1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ và Các Giá trị Mỹ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NgoiSaoDen, 07/06/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Mỹ có số người phải ngồi sau song sắt nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

    Con số này có thể khiến nhiều người sửng sốt.

    Có khoảng 2,3 triệu người Mỹ đang bị cầm tù, và 5,1 triệu người khác đang được tạm tha và trong giai đoạn theo dõi.

    Cộng lại, có khoảng 7,4 triệu người Mỹ đang phải chịu những án phạt; điều này có nghĩa là số tù nhân còn cao hơn dân số của 38 bang tính riêng lẻ.

    Trước năm 1970, tỷ lệ người ngồi tù của Mỹ tương đương với nhiều nước khác.

    Nhưng số kẻ bị cầm tù tại Mỹ đã tăng gần gấp 3 lần sau ¼ thế kỷ, khiến cho tỷ lệ này tại Mỹ cao nhất thế giới – cao gấp gần 5 lần mức trung bình trên thế giới, cao hơn cả Nga và Trung Quốc.

    Với chỉ 5% dân số thế giới, Mỹ có 25% số tù nhân trên toàn cầu.

    Glenn Loury thuộc đại học Brown nói: “Hệ thống nhà tù tại Mỹ hiện tại là chưa từng có trong lịch sử".

    Tiên sư! Thế mà suốt ngày nó cắm mặt vào VN "quan ngại sâu sắc", rồi thì "thả lập tức và vô điều kiện toàn bộ tù nhân lương tâm". [​IMG]

    Không thể tưởng tượng được. http://vtc.vn/311-303969/quoc-te/bang-florida-my-ra-luat-cam-yeu-voi-dong-vat.htm Thế mới biết trước giờ lối sống của 1 bộ phận dân cư nước Mỹ là bệnh hoạn và kinh tởm đến thế nào! :-)
  2. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ NHÂN QUYỀN CỦA MỸ

    Ngày 3-3 năm 2002, Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố bản phản bác “Báo cáo nhân quyền năm 2004” của Mỹ đối với hơn 150 nước, và đưa tin sự thật về quyền và dân chủ ở nước Mỹ.

    VỀ TỰ DO VÀ AN TOÀN TÍNH MẠNG:

    Theo báo cáo của Bộ Tư Pháp Mỹ công bố ngày 29/ 11/ 2004, năm 2003 số vụ tội phạm của công dân mỹ từ 12 tuổi trở lên gần 24 triệu vụ. trong đó có 1.381.258 vụ cướp của, giết người; trung bình cứ 100 ngàn người thì có 475 vụ, nhưng theo tin của hãng AP (Mỹ) đưa tin ngày 24- 6- 2004 cho biết, chỉ tính riêng thành phố Chicago trong năm 2003 đã xảy ra 598 án mạng.

    Bang Cô-lum-bi-a đã xảy ra 41738 vụ, thủ đô Oasinton có 198 người bị sát hại, nghĩa là cứ có 10 nghìn người thì có 35 người bị sát hại, tại thành Phố Đi-troi chỉ có một triệu dân nhưng đã xãy ra 18.124 vụ án hình sự, trong đó có 366 vụ mưu sát và 814 vụ hiếp dâm, cứ 100 nghìn người thì có 41 người bị sát hại, thành phố Ban-ti-mo, tỉ lệ bị sát hại đã lên đến 43 người / 100 nghìn người. Ngoài ra, theo báo chí, tính đến 4-9-2004 , số người thiệt mạng trong các vụ trọng án tại thành phố Chi- ca – go là: 368 người.

    Tờ nước Mỹ ngày nay, ngày 16-7-2004, cho biết ở nước Mỹ, trung bìng cứ mỗi tuần lại có một nhân viên bị đồng nghiệp giết, 25 người bị thương nặng ngay tại nơi làm việc. Theo tờ thời báo Cincinnati ra ngày 12-11-2004, trung bình hàng tuần có khoảng 17 người chết tại các nhà máy, mỗi ngày xảy ra 5.500 vụ bạo lực.

    Mỹ tự xưng là “Thiên đường của người tự do” nhưng số ngưòi bị tước đoạt tự do chiếm tỉ lệ lớn nhất thế giới. Theo số liệu điều tra của cục liên bang Mỹ công bố tháng 11- 2004, năm 2003, số người bị bắt giữ là: 13,6 triệu lụơt người, cứ 100 nghìn người thì có 4.691,1 bị bắt.

    Theo thống kê của bộ tư pháp Mỹ, năm 1980 đến năm 2000, số người bị bắt giam 2 triệu người. trung bình cứ 142 người Mỹ thì có một người sống trong song sắt.

    Nếu tính cả người mãn hạn ra tù và những người chờ thi hành án thì nước Mỹ có khoảng hơn 6 triệu tù nhân.

    Nhà tù đã trở thành một trong những ngành mang lại lợi nhuận, tổng giá trị lao động và sản phẩm do tù nhân Mỹ làm ra gần 1,1 tỉ USD năm, số nhân viên làm việc trong các nhà tù 530 nghìn người chi đứng sau công ty xe hơi General Motors (Jen-noran môtô).

    Ở Mỹ có hơn 100 nhà tù tư nhân ở 27 bang và 18 công ty quản lý nhà tù tư nhân.

    Từ năm 1980 đến 1994. Theo thời báo Lot-an-gio-let ra ngày 15-08-2004, 25 năm qua, hệ thống nhà tù của Mỹ đã bị tòa án xử phạt vì tội ngựơc đãi tù nhân, quá tải không đảm bảo về ăn uống và y tế như treo phạm nhân lên tường, trói chân tay, làm nhục họ bằng lột hết quần áo của phạm nhân nam trước mặt phạm nhân nữ. phạm nhân nữ vẫn bị còng tay khi khám bệnh hoặc điều trị.

    Theo thống kê ở Mỹ các phạm nhân giam tại các “siêu ngục tù”, họ phải sống trong một không gian rất nhỏ, không được gặp người thân, hằng ngày chỉ được ra ngoài một giờ. Theo thời báo Niu Ooc ra ngày 12- 10-2004 có 13% phạm nhân tại các nhà tù ở Mỹ bị xâm hại giới tính, 21% phạm nhân trong các nhà tù tại 7 bang miền tây nước Mỹ bị xâm hại giới tính ít nhất một lần sau khi vào tù. Tỉ lệ phạm nhân nữ bị nhân viên quản giáo cưỡng dâm rất cao, cứ 4 phạm nhân nữ thì có 1 người bị hại.

    CÁC QUYỀN TỰ DO VỀ CHÍNH TRỊ

    Hoa kỳ tự cho mình là “ chuẩn mực về dân chủ”, nhưng nền dân chủ Hoa kỳ thực ra chỉ dành cho tầng lớp giàu có.

    Các cuộc bầu cử tạI Hoa kỳ trên thực tế chỉ là cuộc chạy đua về tiền bạc: bầu cử tổng thống năm qua đã ngốn gần 4 tỉ USD, chi phí trung bình chạy đua vào thượng viện năm 2004 khoảng 2.518.750 USD, cao nhất là 31.488.821 USD; chi phí trung bình cho các cuộc chạy đua vào hạ viện tốn 511.043 USD.

    Bộ luật bầu cử Help American Vote (heop a-me- ri-can-vốt) mới được chỉnh sửa 2004 yêu cầu các cử tri phải trình hàng loạt các giấy tờ như hộ tịch hoặc chứng minh thư khiến cho hàng nghìn người vô gia cư mất quyền bầu cử.

    Hoa kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới áp dụng chính sách không cho những ai đã mang tiền án, tiền sự tham gia bỏ phiếu, khiến cho khoảng 5 triệu người đã từng có tiền án tiền sự ( 3 % đàn ông da đen mất quyền bỏ phiếu ).

    Đài BBC hôm 22/12/2004 cho hay trong suốt quá trình bầu cử, người da đen thường nhận được những truyền đơn với nội dung đe doạ là họ sẽ bị bắt ngoài các điểm bỏ phiếu nếu như họ đang nợ tiền nhà, tiền điện hoặc tiền phạt đỗ xe.

    Tự do báo chí ở Hoa Kỳ cũng là đạo đức giả, trong một bài bình luận ra ngày 30-3-2004, tờ Thời báo niu-Oóc đã khẳng địng các thông tin vu khống đã vượt qua ngưỡng chưa từng có trong lịch sử của quốc gia này; chính phủ sẵn sàng lạm dụng quyền lực bất cứ khi nào có nguy cơ bị chỉ trích.

    Ngày 16/07/ 2004, bộ ngoại giao Hoa kỳ đã ra một quy định tất cả phóng viên nước ngoài phải rời khỏi Hoa kỳ trong thời gian chờ hạn VISA.

    Trong một trường hợp khác, tám phóng viên gồm Jim Taricani của đài truyền hình Providence, Đảo Rhode, cộng tác viên cho NBC, Ji***h Mliler của tờ thời báo Niu- Oóc và Marthew Cooper của tờ thời báo bị kết tội tiết lộ thông tin được cho là mật.

    Tờ thời báo Niu-Oóc ra ngày 10/11/2004 khẳng định rằng qua những sự việc nêu trên, quyền tự do báo chí đã bị vi phạm một cách trắng trợn.

    Đầu tháng 5/ 2004, một nữ phóng viên người Anh bị ách lại tại sân bay lốt An-gio-let bị thẩm vấn và kiểm tra người sau đó bị còng tay bị giữ khoảng 24 giờ đồng hồ trước khi được trở vế Anh.

