter "Đại Đế"] chỉ là một xứ sở kém văn minh, lạc hậu... so với Âu Châu.

    Hắn [hoang] tưởng rằng có thể đánh tan quân đội Liên Xô và chiếm LB Sô Viết trong vòng sáu tuần [tương tự như cuộc chiến xâm lược Pháp].

    Khoan nói về con người của Stalin [những cuộc thanh trừng nội bộ], không bàn về sự độc đoán [ác] của nhà lãnh tụ độc tài này, thì phải công nhận Stalin có khả năng hoàn toàn kiểm soát Liên Sô, và có thể phát động [ra lệnh] một cuộc chiến tranh nhân dân, hy sinh đến người dân cuối cùng.

    Tuy nền KHKT không được phát triển như các nước Âu Châu và Hoa Kỳ, nhưng Liên Xô có một hậu phương bao la [kể cả tài nguyên và nhân lực]. Khi Đức QX phát động chiến tranh, LX còn phải nhượng đất để vay quân cụ/vũ khí từ HK [như là xe Jeep, Shermans & P-39...]. Nhưng từ khi bắt đầu phản công @ Stalingrad, LX bắt đầu sản xuất/sở hữu một số lượng vũ khí chiến lược tối tân và uy lực hơn hẳn Phe trục--điển hình nhất là T-34 và Il-2 Shturmovik (Black Death).

    Mặc dù các nhà khoa học và kỹ sư ĐQX đã đi trước thế giới một bước, khi nghiên cứu và phát triển những loại máy bay phản lực [Me-262] và "Cánh Bay" (Flying Wing) [Me-163]. Nhưng những vũ khí này vẫn còn trong tình trạng đang nghiên cứu [chưa hoàn chỉnh] hoặc mới chỉ sản xuất được một số lượng rất ít, không có ảnh hưởng đủ để làm xoay đổi kết quả của cuộc chiến.

    Đức QX dốc gần hết toàn lực, tấn công LX với khoảng 2,500 tăng các loại [chủ yếu là Panzer III & IV] sau này Liên Xô có thể sản xuất 2,000 T-34 một tháng [trong khi hậu phương Đức càng ngày càng kiệt quệ]. Goering tuyên bố Luftwaffe sẽ "bình định" LX với khoảng 2,000-3,000 máy bay các loại [chủ yếu là Messerschmitt Bf-109 [từ thời Chiến Tranh Tây Ban Nha]; sau này, Liên Xô sản xuất tổng cộng khoảng 40,000 Il-2 [và còn tiếp tục làm thêm rất nhiều số lượng máy bay khác kể cà Bom Nguyên Tử, sau WW II, trong quá trình Chạy Đua Vũ Trang với Hoa Kỳ]. Chỉ qua so sánh các số liệu [Công Nghệ Quốc Phòng] này, ta có thể thấy được kết cuộc thảm bại của Phe tru5c là một hệ quả tất yếu, không thể xoay ngược được.


    PS:
    Mình posted bài này xong mới đọc thấy post của bác NSĐ.

    Cám ơn bác đã tham gia thảo luận [một cách tích cực]. =D>:-bd

    Những nhận định quan điểm của bác cũng khá chính xác, nhưng không hẳn "phản bác" được hoàn toàn "quan điểm" của tớ đâu. [:D]

    Từ từ tớ sẽ trả lời bác từng điểm một [và giải thích tại sao] sau nhé. [r24)]
  10. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Vy chưng nguồn ra xem P 38 bay ở Liên Xô lúc nào cái????

Chia sẻ trang này