    QUYỀN LỢI VỀ KINH TẾ VĂN HOÁ XÃ HỘI

    Mỹ là nước không tham gia “công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá”.

    Theo tờ ánh dương Ban-ti-mo ra ngày 6/7/2004, người nghèo ở Mỹ chiếm 90% dân số, sự phân tầng đã trở thành có “hai nước Mỹ.

    Theo tờ nhật báo phố Uôn ngày 15-6-2004 phát hiện những người giàu nhất nước Mỹ chiếm 1 % nhưng đã nắm giữ 53 % hơn 1/3 tổng tài sản trong cả nước.

    Theo số liệu của cục điều tra dân số Mỹ công bố 2004 tỉ lệ nghèo 12,5 %, nghĩa là cứ 8 người Mỹ thì có một người sống dưới mức nghèo khổ.

    Theo thống kê ở Mỹ hiện có 3,5 triệu người không có nhà ở, riêng thành phố Sandiego có khoảng 8.000 người không có nhà ở, còn nếu nằm ngủ ngoài vỉa hè thì bị coi là hành động phi pháp và bị bắt giữ.

    VỀ NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC:

    Theo người bảo vệ (Anh) ngày 90/2004, thu nhập bình quân của một gia đình người da trắng cao hơn 11 lần so với gia đình gốc Mỹ Latinh, 15 lần so với một gia đình gốc Phi.

    Gần 1/3 các gia đình gốc Phi và 26% các gia đình gốc Mỹ Latinh có thu nhập thực tế âm.

    74% các gia đình da trắng có nhà riêng trong khi các gia đình gốc Phi và Mỹ Latinh chỉ là 47%.

    Giá trị căn hộ của người da đen chỉ bằng 65 % giá trị căn hộ của người da trắng. việc thế chấp để vay tiền mua nhà của người da đen thường bị từ chối cao gấp 2 lần so với người da trắng.

    Tỉ lệ người bị tử vong do ốm đau, tai nạn và bị sát hại người da đen cao gấp 2 lần so với người da trắng.

    Người da đen không những chỉ ít cơ hội có việc làm mà cùng một việc làm nhưng thu nhập cùng một việc làm cũng thấp hơn người da trắng, vì vậy đã gây nên nhữnh xung đột thàm kiến chủng tôc hầu hết thường nhắm trực tiếp vào người da trắng, là nguyên nhân của một nửa trong số 7.498 tội ác năm 2003, theo FBI cũng quy trách nhiệm cho thành kiến chủng tộc đối với 3.844 trường hợp phạm tội năm 2003.

    Thành kiến chủng tộc cũng thường gặp trong lĩnh vực tư pháp.

    Tỷ lệ người da màu bị kết án hoặc ngồi tù cao hơn cùng tội so với người da trắng.

    QUYỀN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

    Theo điều tra của cục LB Mỹ (FBI), năm 2003, Mỹ có 93.233 trường hợp bị hiếp dâm.

    Cứ 100.000 phụ nữ thì có 62,2 người là nạn nhân của tác vụ hiếp dâm.

    Thống kê chỉ ra rằng cứ 2 phút có một phụ nữ bị quấy rối ******** và cứ 6 phút lại có một phụ nữ bị hiếp dâm.

    Số phụ nữ bị ngược đãi và điều trị ở trung tâm cứu trợ đã vượt quá số một triệu người mỗi năm.

    Hơn 1.500 phụ nữ ở Mỹ bị chồng, người tình giết mỗi năm. (Theo Mileno của Mê-hi-co ngày 26-9-2004).

    78% phụ nữ Mỹ ít nhất một lần trong đời trở thành nạn nhân của các vụ này.

    79% phụ nữ bị lạm dụng ******** ít nhất một lần.

    Một cuộc điều tra được viện tư pháp quốc gia Mỹ tiến hành vào tháng 11-2004 cho biết 88% phụ nữ Mỹ có quan hệ ******** hoặc trở thành nạn nhân của ******** và 64% phụ nữ trải qua 2 trường hợp.

    Theo thông báo của Uỷ Ban Cơ hội việc làm công bằng của Mỹ chống nạn quấy rối phụ nữ, trong thập kỉ qua các trường hợp trên tăng 22%.

    Theo tờ bưu điện Oa-sin-ton ngày 3-6-3-2004, từ năm 1999 đến 2002, số vụ kiện tụng về tội phạm ******** trong quân đội Mỹ tăng 19%, từ 658 vụ lên 783 vụ.

    Số vụ hiếp dâm cũng tăng 25%, từ 356 vụ tăng lên 445 vụ.

    Từ năm 2002 đến năm 2003, con số này tăng trung bình 5%.

    Tờ Người Bảo Vệ Anh ngày 25-10-2004 đưa tin, cuối tháng 9-2004, quỹ Miles đã phải xử lý 242 trường hợp từ giữa tháng 9-2002 đến tháng 8-2003 về những vụ nữ quân nhân Mỹ bị hiếp dâm, hoặc bị quấy rối ******** ở Irắc, Cô-oet, Ba - ren,Ap-ga-ni-xtan là 431 trường hợp.

    Theo tờ Mặt trời ngày 16-7-2004, số vụ ngược đãi phụ nữ ở Mỹ tăng 12% trong thập kỷ qua.

    Năm 2004 xảy ra 2 vụ thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận.

    Đó là vụ kiện của 1,6 triệu nữ nhân viên làm việc tại Wal -mart và 340 nữ nhân viên của công ty Morgan Stanley.

    Phụ nữ và nam giới làm cùng chung một công việc như nhau, nhưng mức lương lại được trả không công bằng như nhau.

    Các thống kê của bộ lao động Mỹ vào tháng 1-2004 cũng cho thấy: một phụ nữ làm việc cả ngày chỉ kiếm được số tiền bằng 81,1 % của nam giới cùng làm một công việc như nhau.

    Tờ diễn Đàn Chi-ca-go ngày 27-08-2004 cho biết, tỷ lệ phụ nữ nghèo chiếm 12,4 % số phụ nữ.

    Chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ Mỹ còn ở mức thấp.

    Luật nghỉ phép y tế gia đình Mỹ quy định nghỉ phép không được trả lương cho việc sinh con.

    Tờ diễn đàn Chi-ca-gô ngày 27-08-2004 cho biết, số trẻ em nghèo tăng từ 12,1 triệu năm 2002 lên 12,9 triệu năm 2003, trung bình mỗi năm tăng 0,9%.

    Khoảng 20 trịêu trẻ em sống trong những gia đình có thu nhập thấp (Theo AP Oa-sin-ton ngày 12-10-2004).

    Ở Ca-li-for-ni-a, cứ 6 trẻ em có một trẻ em không được bảo hiểm y tế.

    Tờ thời báo Lốt An-gio-let ngày 6-5-2004 thành phố này có khoảng 8.000 trẻ em lang thang.

    Mỗi năm có khoảng 400 nghìn trẻ em ở Mỹ buộc phải *******.

    Những trẻ vô gia cư hầu hết bị lạm dụng ********.

    Các báo cáo về lạm dụng ******** trẻ em cho thấy, năm 1998 là 4.573 trường hợp năm 2003 là 81.987 trường hợp.

    Theo tờ nước Mỹ ngày nay ngày 27-2-2004, và theo một nghiên cứu của các đức giám mục Thiên Chúa giáo Mỹ năm 2004 những vụ Xì-căng-đan về các giáo sĩ quấy rối ******** trẻ em có 765 giáo sĩ thiên chúa giá bị buộc tội quấy rối ******** trẻ em.

    Tổ chức này cho rằng từ năm 1950 đến 2002 , hơn 10.600 bé gái và bé trai bị 4.400 giáo sĩ lạm dụng ******** (Theo AFP ngày 17-2-2005).

    Hơn thế nữa, mỗi năm hơn 4,5 triệu trẻ em ở Mỹ bị lạm dụng trong các vườn trẻ và vườn trường với tỉ lệ khoảng 10 %.

    VỀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN CÁC CÔNG NƯỚC NGOÀI

    Năm 2004 quân nhân Mỹ đã bị tố cáo lợi dụng và xúc phạm nhân phẩm các tù nhân I-rắc như bắt tù nhân trần truồng, bịt mặt họ bằng quần lót của phụ nữ, khoá cổ họ bằng dây lưng, và bị kéo lê trên mặt đất, cho chó nghiệp vụ cắn, đánh đập tù nhân bằng roi da, cho điện giật, đâm kim vào người, đổ hoá chất có chứa phốt-pho vào vết thương.

    Thậm chí chúng còn ép một tù nhân ở truồng chơi trò kim tự tháp bằng người, trong khi chúng đứng trên nóc và tiểu tiện xuống người họ.

    Hơn 100 cựu quan chức cấp cao của chính phủ và quân đội I-rắc cũng bị quân đội Mỹ giam giữ đặc biệt, họ phải sống trong bóng tối, một ngày chỉ được ra ngoài 2 lần trong ngày mỗi lần 20 phút để tắm hoặc đi vệ sinh.

    Có 07 trẻ em bị giam giữ trong 7 nhà tù của quân độ Mỹ ở Áp-ga-nix-tan.

    Những trẻ em này không được phép liên lạc với gia đình, thời hạn ở tù lại không xác định, cũng không rõ ngày những đứa trẻ này được xét xử tại toà.

    Một quan chức Mỹ làm việc tại nhà tù Abu-Gra-ip tố cáo một số lính Mỹ lạm dụng một số trẻ em, quấy rối ******** các trẻ em gái.

    Dã man hơn lính Mỹ còn chó nghiệp vụ doạ dẩm tù nhân trẻ em sợ hãi đến mất kiểm soát tiêủ tiện.

    Quân đội Mỹ cũng vi phạm công ước viên về quan hệ ngoại giao khi giam giữ 2 nhà ngoại giao Pa-lex-tin ở I-rắc cùng với 90 người khác trong nhà tù Abu Gra-ip.

    Họ phải sống trong nhà tù này một năm trong những điều kiện sống hết sức tồi tàn.

    ICRC cũng khẳng định hành động lạm dụng tù nhân I-rắc tại nhà tù Abu Gra-ip không phải là trường hợp duy nhất, mà là hành động có hệ thống.

    Theo công bố ngày 22-06-2004, Bộ quốc phòng Hoa Kì phải công nhận đã sử dụng các biện pháp tra tấn dã man đối với tù nhân tạo nhà tù Goan-ta-na-mo.

    Báo chí đã phát hiện ra các hành động của binh lính Mỹ vi phạm nhân quyền đối với tù nhân I-rắc, đưa ra các bức ảnh cho thấy cụ thể chúng đã được đào tạo những gì.

    Các-pin-xki nói với báo chí rằng, cấp trên của bà ta có lần nói rằng: “Tù nhân là những con chó”, nếu nghĩ tù nhân tốt hơn chó một chút thôi, bà ta có thể mất kiểm soát bản thân.

    Chi tiêu cho quân sự của Mỹ năm 2005 là 422 tỷ USD.

    Giao dịch buôn bán vũ khí năm 2003: 4,5 tỷ USD chiếm 57,6% tổng lượng buôn bán vũ khí của thế giới, là nước xâm lược và tàn sát người vô tội.

    Chỉ tính riêng cuộc chiến tranh xâm lược tại Việt Nam mỗi ngưòi lính Mỹ đến đây đều được phát một cuốn sách nhỏ mang tên: “Một cuộc chiến tranh kiểu mới”.

    Trong đó viết: “Chúng ta đến đây để giúp đỡ dân chúng và chinh phục miền Nam Việt Nam. Chúng ta đến đây là để giúp toàn thể Đông Nam Á thoát khỏi ách xâm lược và đàn áp của Cộng Sản”.

    Thế nhưng người Mỹ đã mang tới cho Việt Nam những gì.

    Theo giáo sư kinh tế Mỹ R.Wstevens. Chiến tranh ở Việt Nam Mỹ đã phải tiêu tốn 952 tỉ đô la, dưới hình thức xe tăng, xe bọc thép, máy bay chiến đấu, súng đạn bom mìn.

    Nếu so sánh số lượng bom Mỹ đã sử dụng trong 3 cuộc chiến tranh:

    - Chiến tranh Triều Tiên: 635.000 tấn.

    - Chiến tranh thế giới thứ 2:2.057.000 tấn.

    - Chiến tranh Việt Nam: 7.850.000 tấn (không kể đạn), nếu cứ tính một quả đạn đại bác giá 40 đô la thì mỗi ngày Mỹ đã tiêu tốn mất nửa triệu đôla ở Việt Nam.

    Theo lời thượng nghị sĩ Mỹ Nelson tuyên bố tại thượng viện Mỹ tháng 8-1970: “chưa bao giớ trong lịch sử người ta thấy một nứơc lại tuyên chiến với môi trường sống của một nước khác, thế mà Mỹ đã lao vào cuộc thí nghiệm sinh thái trứơc sau không ai dám làm điều đó”.

    Tính từ năm 1962-1970 Mỹ đã rải chất màu da cam diôxin xuống Việt Nam là 90.317.000lít.

    Theo thống kê sơ bộ của Bộ Lao Động Thưong Binh Xã Hội: hậu quả của cuộc chiến tranh này đã để lại 3 triệu người chết ( trong đó có khoảng 1 triệu liệt sĩ).

    Hơn 4 triệu người bị thương hàng ngàn người già không còn người thân nương tựa, hơn 2 triệu người bị nhiễm chất độc hoá học màu da cam và khoảng 50 vạn trẻ em bị dị dạng, trong đó khá nhiều em do cha hoặc mẹ đã từng phải sống trong vùng chiến có chất độc màu da cam.

    Chiến tranh đã kết thúc 30 năm nhưng số người phải gánh chịu hậu quả chiến tranh như chất độc màu da cam, bom đạn còn sót lại, những vết thương thể chất và tinh thần, những người bị mất tích, những đứa trẻ mồ côi… còn rất nhiều.

    Bằng vũ khí , phương tiện hiện đại, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh diệt chủng tàn bạo và liều lĩnh bất chấp mọi tiêu chuẩn, qui định của quốc tế.

    Ví dụ: Ngày 16/03/1968 quân đội Mỹ đã gây ra vụ thảm sát làm 504 thường dân ở xã Tịnh Khê (Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) mang mật danh “Muscantimen Pinkville” được chuẩn bị khá chu đáo.

    Ba đại đội thuộc tiểu đoàn 1, lữ đoàn 11 bộ binh nhẹ. Sư đoàn American do thiếu tướng Sammel cầm đầu đã tham gia hành quân, trong số đó có đại đội Medina phụ trách, là đơn vị trực tiếp tấn công “Tiêu diệt ViệtCộng”.

    Nhiệm trực tiếp bắn giết được giao cho trung uý William Calley.

    Trước khi đến Sơn Mỹ, quân Mỹ đã được lệch tiêu diệt “mọi mục tiêu di động” trong khu vực hành quân.

    Chỉ trong một buổi sáng, quân Mỹ tìm và diệt được 504 người, trong đó có: 182 phụ nữ, trong số đó có 17 người đang mang thai và 173 trẻ em, từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi, 60 cụ già trên 60 tuổi.

    Khoảng 8-9 tối ngày 25/09/1969 (tức mồng 9 tết Kỷ Dậu) một tàu biệt kích hải quân SEAL- một đơn vị thuộc đơn vị biệt kích tinh nhuệ của quân lục chiến Mỹ) gồm 7 người do trung uý Bob Kerrey chỉ huy đã đột nhập vào ấp 5, xã Thạnh Phong, huyện Thạch Phú, tỉnh Bến Trên, họ đã cắt cổ ông Bùi Văn Vát 66 tuổi và bà Lưu Thị Cảnh 62 tuổi rồi kéo 3 em bé cháu nội của ông bà đang ẩn nấp trong một ống cống và đâm chết 2 em, cắt cổ 1 em.

    Sau đó toán lính di chuyển đến hầm trú ẩn của gia đình bà Võ Thị Trò, tập trung tất cả 16 người nấp dưới hầm, bắn chết 14 người( trong đó có 3 phụ nữ dang mang thai), mổ bụng một em bé gái.

    Nạn nhân còn sống sót duy nhất là em bé gái tên Bùi Thị Lượm 12 tuổi đến nay vẫn còn sống, bị thương ở chân.

    Sự kiện này mãi cho đến tháng 4/2001 cựu thượng nghĩ sĩ Mỹ Bob Kerrey mới tự thú nhận tội ác của mình trước dư luận quốc tế.

    Những mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ ở miền Bắc nhằm vào ai ?

    * Những khu dân cư:

    - Hơn 4.000 người trong tổng số 5778 xã, có 150 xã bị huỷ diệt.

    - 150 trong số 233 huyện lỵ, trong đó 53 huyện lỵ bị huỷ diệt

    - 29 trong tổng số 30 tỉnh lỵ, trong đó 10 tỉnh lỵ bị huỷ diệt.

    - Tất cà 6 thành phố, trong đó có Vinh, Thái Nguyên, Việt Trì bị huỷ diệt.

    * Cơ sở nông nghiệp:

    - 785 quãng đê hơn 10 triệu m­­3, 815 ống tưới tiêu, 11.00 kè đắp hồ chứa nước, 83 trạm bơm.

    - 68 trong tổng số 70 công trường, 8 lâm trường, 48 cơ sở nghiên cứu nông lâm nghiệp với 700 máy kéo, 600 máy nông nghiệp, 46.000 trâu bò, 300.000 m2 chuồng trại, 35 triệu cây lâu năm.

    * Cơ sở công nghiệp và giao thông vận tải

    - 400 xí nghiệp.

    - Toàn bộ 18 nhà máy điện.

    - 410 km đường ray, hơn 100 nhà ga, 200 đầu máy, 5.000 toa xe goòng.

    - 1.000km, 5.000 ôtô trên các tuyến đường bộ.

    - 13.000 nhà phà, thuyền vận tải trên các tuyến đường thuỷ.

    - 15.000 cầu đường sắt và đường bộ, có 8 cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế.

    - 2.923 trường học từ phổ thông đến đại học.

    - 808 công trình văn hoá, 350 bệnh viện và 1.500 nhà hộ sinh trạm xá.

    - 484 nhà thờ, 465 chùa miểu.

    - 11.900.000 m2 nhà gạch ngói.

    - 240.840 nhà lợp tranh.

    Tướng không quân C. Lơ-may nói” chúng tối sẽ ném bom để đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”.

    Chúng còn có thể nghe những câu nói tương tự sặc mùi máu đỏ trong cuộc chiến tranh ở I-rắc do Mỹ khởi xướng, Mỹ còn tuyên bố sẽ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là mục tiêu và nghĩa vụ của Mỹ. “

    Tuyên bố có trên 190 nước vi phạm nhân quyền” một cách vô lí, Mỹ cần phải nghiêm túc suy nghĩ về những hành động sai trái và tự mình giải quyết các vấn đề về nhân quyền, dân chủ ngay trên nước Mỹ.

    Tiêu chí kép của Mỹ về nhân quyền mà thực chất là nhằm thực hiện mộng bá chủ thế giới dưới chiêu bài thúc đẩy nhân quyền.

    [​IMG]Tài liệu tham khảo Nhân Quyền của Mỹ 58 Kb
  3. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.559
    Đã được thích:
    833
    HRW - Tình hình nhân quyền Hoa Kỳ năm 2010

    Các sự kiện năm 2010

    Tập hợp quyền tự do dân sự dành cho công dân Hoa Kỳ rất đa dạng và rộng rãi. Ngoài ra, họ có chỗ dựa là một hệ thống pháp quyền vững chắc gồm các tòa án độc lập cấp tiểu bang và liên bang, nhưng những thất bại kéo dài – nhất là trong các lĩnh vực di trú, hình sự và chính sách cũng như luật lệ về chống khủngbố - đã làm xấu đi thành tích nhân quyền của quốc gia này. Mặc dù chính quyền Obama đã cam kết giải quyết nhiều vấn đề được quan tâm nói trên, nhưng tiến độ hết sức chậm chạp, thậm chí nhiều lĩnh vực không hề có tiến triển.

    Trong năm 2010 có một số bước tiến tích cực, bao gồm một phán quyết của Tòa án Tối cao hủy bỏ mức án chung thân không có cơ hội giảm án đối với trẻ vị thành niên phạm các tội không phải là giết người; một điều luật mới cam kết hạn chế kỳ thị sắc tộc trong việc kết án tội phạm buôn bán cô-ca-in; và một điều luật về y tế bảo đảm cung cấp bảo hiểm y tế cho khoảng 32 triệu người Mỹ hiện không có bảo hiểm.

    Tất cả những nội dung trên được xem xét vào tháng 11 năm 2010, khi lần đầu tiên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa Hoa Kỳ vào khuôn khổ chương trình Đánh giá Định kỳ Toàn cầu, một quy trình chung để đánh giá thành tích nhân quyền của tất cả 192 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.

    Án hình sự quá khắc nghiệt


    Vào năm 2010, vẫn còn 35 tiểu bang áp dụng hình phạt tử hình Hoa Kỳ. Tính từ đầu năm 2010 đến thời điểm viết báo cáo này, đã có 45 người bị thi hành án tử hình Hoa Kỳ; trong cả năm 2009, con số đó là 52.

    Có 2,574 tội phạm vị thành niên (những người dưới 18 tuổi tại thời điểm có hành vi phạm tội) đang thụ án chung thân không có cơ hội giảm án trong các nhà tù Hoa Kỳ. Theo báo cáo, không một nơi nào khác trên thế giới có tội phạm vị thành niên hiện phải chấp hành mức án tương tự. Trong một phán quyết mang tính lịch sử vào tháng 6/2010, vụ Graham kiện bang Florida, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tuyên phán rằng mức án như vậy không thể áp dụng với các tội phạm vị thành niên bị truy tố vì những tội không phải là giết người. Dù phán quyết trên là một bước tiến đáng kể, đa số tội phạm vị thành niên trong tù đang phải thụ án giết người, nên không được hưởng sự điều chỉnh của phán quyết này.

    Điều kiện trại giam


    Tính đến tháng 6 năm 2009, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giữ kỷ lục về số lượng tù nhân (2,297,400 người – đã giảm 0,5 phần trăm so với tháng 12 năm 2008) và tỷ lệ tù nhân trên tổng số dân (748 tù nhân trên 100,000 dân) cao nhất thế giới.

    Ủy ban Quốc gia Thanh toán nạn Hãm hiếp trong tù đã đệ trình các kiến nghị để xóa bỏ nạn hãm hiếp trong tù tới Bộ Tư pháp được 17 tháng, đến nay Bộ trưởng Eric Holder vẫn chưa ban hành các quy định chính thức để chuẩn hóa. Trong khi đó, nạn tấn công tình dục vẫn phổ biến trong các nhà tù Hoa Kỳ. Theo báo cáo tháng 8 năm 2010 của Sở Thống kê Tư pháp, 88,500 phạm nhân trong các nhà tù và trại giam đã từng là nạn nhân của một hay nhiều dạng tấn công tình dục, chỉ tính trong thời gian từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009. Theo kết quả một khảo sát bắt buộc theo quy định của Ủy ban Quốc gia Thanh toán nạn Hãm hiếp và được Sở Thống kê Tư pháp phân tích, ước tính khoảng 12 phần trăm thanh niên trong các trại giam dành cho vị thành niên trả lời là đã từng bị lạm dụng tình dục.

    Có sự tiến bộ trong cách đối xử với nữ giới tại các nhà tù Hoa Kỳ. Vào tháng 8, theo lệnh tòa án, Sở Quản lý Phạm nhân Washington bắt đầu áp dụng các biện pháp khắc phục hành vi khiếm nhã của nhân viên đối với các tù nhân nữ, bao gồm cải thiện quy chế tố cáo và điều tra, lắp đặt thêm camera theo dõi và tăng cường tập huấn. Thêm 4 tiểu bang là Colorado, Washington, Pennsylvania, và West Virginia cùng với 6 tiểu bang từ trước là New York, Illinois, California, Texas, Vermont, và New Mexico, đưa tổng số lên 10 tiểu bang hiện áp dụng quy định cấm cùm đối với tù nhân đang mang thai. Nhưng cũng có những diễn tiến đáng lo ngại: ví dụ như bang Colorado, tù nhân nữ trở thành đối tượng bị hạ nhục thường xuyên, nhân viên gác ngục có thể yêu cầu họ phải vạch môi lớn (labia) để kiểm tra dù không có biểu hiện khả nghi.

    Từ tháng 1 năm 2010, điều luật mới California nhằm giảm số lượng tù nhân bắt đầu có hiệu lực, với các biện pháp như xem xét quá trình chấp hành án tốt, và chuyển sang án treo hoặc quản chế thay vì thụ án trong tù. Tuy nhiên, bang California lại kháng cáo lên Tòa án Tối cao về một quyết định của tòa án liên bang buộc bang này phải giảm số lượng tù nhân để đảm bảo tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe và tâm lý cho tù nhân đầy đủ theo hiến định.

    Dù khá nhiều tù nhân Hoa Kỳ có tiền sử sử dụng và lệ thuộc các chất gây nghiện, rất hiếm khi tù nhân được điều trị cai nghiện. Tỷ lệ nhiễm HIV và viêm gan nhân cao hơn nhiều so với cộng đồng bên ngoài, nhưng các chương trình phòng ngừa lây nhiễm, như cấp phát bao cao su và đổi xi-lanh, vẫn rất hạn chế. Báo cáo năm 2010 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Hiệp hội Quyền Dân sự Hoa Kỳ, Từ ngục đến nhục, ghi nhận những tác hại từ nội quy của trại giam đối với tù nhân và người nhà của họ, như bị bắt buộc thử HIV, mất quyền riêng tư và gia tăng cảm giác bị hạ nhục, phân biệt đối xử.

    Điều kiện khắc nghiệt trong nhà tù Hoa Kỳ bị bộc lộ rõ thêm, khi Tòa án Nhân quyền châu Âu ra phán quyết tạm hoãn dẫn độ bốn nghi can khủng bố từ Anh sang Mỹ vào tháng Bảy, vì lo ngại việc giam giữ họ dài ngày trong các nhà tù siêu đông Hoa Kỳ sẽ vi phạm điều 3 của Hiệp ước về Nhân quyền của Châu Âu, nghiêm cấm việc “tra tấn hoặc… trừng phạt hoặc đối xử một cách phi nhân hay hạ nhục.”

    Phân biệt chủng tộc trong hệ thống tố tụng hình sự


    Tỷ lệ các sắc dân và nhóm thiểu số bị giam giữ cao hơn hẳn. Đây là một thực tế không thể lý giải đơn thuần là do chênh lệch về ý thức pháp luật: tỷ lệ nam giới da đen không phải gốc Mỹ La tinh bị giam giữ cao gấp sáu lần so với nam giới da trắng không phải gốc Mỹ La tinh và gấp 2.6 lần so với nam giới gốc Mỹ La tinh. Trung bình trong 10 nam thanh niên da đen độ tuổi từ 25 – 29 thì có một người đang bị giam hoặc giữ, tính trong năm 2009; tỷ lệ đó nam thanh niên gốc Mỹ La tinh là 1 trên 25, và nam thanh niên da trắng là 1 trên 64.

    Vào tháng 8/2010, Tổng thống Barack Obama đã ký Đạo luật Xét xử Công bằng, sẽ làm thay đổi xu hướng từ trước đến nay chính quyền liên bang vẫn xử lý nặng tay trong các vụ án cô-ca-in dạng tinh thể (crack) hơn rất nhiều so với cô-ca-in dạng bột, dẫn đến tình trạng phân biệt chủng tộc trong xét xử. Dù đạo luật này có ý nghĩa quan trọng về hình thức, nhưng nó không có tác động nhiều đến tình trạng phân biệt chủng tộc trong phòng chống ma túy: người da đen chiếm 33,6 phần trăm tổng số tội phạm ma túy bị bắt, 44 phần trăm tổng số bị truy tố ra tòa án cấp bang với các tội danh nghiêm trọng và 37 phần trăm tổng số phạm nhân đang thụ các án ma túy trong nhà tù cấp bang, dù người da đen chỉ chiếm 13 phần trăm tổng dân số Hoa Kỳ và tỷ lệ phạm tội ma túy giữa người da đen và da trắng gần tương đương nhau.

    Quyền của người ngoại tịch


    Có khoảng 38 triệu người không phải là công dân Mỹ đang sinh sống trên đất Hoa Kỳ, trong đó khoảng 12 triệu người không có giấy tờ.

    Năm 2009, Cục Chấp pháp Hải quan và Di trú bắt từ 380,000 đến 442,000 người ngoại tịch và đưa vào các trại tạm giữ, với mức chi phí hoạt động hàng năm là khoảng 1.7 tỷ đô la Mỹ.

    Tháng Năm năm 2010, có thông tin về việc Cục Chấp pháp Hải quan và Di trú đang điều tra các cáo giác về một nhân viên gác trại một trung tâm tạm giữ người di trú bang Texas đã tấn công tình dục một số phụ nữ bị tạm giữ trong trại. Đây là sự kiện mới nhất trong hàng loạt các tin đồn về tấn công và lạm dụng tình dục cùng các vụ quấy rối, khiến công luận phải quan tâm kể từ khi Cục Chấp pháp Hải quan và Di trú được thành lập vào năm 2003.

    Trong báo cáo vào tháng Bảy, Trục xuất vắng mặt, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận những trở ngại trong quy trình pháp lý về di trú đối với những người bị bệnh tâm thần, trong đó bao gồm sự thiếu hụt về hỗ trợ pháp lý và nhiều vụ bị giam giữ kéo dài.

    Trong năm 2010, Cục Chấp pháp Hải quan và Di trú đã đưa ra những đề xuất hữu ích để khắc phục tình trạng lạm dụng tình dục trong các cơ sở di trú và cải thiện đối xử với những người bị bệnh tâm thần trong các trại tạm giữ, nhưng tính đến thời điểm báo cáo này được viết, chỉ có một số ít biện pháp được triển khai trên thực tế.

    Vào cuối năm 2009, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thông báo về tình trạng những người nhập cư đang bị tạm giữ thường xuyên bị chuyển trại giữa các cơ sở tạm giam, tạm giữ trên khắp nước Mỹ. Tính từ năm 1999 đến 2008, có hơn 1,4 triệu người bị chuyển trại, làm ảnh hưởng đến quyền được tiếp cận tư vấn, nhân chứng và vật chứng của những người bị tạm giữ. Vào tháng Bảy 2010, Cục Chấp pháp Hải quan và Di trú tuyên bố khai trương hệ thống tra cứu trực tuyến người tạm giam theo nơi giam giữ – một cải tổ quan trọng – nhưng Quốc hội vẫn chưa thực hiện những bước để giám sát quyền luân chuyển tù nhân hiện đang được trao gần như toàn quyền cho Cục Chấp pháp Hải quan và Di trú, và Cục này cũng chưa ban hành được những quy định nhằm hạn chế việc luân chuyển như đã hứa.

    Cục Chấp pháp Hải quan và Di trú tiếp tục bao sân về quyền trục xuất. Vào tháng Sáu, Cục phó John Morton viết về ý định ưu tiên trục xuất “những tội phạm nguy hiểm là người ngoại tịch”. Nếu được thi hành, đó sẽ là một cải cách quan trọng – từ trước đến nay số người nhập cư bị trục xuất nhiều nhất là những tội phạm cấp thấp và không sử dụng bạo lực – nhưng triển vọng về thay đổi trong cách làm của Cục Chấp pháp Hải quan và Di trú vẫn chưa có gì rõ ràng, tính đến thời điểm viết báo cáo này.

    Căn cứ trên các số liệu do Trung tâm Quyền Hợp Hiến và các nhóm khác công bố năm 2010, 79 phần trăm số trường hợp trục xuất theo chương trình “Cộng đồng An toàn” của Cục Chấp pháp Hải quan và Di trú là những đối tượng phạm các tội không nghiêm trọng và không sử dụng bạo lực. Theo kết quả phân tích riêng của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền dựa trên số liệu của chính phủ, ba phần tư số người ngoại tịch bị trục xuất trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2007 là do phạm những tội nhẹ hoặc không sử dụng bạo lực. Dựa trên các điều luật hà khắc được thông qua năm 1996, trong nhiều vụ trục xuất, quan tòa không có quyền cho phép những di dân phạm các tội nhẹ nói trên được lại trên đất Mỹ, dù họ từng nhập cảnh hợp pháp, có vợ hoặc chồng, hay con là công dân Mỹ, đã có đóng góp kinh tế hoặc phục vụ trong quân đội Mỹ.

    Nỗ lực của Quốc hội nhằm cải thiện hệ thống di trú vẫn dậm chân tại chỗ. Không có một điều luật mới nào về cải tổ di trú được thông qua tại Quốc hội, kể cả Điều luật Hy vọng (DREAM-Act) - được xây dựng để hỗ trợ trẻ em nhập cư lớn lên trên đất Mỹ - bắt đầu được đưa ra bàn thảo từ năm 2001. Hệ thống hiện tại tạo ra một số đông người sinh sống bất hợp pháp – những người sống không có giấy tờ nhiều năm nay trên đất Mỹ. Theo Trung tâm Nghiên cứu người gốc Mỹ La tinh thuộc quỹ Pew, có 5,9 triệu người không có giấy tờ (tức là 53 phần trăm tổng số người không có giấy tờ) đã sống Mỹ trên 10 năm, và 1,4 triệu đã sống đây hơn 20 năm. Báo cáo tháng Bảy của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nhan đề Cứng rắn, công bằng và mềm dẻo chỉ rõ những thất bại của ngành lập pháp trong việc cải tổ luật di trú Hoa Kỳ là vi phạm những nguyên tắc cơ bản của nhân quyền.

    Trong năm 2010, một số tiểu bang tại Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra những luật lệ di trú bất cập. Bộ luật SB 1070 của bang Arizona, cho quyền cảnh sát được xét hỏi bất kỳ ai có biểu hiện là người nhập cư không có giấy tờ. Trong tháng Bảy, một tòa án liên bang đã ra phán quyết cấm thi hành những nội dung đang gây tranh cãi nhiều nhất của điều luật SB 1070, trong đó có quyền thẩm vấn “dựa trên dấu hiệu khả nghi”, trên cơ sở: luật tiểu bang Arizona phải phù hợp với luật di trú liên bang, và không được phép tạo gánh nặng cho những người nhập cư hợp pháp. Phán quyết đó đang trong quá trình phúc thẩm.

    Quyền của người lao động


    Công nhân Hoa Kỳ tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại nghiêm trọng trong việc thành lập và tham gia hoạt động công đoàn, còn Chính phủ Hoa Kỳ hiện không đáp ứng được nghĩa vụ quốc tế đảm bảo cho công nhân thực thi các quyền nói trên. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ủng hộ Điều luật Tự do Lựa chọn cho Người Làm công, một đề xuất lập pháp khiêm tốn nhằm giảm bớt những trở ngại nói trên, nhưng một Thượng nghị sỹ đe dọa sẽ dùng biện pháp câu giờ (filibuster) khiến Dự thảo không được đưa ra nghị sự suốt hai năm qua.

    Báo cáo tháng Chín 2010 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, tựa đề Một vụ kỳ lạ, tập trung vào những vi phạm đối với quyền lập hội và thương lượng của công nhân Hoa Kỳ làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại châu Âu đang hoạt động tại Hoa Kỳ. Các công ty châu Âu, từng tuyên bố tuân thủ những tiêu chuẩn cơ bản về Luật Tổ chức Lao động Quốc tế và các điều luật về nhân quyền khác, thường xuyên vi phạm những quy tắc này khi hoạt động trên đất Mỹ, nơi mà điều luật lao động thiếu những đảm bảo đủ tiêu chuẩn trong các lĩnh vực cốt yếu.

    Báo cáo ra tháng Năm 2010 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Những cánh đồng bất trắc, bộc lộ thực trạng điều kiện làm việc của hàng trăm ngàn trẻ em đang lao động trên các nông trại Hoa Kỳ. Điều luật Tiêu chuẩn Lao động Công bằng ban hành năm 1938 trực tiếp loại trẻ em làm việc trong các nông trại khỏi quy định giới hạn độ tuổi nhỏ nhất và số giờ tối đa áp dụng cho trẻ em làm trong tất cả các ngành nghề khác, khiến các em có nguy cơ phải bắt đầu làm việc độ tuổi nhỏ hơn nhiều, làm dài giờ hơn và trong điều kiện độc hại hơn rất nhiều. Những quy định bảo hộ của liên bang thì có nhưng ít khi được giám sát, và luật về lao động trẻ em của các tiểu bang chênh nhau rất nhiều về mức độ nghiêm khắc và chế tài. Kết quả là trẻ em làm việc các nông trại, đa số là các em gốc Mỹ La tinh, thường phải làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày, có nguy cơ bị nhiễm độc thuốc trừ sâu, cảm nắng, tai nạn và thương tật suốt đời. Nhiều em phải bỏ học và một số trường hợp các em gái trở thành đối tượng bị quấy rối tình dục.

    Chính sách y tế


    Trong tháng Ba 2010, Tổng thống Obama ký Điều luật Bảo hộ Bệnh nhân và Chăm sóc Hợp khả năng chi trả, tạo điều kiện cho hơn 32 triệu dân Hoa Kỳ hiện không có Bảo hiểm Y tế có cơ hội được bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định của điều luật hạn chế cách thức các công ty bảo hiểm xét duyệt chi phí cho các ca nạo thai có thể gây khó khăn cho việc tiếp cận dịch vụ nạo thai.

    Trong tháng Bảy 2010, chính quyền Obama ban hành Chiến lược Quốc gia Phòng chống AIDS lần đầu tiên Hoa Kỳ. Tỷ lệ nhiễm HIV tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng mức báo động, đặc biệt là trong các cộng đồng thiểu số, và nhiều tiểu bang tiếp tục tỏ ra coi thường nhân quyền và sức khỏe cộng đồng, vì có chương trình giáo dục giới tính chỉ giới hạn trong phạm vi khuyên không quan hệ tình dục, thiếu sự bảo trợ pháp lý cho những người nhiễm HIV dương tính, không thực hiện các chương trình hạn chế nguy cơ lây nhiễm như cung cấp xi lanh sạch, và không cấp đủ ngân sách cho hoạt động phòng chống và điều trị HIV/AIDS.

    Quyền của phụ nữ và trẻ em gái


    Dù chính phủ Obama đã tuyên bố ủng hộ việc thông qua hiệp ước về quyền phụ nữ toàn cầu, Hiệp ước về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ, nhưng cả chính phủ lẫn Thượng nghị viện đều không xúc tiến việc ký kết. Tính đến thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ là một trong số bảy quốc gia duy nhất còn lại trên thế giới chưa tham gia Hiệp ước nói trên. Một điều luật nhằm tăng cường nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ trên toàn cầu đã được tạo đà rất tốt trong năm 2010, nhưng vẫn đang nằm trên bàn của Quốc hội tính đến thời điểm viết báo cáo này.

    công sở, nữ giới vẫn chỉ được trả khoảng 77 phần trăm tiền công so với nam giới. Hoa Kỳ là một trong số vài quốc gia không bảo đảm cho phụ nữ được hưởng lương khi nghỉ đẻ, và số lượng các khiếu kiện về phân biệt đối xử với người mang thai đang gia tăng đột biến. Vẫn chưa có nhiều đại diện phụ nữ trong bộ máy chính phủ các cấp, ngay cả Quốc hội, nơi phụ nữ chỉ chiếm hơn 17 phần trăm thành viên.

    Hoa Kỳ, vẫn có nhiều trở ngại khi những người phụ nữ bị bạo hành muốn tìm sự bảo vệ và công lý. Hàng năm, có hàng ngàn đơn của phụ nữ yêu cầu nơi trú ngụ khẩn cấp hoặc tạm trú chuyển tiếp sau khi thoát nạn bạo hành gia đình không được giải quyết đầy đủ, một phần vì ngân sách liên bang cho các dịch vụ đó không đáp ứng đủ nhu cầu. Vào tháng Bảy, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố một báo cáo trong đó thống kê rõ có tới 80 phần trăm các mẫu tang vật hãm hiếp (bằng chứng DNA thu được trên cơ thể nạn nhân) bang Illinois chưa từng được giảo nghiệm. Tiểu bang này đang nỗ lực khắc phục vấn đề nói trên: Thống đốc Pat Quinn đã ký một văn bản luật vào cùng thời gian báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được công bố, chỉ thị cho các sỹ quan chấp pháp phải gửi ngay các mẫu tang vật hãm hiếp đến nơi xét nghiệm, khiến Illinois trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ áp dụng quy định trên.

    Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục và căn cước giới tính


    Luật pháp Hoa Kỳ không có những quy định cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục và căn cước giới tính. Điều luật Đoàn tụ Gia đình Hoa Kỳ, công nhận quan hệ đồng giới giữa một công dân Hoa Kỳ và một người nước ngoài nhằm mục đích giải quyết thủ tục di trú, không được Quốc hội thông qua. Điều luật Bảo vệ Hôn nhân, ngăn cấm chính quyền liên bang công nhận các quan hệ giữa hai người đồng giới vẫn còn nguyên hiệu lực.

    cấp tiểu bang, có một số bước tiến nhằm cải thiện quyền của những người đồng tính luyến ái nam, nữ, quan hệ lưỡng giới và chuyển đổi giới tính. Một tòa án liên bang đặt tại một quận của bang Masachusetts tuyên bố điều khoản của Luật Bảo vệ Hôn nhân ngăn cấm chính phủ liên bang công nhận các cuộc hôn nhân đồng giới đã được đăng ký các địa hạt khác là vi hiến. Một vài tòa án cấp quận bang California phán quyết rằng Tu chính án dựa trên hiến pháp của Bang California ngăn cấm kết hôn đồng giới (Dự luật số 8) và chính sách của liên bang ngăn cản những người luyến ái đồng tính và lưỡng tính công khai phục vụ trong quân đội (Quy định “Không hỏi, không nói”) là vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.

    Trong tháng Năm, Quốc hội có một động thái hướng tới hủy bỏ quy định “Không hỏi, không nói”, nhưng tính đến thời điểm viết báo cáo này vẫn chưa có kết quả. Điều luật Cấm Phân biệt Đối xử trong Tuyển dụng – với các quy định ngăn ngừa phân biệt đối xử khi tuyển dụng cấp liên bang vì xu hướng tình dục hay căn cước giới tính – vẫn đang nằm trên bàn Quốc hội.

    Chống khủngbố


    Mặc dù có những bằng chứng hiển nhiên về việc quan chức chính quyền dưới thời Bush cha đã ký duyệt các biện pháp thẩm vấn trái luật, bao gồm tra tấn và đối xử tồi tệ, chính quyền Obama vẫn chưa triển khai việc truy tố bất kỳ một quan chức cao cấp hay thành lập một ủy ban thanh tra nào. Vào tháng Giêng, Văn phòng Trách nhiệm Chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp công bố một báo cáo kết luận rằng các luật sư cao cấp nhất trong Văn phòng Cố vấn Pháp luật dưới thời Bush không vi phạm các quy định đạo đức ngành nghề theo luật định khi soạn thảo các bị chú cho phép thực hiện cái gọi là các biện pháp thẩm vấn nâng cao, mà chỉ “thể hiện sự thiếu cân nhắc”.

    Mặc dù trong năm 2009 Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder đã chỉ định một công tố viên liên bang phụ trách việc đánh giá lại các biện pháp thẩm vấn áp dụng sau sự kiện 11/9, vị này chưa công bố báo cáo nào và, căn cứ trên các biểu hiệu thấy được, việc điều tra này chắc không đụng chạm tới trách nhiệm của các quan chức cao cấp, những người đã chấp thuận chính sách và cho phép lạm dụng tù nhân.

    Một số phiên tòa đã chấp thuận việc chính quyền Obama tiếp tục áp dụng một khái niệm quá rộng về đặc quyền “bí mật quốc gia”, cắt đi thêm một triển vọng phục hồi công bằng cho các nạn nhân bị tra tấn và chịu các hình thức lạm dụng khác.

    Về việc chuyển các can phạm khủngbố ra nước ngoài, chính quyền Obama phát biểu rằng họ tiếp tục trông cậy vào các “cam kết ngoại giao”: những lời hứa không có ràng buộc cụ thể và thường bất khả tín từ các quốc gia tiếp nhận rằng tù nhân sẽ được đối xử nhân đạo.

    Vào tháng Bảy, chính quyền Obama chuyển giao một can phạm gốc Algieria từ trại Guantanamo về nước này, cũng trên cơ sở các cam kết nói trên, bất chấp những lời tuyên bố của anh ta về việc mình sẽ bị tra tấn hoặc chịu sự đối xử tồi tệ từ phía chính phủ Algieria hoặc các thành phần bên ngoài chính phủ.

    Chính quyền Obama không thực hiện được việc đóng cửa nhà tù Guantanamo đúng thời điểm tự ấn định, và đã thất bại trong việc đưa ra những chỉ dấu cụ thể cho thấy khi nào thì trại này sẽ chính thức được đóng cửa. Dù chính phủ không tìm cách thúc đẩy các điều luật về giam giữ để phòng ngừa, nhưng những nghi can Guantanamo vẫn tiếp tục bị giam giữ không rõ tội danh, chỉ căn cứ trên quyền hạn bắt giam trong thời chiến. Vào tháng Năm, chính phủ tuyên bố tiếp tục giam giữ vô thời hạn đối với ít nhất 48 nghi can, dù họ đã bị giam giữ Hoa Kỳ khoảng tám năm. Sau khi có vụ một người Nigieria, được cho là đã qua huấn luyện với Al Qaeda tại Yemen, âm mưu đánh bom một máy bay Mỹ, chính quyền Obama quyết định ngừng chuyển giao tù nhân tới Yemen khiến 57 người Yemen đã có quyết định chuyển giao bị kẹt lại Guantanamo không biết đến bao giờ.

    Làn sóng phản đối chính trị sau khi Bộ trưởng Tư pháo Holder tuyên bố vào tháng 11 năm 2009 rằng Khalid Sheikh Mohammed và bốn nghi can “cao giá” nữa sẽ bị xử tại tòa hình sự liên bang, khiến chính quyền Obama phải xem xét lại quyết định của mình. Tại thời điểm báo cáo này được viết, vẫn chưa có quyết định về việc phiên tòa sẽ diễn ra đâu và như thế nào.

    Cùng thời điểm đó, chính quyền Obama tiến hành các vụ án khác thông qua các ủy ban quân sự, trong đó có vụ xử Ibrahim al Qosi, một người Sudan đã thú nhận có tội nhưng mức án vẫn còn trong vòng bí mật. Chính quyền Obama cũng dùng ủy ban quân sự để xét xử Omar Khadr, một chiến binh vị thành niên, dù Khadr mới chỉ được 15 tuổi vào thời điểm bị bắt, và tội danh bị truy tố không phải là tội ác chiến tranh. Dù đã có một số cải thiện, các ủy ban quân sự vẫn thiếu những bảo đảm cơ bản cho việc xét xử công bằng như các tòa án liên bang Hoa Kỳ, vẫn cho phép sử dụng những bằng chứng thu được bằng cách ép buộc, kỳ thị những người ngoại tịch. Các ủy ban quân sự là công cụ để khởi tố những người có hành vi mà trước đó chưa từng bị coi là vi phạm luật chiến tranh, gây những quan ngại nghiêm trọng về tính hồi tố.


    Nguồn: Tổ chức Giám sát Nhân quyền
  4. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Nói chung nếu TQ và Việt Nam mà lại chỉ trích Mỹ về nhân quyền thì thực ra rất đáng xấu hổ. Thực ra ngay từ cái chỉ trích nhân quyền của TQ với Mỹ ta đã có thể học được nhiều điều từ Mỹ. Ở đây không không muốn đi vào từng chi tiết, chỉ muốn điểm xuyết một vài điểm mà thôi:

    - Thứ nhất là người Mỹ có số liệu rất công khai và minh bạch cả về các mảng tối của xã hội. Vì thế người ta có thể viết về những điều này ở Mỹ. Còn ở VN và TQ chả hạn, liệu có ai biết được có bao nhiêu tù nhân đang bị giam giữ? Và có bao nhiêu người đang bị giam giữ mà không "được" tính là tù nhân? Như là trại "phục hồi" nhân phẩm, hoặc trại cai nghiện, thực chất đều là các hình thức giam giữ mà lại không có án của toà. Nhân tiện nói thêm rằng ở VN không phải là không có ******** với thú vật đâu ạ.

    - Về bầu cử ở Mỹ mặc dù bầu cử thì tốn tiền thật, và đó quả thực cũng là mặt không tốt của dân chủ Mỹ. Nhưng nếu so sánh với Việt nam và trung quốc, nơi mà người dân không có quyền chọn ************* thì ai hơn? Và ngay cả bầu cử Quốc Hội, có bao nhiêu cử tri tự ứng cử? Trong số họ có bao nhiêu lọt được đến vòng bỏ phiếu (nghĩa là không bị gạt ra bới "hiệp thương", trong khi thử hỏi có bao nhiêu người trong chúng ta đã từng tham gia phát biểu ý kiến hoặc được mới dự nhưng buổi "hiệp thương" này?).

    - Về hôn nhân đồng tính, thì ít nhất ở Mỹ người ta cón bàn tán xem xét về mặt pháp luật. Ở VN thử hỏi đã có luật pháp nào quan tâm đến người đồng tính chưa? Có luật nào ở VN cấm không được phân biệt đối xử với người đồng tính không? Tuỳ tứng bang ở Mỹ, có nhiều bang đã cấm không được phân biệt đối xử bởi sự lựa chọn giới tính rồi (chả hạn khi đi xin việc, thuê nhà, ....) Ở VN chuyện không cho người đồng tính thuê nhà thì cũng thường ở huyện mà thôi.

    - Về xâm hại ********. Nếu cứ lên đọc báo mạng thì ở VN ngày nào không thấy tin hiếp dâm? Liệu đã có ai thống kê xem có bao nhiêu người từng bị tấn công ******** chưa? Nên nhớ ở Mỹ khái niệm "tấn công ********" được định nghĩa rất rộng. Một ông sếp tán tỉnh nhân viên dưới quyền, hoặc một đồng nghiệp đùa cợt, kể chuyện tiếu lâm liên quan đến ******** gây khó chịu cho người khác đã bị quan niệm là quấy rối ******** rồi. Ở Việt Nam có bao nhiêu bạn gái chưa từng bị sếp tán tỉnh, hoặc từng bị đám du côn ngoài phố vỗ mông, sờ ngực? Ở Mỹ những hành động này đều được coi là tấn công ********. Ở VN người ta thậm chí không thèm quan tâm đến những vấn đề như thế này.

    - Về chuyện chiếm phố Wall thì ở Mỹ thứ nhất là có đủ thống kê minh bạch để người ta biết là 1% người giàu quản lý bao nhiêu tài sản. Ở VN thì có ai biết được không? Có ai biết các quan chức VN giàu đến mức nào không? Và nếu bạn thấy bực mình liệu bạn có thể biểu tình như người Mỹ không?
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    DÂN CHỦ KIỂU MỸ: CẮT TÀI TRỢ KHI UNESCO CHO PALESTINE CÓ GHẾ

    cấm chó sủa quá 10 phút
  6. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
  7. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Không những từng tài trợ cho UNESCO và nhiều loại NED khác, họ còn cứu tế cho dân họ nữa cơ, nhưng mà một số người ở trong 1% đang muốn cắt như cắt UNESCO đấy
    [r2)]
  8. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Người nghèo ở Hoa Kỳ tăng, còn người Mỹ gốc Việt ra sao?
    [​IMG]

    WASHINGTON – Trong khi những dữ liệu thống kê về tình trạng nghèo túng ở Hoa Kỳ và bảo hiểm y tế được công bố hôm 13-9-2011, thì điều quan trọng là đưa ra những đối chiếu song song, giữa những thực tại quốc gia và những thực tại của người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam.

    Mặc dù được phân loại là những người Mỹ gốc Á Châu, và thường được coi là “nhóm thiểu số kiểu mẫu”, những người Mỹ gốc Việt thường có xu hướng phản ảnh những mức thu nhập tương tự như những người Latino, hơn là so với những người Mỹ gốc Á Châu. Bản phúc trình Đánh Giá Nhu Cầu Y Tế Quận Cam (OCHNA) năm 2010 cho biết như vậy. Những quan niệm rập khuôn thường gắn liền với những người Mỹ gốc Á Châu, liên quan tới sự thành đạt học vấn và những mức lợi tức cao hơn, cũng được gán cho những người Mỹ gốc Việt. Điều này che khuất những mối thách đố mà những người Mỹ gốc Việt gặp phải, đặc biệt trong thời buổi kinh tế quốc gia gặp khó khăn. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tự vẽ nên chân dung mình như thế nào trong cảnh khốn khó như vậy?

    * Những tỉ lệ nghèo túng

    Tỉ lệ nghèo khó cá nhân trên toàn quốc là 15,1 phần trăm trong năm 2010, tăng lên cao hơn từ mức 14,3 phần trăm trong năm 2009, theo Cơ Quan Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ cho biết. Những mức tỉ lệ về tình trạng bần cùng ở Hoa Kỳ đã tăng thêm 2,6 phần trăm, tính từ năm 2007, trước khi xảy ra tình trạng suy thoái được công bố trên toàn quốc.

    Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo cá nhân nơi những người gốc Á Châu đã giảm bớt 0,4 phần trăm, từ năm 2009 qua năm 2010. Đây là sắc tộc duy nhất cho thấy có sự sút giảm ở tỉ lệ nghèo khó. Mức tỉ lệ nghèo túng cá nhân của người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam đã tăng lên nhiều hơn so với tỉ lệ nghèo túng cá nhân toàn quốc nói chung, từ mức 10,9 phần trăm trong năm 2007 tăng lên tới mức 14,3 phần trăm trong năm 2008, theo bản phúc trình OCHNA cho biết. Nếu cũng đi song song với những xu hướng toàn quốc, thì tỉ lệ nghèo nơi người Mỹ gốc Việt có thể đã tăng lên hàng năm, tính từ 2008 cho tới 2010.

    Đối với các gia đình, tỉ lệ bần cùng toàn quốc tăng 0,6 phần trăm, từ năm 2009 đến năm 2010, với một mức gia tăng là 0,5 phần trăm, từ 2007 tới 2008. Trong cùng năm, những mức tỉ lệ nghèo nơi các gia đình người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam đã tăng lên 4 phần trăm.

    Đối với những người được sinh ra ở các nước khác, mức tỉ lệ nghèo cá nhân trên toàn quốc đã tăng thêm 0,9 phần trăm. Vì có 71,8 phần trăm trong số người Mỹ gốc Việt sinh ra ở ngoại quốc, do đó nếu thuận theo xu hướng toàn quốc, thì những tỉ lệ nghèo nơi những người như thế cũng đã tăng lên cao hơn.

    * Mức thu nhập trung bình

    Mức thu nhập trung bình ở điểm giữa trên thang thu nhập (median income) của các gia đình trên toàn quốc là 49.445 Mỹ kim trong năm 2010, giảm bớt 2,3 phần trăm từ năm 2009. Mặc dù tính từ năm 2007 thì mức thu nhập trung bình gia đình toàn quốc đã giảm xuống 6,4 phần trăm.

    Từ năm 2009 đến năm 2010, mức thu nhập trung bình gia đình toàn quốc nơi những người gốc Á Châu giảm bớt 3,4 phần trăm, giảm nhiều hơn so với những chủng tộc khác. Trong khi mức thu nhập trung bình gia đình toàn quốc của người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam là 62.294 Mỹ kim trong năm 2008, nếu thuận theo những xu hướng toàn quốc, thì mức thu nhập này cũng đã sút giảm. Bản phúc trình OCHNA đã nêu ra rằng, sở dĩ các gia đình người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam có mức thu nhập thấp hơn những nhóm sắc tộc khác trong cùng quận hạt là do họ gặp những trở ngại về ngôn ngữ cũng như làm những công việc trả lương thấp.

    Đối với những gia đình có những người sinh ra ở nước khác, mức thu nhập trung bình gia đình toàn quốc đã sút giảm 2 phần trăm. Như vậy, nếu thuận theo những xu hướng này, thì mức thu nhập trung bình gia đình toàn quốc của người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam là cũng giảm xuống thấp hơn.

    Những mức thu nhập gia đình sắc dân Mỹ gốc Á Châu có khuynh hướng gây ngộ nhận vì những gia đình như thế thường có người thành niên nhiều hơn đi làm kiếm tiền và sống chung trong cùng một nhà, nhiều hơn so với gia đình trung bình của Mỹ, theo bản phúc trình OCHNA cho biết. Với số lượng những người thành niên nhiều hơn đi làm kiếm tiền, mức thu nhập trung bình của gia đình trở nên cao hơn, gây ra ảo tưởng là gia đình đã trở nên khá giả hơn, nhưng trong thực tế có thể không đúng như vậy.

    * Bảo hiểm y tế

    Mặc dù những dữ liệu thống kê về tình trạng nghèo trên toàn quốc và mức thu nhập trung bình gia đình cho thấy tình hình kinh tế không vững mạnh, nhưng những người sinh sống tại Hoa Kỳ dường như có được sự chăm sóc y tế trong năm nay tốt hơn năm ngoái. Một số những mối lợi về chăm sóc y tế hiện tại có thể được gắn liền với việc Tổng Thống Barack Obama ký dự luật “Đạo Luật Bảo Vệ Bệnh Nhân và Chăm Sóc Y Tế Vừa Tầm Khả Năng Tài Chánh” (ACA), ban hành chính thức trong mùa xuân năm 2010. Mục đích của ACA là cải tổ hệ thống chăm sóc y tế, để cho các công ty bảo hiểm y tế tư nhân không thể nào thủ lợi cho mình bất chấp những thiệt hại gây ra cho những thân chủ của họ, những bệnh nhân trung bình, cũng như nhằm mục đích làm cho thêm nhiều người có được bảo hiểm y tế vừa với túi tiền của họ.

    Trong năm 2009, có 255,3 triệu người ở Mỹ nhận được bảo hiểm chăm sóc y tế. Có 256,2 triệu người hưởng được bảo hiểm y tế tại Hoa Kỳ trong năm 2010.

    Tuy nhiên, người Mỹ gốc Á lại là nhóm có mức độ gia tăng số người không bảo hiểm y tế cao nhất. Trong năm 2007, có 15 phần trăm trong tổng số người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam cho biết rằng họ không có bảo hiểm chăm sóc y tế, theo bản phúc trình của OCHNA.

    Từ năm 2009 đến 2010, những người có bảo hiểm y tế tư nhân đã giảm bớt 0,5 phần trăm, trong khi đó những người nhận được bảo hiểm y tế của chính phủ tăng lên 0,4 phần trăm, mà lý do được đan cử dường như là đạo luật ACA.

    Mặc dù ACA, thường được gọi là “Obamacare”, xem ra đã cải thiện được tình hình bảo hiểm y tế trên toàn quốc, đạo luật này đã và đang bị các thành viên Đảng Cộng Hòa gán cho một nhãn hiệu là “giết chết công ăn việc làm”.

    Liệu dự luật “Đạo Luật Việc Làm Hoa Kỳ” (AJA) của Tổng Thống Obama, mới được công bố, sẽ điều chỉnh được hay không sức khỏe kinh tế quốc gia, đặc biệt ở California, nơi có số dân Mỹ gốc Việt đông nhất trên toàn quốc?

    * Dự Luật Việc Làm Hoa Kỳ ở California

    Dự luật AJA có thể tác động trực tiếp trên những người Mỹ gốc Việt, vì nó có thể cung cấp 35 tỉ Mỹ kim nhằm giữ lại công việc cho khoảng 280.000 giáo chức, cũng như mướn thêm nhiều giáo chức. Những nhà giáo này có thể làm giảm bớt sĩ số học sinh trong một lớp học, và làm gia tăng tối đa thời gian của các học sinh tại trường, đem lại sự dấn thân mật thiết hơn trong giáo dục.

    Dự luật AJA cũng có thể đầu tư 25 tỉ Mỹ kim vào kiến trúc hạ tầng của các trường học tại Hoa Kỳ, và đầu tư 5 tỉ Mỹ kim vào việc hiện đại hóa các trường đại học cộng đồng, nâng cao phẩm chất kỹ thuật thiết bị trong lớp học, và cải thiện kinh nghiệm giáo dục giảng dạy. Bằng cách đầu tư vào học đường, công ăn việc làm cũng sẽ được tạo ra thêm nhiều, đặc biệt trong những công việc thương mại do những người Mỹ gốc Việt nắm giữ, như sản xuất, những nghề vận chuyển vật liệu, những thương vụ bán hàng hóa và ngành xây dựng.

    Liệu cộng đồng người Mỹ gốc Việt có nên tiếp xúc hay không với các nhà lập pháp của họ tại Quốc Hội, và yêu cầu họ ủng hộ hoặc chống đối AJA? Một số sự lựa chọn khác mà cộng đồng có thể xem xét là gì? Để biết thêm tin tức về việc liên lạc với dân biểu của quý vị tại Quốc Hội, có thể vào trang mạng http://www.house.gov/. Để biết tin tức về cách liên lạc với thượng nghị sĩ của quý vị tại Quốc Hội, có thể vào trang http://www.senate.gov/. - (VW)


    Vanessa White
    Viễn Đông
  9. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Người nghèo ở Mỹ

    Mặc dù là cường quốc số một thế giới, nhưng vào năm ngoái Mỹ có tới 46 triệu người sống trong cảnh nghèo - một con số kỷ lục.

    [​IMG]
    Một em bé hai tuổi nằm trong phòng ngủ tại căn hộ mà gia đình em đang bị đuổi đi ở Los Angeles, 6/2009. Những người thuê nhà trong tòa chung cư này mặc dù đã trả tiền nhưng vẫn bị đuổi do chủ của tòa nhà không trả được thế chấp ngân hàng.

    [​IMG]
    Ngân hàng thực phẩm cho người nghèo ở New York, 12/2010.

    [​IMG]
    Một em nhỏ xếp hàng cùng mẹ để nhận đồ của tổ chức cứu trợ Nuôi Trẻ em ở New York, 4/2009.

    [​IMG]
    Người đàn ông vô gia cư với cốc đồ ăn nhận được từ nhà tế bần ở Washington, 12/2008.

    [​IMG]
    (Từ trái sang phải) Katie Busker, 30 tuổi, người phải nhận tem phiếu thực phẩm và con trai Austin Spiker, 6 tuổi, đang ăn tối trong khi cậu bé 14 tháng tuổi đang chơi cùng cha Dustin ở Independence, Iowa, 7/2011.

    [​IMG]
    Cô bé Jayla đợi gia sư tới tại nhà cho người vô gia cư ở Los Angeles, 3/2011.

    [​IMG]
    Cảnh tại Trung tâm y tế Boston, thuộc Bệnh viện về chân cho người vô gia cư ở Boston, 5/2011.

    [​IMG]
    Một cô bé chơi nhảy dây trên vỉa hè, cạnh đồ đạc của gia đình sau khi gia đình cô bé nhận được yêu cầu bị đuổi khỏi nhà của tòa, do nhà cô bé bị tịch thu để thế nợ. Waco, Texas, 31/12/2008.

    [​IMG]
    Tashawna Green, 21 tuổi, và cô con gái Taishaun, 6, tại nhà mình Làng Queens, New York, 8/2011. Mặc dù gần đây đã làm việc 25 giờ/tuần, nhưng Green vẫn phải nhận tem phiếu thực phẩm và cho biết rất nhiều bạn học đại học của cô cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
    [​IMG]
    Người xếp hàng để nhận bữa ăn Tạ ơn sớm, phục vụ cho người vô gia cư ở Los Angeles, 11/2010.

    [​IMG]
    Một thành phố lều trại cho người vô gia cư ở Sacramento, California, 5/2009.

    [​IMG]
    Aida Lemus, 70 tuổi, khóc vì bị đuổi khỏi nhà do nhà của bà đã bị tịch thu để thế nợ. California 6/2009.
    [​IMG]
    Frederick Wilson giơ tay tạ ơn Chúa cho anh ngôi nhà mới tại căn hộ cho người thu nhập thấp của họ ở Grand Prairie, Texas, 7/2009.

    [​IMG]
    Một người vô gia cư xin tiền ở trung tâm Los Angeles, 8/2011.

    [​IMG]
    Một bệnh nhân trong chương trình y tế đường phố tại Los Angeles kể về chứng đau nửa đầu của mình cho bác sỹ.

    [​IMG]
    Dòng người xếp hàng để được nhận đồ chơi mới, quần áo ấm, chăn và túi đồ ăn cho tối Giáng sinh ở Los Angeles, 12/2009. Đây là chương trình dành cho gần 10,000 trẻ em và gia đình nghèo.

    [​IMG]
    Một em bé được mẹ bế đợi đồ ăn cho bữa Tạ ơn sớm ở Los Angeles, 11/2010.


    [​IMG]
    Janice Wilk mở gói thực phẩm được phân phát hàng tháng của mình ở Pawtucket, Rhode Island, 12/2008.

    [​IMG]
    Một người vô gia cư và đống đồ đạc của mình ở San Francisco, 8/2011.

    Phan Anh
    Theo Reuters
  10. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.629
    Đã được thích:
    1.001
    Mỹ nghèo quá, thấy thảm quá nhỉ??? [:D]

Chia sẻ trang này